Ý Kiến Của Gv Về Trang Web Hỗ Trợ Hs Tự Học Toán



62


Bảng 1.20. Ý kiến của GV về trang web hỗ trợ HS tự học Toán



Các tiêu chí

Ý kiến GV

Rất cần

Cần

Không cần

SL

%

SL

%

LS

%

Nội dung trang web được quản lý bởi các nhà

quản trị, GV, HS chỉ có thể tra cứu


3


7,5


10


25


27


67,5

Có cấu trúc mở, theo phân quyền GV có thể cập

nhật nội dung.


18


45,0


13


32,5


9


22,5

Tích hợp các đề kiểm tra dạng trắc nghiệm.

38

95,0

2

5,0

0

0,0

Có diễn đàn (forum) để HS trao đổi về nội dung,

kết quả tự học với nhau.


26


40,0


11


27,5


3


7,5

Tích hợp nhiều bài hát, film.

2

5,0

8

20,0

30

75,0

Lưu được quá trình truy cập, trả lời các câu hỏi,

bài tập trắc nghiệm của mỗi HS.


36


90,0


2


5,0


2


5,0

Hình thức sinh động, thân thiện

34

85,0

5

12,5

1

2,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT tự học Toán - 10

Kết quả điều tra cho thấy, GV và HS đều chú ý đến tính động và khả năng tương tác với nội dung của trang web, việc tích hợp truyền thụ tri thức với kiểm tra đánh giá kết quả tự học, cho phép kết hợp việc tự học của cá nhân HS với việc tự học theo nhóm... Các kết quả thăm dò, điều tra trên sẽ được đề tài thể hiện trong việc thiết kế, biên tập HLĐT và tổ chức các hoạt động tự học, trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

Để tìm hiểu nhận thức của HS, qua trao đổi, chúng tôi nhận thấy nhiều HS đã biết được các ưu điểm trong việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học là:

Dễ dàng kết nối để tự học vào bất cứ thời gian nào, địa điểm nào.

Cách thức sử dụng thông tin linh hoạt tùy theo nhu cầu cá nhân HS.

Dễ dàng liên lạc, tương tác với GV và các bạn.

Tham gia các nhóm học tập “ảo” trên mạng để cùng học tập, tạo ra môi trường học tập trên lớp và học tập ngoài lớp...



63


1.8. Kết luận chương 1

Trong nội dung chương 1, luận án đã hệ thống hóa vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn làm cơ sở khoa học để triển khai các nghiên cứu của NCS, cụ thể:

Về mặt lý luận:

Chương I đã tập trung vào làm rõ lý luận về tự học; Tự học với sự hỗ trợ của CNTT trong đó tập trung nêu rõ những ưu thế của CNTT trong việc hỗ trợ dạy tự học; Học tập di động (M-Learning) và các kỹ năng thiết yếu đối với GV, HS trong mô hình học tập điện tử.

Về mặt thực tiễn:

Qua việc xử lý các số liệu điều tra đã cho thấy phần nào thực trạng và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn tự học Toán ở các trường THPT. Các số liệu thu được cũng cho thấy ĐTDĐ nói chung, dòng điện thoại có khả năng truy cập 3G là phổ biến đối với HS lớp 12, đặc biệt là những vùng kinh tế phát triển, tuy nhiên hầu hết chưa khai thác có hiệu quá các ứng dụng của ĐTDĐ vào tự học Toán.

Mặt khác nội dung chương 1 đã góp phần làm sáng tỏ các các vấn đề quan trọng sau:

(1) Để thực hiện được việc học tập được đảm bảo diễn ra mọi lúc, mọi nơi thì phải sử dụng các các thiết bị di động. Ngược lại, các thiết bị di động là động lực và tác nhân đảm bảo cho việc cá nhân hóa cao độ trong học tập và đảm bảo, đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học.

(2) Việc sử dụng các thiết bị di động trong GD&ĐT mở ra một mô hình đào tạo mới, đó là mô hình M-learning với nhiều yếu tố tích cực phù hợp với việc hỗ trợ HS tự học.

(3) Với điều kiện thực tế của Việt Nam thì việc sử dụng một số ứng dụng trên ĐTDT hỗ trợ HS tự học hoàn toàn khả thi.



64


(4) Ở Việt Nam các hệ thống M-learning được thiết kế với mục đích hỗ trợ HS tự học Toán chưa nhiều và có điểm hạn chế chung là nguồn HLĐT chưa thể hiện rõ sự phân hóa và cơ chế tương tác trong tự học.

Như vậy, một trong những điểm cần lưu ý để triển khai tự học Toán trong mô hình M-Learning đạt hiệu quả là cần đầu tư nghiên cứu để thiết kế, biên tập nguồn HLĐT hỗ trợ HS tự học Toán sao cho vừa khai thác được các ưu thế của M-learning vừa thể hiện được sự gắn kết với chương trình, nội dung, mục đích dạy học Toán ở nhà trường THPT vừa thể hiện rõ việc dạy học phân hóa.



65


Chương 2

SỬ DỤNG MỘT SỐ CHỨC NĂNG CỦA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG HỖ TRỢ HỌC SINH LỚP 12 TỰ HỌC TOÁN

2.1. Định hướng khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh tự học Toán

2.1.1. Đảm bảo tính khả thi trong điều kiện thực tế của Việt Nam

Trong phạm vi luận án, khái niệm "hỗ trợ dạy tự học" được NCS quan niệm một cách cụ thể như sau:

(i) Cung cấp công cụ, phương tiện cho GV và HS trong quá trình dạy học theo hướng hỗ trợ hoạt động tự học của HS..

(ii) Tạo ra môi trường thuận lợi để thực hiện sự tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS trong suốt quá trình dạy tự học.

(iii) Giúp HS để có thể tự học trong nhiều tình huống hạn chế về điều kiện học liệu truyền thống (chẳng hạn tự học mọi lúc, mọi nơi, tự học ngay cả khi người học đang di chuyển, không tiện có tài liệu, sách kèm theo,...).

Công nghệ ĐTDĐ ngày càng được tích hợp nhiều chức năng. Về mặt nguyên tắc ta có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các chức năng này trong dạy học nói chung, hỗ trợ tự học nói riêng. Để phù hợp với điều kiện thực tiễn về công nghệ và GV, HS, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ nghiên cứu, tìm hiểu một số ứng dụng trên ĐTDĐ để hỗ trợ HS tự học như:

(1). Sử dụng ĐTDĐ để thực hiện các nội dung:

Trao đổi thông tin, HLĐT bằng tin nhắn đa phương tiện SMS.

Ghi chép, ghi âm, chụp ảnh, quay video nội dung học tập, ý kiến trao đổi của nhóm trong quá trình học tập… để có thể sử dụng lại nhiều lần trong quá trình phân tích, minh họa.

Trao đổi thông tin học tập với các bạn qua chức năng bluetooth.



66


Cài đặt và chơi các trò chơi trí tuệ...

Tải các tài nguyên học tập như SGK điện tử, sổ tay Toán học, bài giảng... lưu trữ trên ĐTDĐ để tự học khi không trực tuyến.

(2). Sử dụng chức năng truy cập Internet của ĐTDĐ để:

Truy cập vào diễn đàn thảo luận, trao đổi vấn đề được đưa lên diễn đàn, nhận và nộp bài tập.

Truy cập các trang web tự học với nội dung được thể hiện dưới dạng đa phương tiện để tra cứu thông tin, ôn lại hệ thống kiến thức và tham gia các bài thi, kiểm tra trắc nghiệm... để đánh giá mức độ hiểu biết của mình...

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán, đề tài đã lựa chọn và triển khai cho HS tự học theo các hướng sau:

(1) GV giao nhiệm vụ tự học cho HS và nhận phản hồi qua tin nhắn SMS, hoặc thông qua trang web.

(2) Hướng dẫn HS tham gia các lớp học ảo, khai thác các nguồn HLĐT để tự học, tự kiểm tra đánh giá.

(3) Lưu trữ HLĐT, cài đặt ứng dụng trên ĐTDĐ để hướng dẫn HS tự học khi không trực tuyến.

(4) Tổ chức dạy học trên lớp trên cơ sở HS đã có sự chuẩn bị trước giờ lên lớp bằng cách tự học với HLĐT qua ĐTDĐ và SGK.

2.1.2. Phát huy được những yếu tố tích cực của M-learning

Việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán đã mang lại những yếu tố mới, tích cực sau

(1) Cá nhân hóa cao độ việc tự học:

Nguồn HLĐT sẽ cung cấp các tri thức, bài tập và gợi ý, trợ giúp từ nhiều nguồn, do đó HS có thể lựa chọn những nội dung phù hợp, dạng thức yêu thích, phương pháp học tập hoặc công cụ rèn luyện hỗ trợ. Mặt khác,



67


ĐTDĐ có tính cá nhân nên việc tự học cũng được thực hiện di động và cá nhân hóa tùy theo nhu cầu của mỗi HS.

(2) Góp phần tạo động cơ tự học cho học sinh:

Nhiệm vụ tự học của HS được thiết kế và ủy thác một cách linh hoạt dưới các hiệu ứng đa phương tiện có tác dụng như đòn bẩy, làm nẩy sinh động cơ tự học. Trong quá trình tự học, HS liên tục được tiếp cận với nguồn tài nguyên, thông tin hỗ trợ đúng lúc, đúng chỗ giúp HS lần lượt hoàn thành từng nhiệm vụ một, điều này làm tăng khả năng tự tin cho HS để HS tiếp tục xuất hiện động cơ, mong muốn tiếp tục được kết nối, nhận nhiệm vụ mới. HS không còn những “khoảng thời gian nhàn rỗi” với những nhiệm vụ học tập dở dang mà say mê, khám phá từ vấn đề này sang vấn đề khác và tiếp tục chiếm lĩnh tri thức mới với sự hỗ trợ của người Thầy “ảo” ẩn mình dưới các trang web.

(3) Mở rộng cộng tác và tăng cường giao tiếp:

Với các chức năng cơ bản hầu hết ĐTDĐ với cấu hình phổ thông đều có thể cho phép triển khai, thực hiện việc tự học với một nhóm HS mà không có bất kỳ hạn chế nào về thời gian, địa điểm… và có thể vượt ra ngoài khuôn khổ một trường phổ thông, một vùng quê. Tất cả những HS này tạo thành một cộng đồng cùng tham gia tự học một vấn đề và tất nhiên mỗi thành viên ngoài việc nhận được hỗ trợ từ tất cả những người tham gia bằng những thông tin kịp thời cũng có trách nhiệm chia sẻ, hỗ trợ các thành viên của nhóm. Quá trình này cho phép HS mở rộng cộng tác và tăng cường giao tiếp.

(4) Nguồn học liệu “tự sinh”:

Nguồn HLĐT có tính tự sinh theo cấp số nhân. Khi càng có nhiều HS sử dụng HLĐT thì càng có nhiều thông tin được cung cấp cho HS, thì cũng càng có nhiều ý kiến phản hồi từ HS và những kinh nghiệm, cách giải quyết vấn đề được HS đưa lên mạng để chia sẻ với các thành viên trong nhóm và cộng đồng. Kết quả là với ĐTDĐ, tự học sẽ trở thành “việc học tập ở khắp nơi” được đảm bảo bởi những mạng lưới có thể truy cập được ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào phục vụ các mục đích khai thác khác nhau.

(5) Cho phép người GV kịp thời hỗ trợ, giao nhiệm vụ cho HS:



68


Với sự phát triển của khoa học công nghệ, người Thầy dễ dàng giải đáp những thắc mắc, kiểm tra tính đúng đắn những kết quả tự học của HS… trên cơ sở đó mà tiếp tục hỗ trợ, trả lời email, giao thêm nhiệm vụ… Công việc này có thể được người Thầy thực hiện mọi lúc, mọi nơi với một chiếc ĐTDĐ. Như vậy, thông tin được chuyển tải đến HS luôn được cập nhật.

(6) HS có cơ hội thực hiện một vài chức năng của người thầy:

Mỗi khi gặp khó khăn hay cần kiểm chứng một vấn đề nào đó trong quá trình tự học, HS sẽ chia sẻ với các thành viên trong nhóm hay rộng hơn là cộng đồng các bạn có quan tâm đến vấn đề thông qua tin nhắn SMS, facebook, các diễn đàn. Khi đó những HS biết cách giải quyết vấn đề sẽ trở thành những “gia sư” hướng dẫn các bạn khác. Thậm chí có những HS chưa giải quyết được nhưng khi có sự yêu cầu trợ giúp cũng sẽ dành thời gian nghiên cứu và mong muốn mình sẽ là người đầu tiên tìm ra cách giải quyết vấn đề và chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn. Như vậy, những khó khăn, vướng mắc của HS này lại trở thành động cơ học tập của HS khác và bản thân mỗi HS cũng có những thời điểm sẽ đóng vai trò người thầy hỗ trợ các bạn khác tự học dưới hình thức trình bày lại những vấn đề mình đã tích lũy được cho các bạn, thúc đẩy quá trình giao tiếp Toán học giữa các HS một cách có ý nghĩa.

(7) Tiết kiệm chi phí:

Về góc độ nhà trường, với việc sử dụng các thiết bị di động của người học cho phép tiết kiệm được chi phí về lớp học, đi lại và các dịch vụ đi kèm cho cả đội ngũ GV lẫn người học. Về phía HS, với một khoản đầu tư với mục đích ban đầu là gọi điện, nhắn tin, đọc email, đọc báo điện tử, chat, chơi trò chơi… HS đã có một thiết bị đa phương tiện hiện đại để tham gia môi trường học điện tử mà không phải đầu tư thêm một khoản kinh phí nào nữa.

(8) Tiết kiệm thời gian:

Các vướng mắc của HS sẽ được phản hồi tức thì. HS không cần phải lên thời gian biểu cho các tiết học theo chủ đề hoặc phải chờ đợi để được nghe bài giảng. Việc học tập được cá thể hóa cao độ theo nhu cầu và thời gian của chính



69


người học, điều này đồng nghĩa với việc HS hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian hoàn thành nhiệm vụ tự học phù hợp với năng lực và thời gian biểu của bản thân.

2.1.3. Đảm bảo tính sư phạm

Để khắc phục được những hạn chế về những hệ thống M-learning hỗ trợ HS tự học toán hiện có (đã trình bày trong mục 1.6.2), trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, theo chúng tôi việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học phải đảm bảo các tiêu chí sư phạm sau:

(1) Phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp triển khai các hoạt động tự học Toán cho HS THPT.

(2) Phát huy được mối quan hệ giữa dạy và tự học, trong đó tác động dạy của GV là bên ngoài hỗ trợ cho hoạt động bên trong (hoạt động tự học của HS- là nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân HS).

(3) Đảm bảo hình thành kĩ năng tự học cho HS từ thấp lên cao, tự học từng phần cho đến tự học hoàn toàn phù hợp với quá trình nhận thức của HS.

(4) Chú trọng khâu thu nhận và xử lý các thông tin phản hồi về kết quả tự học của HS để điều hướng cho GV kịp thời đưa ra các giúp đỡ, điều chỉnh hoạt động tự học của HS khi cần thiết.

(5) Kết hợp với các biện pháp tổ chức cho HS tự học khác để góp phần đa dạng hóa hoạt động tự học Toán của HS, khai thác được thế mạnh của từng biện pháp đồng thời khắc phục được những hạn chế trong việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán.

2.2. Xây dựng hệ thống M-learning hỗ trợ học sinh lớp 12 tự học Toán

2.2.1. Một số yêu cầu đối với hệ thống M-learning

2.2.1.1. Một số yêu cầu về góc độ công nghệ

Với mục tiêu chính là hỗ trợ HS tự học nên về mặt công nghệ, chúng tôi đề xuất một số yêu cầu sau cho hệ thống M-learning:

(1) Có các chức năng quản trị hệ thống cơ bản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2023