Nội Dung Phân Cấp Quản Lý Thu, Chi Bảo Hiểm Xã Hội Ở Địa Phương


chi trả thấp. Do vậy không thể có cách xử sự đơn giản, áp dụng như nhau cho tất cả các địa phương để tránh sự mất công bằng trong hưởng thụ.

1.2.3. Nội dung phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở địa phương

1.2.3.1. Phân cấp về thẩm quyền quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội

* Phân cấp về thẩm quyền quản lý thu bảo hiểm xã hội

Quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 22/6/2007 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu theo Luật BHXH đã xác định phân cấp về thẩm quyền quản lý thu BHXH cho BHXH tỉnh, huyện.

Theo quy định này, BHXH tỉnh có thẩm quyền trong việc xây dựng quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia BHXH trên địa bàn; xây dựng kế hoạch thu báo cáo BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm và thực hiện phân bổ dự toán thu BHXH cho BHXH cấp huyện sau khi được BHXH Việt Nam giao dự toán; hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ, thẻ theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH đối với BHXH cấp huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và quyết toán với BHXH Việt Nam; quản lý tiền thu theo chế độ tài chính hiện hành; hàng quý, có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% của đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu được giữ lại; thực hiện việc tính lãi đối với các đơn vị, cá nhân nộp chậm; thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cá nhân, tập thể, đơn vị về BHXH.

Đối với cấp huyện, BHXH huyện có thẩm quyền trong lập kế hoạch thu nộp BHXH trên địa bàn báo cáo BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm; tổ chức, hướng dẫn, thực hiện thu nộp và mở rộng đối tượng tham gia BHXH cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện; quản lý tiền thu theo chế độ tài chính hiện hành; thực hiện việc tính lãi đối với các đơn vị, cá nhân nộp chậm; hàng quý, có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% của đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện trực tiếp quản lý thu được giữ lại; hướng dẫn các cá nhân, đơn vị, tổ chức thực hiện ghi tờ khai cấp sổ BHXH và thực hiện ghi chép theo dõi quá trình đóng BHXH của các cá nhân, đơn vị; thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cá nhân, tập thể, đơn vị về BHXH.

* Phân cấp về thẩm quyền quản lý chi bảo hiểm xã hội.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Quyết định 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý, chi trả các chế độ BHXH, thẩm quyền của BHXH tỉnh, huyện trong quản lý chi BHXH được quy định rất cụ thể.

BHXH tỉnh có trách nhiệm lập dự toán chi BHXH hàng năm báo cáo BHXH Việt Nam và thực hiện hướng dẫn, phân bổ dự toán chi BHXH cho BHXH cấp huyện sau khi được BHXH Việt Nam phê duyệt; cấp phát kinh phí và lập danh sách chi trả cho các đối tượng để BHXH cấp huyện tổ chức chi trả, đồng thời định kỳ xét duyệt quyết toán chi cho BHXH cấp huyện; trực tiếp chi trả, quyết toán chi chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu; thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán, báo cáo thống kê, lưu trữ chứng từ đúng quy định, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời cho người lao động; tạm dừng chi trả chế độ khi đối tượng xuất cảnh trái phép, bị toà án tuyên bố mất tích hoặc đang chấp hành phạt tù nhưng không được hưởng án treo; thu hồi số tiền đối tượng hưởng sai khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá - 4

BHXH cấp huyện có trách nhiệm lập dự toán chi BHXH cho các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn huyện báo cáo BHXH tỉnh; tổ chức xét duyệt chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho các đơn vị trực tiếp quản lý thu theo phân cấp; thực hiện chi trả trực tiếp hoặc ký kết hợp đồng chi trả với Ban đại diện chi trả xã, phường để tổ chức chi trả cho các đối tượng thụ hưởng và thực hiện quyết toán chi BHXH cho các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn; tạm dừng chi trả chế độ khi đối tượng xuất cảnh trái phép, bị toà án tuyên bố mất tích hoặc đang chấp hành phạt tù nhưng không được hưởng án treo; thu hồi số tiền đối tượng hưởng sai khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; thực hiện nghiêm túc việc ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính với BHXH tỉnh theo quy định.

Ban đại diện chi trả xã, phường được uỷ quyền quản lý chi BHXH có trách nhiệm nhận tiền mặt do BHXH huyện cấp ứng từ Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT cấp huyện, vận chuyển về các điểm chi trả để cấp phát cho các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn xã, phường; chi trả cho đối tượng thụ hưởng theo danh sách chi trả do BHXH tỉnh lập; thực


hiện việc báo cáo tăng, giảm và thu hồi những khoản đã chi sai chế độ cho các đối tượng thụ hưởng; thực hiện báo cáo quyết toán kinh phí với BHXH huyện.

1.2.3.2. Phân cấp về kiểm tra, kiểm soát thu, chi bảo hiểm xã hội

Quyết định số 3592/QĐ-BHXH, ngày 27/12/2006 và Quyết định số 3591/QĐ- BHXH, ngày 27/12/2006 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của BHXH Việt Nam đã xác định. Công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm giúp Tổng giám đốc BHXH Việt Nam trong việc quản lý thực hiện chế độ chính sách, quản lỹ quỹ BHXH theo quy định của pháp luật. BHXH tỉnh có nhiệm vụ kiểm tra và phối hợp với các tổ chức thanh tra, kiểm tra khác để kiểm tra các hoạt động về BHXH trong phạm vi quyền hạn được giao.

Theo quy định này, việc phân cấp công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định như sau:

BHXH tỉnh có thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện thu, chi BHXH của BHXH cấp huyện; kiểm tra các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH trong phạm vi tỉnh. Giám đốc BHXH tỉnh là người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra, quyết định xử lý sau kiểm tra.

Giám đốc BHXH tỉnh có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của BHXH tỉnh; có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về BHXH của mình và của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp và giải quyết những khiếu nại mà Giám đốc BHXH huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.

Trưởng phòng kiểm tra của BHXH tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các ban, phòng nghiệp vụ để xây dựng chương trình công tác kiểm tra hàng năm; trình người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra; tổ chức thực hiện kiểm tra; đôn đốc, theo dõi việc kiểm tra nội bộ, việc tự kiểm tra tại các đơn vị sử dụng lao động, việc thực hiện xử lý sau kiểm tra, kiến nghị việc phúc tra khi thấy cần thiết.

BHXH cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về BHXH của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. Trường hợp


không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn khiếu nại lần đầu đến BHXH tỉnh.

Như vậy, theo quy định, BHXH cấp huyện chưa được giao thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện thu, chi BHXH của các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách BHXH, đại diện chi trả xã, phường; chưa được giao thẩm quyền giải quyết đơn thư tố cáo.

1.2.3.3. Phân cấp về quản lý bộ máy tổ chức và cán bộ bảo hiểm xã hội


Quyết định số 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB ngày 17/12/2002 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã quy định, đứng đầu cơ quan BHXH tỉnh là Giám đốc BHXH tỉnh. Giám đốc quản lý điều hành theo chế độ thủ trưởng, giúp việc Giám đốc có các Phó giám đốc. Ban Giám đốc BHXH tỉnh trực tiếp quản lý điều hành các trưởng phòng chức năng. Các trưởng phòng chức năng có các phó trưởng phòng giúp việc. Họ là những người quản lý trực tiếp các nhân viên, cán bộ, công chức thuộc mỗi phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụ được giao theo từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và giúp Giám đốc BHXH tỉnh trên những lĩnh vực đó.

ở cấp huyện, Giám đốc BHXH huyện quản lý cơ quan cũng theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc BHXH huyện cùng các Phó giám đốc (những người giúp việc cho Giám đốc) quản lý công chức viên chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện. Dưới quyền quản lý của Giám đốc BHXH huyện chỉ có các công chức, viên chức, không có cấp quản lý trực thuộc.

Về phân cấp quản lý cán bộ, Quyết định số 1556/QĐ-BHXH-TCCB ngày 29/10/2003 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định như sau:

Đối với công chức, viên chức trong biên chế khung và lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam thống nhất quản lý Trưởng ban, Phó trưởng ban của BHXH Việt Nam; Tổng biên tập, Phó tổng biên tập Báo BHXH, Tổng biên tập, Phó tổng biên tập Tạp chí BHXH; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng trực thuộc các ban của BHXH Việt Nam; Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh; Giám đốc, Phó giám đốc BHXH huyện; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chức năng thuộc BHXH tỉnh; công chức ngạch chuyên viên chính và cán bộ, công chức thuộc cơ quan BHXH Việt Nam; kế


toán trưởng các đơn vị dự toán cấp II (BHXH tỉnh), cấp III (BHXH cấp huyện). Giám đốc BHXH tỉnh được phân cấp quản lý chức danh còn lại.

Trên cơ sở biên chế khung được giao, BHXH Việt Nam giao chỉ tiêu biên chế cho BHXH cấp tỉnh dựa vào số phòng chức năng trực thuộc, số đơn vị trực thuộc, số đơn vị hành chính cấp huyện, số đối tượng tham gia và hưởng BHXH, vị trí địa lý, ...Trên cơ sở tổng biên chế được giao, BHXH cấp tỉnh có nhiệm vụ phân bổ cho BHXH cấp huyện quản lý sử dụng.

Về tuyển dụng vào biên chế khung, BHXH Việt Nam thực hiện thông qua kỳ thi tuyển theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức. Khi tiếp nhận công chức trong biên chế nhà nước thuộc diện Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quản lý, Giám đốc BHXH tỉnh được ra quyết định tiếp nhận sau khi có ý kiến phê duyệt của BHXH Việt Nam. Việc tiếp nhận các chức danh còn lại, Giám đốc BHXH tỉnh chủ động quyết định kể cả việc ký hợp đồng với người lao động để đảm nhiệm các chức danh bảo vệ, lái xe, tạp vụ theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, thuyên chuyển đối với các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh; kế toán trưởng các đơn vị dự toán cấp II do Tổng giám đốc trực tiếp quyết định. Đối với các chức danh công chức viên chức còn lại nhưng thuộc diện BHXH Việt Nam quản lý, Giám đốc BHXH tỉnh quyết định khi có văn bản phê duyệt của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Các chức danh còn lại do Giám đốc BHXH tỉnh trực tiếp quyết định.

Về nâng bậc lương, bổ nhiệm ngạch công chức, BHXH Việt Nam thực hiện việc bổ nhiệm vào ngạch công chức, nâng bậc lương trước thời hạn cho cán bộ công chức toàn ngành; thực hiện nâng bậc lương định kỳ đối với các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh. Đối với các chức danh còn lại Tổng giám đốc BHXH Việt Nam uỷ quyền cho Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện trên cơ sở đề nghị của BHXH cấp huyện, các phòng chức năng.

Về thực hiện các chế độ BHXH đối với cán bộ, công chức ngành BHXH, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam trực tiếp thông báo và ra quyết định nghỉ việc và hưởng chế độ BHXH cho cán bộ công chức toàn ngành; trực tiếp ra quyết định thực hiện chế độ BHXH


đối với các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh. Việc thực hiện chế độ BHXH đối với các chức danh còn lại uỷ quyền cho Giám đốc BHXH tỉnh trên cơ sở hồ sơ lý lịch BHXH tỉnh đang quản lý.

Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành BHXH, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quyết định cử đi đào tạo hệ cao học và nghiên cứu sinh đối với công chức viên chức toàn ngành; quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng chương trình quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp đối với các chức danh từ cấp ban, lãnh đạo BHXH cấp tỉnh trở lên. Việc quyết định cử cán bộ đi bồi dưõng lý luận chính trị, quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, học đại học, cao đẳng được Tổng giám đốc uỷ quyền cho Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện.

Về đánh giá công chức hàng năm, Tổng giám đốc trực tiếp đánh giá, nhận xét đối với các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh. Việc nhận xét, đánh giá các chức danh còn lại do Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện.

Như vậy theo quy định hiện hành, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định cơ cấu tổ chức của BHXH cấp tỉnh, huyện; quản lý toàn diện đội ngũ cán bộ công chức thuộc hệ thống BHXH Việt Nam; quyết định biên chế của BHXH tỉnh.

Tổng giám đốc BHXH Việt Nam uỷ quyền cho Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện một số nội dung quản lý và phân bổ biên chế cho BHXH cấp huyện.

Giám đốc BHXH cấp huyện được Giám đốc BHXH tỉnh uỷ quyền thực hiện một số nội dung quản lý và trực tiếp quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ công chức để đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác được giao theo chức năng.


Chương 2

Thực trạng phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa


2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh thanh hoá và qúa trình hình thành hệ thống tổ chức quản lý Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hoá ảnh hưởng đến phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thanh Hóa nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, cách Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1560 km về phía Bắc. Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.120,34 km2 (bằng 3,4% diện tích cả nước), với 01 thành phố cấp II; 02 thị xã và 24 huyện với 634 xã, phường, thị trấn. Địa hình Thanh Hoá đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, với 1/2 diện tích là đồi núi được chia thành 3 vùng theo địa giới hành chính. Vùng trung du, miền núi gồm 11 huyện, với diện tích 7.984,4 km2, chiếm 71,8% diện tích toàn tỉnh. Vùng đồng bằng được bồi tụ bởi các hệ thống sông Mã, Sông Chu, sông Yên, sông Hoạt bao gồm 10 huyện, thị xã, thành phố, có diện tích 1.901,58 km,2 chiếm 17,1% diện tích toàn tỉnh. Vùng ven biển gồm 6 huyện, thị xã chạy dọc theo bờ biển, với diện tích 1.234,36 km2, chiếm 11,1% diện tích toàn tỉnh.

Điều kiện tự nhiên của Thanh Hoá có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế phát triển sẽ là điều kiện tốt để thu hút ngày càng đông số lao động tham gia và hưởng chính sách BHXH.

Tuy nhiên, diện tích đất rộng, bao gồm cả ba vùng sinh thái, thường xuyên có bão, áp thấp nhiệt đới, giao thông khó khăn, là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý thu, chi BHXH.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Thanh Hóa là tỉnh đông dân đứng thứ hai trong 64 tỉnh, thành phố của cả nước. Tính đến 31/12/2006, dân số toàn tỉnh là 3.681.970 người, chiếm 4,4% dân số của cả nước. Dân số trong độ tuổi lao động là 2.279.777 người, chiếm trên 61,9% dân số. Trong đó, lao


động làm nông nghiệp chiếm 75,2%. Hàng năm dân số bước vào độ tuổi lao động khoảng trên 30.000 người.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng khá và liên tục. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 10,2 % ( tốc độ tăng GDP thời kỳ 1996 - 2000 là 7,3%). GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt 519,5 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2000. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, tạo động lực mới cho nền kinh tế của tỉnh. Các doanh nghiệp Nhà nước đã căn bản được sắp xếp, chuyển đổi sở hữu. Số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh. Năm 2007 đã có 760 doanh nghiệp thành lập mới. Hiện nay, toàn tỉnh có 4615 doanh nghiệp. Kinh tế hợp tác được đổi mới và phát triển đa dạng. Cả tỉnh hiện có

1.020 hợp tác xã; 26.265 tổ hợp tác. Kinh tế hộ, kinh tế cá thể ngày càng phát triển. Mô hình kinh tế trang trại phát triển cả về số lượng, quy mô và hiệu quả. Toàn tỉnh hiện có 3.655 trang trại.

Nhiều dự án quan trọng đã và đang được xây dựng trên địa bàn tỉnh như: Cảng Nghi Sơn, nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn, đường Hồ Chí Minh, công trình thuỷ lợi thuỷ điện Cửa Đặt, khu công nghiệp Tây Bắc Ga thành phố Thanh Hóa.v.v...

Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tiến bộ và từng bước được xã hội hóa. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ tăng dân số năm 2006 là 7,8%o. Tuổi thọ trung bình của người dân được nâng lên từ 69,4 tuổi (năm 1989) lên 71,5 tuổi (năm 2006). Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 30,81% năm 2006. Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 45.657 người.

Như vậy, có thể thấy rằng tỉnh Thanh Hoá có điều kiện kinh tế, xã hội rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề, dịch vụ, công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao mức sống của nhân dân và thu hút nhiều lao động tham gia và hưởng BHXH.

Tuy nhiên, điều kiện địa bàn rộng, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trình độ dân trí của đồng bào còn thấp cũng là khó khăn không nhỏ đối với quản lý thu, chi BHXH. Đặc biệt, việc đảm bảo chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH một cách thuận tiện, an toàn, đúng kỳ, đủ số là một vấn đề khá nan giải đối với cơ quan quản lý BHXH Thanh Hoá.

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 02/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí