Minh Họa Mô Hình Tổ Chức Dạy Học Bằng M-Learning



30


Về mặt kiến thức, HLĐT trước hết là một tài liệu hỗ trợ HS tự học theo nghĩa thông thường. Tuy nhiên, HLĐT có nhiều điểm khác so với nguồn học liệu in trên giấy, chẳng hạn:

- HLĐT là một đa phương tiện: Các dạng thông tin thường gặp trong HLĐT là dạng thức số hóa của văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video clip, các ứng dụng tương tác và hỗn hợp của các dạng thức nói trên.

- HLĐT không là thông tin tĩnh mà có tính động, cho phép cập nhật nội dung theo dụng ý sử dụng và tương tác với học liệu.

Hiện nay cũng chưa có một sự phân loại HLĐT một cách thống nhất.

Theo chúng tôi, ta có thể phân loại HLĐT như sau:

(1) Căn cứ vào khả năng can thiệp vào HLĐT:

HLĐT đóng: Sau khi xuất bản GV, HS không thể can thiệp vào để sửa chữa, thêm bớt nội dung học liệu;

HLĐT mở: Trong quá trình khai thác, GV, HS có thể cập nhật, bổ sung hay xóa bỏ nội dung của học liệu;

(2) Căn cứ vào khả năng tương tác với HLĐT:

HLĐT tĩnh: Đây là các HLĐT mà trong quá trình khai thác ta không thể tương tác với nội dung, mặc dù nội dung của HLĐT có thể có những yếu tố động ảnh động, video.. (về mặt công nghệ thì các HLĐT tĩnh với trang web tĩnh là tương đồng);

HLĐT động: Đây là các HLĐT cho phép tương tác với nội dung. Người sử dụng có thể nhận được các thông tin phản hồi khác nhau khi ta đưa ra các yêu cầu khác nhau, ví dụ ta có thể thực hiện các thao tác tìm kiếm, sắp xếp, trả lời trắc nghiệm… nếu HLĐT ở dạng động (về mặt công nghệ, HLĐT ở dạng động phải có một cơ sở dữ liệu đi kèm). Các HLĐT tương tác cho phép người sử dụng có thể tác động trực tiếp để thay đổi kịch bản ngay trong



31


quá trình trình diễn. Về kiểu tương tác có hai mức độ: Tương tác thông qua chọn kịch bản trình diễn (thực đơn hay liên kết) để khởi động một kịch bản trình diễn tiếp theo sẵn có; Tương tác qua các dữ liệu được nhập trực tiếp trong quá trình trình diễn, kịch bản trình diễn tiếp theo tùy thuộc vào giá trị trình diễn đó (ví dụ một câu hỏi trắc nghiệm, trả lời đúng hoặc sai sẽ rẽ nhánh theo một trong hai kịch bản tiếp theo). Với loại tương tác thứ hai này chúng ta phải có một chương trình tạo kịch bản tự động tùy theo dữ liệu.

(3) Căn cứ vào phương thức lưu trữ:

Lưu trữ trên các thiết bị cá nhân: HLĐT được lưu trữ trên các CD- ROM, thẻ nhớ, đĩa cứng… Với dạng lưu trữ này, người sử dụng dễ dàng mang theo và sử dụng bất kỳ lúc nào ta muốn;

Lưu trữ trên máy chủ: HLĐT được lưu trữ trên các máy chủ. Trong trường hợp này đa phần người sử dụng phải kết nối mạng trong hệ thống mạng LAN, WAN hoặc kết nối Internet, truy cập đọc trực tiếp hoặc download về máy cá nhân để sử dụng.

Ngoài ra, nếu căn cứ vào sự đa dạng của thông tin trong HLĐT, ta còn có thể phân chia HLĐT thành hai nhóm: HLĐT dạng đơn giản chỉ có một dạng thông tin và HLĐT dạng đa phương tiện gồm nhiều dạng thông tin khác nhau được thể hiện đồng thời, gồm các tệp âm thanh để minh họa hay diễn giảng kiến thức, các tệp flash hoặc tương tự được tạo ra từ các phần mềm đồ họa dùng để mô phỏng kiến thức, các tệp video được lưu trữ trong các định dạng mpeg, avi hay các định dạng có hiệu ứng tương tự, các tệp trình diễn tổ hợp các thành phần trên theo một cấu trúc nào đó.

Ngoài ra, theo góc độ sản phẩm thương mại, ta có thể phân loại HLĐT thành các nhóm sản phẩm thương mại: Cơ sở dữ liệu máy tính (data); Văn bản điện tử (E-text); Sách điện tử (E-book) và PMDH.

Một đặc điểm cơ bản của HLĐT là muốn sử dụng các HLĐT ta phải có các thiết bị điện tử như máy tính, ĐTDĐ, máy tính bảng…



32


Để có thể sử dụng HLĐT qua mạng Internet, HLĐT cần phải tuân thủ theo một quy định chung để ta có thể trao đổi các HLĐT qua mạng, có thể sử dụng nhiều lần và làm mới (refresh) HLĐT... Nói cách khác, các HLĐT phải tuân thủ theo một chuẩn bao gồm các quy định chung, ví dụ:

Chuẩn SCORM (Sharable Content Object Reference Model): Là một tập hợp các tiêu chuẩn và các mô tả cho một chương trình e-learning dựa vào web.

Các chuẩn về định dạng media: HTML, XML, GIF, JPEG, MPEG...

1.5. Tự học trong môi trường M-learning

1.5.1. Một số đặc điểm của M-learning

Theo Kristiansen [48]; Losch [51] có thể chỉ ra một số thế mạnh của M-learning so với các hình thức học tập khác như:

Trong tổ chức các hoạt động trên lớp học, HS sử dụng các thiết bị di động sẽ dễ dàng hơn nhiều so với sử dụng máy vi tính, đặc biệt là khi bố trí phòng học.

Tin nhắn SMS được sử dụng để gửi và nhận thông tin (ví dụ, thay đổi lịch học, kiểm tra...) giữa GV và HS dễ dàng, nhanh và tiết kiệm hơn việc thực hiện cuộc gọi.

Các thiết bị như ĐTDĐ, máy tính bảng, sách điện tử (e-books) gọn nhẹ, dễ vận chuyển hơn chiếc cặp chứa đầy tài liệu, SGK hay thậm chí cả máy tính xách tay.

Có thể ghi chép những điểm cần lưu ý trực tiếp thông qua một số chức năng của các thiết bị di động như: nhận dạng chữ viết, ghi âm... Có thể dùng bút cảm ứng thao tác trực tiếp trên màn hình để di chuyển các trang web, các liên kết một cách dễ dàng hơn.

Thuận lợi cho phân công nhiệm vụ, học tập hợp tác. Nhiều HS và GV có thể hoạt động nhóm thông qua chức năng bluetooth.

Có thể sử dụng để học tập ở mọi lúc, mọi nơi vì dễ sử dụng, mang theo.

Có thể ghi lại hình ảnh một cách trực tiếp bằng chức năng chụp hình của các thiết bị như ĐTDĐ, máy tính bảng.



33


Dễ dàng trao đổi tài liệu qua bluetooth, wifi, 3G.

Tăng hứng thú học tập cho HS, đặc biệt là đối với các HS có động cơ học tập chưa cao. Tạo điều kiện cho HS tự kiến tạo kiến thức, khuyến khích tự học và tăng trách nhiệm của bản thân đối với việc học.

Karen, Judy [47] đã cho rằng, thuận lợi lớn nhất của M-learning là sự kết hợp được sự tương tác thực sự với sự linh động trong học tập. Nó tạo ra cơ hội lớn cho GV tổ chức các hoạt động hợp tác và học tập hướng vào người học. Từ đó, giúp tạo động cơ tự học và học tập một cách độc lập.

Theo chúng tôi, do sử dụng các thiết bị di động gọn nhỏ với khả năng kết nối mạng không dây, M-learning có những đặc điểm cơ bản sau:

(1) Không bị giới hạn bởi không gian, thời gian:

HS sử dụng các thiết bị di động sẽ cơ động hơn nhiều so với sử dụng máy vi tính hay các tài liệu học tập truyền thống nên việc bố trí phòng học cũng như tổ chức các hoạt động không cần các điều kiện về phòng học, kết nối máy tính với Internet. Mặt khác, các thiết bị di động như ĐTDĐ, máy tính bảng, sách điện tử... nhẹ gọn, dễ vận chuyển đã tạo nên tính cơ động rất cao, người học có thể sử dụng chúng để học tập ở mọi lúc, mọi nơi bất kỳ khi nào có nhu cầu.

(2) Tạo ra một môi trường học tập linh hoạt, có tính tương tác cao:

Việc sử dụng tin nhắn SMS giúp GV, HS trao đổi các thông tin như lịch học, kiểm tra... tức thời. Triển khai phân công nhiệm vụ, tổ chức học tập hợp tác cũng như việc tương tác, chia sẻ giữa các thành viên của nhóm với chức năng bluetooth của ĐTDĐ. Các chức năng nhận dạng chữ viết, ghi âm... sẽ giúp HS có thể ghi chép trực tiếp những điểm cần lưu ý trong quá trình nghe giảng hoặc ghi trực tiếp các hình ảnh bằng chức năng chụp hình, quay phim.

(3) Cho phép cá thể hóa việc học tập:

HS hoàn toàn có thể lựa chọn nội dung, hình thức và tiến độ học tập phù hợp với trình độ kiến thức, kỹ năng của bản thân mà không hề phụ thuộc vào GV hay các HS khác. Việc cho phép cá nhân hóa cao độ việc học tập đã



34


góp phần tăng hứng thú học tập cho HS, tạo động cơ tự học và học tập một cách độc lập (đặc biệt là đối với các HS có động cơ học tập chưa cao). Tạo điều kiện cho HS tự kiến tạo kiến thức, khuyến khích tự học và tăng trách nhiệm của bản thân đối với việc học qua đó tạo ra cơ hội cho GV tổ chức các hoạt động hợp tác và học tập hướng vào người học.

(4) Xác lập vai trò của GV và HS theo hướng lấy HS làm trung tâm:

Trong M-learning, không gian học tập hay khái niệm lớp học của phương pháp truyền thống sẽ thay đổi . Điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa GV, HS và PPDH, cụ thể: GV là người hỗ trợ, người hướng dẫn, người tổ chức tri thức, người phát triển chuyên môn, thiết kế chương trình... thậm chí có những thời điểm người GV là người cùng học với chính người học của mình. HS sẽ đóng vai trò là người khám phá, người thực hành nhận thức, người kiến tạo ra tri thức, là người chỉ đạo và quản lý chính việc học tập của bản thân, trong một số trường hợp đặc biệt, người học sẽ đóng vai trò của GV để hỗ trợ bạn học và chính mình.

Phương pháp chủ đạo trong M-learning là GV hướng dẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp) thay cho phương pháp mặt đối mặt truyền thống, tăng cường tối đa sự tương tác và trao đổi thông tin giữa GV và HS, giữa HS với nhau qua hệ thống. Tuy nhiên, M-learning cũng đòi hỏi PPDH và cách tiếp cận mới. Người học tham gia các lớp học ảo qua các thiết bị di động. GV cung cấp nguồn tài nguyên, giao nhiệm vụ và theo dõi HS học tập qua hệ thống.


Học sinh


Công chức


Nghiên cứu viên


Web


Máy tính bảng


TV


Các phương tiện giao tiếp

Xếp hạng

Bình luận

Quản trị đào tạo

Đánh giá

Quản trị nội

Nhân dung

Trao đổi

Quản trị hệ thống

Chia sẻ tri thức

Kết bạn

Các BLOG

Đơn vị, tổ chức

Mạng xã hội

Sơ đồ 1.4: Minh họa mô hình tổ chức dạy học bằng M-learning



35


Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT&TT nói chung, M-learning nói riêng cũng có những hạn chế và hệ lụy nếu ta lạm dụng chúng. Theo Kristiansen

[48] và Losch [51] việc ứng dụng M–learning có những bất lợi sau:

(1) Màn hình nhỏ hạn chế số lượng và loại hình thông tin cung cấp cho người học (ĐTDĐ, máy tính bảng...). Thiếu đồng bộ về kích thước màn hình, do vậy khó phát triển nội dung ở những nơi khác nhau;

(2) Giới hạn về khả năng lưu trữ của bộ nhớ, đặc biệt là ĐTDĐ và máy tính bảng;

(3) Vấn đề về pin (cần phải sạc pin thường xuyên) và đối với một số thiết bị có thể bị mất dữ liệu;

(4) Dễ dàng bị mất hoặc bị đánh cắp hơn so với máy vi tính;

(5) Khó sử dụng các hình ảnh động, đặc biệt là trên ĐTDĐ mặc dù công nghệ 3G, 4G đã cho phép làm được điều này;

(6) Đối với một số máy tính bảng khó nâng cấp và hạn chế về khả năng mở rộng một số chức năng đã có. Thị trường phát triển nhanh, do vậy, các thiết bị này nhanh chóng bị lạc hậu;

(7) Thiếu sự kết nối, mặc dù công nghệ mới như bluetooth đã bắt đầu giải quyết được vấn đề này; khó khăn cho vấn đề in ấn, trừ khi có kết nối mạng;

(8) Thiếu an toàn (bảo mật thông tin kém) khi sử dụng mạng không dây qua các thiết bị di động; Tốc độ đường truyền thấp và có thể bị giảm khi có một số lượng lớn người học sử dụng các thiết bị kết nối không dây này;

(9) GV cần được đào tạo thêm để có khả năng sử dụng những thiết bị này một cách hiệu quả.

Ở Việt Nam, mặc dù ĐTDĐ rất phổ biến trong HS, tuy nhiên thực tế HS mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng ĐTDĐ để liên lạc, giải trí là chủ yếu. Bên cạnh đó, qua quá trình triển khai thử nghiệm M-learning cũng nảy sinh một số khó khăn:

(1) Về xây dựng nguồn HLĐT: Chất lượng nguồn HLĐT là nhân tố quyết định đến số lượng người tham gia học. Để biên soạn nguồn HLĐT có chất lượng đòi hỏi tốn nhiều công sức của GV. Đời sống của GV hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, áp lực thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… hậu quả



36


là GV không có thời gian đầu tư cho M-learning. Nhiều GV giỏi về chuyên môn và khả năng sư phạm, nhưng kỹ năng sử dụng công nghệ (ghi hình, thu âm, sử dụng phần mềm...) còn hạn chế, nên chưa phát huy được đội ngũ này;

(2) Về phía người học: Học tập theo phương pháp M-learning đòi hỏi người học phải có tinh thần tự học, do ảnh hưởng cách học thụ động truyền thống, tâm lý học phải có thầy (không thầy đố mầy làm nên), nội dung quá tải tại trường… dẫn đến việc tham gia học M-learning chưa trở thành động lực học tập. Nhiều thông tin không tốt trên mạng Internet dẫn đến gia đình lo lắng khi con em vào mạng cũng là những lý do làm hạn chế M-learning đối với HS phổ thông Việt Nam;

(3) Về nhân lực quản lý hệ thống: M-learning cần có cán bộ chuyên trách phục vụ sự hoạt động của hệ thống M-learning, chuyển tải các nội dung, ý tưởng sư phạm của GV thành các bài giảng và tích hợp chúng vào nguồn HLĐT, đồng thời hỗ trợ GV, HS thao tác với hệ thống...

Các hạn chế thường thấy khi sử dụng các thiết bị di động, trong đó có ĐTDĐ đã được các chuyên gia công nghệ và giáo dục chỉ rõ và đưa ra một số giải pháp để khắc phục, cụ thể:

Bảng 1.1. Một số giải pháp để khắc phục các hạn chế của ĐTDĐ


Hạn chế

Giải pháp khắc phục

Màn hình nhỏ, giới hạn khả năng

hiển thị thông tin.

Thiết kế HLĐT phù hợp với màn hình nhỏ.

Bàn phím nhỏ.

Sử dụng “bàn phím ảo”

Bộ nhớ hạn chế.

Sử dụng thẻ nhớ ngoài.

Thời lượng pin có hạn

Công nghệ sản xuất pin nhiên liệu mêtan,

được phát triển bởi hãng Toshiba.

Thiếu các ứng dụng tương tự như

trên máy vi tính

Ngày càng có nhiều phần mềm cho ĐTDĐ.

Việc sử dụng media (video) trên ĐTDĐ không được như trên máy

vi tính.

Sử dụng công nghệ 3G, 4G.

Giá thành cao

Với sự phát triển của công nghệ, giá thành

ĐTDĐ ngày càng hợp lý.

Môn Toán có tính trừu tượng cao,

khối lượng tính toán nhiều

Sử dụng mô hình động, chức năng tính toán

của ĐTDĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT tự học Toán - 6



37


Với quan niệm và các đặc điểm trên, M-learning có thể được xem là một trường hợp riêng của E-learning. Tuy nhiên, do sử dụng công nghệ mạng không dây và các thiết bị di động nên M-learning có nhiều yếu tố tích cực so với E-Learning như:

Linh hoạt hơn, phạm vi không bị bó hẹp, ràng buộc (mọi lúc, mọi nơi).

Nhờ sự phát triển của công nghệ nên các thiết bị di động ngày càng phổ biến, giá thành hạ nhưng lại có tất cả các chức năng mà một chiếc máy tính có thể có. ĐTDĐ phát triển phổ biến và giá thành rẻ hơn máy vi tính dẫn đến số người sử dụng các thiết bị di động lớn hơn nhiều so với số người sử dụng máy tính để bàn nên phạm vi ứng dụng M-learning chắc chắn sẽ rộng hơn.

Do việc sử dụng các thiết bị di động rất thân thiện nên đối tượng tham gia M-learning rất phong phú không phân biệt độ tuổi, trình độ, giàu-nghèo, công lập - tư thục, tập trung - từ xa...

Bảng 1.2. So sánh việc sử dụng MTĐT và ĐTDĐ trong dạy học



Sử dụng MTĐT

Sử dụng ĐTDĐ


Tài nguyên và địa điểm học tập

- Tài liệu dạng đa phương tiện.

- Các địa điểm cố định tại nơi có kết nối mạng Internet.

- Người học cố định tại một vị trí.

- Tài liệu dạng đa phương tiện, tuy nhiên có hạn chế về dung lượng.

- Diễn ra mọi nơi phủ sóng điện thoại.

- Người học di chuyển, không cố định.


Tương tác GV - HS

HS-HS

- Qua Email, mạng xã hội.


- Trao đổi thông tin phụ thuộc địa điểm đặt máy tính kết nối Internet.

- Qua tin nhắn SMS, MMS, Email, mạng xã hội .

- Trao đổi thông tin ngay tức khắc kể cả trong lúc cả GV và HS đều di chuyển.

Thông tin

phản hồi tới HS

- Đôi khi không kịp thời khi

GV hoặc HS không ở vị trí có máy tính kết nối mạng.

Thông tin phản hồi tức thì, không

phụ thuộc thời gian, địa điểm của cả GV và HS.

Phân công nhiệm vụ và kiểm tra

- Tại các vị trí có máy tính kết nối Internet.

- Thời gian định sẵn và hạn

chế khoảng thời gian.

- Bất cứ đâu có phủ sóng điện thoại.

- Không hạn chế thời gian.

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 02/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí