46
Về tính phổ cập của điện thoại di động:
Theo thống kê sơ bộ đến 2013, Việt Nam đang có hơn 156,1 triệu thuê bao di động, trong đó người dùng ĐTDĐ có tính năng cao chiếm phần lớn. Số ĐTDĐ tăng nhanh về số lượng (gấp 3 lần số lượng máy vi tính) và chất lượng (khoảng 70% số ĐTDĐ này có khả năng kết nối Internet). Số lượng smartphone (điện thoại thông minh) cũng tăng nhanh về số lượng (số lượng bán nhiều hơn máy vi tính) (xem thêm phụ lục 13). Đây cũng là loại ĐTDĐ cho phép khai thác được hầu hết các thế mạnh của mô hình M-Learning.
Tốc độ phát triển 3G và các dòng công nghệ mới cũng đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Việc phát triển HTML5 như hiện nay sẽ giúp triển khai các ứng dụng cho ĐTDĐ một cách dễ dàng hơn. Đây cũng là đòn bẩy để cho các công ty phát triển các phần mềm trên ĐTDĐ. Hệ thống viễn thông phát triển nhanh, giảm giá thành sử dụng. Việc thanh toán trên mobile đơn giản và thuận tiện hơn. Hệ thống viễn thông phát triển nhanh, giảm giá thành sử dụng.
Về một số hệ thống M-Learning ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, vào khoảng năm 2002 trở đây việc nghiên cứu, tìm hiểu về E-Learning ở Việt Nam đã bắt đầu và phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu và ứng dụng M-learning thì chưa nhiều. Khoảng hai năm trở lại đây, một số nhà mạng của Việt Nam cũng đã bắt đầu triển khai thử nghiệm M- learning. Nhìn chung chưa có hệ thống nào dành riêng cho môn Toán, Các hệ thống đã có là một hệ thống dành cho giáo dục nói chung, trong đó có nội dung môn Toán.
Ta có thể điểm qua một số hệ thống M-learning hiện có của Việt Nam:
(1) Hệ thống M-learning mStudy của nhà mạng Mobifone
Hệ thống mStudy (tại địa chỉ http://mstudy.vn ) là dịch vụ cung cấp các kiến thức về giáo dục cho chương trình từ THCS đến cao đẳng, đại học thông qua hệ thống bài giảng được truyền tải dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm, video, clip, bản đồ tư duy (hình 1.1). Các tính năng chính của mstudy.vn bao gồm:
47
Hệ thống bài giảng bằng Clip: Xem video hệ thống bài giảng của các giáo viên/giảng viên uy tín theo các chủ đề, lĩnh vực khác nhau.
Trắc nghiệm kiến thức: Học trắc nghiệm qua SMS bao gồm các câu hỏi kiến thức tổng hợp theo các gói nội dung mà dịch vụ cung cấp.
Bản đồ tư duy: Hệ thống các bản đồ tư duy về các lĩnh vực, phương pháp và lợi ích của cách học theo bản đồ tư duy.
Hình 1.1: Minh họa hình ảnh giao diện của mStudy
Tin học đường: Cập nhật các bản tin học đường mới nhất, các vấn đề giáo dục được quan tâm nhất
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nhà mạng Mobifone đã rất thành công với cổng giáo dục. Nhà mạng mở riêng 1 đầu số cho giáo dục soạn DK ON gửi 9209, rất hiệu quả, tập khách hàng sử dụng học tập đông đặc biệt là môn tiếng Anh và các môn xã hội. Riêng môn toán do các công thức, kí hiệu toán học không gửi qua SMS được nên có bị hạn chế phần nào.
Đối với các khoá học trực tuyến của mstudy.vn, chúng tôi nhận thấy hệ thống M-learning này vẫn còn một số vấn đề sau:
Chỉ có các thuê bao MobiFone sử dụng được các dịch vụ này (mất phí).
Giao diện vẫn ở dạng một trang web truyền thống.
Các bài giảng ở dạng video nên thường không thể xem được với chất lượng mạng 3G như hiện nay.
(2) Hệ thống M-learning ViettelStudy
Comment [v1]: Có nội dung khoa học
Comment [v2]: thường thức hay thưởng thức?
48
ViettelStudy (http://viettelstudy.vn) là cổng nội dung giáo dục trực tuyến, được xây dựng nhằm mục tiêu đồng hành cùng các bạn HS, sinh viên trong quá trình học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng.
ViettelStudy cung cấp một phương pháp học tập mới, hiệu quả, ít tốn kém giúp HS tiếp cận với những kiến thức chuẩn thông qua bài giảng của các thầy cô giỏi trên cả nước (hình 1.2).
Hình 1.2: Minh họa giao diện hệ thống ViettelStudy
Các nội dung học tập có trên ViettelStudy tập trung vào dịch vụ:
Thi thử miễn phí các kỳ thi đại học, tốt nghiệp THPT, thi vào lớp 10;
Luyện thi đại học 8 môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa;
Ôn luyện vào lớp 10: Toán, Văn, Anh;
Kiến thức: từ lớp 1 đến lớp 12;
Học tiếng Anh tương tác với phương pháp học ngoại ngữ thông minh,
Kĩ năng mềm: Gồm các video có nội dung khoa học thường thức…
Thư viện: Trắc nghiệm tính cách với các bài test IQ/EQ; các chuyên mục: tọa đàm bản lĩnh trẻ, thư viện cuộc sống và sáng tạo.
Ưu điểm nổi bật của hệ thống ViettelStudy là theo dõi và nhắc nhở tiến trình học của HS qua website và qua SMS để đem lại kết quả học tập cao nhất
49
do đó hệ thống này đã nhanh chóng thu hút được một số lượng truy cập rất lớn, tập trung vào các dịch vụ thi thử và học tiếng Anh.
Tuy nhiên qua khảo sát hệ thống này chúng tôi nhận thấy còn một số tồn tại đó là:
Giao diện vẫn ở dạng một trang web truyền thống.
Các bài giảng ở dạng video nên thường không thể xem được với chất lượng mạng 3G như hiện nay.
Comment [v3]: chưa có phản hồi tương tác cao với người học.
Hệ thống bài tập hầu hết ở dạng tự luận có đáp án nhưng không có hướng dẫn cụ thể cách làm. Hệ thống bài tập chưa có phản hồi tương tác cao với người học.
(3) Hệ thống M-learning Kiến thức Việt của nhà mạng Vinaphone
Kiến thức Việt (tại địa chỉ http://kienthucviet.vn) là mạng xã hội học tập được xây dựng với mục đích tạo ra môi trường học tập chủ động, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả cho mọi thế hệ người Việt Nam mong muốn tiếp nhận tri thức từ mọi lĩnh vực, ngành nghề, góp phần nâng cao kiến thức cho cộng đồng người Việt (hình 1.3). Nội dung học tập có trên kienthucviet.vn bao gồm:
Các khóa học, chuyên đề từ mẫu giáo đến đại học.
Các bài thi thử miễn phí cho HS...
Bên cạnh hệ thống video bài giảng, hệ thống cũng đã cung cấp cho người học các bài giảng tương ứng ở dạng trình chiếu bởi phần mềm PowerPoint.
Qua nghiên cứu nội dung một số khoá học trực tuyến của Kiến thức Việt, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số vấn đề sau:
Bài giảng vẫn ở dạng video nên dung lượng lớn.
50
Hệ thống bài thi, kiểm tra chưa gắn kết với từng chuyên đề, khóa học. Các bài thi hiện có trên hệ thống được tách hoàn toàn thành một phần riêng biệt. Do đó, khi học xong mỗi bài, chuyên đề HS không có hệ thống câu hỏi đánh giá sự hiểu bài của mình ngay sau đó.
Hình 1.3: Minh họa giao diện hệ thống kiến thức Việt
Qua khảo sát thực tế, chúng tôi tổng hợp kết quả tìm hiểu ba hệ thống trên về một số tiêu chí (xem bảng 1.3; 1.4; 1.5)
Bảng 1.3. Các chức năng cơ bản của một số hệ thống M-Learning
mStudy | ViettelStudy | Kiến thức Việt | |
Quản trị hệ thống | Tốt | Tốt | Tốt |
Hệ thống bài giảng | Tốt | Khá | Tốt |
Hệ thống bài tập | Khá | Tốt | Khá |
Quản lý thi trắc nghiệm | Tốt | Tốt | Tốt |
Quản lý kết quả | Tốt | Khá | Khá |
Tiện ích | Tốt | Khá | Tốt |
Có thể bạn quan tâm!
- Thành Phần, Đối Tượng, Mô Hình Kết Nối Của Hệ Thống M-Learning
- Minh Họa Mô Hình Tổ Chức Dạy Học Bằng M-Learning
- Một Số Kỹ Năng Của Hs Khi Tự Học Trong Môi Trường M-Learning
- Thực Trạng Về Tự Học Toán Và Sử Dụng Điện Thoại Di Động Trong Tự Học Toán Đối Với Học Sinh Lớp 12
- Ý Kiến Của Gv Về Trang Web Hỗ Trợ Hs Tự Học Toán
- Quy Trình Xây Dựng Hệ Thống M-Learning Hỗ Trợ Học Sinh Lớp 12 Tự Học Toán
Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.
51
Bảng 1.4. Khả năng tương tác, tính thân thiện của một số hệ thống M-learning
mStudy | ViettelStudy | Kiến thức Việt | |
Mức độ giáo viên tham gia quản lý học viên, khóa học, và HLĐT | Khá | Khá | Khá |
Mức độ can thiệp vào nguồn HLĐT đối với GV (GV có thể đưa bài giảng, sửa chữa nội dung bài giảng của mình trên hệ thống...) | Không | Không | Không |
Tích hợp các tiện ích phục vụ trực tiếp cho việc học tập | Tốt | Tốt | Tốt |
Khả năng lưu vết để giúp HS tự mình điều chỉnh kế hoạch tự học. | Khá | Không | Không |
Mức độ thân thiện của dao diện, hệ thống menu chọn... | Tốt | Tốt | Tốt |
Bảng 1.5. Cấu trúc nguồn HLĐT hỗ trợ HS lớp 12 tự học một số hệ thống M-learning
mStudy | ViettelStudy | Kiến thức Việt | |
Mức độ phù hợp với nội dung, chương trình, SGK môn Toán 12. | Tốt | Tốt | Tốt |
Mô đun tóm tắt lý thuyết kèm ví dụ minh họa/ Mức độ phù hợp với tự học của học sinh | Có Tương đối phù hợp với HS có lực học Trung bình, khá | Có Tương đối phù hợp với HS có lực học Trung bình, khá | Có Tương đối phù hợp với HS có lực học Trung bình, khá |
52
Không | Không | Không | |
Mô đun đun bài tập để HS tự rèn luyện/ Mức độ phù hợp với tự học của HS. | Không | Không | Có Tương đối phù hợp với HS có lực học Trung bình, khá |
Mô đul "Đánh giá" để học sinh tự kiểm tra/Mức độ phù hợp với tự học của HS. | Có Tương đối phù hợp với HS có lực học Trung bình, khá | Không | Có Tương đối phù hợp với HS có lực học Trung bình, khá |
Mức độ phân hóa theo năng lực người học/ Mức độ phân hóa | Không | Không | Có Mức độ phân hóa mờ nhạt |
Mức độ tiếp cận với dạy học phân hóa | Không | Không | Có Mức độ tiếp cận mờ nhạt |
Mức độ phù hợp với thực tế tự học của học sinh lớp 12 THPT hiện nay | Trung bình | Trung bình | Trung bình |
Khả năng hỗ trợ phương pháp giải bài tập cho HS theo ngữ cảnh | Không | Không | Không |
Việc kết nối các nhiệm vụ tự học được điều khiển bởi một số câu hỏi trắc nghiệm | Không | Không | Không |
53
Nhận xét:
Điểm mạnh:
- Các hệ thống M-Learning hiện có ở Việt Nam đã nhanh chóng bắt nhịp, thậm chí đón đầu xu hướng phát triển của M-Learning về mặt công nghệ.
- Nội dung các khóa học phủ rộng hầu hết các môn học ở trường phổ thông từ bậc tiểu học đến đại học.
- Hệ thống các dịch vụ phong phú, có tính tương tác cao;
- Đã thu hút được sự chú ý và tham gia của nhiều đối tượng.
- Tích hợp các tiện ích: Sổ tay Toán học, từ điển...; Một số ứng dụng chạy trên ĐTDĐ: khảo sát hàm số; tính nguyên hàm tích phân.
- Có cơ chế quản lý người học hợp lý...
Với các điểm mạnh trên, các hệ thống trên bước đầu đã minh chứng cho tính khả thi và hiệu quả cho một hình thức đào tạo mới: M-Learning.
Điểm cần đầu tư thêm:
Các hệ thống M-learning mà chúng tôi đã đề cập vẫn còn hai vấn đề chính cần quan tâm:
- Nguồn HLĐT về môn Toán chưa phong phú, chưa thể hiện rõ sự gắn kết với nội dung, chương trình, cách dạy, cách kiểm tra, đánh giá hiện nay trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán ở trường phổ thông hiện nay.
- HLĐT chưa thể hiện được sự phân hóa và rẽ nhánh nên chỉ phù hợp với tình huống HS muốn hệ thống hóa, ôn tập lại kiến thức đã được học, chưa đáp ứng được tính cá nhân hóa cao trong tự học (đây cũng là lý do để đề tài dành một thời lượng để nghiên cứu và thử nghiệm nguồn HLĐT dành cho việc tự học Toán của HS lớp 12 THPT).
Qua tìm hiểu và ý kiến các chuyên gia thì để triển khai thành công việc khai thác M-Learning hỗ trợ HS lớp 12 tự học môn Toán thì cần phải đầu tư xây dựng nguồn học liệu.