DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - HỘP
Hình 2-1. Tăng trưởng GDP và 3 nhóm ngành chủ lực tỉnh Bình Thuận từ 1999 – 2009 3
Hình 2-2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1998 – 2009. 4
Hình 2-3. Tình hình sử dụng đất ở Bình Thuận năm 2001 và năm 2008. 9
Hình 4-1. Các vị trí của các dự án du lịch ven biển 36
Hình 4-2. Các vị trí của các dự án titanium ven biển. 37
Hình B. 1. Liên hệ phát triển kinh tế với các cùng kinh tế trọng điểm tỉnh Bình Thuận 63
Hình B. 2. Vị trí các dự án du lịch năm 2006 và năm 2010 64
Hình B. 3. Hạ tầng giao thông ven biển 2006 và năm 2010 64
Hình B. 4. Khu vực khai thác titanium Thiện Ái – Hòa Thắng năm 2006 và năm 2010 64
Hình B. 5. Sơ đồ quy trình tuyển quặng Ilmenit – Zircon - Rutil 65
Hình B. 6. Sơ đồ quy trình sản xuất titanium thỏi (ingot) từ xỉ titanium (sponge). 66
Hình B. 7. Sơ đồ quy trình sản xuất titanium thỏi (ingot) sang các bộ phận của máy bay 66
Hình B. 8. Sơ đồ quy trình tuyển quặng Ilmenit – Zircon - Rutil phổ biến ở Bình Thuận 67
Hình B. 9. Sơ đồ quy trình tuyển xử lý nước thải trong quá trình quyển quặng. 67
Hình B. 10. Các ngành tiêu thụ Titanium trên toàn cầu 67
Hình B. 11. Đóng góp ngành du lịch vào GDPthế giới từ 2001 – 2011 và dự báo đến 2021 67
Hình B. 12. Lượng khách du lịch thế giới giai đoạn 2001 – 2011 và dự báo đến 2021. 68
Hình B. 13. Chỉ số giá titanium của nhà sản xuất giai đoạn 1971 đến 2006 68
Hộp C. 1. Khảo sát mẫu: Mâu thuẫn trong sử dụng đất, ảnh hưởng và tác động đối với việc lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên ở ven biển tỉnh Bình Thuận 69
Hộp C. 2. Hậu khai thác titanium – tình huống của tỉnh Hà Tĩnh (2008) 69
Hộp C. 3. Bài phỏng vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận 70
Hộp C. 4. Một số ý kiến về tiềm năng titanium của Việt Nam và Bình Thuận 71
Hộp C. 5. Vấn đề quản lý khoáng sản theo nhận định của Sở Công thương Bình Định 72
Hộp C. 6. Trả lời chất vấn cử tri về khai thác titanium tại Bình Thuận 72
Hộp C. 7. Tình huống tận thu titanium trên các dự án du lịch tại Bình Thuận. 73
Hộp C. 8. Tình huống xuất khẩu titanium ở tỉnh Bình Định 74
TÓM TẮT
Trong những năm qua, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng nhanh, bắt kịp với tốc độ tăng trưởng của các địa phương khác trong cả nước, tỉnh Bình Thuận tập trung khai thác tối đa các thế mạnh của mình. Việc tập trung phát triển từng ngành nhưng thiếu đánh giá tổng thể nên một số ngành còn chồng lấn, triệt tiêu lẫn nhau trong quá trình phát triển. Vấn đề nổi lên hiện nay ở Bình Thuận đó là sự xung đột giữa ngành khai thác titanium và ngành du lịch. Bài nghiên cứu phát hiện ra hai vấn đề chính như sau:
1. Ngành du lịch là ngành kinh tế truyền thống, mang tính chủ đạo và có nhiều ưu thế phát triển ở Bình Thuận.
2. Ngành khai thác titanium được đánh giá có giá trị kinh tế cao nhưng chưa khai thác đúng tiềm năng, tác động tiêu cực đến môi trường; hạn chế trong việc đóng góp cho sự phát triển chung nhưng lại đang phát triển mạnh ở Bình Thuận.
Phát hiện thứ hai là phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu này mang đến hai ngụ ý trái ngược nhau. Một mặt tỉnh Bình Thuận xác nhận ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển nhưng mặt khác lại đồng ý cho phép khai thác titanium ven biển trên diện rộng. Hơn nữa, để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, tỉnh Bình Thuận cũng đã cho dừng nhiều dự án du lịch đã được cấp phép, một số dự án đã xây dựng và đưa vào hoạt động. Vậy liệu giá trị kinh tế của ngành công nghiệp khai thác titanium có mang lại cho tỉnh Bình Thuận có nhiều như mong đợi của các nhà làm chính sách? Cần nói thêm rằng, chính sách phát triển địa phương phụ thuộc nhiều vào chính sách chung của Chính phủ. Do vậy, Bình Thuận cần có chính sách phù hợp và dài hạn để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Chương 1.
GIỚI THI ỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH THUẬN
1.1. Bối cảnh, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
1.1.1. Bối cảnh.
Du lịch tại Bình Thuận phát triển mạnh kể từ năm 1995, có nhiều đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho phần lớn cư dân ven biển. Trong khi đó, để quản lý tình trạng khai thác “cát đen” – một loại quặng titanium lộ thiên ven biển, Bình Thuận đã cấp giấy phép khai thác titanium đầu tiên từ 2002. Tuy nhiên, đến năm 2008 ngành này chỉ đóng góp khoảng 1%GDP của Bình Thuận do chủ yếu khai thác tận thu, xuất khẩu quặng thô nên giá trị gia tăng không cao và tiểm ẩn một số yếu tố bất ổn như: khả năng triệt tiêu ngành du lịch và gây suy thoái môi trường. Thực tế, titanium là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ vũ trụ và được đánh giá là nguồn nguyên liệu
của thế hệ tương lai với nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới ngày càng gia tăng1. Năm
2009, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá trữ lượng khai thác titanium ven biển Việt Nam để có kế hoạch khai thác. Tuy chưa có kết quả đánh giá, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép thăm dò và khai thác cho một số dự án titanium với quy mô công nghiệp tại Bình Thuận, trong đó đáng chú ý nhất là dự án của Công ty Hợp Long với quy mô được cho là lớn nhất Việt Nam tại khu vực Hàm Thuận Nam – nơi tập trung nhiều dự án du lịch nhất của Bình Thuận. Việc triển khai dự án titianium gần với khu du lịch dẫn đến một số nhà đầu tư đã quyết định dừng đầu tư du lịch tại khu vực này2 do quan ngại mức độ ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm giải pháp để tỉnh Bình Thuận phát triển bền vững thông qua giải quyết các vấn đề trong chính sách phát triển giữa ngành du lịch và khai thác titanium hiện nay như: xung đột lợi ích kinh tế, tối ưu hóa sử dụng các nguồn tài nguyên ven
1 Nhiều cường quốc quan tâm đến titan Việt Nam. http://vneconomy.vn/2010032602598944P0C10/nhieu-cuong-quoc-quan-tam-xi-titan-viet-nam.htm
2 Mỏ titan lấn sân du lịch. Việt Báo. http://vietbao.vn/Kinh-te/Mo-titan-lan-san-khu-du-lich/65132190/87/
biển và quản lý nhà nước; đồng thời qua đó làm rõ câu hỏi chính sách: : “Lựa chọn ưu tiên phát triển ngành titanium hay ưu tiên phát triển ngành du lịch là tối ưu cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững tỉnh Bình Thuận?”
1.1.3. Phạm vi nghiên c ứu.
Vùng đất ven biển tỉnh Bình Thuận rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, du lịch, khai thác titanium và ngành nghề phụ trợ, phục vụ nghề cá. Tuy nhiên, đề tài lựa chọn hai ngành khai thác titanium và du lịch để tập trung phân tích là do chúng mang tính đại diện cao, có mâu thuẫn trong phát triển, mang tính loại trừ và đều có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian qua. Nội dung nghiên cứu xoay quanh việc đánh giá tác động của ngành công nghiệp khai khoáng và du lịch lên tăng trưởng chung của tỉnh trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2009, đồng thời phân tích các dự án mẫu, gồm một dự án đại diện cho ngành titanium (dự án khai thác titanium Hòa Thắng) và một dự án đại diện cho ngành du lịch (dự án khu nghỉ dưỡng Rừng Dương) để làm cơ sở ước lượng và so sánh lợi ích – chi phí tổng thể của ngành khai thác titanium và du lịch (trên phần diện tích chồng lấn với ranh giới khảo sát trữ lượng titanium của Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhằm đưa ra những gợi ý chính sách tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn của tỉnh Bình Thuận.
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp định tính, định lượng và phương pháp so sánh dựa trên các số liệu thống kê, tình huống thực tế; đồng thời sử dụng khung khung phân tích dự án để phân tích lợi ích – chi phí của ngành khai thác titanium và du lịch. Qua đó, tổng hợp các tiêu chí đánh giá, xác định ưu thế và hạn chế của từng ngành để lựa chọn và xây dựng chính sách tối ưu cho sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Thuận.
1.1.5. Nội dung nghiên cứu đề tài.
Nội dung đề tài nghiên cứu gồm 5 chương, với các nội dung chủ yếu như sau: Chương 1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bình Thuận
Chương 2. Khung lý thuyết và phương pháp luận Chương 3. Mô tả dự án titanium và du lịch.
Chương 4. Phân tích lợi ích – chi phí.
- Phân tích tài chính dự án
- Phân tích kinh tế - xã hội
- Phân tích hiệu quả sử dụng đất và nguồn tài nguyên khác.
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách.
1.2. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bình Thu ận.
Với bờ biển dài 192 km, trung tâm hành chính (Phan Thiết) chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 198 km (mất từ 3 – 5 giờ để di chuyển), Bình Thuận có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế biển và du lịch (năm 2009, Mũi Né được Tạp chí Du lịch quốc tế bình chọn là một trong 20 điểm du lịch biển nổi tiếng trên thế giới). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 – 2009 đạt khoảng 12,24%, trong đó ngành nông nghiệp tăng 6,8%/năm, ngành công nghiệp – xây dựng tăng 16,8%/năm và ngành dịch vụ 13,85%/năm.
Hình 2-1. Tăng trưởng GDP và 3 nhóm ngành chủ lực tỉnh Bình Thuận từ 1999 – 2009.
Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận (2009)
Tăng trưởng của Bình Thuận chịu ảnh hưởng lớn từ sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó năm 2005 và 2008 giá trị GDP có sự gia tăng đột biến là do có tính toán các khoản giá trị gia tăng lớn từ dầu khí và các công trình thủy điện (Đại Ninh, Hàm Thuận – Đa Mi) trên địa bàn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong hơn một thập kỷ qua cho thấy các nhà hoạch định chính sách ở Bình Thuận theo đuổi mục tiêu tăng dần tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Hình 2-2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1998 – 2009.
Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận (2009)
Theo số liệu của Cục Thống kê Bình Thuận, trong vòng hơn 10 năm qua, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 48,7% năm 1998 xuống còn 28,4% năm 2009. Trong khi đó, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 20,8% năm 1998 lên gần gấp đôi, tức là khoảng 37,4% năm 2009; ngành dịch vụ tăng nhẹ từ 30,6% năm 1998 lên khoảng 34,1% năm 2009.
Ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ là hai ngành có đóng góp quan trọng đến tính ổn định nền kinh tế của Bình Thuận. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu ngành công nghiệp năm 2008 cho thấy, giá trị đóng góp của ngành khai thác quặng kim loại (chủ yếu là titanium) là rất nhỏ (chiếm chỉ 0,6% tổng giá trị). Trong đó khi đó, giá trị đóng góp của ngành du lịch chiếm tỷ trọng khá lớn (16%) trong toàn ngành dịch vụ, chỉ sau ngành thương nghiệp (25,7%). Ngành du lịch phát triển, kéo theo các ngành dịch vụ phụ trợ khác cùng phát triển.
So với các tỉnh ven biển miền Trung (Bảng A.1, phụ lục A), Bình Thuận có ưu thế vượt trội hơn các tỉnh còn lại về tiềm năng du lịch (ngoài Khánh Hòa), và có tiềm năng lớn về trữ lượng titanium. Tuy nhiên, lợi thế về titanium và du lịch cùng phân bố trên cùng địa bàn ven biển nên có sự xung đột trong sự phát triển. Do vậy, việc xem xét các yếu tố để đánh giá, lựa chọn ưu tiên để phát triển là cần thiết cho sự phát triển kinh tế ổn định của Bình Thuận.
1.3. Chất lượng tăng trư ởng kinh tế của Bình Thuận giai đoạn 2005 – 2009.
Tăng trưởng kinh tế cao luôn là mục tiêu và tiêu chí đánh giá hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách ở tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế nóng (bình quân trên 10% mỗi năm) tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn đó là liệu việc sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, lao động, tài
nguyên) có tương xứng với tốc độ phát triển hay không? Có nhiều tiêu chí đánh giá nền kinh tế, tuy nhiên các tiêu chí về hiệu quả sử dụng vốn (ICOR), đánh giá tính bình đẳng trong thu nhập (GINI) và tổng năng suất các nhân tố (TFP) là các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá tổng thể tính hiệu quả và ổn định của tỉnh Bình Thuận.
1.3.1. Nhìn từ góc độ hiệu quả sử dụng vốn.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Bình Thuận tăng bình quân 10,44% giai đoạn 1999 – 2004 và bình quân hàng năm tăng 13,08% giai đoạn 2005 – 2009. Tuy nhiên, liên quan đến chất lượng tăng trưởng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế đang có chiều hướng kém hiệu quả, đặc biệt là hệ số ICOR trong năm 2009 rất cao, tức là để đạt được 1 điểm tăng trưởng GDP cần bỏ vốn đầu tư 5,2 lần. Hay nói cách khác, cái giá mà tỉnh Bình Thuận đang bỏ ra cho tăng trưởng kinh tế ngày càng đắt đi một cách tương đối.
Bảng 2-1. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP.
ĐVT: triệu đồng
Năm 2005 | Năm 2006 | Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 | |
Vốn đầu tư (giá cố định) | 1.724.868 | 1.909.206 | 2.041.376 | 2.507.898 | 3.637.385 |
Trong đó: | |||||
- Công nghiệp khai khoáng | 21.262 | 23.535 | 18.999 | 18.436 | 38.335 |
+ Tỷ trọng (%) | 1,23 | 1,23 | 0,93 | 0,74 | 1,05 |
- Khách sạn - Nhà hàng | 280.574 | 310.559 | 356.465 | 445.611 | 729.871 |
+ Tỷ trọng (%) | 16,27 | 16,27 | 17,46 | 17,77 | 20,07 |
Giá trị GDP (giá cố định) | 4.234.918 | 4.824.114 | 5.408.523 | 6.286.195 | 6.919.186 |
Tốc độ tăng GDP (gY%) | 25,4 | 13,9 | 12,1 | 16,2 | 10,1 |
Trong đó: | |||||
- Công nghiệp khai khoáng | 45.380 | 53.838 | 61.988 | 71.879 | 82.527 |
+ Tốc độ tăng khai khoáng (%) | 18,6 | 15,1 | 16,0 | 14,8 | |
- Khách sạn - Nhà hàng | 208.064 | 248.157 | 285.915 | 345.092 | 398.065 |
+ Tốc độ tăng du lịch (%) | 19,3 | 15,2 | 20,7 | 15,4 | |
Tỷ trọng I/GDP (%) | 40,7 | 39,6 | 37,7 | 39,9 | 52,6 |
Trong đó: | |||||
- Công nghiệp khai khoáng | 46,9 | 43,7 | 30,7 | 25,6 | 46,5 |
- Khách sạn - Nhà hàng | 134,8 | 125,1 | 124,7 | 129,1 | 183,4 |
ICOR cả tỉnh | 1,6 | 2,8 | 3,1 | 2,5 | 5,2 |
Trong đó: | |||||
- Công nghiệp khai khoáng | 2,3 | 2,0 | 1,6 | 3,1 | |
- Khách sạn - Nhà hàng | 6,5 | 8,2 | 6,2 | 11,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khai thác titanium và du lịch: lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Bình Thuận - 1
- Tốc Độ Tăng Vốn, Lao Động, Năng Suất Các Yếu Tố Tổng Hợp Giai Đoạn 2005 – 2009
- Khách Du Lịch Đến Việt Nam Và Bình Thuận Từ 2005 – 2010 Và Dự Báo Đến 2020.
- Sản Lượng Và Đơn Giá Quặng Titanium Của Dự Án Htp.
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận (2009) và có tính toán của tác giả.
So sánh ngành công nghiệp khai khoáng và ngành du lịch (khách sạn – nhà hàng) cho thấy hệ số ICOR ngành du lịch cao hơn nhiều so với ICOR của ngành công nghiệp khai khoáng3. Như vậy, liệu ngành công nghiệp khai khoáng có sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn ngành du lịch như số liệu tính toán? Hay số vốn đầu tư của ngành khai khoáng chưa được tính đầy đủ trong
số liệu thống kê? Hiệu quả sử dụng vốn qua hệ số ICOR của ngành titanium và ngành du lịch sẽ được đề cập ở phần phân tích lợi ích – chi phí của đề tài4.
1.3.2. Nhìn từ góc độ phân phối thu nhập.
Một trong tiêu chí đánh giá phát triển bền vững của nền kinh tế đó là đo lường khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng cao trong nhiều năm qua đã làm cho đời sống của người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo giảm, nhưng chỉ số bất bình đẳng về thu nhập (GINI) ở Bình Thuận vẫn còn cao, và đang có xu hướng gia tăng qua các năm (hệ số Gini năm 2008 của Bình Thuận là 0,27; năm 2009 là 0,3 và năm 2010 là 3,4).
Bảng 2-2. Hệ số đo lường bất bình đẳng trong thu nhập (GINI) từ 2004 - 2010.
Năm 2004 | Năm 2006 | Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | |
GINI Bình Thuận | 0,30 | 0,29 | 0,27 | 0,30 | 0,34 |
GINI Việt Nam | 0,41 | 0,42 | |||
Tỷ lệ Nhóm 5/Nhóm 1 | 5,147 | 5,030 | 4,306 | 5,295 | 6,425 |
Tỷ lệ (Nhóm 1 + Nhóm 2)/5 Nhóm | 20,49 | 20,68 | 22,07 | 20,19 | 18,24 |
Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận (2010) có tính toán của tác giả.
100%
Đường 450
A
B
Đường cong Lorenz của tỉnh Bình Thuận 2010
100%
Theo số liệu thống kê, hệ số chênh lệch thu nhập bình
%
cộng dồn của thu nhập
0 % cộng dồn của dân số
quân đầu người của nhóm 20% cao nhất (nhóm 5) so với nhóm 20% thấp nhất (Nhóm 1) của tỉnh Bình Thuận năm 2004 là 5,1 lần, năm 2006 là 5,0 lần, năm 2008 là
4,3 lần, năm 2009 là 5,2 lần, năm 2010 là 6,4 lần. Trong 14 năm, hệ số chênh lệch tăng lên 2,05 lần.
Một chỉ số khác để đo khoảng cách giàu nghèo trong xã
3 Kết quả chỉ mang tính chất tham khảo dựa trên tính toán từ số liệu của Cục Thống kê Bình Thuận, có thể không phản ánh đúng bản chất của cả 2 ngành, đặc biệt là ngành du lịch với đặc thù đầu tư phân tán, khó có thể có số liệu chính xác về thu nhập các doanh nghiệp du lịch.
4 Tham khảo Mục 5.5, Chương 5 - Phân tích hiệu quả vốn đầu tư - của đề tài này.