Khai thác di sản văn hoá phi vật thể Hát Bội, Bài Chòi phục vụ phát triển du lịch Bình Định - 16


du lịch mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp, sức hấp dẫn của loại hình dân ca đặc của miền Trung.

-Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, phổ biến kiến thức làm du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch cho cộng đồng dân cư. Chính người dân là chủ nhân của di sản văn hóa, cho nên không ai khác ngoài họ lại là người gắn bó chặt chẽ hàng ngày với loại hình dân gian hát bội, bài chòi. Do vậy, người dân giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc gìn giữ, giới thiệu di sản văn hóa hát bội, bài chòi đến với du khách. Một trong những nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của các chương trình du lịch văn hóa hát bội, bài chòi chính là việc khách du lịch được tiếp xúc, trò chuyện với người dân để hiểu về cuộc sống nơi này, nơi đã sản sinh ra loại hình văn hóa đặc sắc. Vì vậy, ở một phương diện nào đó thì chính cộng đồng dân cư cũng là nguồn nhân lực du lịch, họ là lao động gián tiếp, nhưng vô cùng quan trọng trong ngành Du lịch.

Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về khai thác và phát huy di sản văn hoá

-Thường xuyên đào tạo nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, các lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên trách trong công tác quản lý khai thác di sản văn hoá. Phát triển truyền thông, giáo dục nâng cao trình độ dân trí, tiếp cận và làm chủ trình độ khoa học công nghệ trong công tác quản lý khai thác di sản văn hoá.

-Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho nhân dân về những giá trị của di sản. Trên cơ sở có những nhận thức đúng đắn, những người có trách nhiệm, quyền hạn sẽ có những kế hoạch cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản, còn người dân sẽ có những hành động thiết thực để bảo tồn những giá trị văn hóa do chính họ và tổ tiên của họ sáng tạo nên.

-Sở VHTT&DL chỉ đạo triển khai biên soạn giáo trình giảng dạy hát bội, bài chòi bậc trung cấp hệ chính quy choTrường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Bình định.


-Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện biên soạn tài liệu giảng dạy hát bội, bài chòi dùng cho học sinh các cấp: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

-Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các nghệ nhân về một số kỹ năng, nội dung liên quan trong việc truyền dạy hát bội, bài chòi trong gia đình và cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

3.2.2.2. Nhóm giải pháp phụ

a. Giải pháp tăng cường quảng bá cho hát bội, bài chòi

Khai thác di sản văn hoá phi vật thể Hát Bội, Bài Chòi phục vụ phát triển du lịch Bình Định - 16

Theo số liệu điều tra của tác giả thì hơn 35% du khách biết được hát bội, bài chòi là từ giới thiệu của người thân hay bạn bè. Điều này chứng tỏ công tác truyền thông quảng bá cho hát bội, bài chòi là chưa có hiệu quả. Ngay từ bây giờ cần tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu các chương trình du lịch văn hóa hát bội, bài chòi trên các phương tiện thông tin truyền thông, đến các hãng lữ hành trong và ngoài nước thường xuyên bằng các việc như:

- Tổ chức cho các hãng lữ hành tại các tỉnh và trong tỉnh đi khảo sát các tuyến điểm du lịch có thể phát triển loại hình du lịch này. Liên kết, phối hợp với các tỉnh bạn trong phát triển du lịch. Chú ý phát triển tour du lịch có thưởng thức hát bội, bài chòi cho khách.

-Trang bị vốn kiến thức về nghệ thuật hát bội, bài chòi cho đội ngũ hướng dẫn

viên.

-Đầu tư cho công tác tổ chức các lễ hội mùa xuân năm 2018, đây là dịp tốt nhất để

quảng bá cho du lịch Bình Định cũng như sản phẩm du lịch văn hóa hát bội, bài chòi. Trong năm tới các lễ hội mùa xuân sẽ đón rất nhiều khách về tham quan, du lịch, dự lễ hội là điều có thể dự báo trước được. Bộ VHTT&DL cần chỉ đạo, hướng dẫn Sở phối hợp chính quyền địa phương chỉnh trang cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật: xây dựng bãi đỗ xe, điện nước, vệ sinh công cộng, dịch vụ ăn uống, lưu trú, phân luồng giao thông… đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong dịp lễ hội.

-Phát hành các tập gấp, những quyển sách nhỏ giới thiệu một cách khái quát nhất về nghệ thuật hát bội - bài chòi, giới thiệu về chương trình biểu diễn hát bội, bài chòi tại Bình Định.


- Đưa hát bội, bài chòi vào các chương trình du lịch và gửi tới các đại lý gửi khách ở một số quốc gia trên thế giới có tiềm lực về du lịch.

- Giới thiệu hát bội, bài chòi trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, tivi và cần tăng cường thời lượng phát sóng hơn nữa.

-Tổ chứ c hội thảo khoa học có sự tham gia của nhiều đối tượng như chuyên gia du lịch, nhà nghiên cứu nghệ thuật, nghê ̣nhân, nghệ sỹ, cư dân địa phương nhằm tăng cường công tác truyền thông, quảng bá cho hát bội, bài chòi.

Có thể nói, có rất nhiều hình thức quảng bá cho một sản phẩm du lịch, nhưng cách quảng cáo tốt nhất vẫn là chính bản thân chất lượng của sản phẩm ấy.

b. Giải pháp về công tác nghiên cứu tiềm năng

Giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của hát bội, bài chòi là vô cùng cần thiết hiện nay. Do cũng mới được công nhận Di sản văn hóa cấp quốc gia gần đây (2014) nên thực chất các nghiên cứu tiềm năng về hát bội, bài chòi còn rất ít, gần như là chưa có. Để thực hiện tốt công tác nghiên cứu tiềm năng, cần phải:

- Thường xuyên tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề liên quan đến hát bội, bài chòi. Mời các chuyên gia, nghệ nhân, nghệ sĩ cũng như các nhà nghiên cứu tham gia viết báo cáo, tham luận.

- Khuyến khích, hỗ trợ các nhà nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về hát bội, bài chòi bằng các giải thưởng, quà tặng,…

- Cung cấp kinh phí, cử các cán bộ, chuyên gia đi tập huấn học hỏi từ các tỉnh thành trong nước cũng như các nước khác về việc bảo tồn cũng như khai thác các sản phẩm văn hóa phi vật thể.

- Nghiên cứ u thi ̣hiếu của khách du lic̣ h, sở thích và khả năng tiếp nhân hát bôị, bài chòi.

nghê ̣thuât

- Cung cấp tuồng tích trước cho du khách di thưở ng lãm sản phẩm du lic̣ h văn hoa

phi vâṭ thể hát bôị, bài chòi.

- Thiết kế sản phẩm phù hơp cho từ ng loaị khách du lic̣ h.


KẾT LUẬN


Ngày 30 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Triển khai thực hiện Chiến lược, ngày 22 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các giải pháp chiến lược như sau:

Phát triển sản phẩm đặc trưng văn hóa Việt Nam, đặc trưng văn hóa các vùng miền; Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản, di tích, lễ hội, lối sống địa phương, làng nghề, văn hóa ẩm thực; Phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; Phát triển các công trình văn hóa tạo điểm nhấn hấp dẫn du lịch; Phát triển nhân lực; Phát triển thị trường; Đầu tư và chính sách; Hợp tác quốc tế; Quản lý nhà nước về du lịch; Tăng cường bảo tồn, công nhận và tôn vinh các giá trị văn hóa và có chính sách khuyến hích, huy động và sử dụng tối ưu nguồn lực về tài nguyên văn hóa trở thành một trọng những lợi thế quốc gia trong phát triển du lịch.

Đây là những hướng đi đúng đắn cũng như là bước đột phá cho việc khai thác và bảo tồn những sản phẩm văn hóa phi vật thể ở Bình Định nói riêng và cả nước nói chung. Căn cứ từ những định hướng này mà bài nghiên cứu đề xuất những giải pháp tối ưu nhất cho việc khai thác “Hát bội”, “Bài chòi” ở Bình Định.

Dựa trên những hạn chế được đánh giá, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao giá trị việc khai thác sản phẩm văn hóa phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” Bình Định như là giải pháp về chính sách, giải pháp về nghiên cứu tiếm năng, giải pháp về khai thác khách,...

Bên cạnh những đóng góp trên, đề tài còn có những hạn chế cần phải thừa nhận:

Nghiên cứu chưa thể đánh giá tổng quát về giá trị khai thác di sản văn hóa phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” mà mẫu đại diện nhỏ, chỉ có 120 phiếu khảo.

Các giải pháp đưa ra chỉ dừng ở góc độ chung, chưa đi sâu mang tính kỹ thuật.


Tác giả mặc dù đã cố gắng chắc chắn nghiên cứu sẽ không tránh khỏi sai sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình để hoàn thiện đề tài giúp cho đề tài đạt kết quả tốt hơn.


TÀ I LIÊU THAM KHẢ O


Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Đoàn Nông (1943), Sự tích và nghệ thuật hát bộ, NXB Văn nghệ

2. Hoàng Chương và Nguyễn Có (1997), Bài chòi và dân ca Bình Định, NXB Sân khấu.

3. Hoàng Chương (2000), Nghệ thuật Tuồng Bắc, NXB Sân khấu

4. Trần Hồng (2003), Âm nhạc kịch dân ca, NXB Sân khấu

5. Trần Văn Khải (1970), Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam, Nhà sách Khai Trí - Sài Gòn.

6. Hoàng Chương (2015), Bảo tồn và phát huy các giá trị của nghệ thuật Bài Chòi trong đời sống hôm nay, Đề tài NCKH cấp Bộ.

7. Hoàng Lê (2001), Lịch sử ca kịch và âm nhạc bài chòi, Sở Văn hóa - Thông tin Bình Định.

8. Tuấn Giang (2013), Lịch sử và đặc trưng tuồng, Tạp chí văn học nghệ thuật

9. Nguyễn Quyết Thắng (2017), Xây dựng chính sách phát triển du lịch văn hóa bền vững một số nước trên thế giới: Bài học cho Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 32 (42) - Tháng 01 - 02/2017, tr 19 – 25.

10. Nguyễn Quyết Thắng (2017), “Khai thác các giá trị văn hóa truyền thồng trong phát triển bền vững tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Số 8 (471), tháng 8/2017, tr 22 – 30.

11. .Đỗ Hà (2014), “Huyện Mai Châu phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới”, Báo Hòa Bình, Hòa Bình.

12. Hương Lan (2015), “Sức hút du lịch Mai Châu”, Trung tâm thông tin điện tử - UBND Tỉnh Hòa Bình, Hòa Bình.

13. Lê Thị Minh Huế (2009) với đề tài:“Khai thác di sản văn hóa quan họ Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch”, Trường Đại học KH-XH&NV Hà nội.

14. Nguyễn Quỳnh Hoa (2016) nghiên cứu:“Tiếp thị di sản văn hoá để thúc đẩy tăng trưởng du lịch ở các vùng ngoại vi của Việt Nam để phát triển kinh tế bền vững”.

15. Nguyễn Xuân Đà (1998), Tạp chí Sân khấu Xuân Kỷ Tỵ

16. Phan Văn Ngoạn (2015), nghiên cứu “Khai thác nghệ thuật cải lương ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển du lịch”. Đại học quốc gia Hà nội

17. Trần Thị Huyền (2012) với đề tài: “Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật ca trù ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch”, Trường Đại học KH-XH&NV Hà nội.

18. Niên giám thống kê Tỉnh Bình Định 2013 – 2016

19. Quốc hội (2001), Luật di sản, NXB Chính trị quốc gia Hà nội

20. Tổng cục du lịch (2015), Số liệu thống kê của Tổng cục du lịch

21. UBND Bình Định (2015), Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Bình Định đến năm 2020, Bình Định

22. UBND Tỉnh Bình Định (2017), Số liệu thống kê của của cục thống kê Bình Định năm 2016, Bình Định.

23. UBND Huyện Mai Châu (2013), Báo cáo tình hình phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu – Hòa Bình, VP UBND Huyện Mai Châu.

24. UBND Huyện Mai Châu (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm Phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 , VP UBND Huyện Mai Châu.

Danh mục tài liệu tham khảo nước ngoài

1. Agency for Cultural Affairs, Japan - ACAJ (2013), Policy of Cultural Affairs in Japan Fiscal 2013, http://www.bunka.go.jp/english/pdf/2013_policy.pdf, truy cập ngày 10/11/2015.

2. Ardiwidjaja, R., (2009), Strategic sustainable tourism development in Indonesia, Ministry of Culture and Tourism of the Republic of Indonesia, Indonesia

3. Bojana Spasojević, Dejan Berić, Igor Stamenković, The Valorization Of Tourism Potential of Ovcar-Kablar' Ortodox Monasteries Based on the use of two methods: The qualitative and quantitative research method and the Hilary Du Cros Research method, Geographica Timisiensis, vol. XXII, nr. 1, 2013 (pp. 33- 45)

4. Garrod, B., and A. Fyall, 1998 Beyond the Rhetoric of Sustainable Tourism?

Tourism Management 19:199–212.

5. Kakiuchi, E., (2014), Cultural heritage protection system in Japan: current issues and prospects for

6. Kowalczyk, K. (2008). Vertical crustal movements in Poland for instance any fragment three levellings network, in 7thInternational Conference “Environmental Engineering”, volume 3, pages 1354–1358.

7. Nemanja Tomić, Rastislav Stojsavljević, Sanja Božić, Tourist Evaluation of the Electronic Music Festival “Summer3p” (Palic, Northern Serbia), European Researcher, 2013, Vol.(44), № 3-2

8. Poria, Y., Butler, R. and Airey, D. (2001a) Clarifying heritage tourism.Annals of TourismResearch28 (4), 10

9. Vladimir Malinic and Sasa Stevanovic, Tourist Valorization Of Anthropogenic Tourist Values Of The Municipality Lazarevac, Researches Reviews of the Department of Geography, Tourism and Hotel Management 44-1/2015, Original scientific paper, UDC 338.483.12(497.1 Lazarevac).


Tham khảo internet


1. Trang web tổng cục du lịch Việt Nam: http://www.vietnamtourism.gov.vn/

2. Trang web sở VHTT&DL tỉnh Bình Định: http://sodulich.binhdinh.gov.vn/

3. Trang web UBND tỉnh Bình Định: http://www.binhdinh.gov.vn/inetcloud/portal/main/page/home.ivt

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí