MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cân đối thu-chi tài chính Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nguyên tắc phải được hạch toán độc lập phần thuộc ngân sách nhà nước và phần do quỹ BHXH đảm bảo. Việc hoạt động thu-chi phải rõ ràng giữa nguồn Ngân sách nhà nước phải trả cho người thụ hưởng chế độ BHXH trước 1995; người thụ hưởng chế độ từ năm 1995 do quỹ BHXH đảm bảo chi trả cho người hưởng, do đó việc kế toán hoạt động thu-chi BHXH phải đáp ứng được nguyên tắc độc lập.
Kế toán thu chi BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của ngành BHXH, phải đáp ứng được cụ thể như sau: Thu đúng đối tượng, thu đủ theo mức đóng, kịp thời theo phương thức đóng; giảm thiểu thủ tục thu nộp cho đơn vị và nhân dân, mở rộng đối tượng tham gia theo Nghị quyết 28 của Trung ương (TW) về cải cách bảo hiểm xã hội; quỹ BHXH vẫn tiềm ẩn nguy cơ về mất cân đối trong trung và dài hạn; các chế độ BHXH còn chưa đa dạng, linh hoạt nên thiếu hấp dẫn; hồ sơ, thủ tục còn chưa thực sự thuận lợi cho doanh nghiệp, người lao động (NLĐ), số doanh nghiệp (DN) nợ đóng, trốn đóng BHXH vẫn còn khá phổ biến; việc tăng trưởng nguồn thu BHXH còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng hiện tại.
Kế toán chi tại BHXH có thể coi là một khâu trọng yếu trong việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác kế toán chi BHXH trên địa bàn huyện còn bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập như: vẫn còn tồn tại tình trạng lợi dụng khe hở của Luật BHXH để trục lợi BHXH của các cá nhân và các tổ chức; hệ thống BHXH được tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến cấp huyện, mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực BHXH tại cấp xã chưa có cán bộ chuyên môn thực hiện, nhất là công tác quản lý đối tượng và chi BHXH gặp nhiều khó khăn do hoàn toàn phụ thuộc vào đại lý bưu điện….Mặt khác, trong điều kiện thời đại công nghệ 4.0 hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng, Nghị quyết 28 của TW về cải cách Bảo hiểm xã hội,
số đối tượng hưởng BHXH ngày càng tăng, đa dạng, phức tạp, số tiền chi BHXH ngày càng lớn, nên vấn đề quản lý chặt chẽ nguồn quỹ, đảm bảo chi đúng, đủ, kịp thời và thuận lợi là ưu tiên hàng đầu cho ngành BHXH.
Kế toán thu chi BHXH là một trong những công cụ quản lý kinh tế nhằm phản ánh và giám đốc toàn diện các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị.
Ngoài ra, kế toán còn có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các khoản thu, chi tài chính, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản và nguồn hình thành; phát triển và ngăn ngừa các hành vi vi phạm về luật kế toán; phân tích thông tin, số liệu kế toán giúp đơn vị, người quản lý điều hành đơn vị; cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán thu chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên - 1
- Bảo Hiểm Xã Hội Góp Phần Thực Hiện Công Bằng Xã Hội
- Vai Trò Của Công Tác Thu Bảo Hiểm Xã Hội
- Lập Kế Hoạch Thu, Dự Toán Chi Bảo Hiểm Xã Hội
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Kế toán bảo hiểm xã hội là công việc tổ chức hệ thống thông tin, bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, tài sản công; tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở đơn vị. Do vậy, qua việc nghiên cứu, tìm hiểu kế toán thu chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên tác giả nhận thấy việc công tác kế toán thu-chi, đúng chế độ, khoa học, hợp lý, chính xác và đầy đủ tại đơn vị có ý nghĩa, tầm quan trọng đối với việc tổ chức thu nhận, cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ về tình hình thu- chi Bảo hiểm xã hội Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên từ đó làm cơ sở để, ngành Bảo hiểm xã hội tham mưu với Đảng, Nhà nước hoạch định chính xác các chủ trương, đường lối, pháp luật việc thực hiện chế độ BHXH cho người thụ hưởng, đảm bảo việc ổn định và tăng trưởng quỹ BHXH.
Xuất phát từ đặc điểm trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Kế toán thu
– chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Kế toán thu - chi tại cơ quan bảo hiểm xã hội đã được một số tác giả nghiên cứu dưới các góc độ tiếp cận khác nhau như:
Luận văn thạc sĩ “Kế toán hoạt động thu-chi tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam” của tác giả Tường Thị Huyền Trang Trang năm 2014. Tác giả chỉ tiếp cận cơ bản kế toán hoạt động thu- chi Bảo hiểm xã hội tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên luận văn chưa kiểm soát được vấn đề quản lý thu, chi, kế toán thu chi được kịp thời, áp dụng công nghệ thông tin trong giao dịch với cơ quan BHXH, đặc biệt là giao dịch điện tử mức độ 4 và cổng dịch vụ công.
Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội” của tác giả Đặng Thị Trà My năm 2018 tại Trường Đại học Lao động- xã hội; Luận văn nghiên cứu dưới góc độ về tổ chức bộ máy kế toán tại bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội. Mà tổ chức bộ máy kế toán chỉ là một bộ phận trong hoạt động kế toán thu chi tại bảo hiểm xã hội, bộ máy kế toán còn cồng kềnh, chưa kết nối đầu vào, đầu ra của hệ thống tập trung của ngành BHXH. Bộ máy hạch toán kế toán thu, chi phải đi từ kế toán thu( đầu vào) và từ dữ liệu đầu vào khi chi (đầu ra) phải căn cứ vào đầu vào để giải quyết chi chế độ.
Luận văn thạc sĩ kế toán “Hoàn thiện công tác tài chính kế toán tại Bảo hiểm xã hội Đà Nẵng” của tác giả Trần Đình Hải 2012 tại Trường Đại Học Đà Nẵng; Luận văn nghiên cứu hoàn thiện được cơ chế quản lý tài chính dưới góc độ về tài chính và nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội, quản lý sử dụng các quỹ thành phần của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên luận văn chưa phân tích được quỹ ốm đau thai sản 3% và thực trạng lạm dụng quỹ ốm đau thai sản.
Luận văn thạc sĩ Kế toán “Kế toán hoạt động thu và chi tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Tiêu Minh Thùy năm 2016 tại Trường đại học Thương Mại; Luận văn nêu cơ bản về kế toán thu, kế toán chi BHXH,
BHYT, BHTN tuy nhiên chưa đề cập đến việc quản lý thu, chi và các giải pháp tăng cường mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Tác giả đã tiếp cận được cơ bản về chế độ kế toán theo Thông tư 102/2018/TT-BTC ban hành chế độ kế toán đối với Bảo hiểm xã hội; Quyết định 595/QĐ-BHXH về ban hành Quy trình quản lý thu BHXH,BHYT, BHTN, TNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; Quyết định 166/QĐ-BHXH về Ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN.
Như vậy những luận văn nghiên cứu của các tác giả trên đây đã có những đóng góp nhất định kể cả về mặt lý luận và thực tiễn kế toán thu- chi tại Bảo hiểm xã hội,chỉ ra tính chất đặc thù của ngành Bảo hiểm xã hội, những hạn chế, nguyên nhân và đưa ra những giải pháp cụ thể hoàn thiện kế toán thu – chi tại Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, các luận văn nghiên cứu cũng còn một số khoảng trống chưa đề cấp tới:
- Các luận văn đã chưa nêu các giải pháp kiểm soát chi để kiểm soát lỗ hổng về làm dụng các quỹ BHXH
- Chưa hoàn thiện giải pháp kế toán thu tại cơ quan Bảo hiểm xã hội gây thất thoát nguồn thu BHXH.
Tất cả các nghiên cứu nói ở trên, ở mức độ khác nhau đã giúp tác giả có một số tư liệu và kiến thức cần thiết để hình thành các hiểu biết chung, tiếp cận đi sâu nghiên cứu luận văn “Kế toán thu- chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Hoàn thiện kế toán thu-chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán thu –chi tại đơn vị Bảo hiểm xã hội.
- Phân tích thực trạng về kế toán thu – chi tại cơ quan Bảo hiểm xã hội
huyện Tiên Lữ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thu – chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động BHXH tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ trong đó tập trung chủ yếu vào kế toán thu – chi trong cơ quan BHXH huyện Tiên Lữ, từ đó nghiên cứu thực trạng kế toán thu – chi tại BHXH huyện Tiên Lữ dựa trên cơ sở các nội dung thông tin kế toán: Chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán... sau đó đề ra các giải pháp hoàn thiện kế toán thu chi tại BHXH huyện Tiên Lữ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Tại bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên
- Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2017 - 2019
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu:Nguồn tài liệu chủ yếu là Luật Bảo hiểm xã hội, các giáo trình giảng dạy về kế toán hoạt động thu chi BHXH của Trường Đại học kinh tế Quốc dân, luận văn thạc sỹ về Kế toán thu- chi BHXH, tài liệu kế toán thu chi tại Báo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ.
- Phương pháp phân tích số liệu: Từ các thông tin kế toán thu chi tại Bảo hiểm xã hội, chế độ kế toán theo thông tư 102/2018/TT-BTC, Báo cáo tài chính, Bảo cáo quyết toán tác giả phân tích tìm ra các điểm hạn chế, để đưa ra giải pháp hoàn thiện kế toán thu chi tại cơ quan Bảo hiểm xã hội.
- Phương pháp quan sát: Qua thời gian nghiên cứu tôi trực tiếp quan sát các qui trình thực hiện của kế toán hoạt động thu- chi BHXH tại bảo hiểm xã huyện Tiên Lữ. Qua đó giúp tôi có cái nhìn tổng thể về hoạt động kế toán thu chi BHXH.
6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu
- Về lý lý luận
Luận văn làm rõ thêm về các khái niệm, phạm trù, bản chất, nội dung, chức năng, nghiệp vụ của kế toán thu chi tại cơ quan Bảo hiểm xã hội trong hệ thống kế toán Việt Nam.
- Về thực tiễn
Phân tích thực trạng kế toán thu chi, trên cơ sở đó chỉ ra hạn chế, nguyên nhân trong áp dụng kế toán thu chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên .
Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thu - chi tại cơ quan BHXH huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, góp phần đảm bảo kiểm soát chặt chẽ thu – chi đúng chế độ, hướng tới mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội,bảo toàn, tăng trưởng quỹ BHXH, BHYT, BHTN,...
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán thu – chi của cơ quan Bảo hiểm xã hội Chương 2: Thực trạng kế toán thu – chi tại bảo hiểm xã hội huyện Tiên
Lữ, tỉnh Hưng Yên
Chương 3: Hoàn thiện kế toán thu – chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN THU - CHI CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội
1.1.1. Khái niệm và bản chất về bảo hiểm xã hội
1.1.1.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình khi họ gặp khó khăn do bị mất hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đai, mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật và chết. Hơn nữa BHXH còn bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khoẻ và trợ cấp cho các gia đình khi cần thiết” [19]. Định nghĩa này phản ánh một cách tổng quan về mục tiêu, bản chất và chức năng của BHXH đối với mỗi quốc gia. Mục tiêu cuối cùng của bảo hiểm xã hội là hướng tới sự phát triển của mỗi cá nhân trong cộng đồng và của toàn xã hội đối với mọi người.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với nguời lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, già yếu, mất việc làm, trên cơ hình thành một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo đúng pháp luật. Nhằm bảo đảm an toàn, ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo xã hội.
Theo luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tại khoản 1 điều 3 thì BHXH là Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội [16].
1.1.1.2. Bản chất của bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan, đa dạng, phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường,
mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển tới một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì Bảo hiểm xã hội càng đa dạng và hoàn thiện. BHXH vừa để thực hiện các mục đích xã hội, vừa để thực hiện các mục đích kinh tế trong mỗi cộng đồng, quốc gia.
- Bản chất kinh tế của BHXH
Bản chất kinh tế của BHXH thể hiện ở chỗ những người tham gia cùng đóng góp một khoản tiền trích trong thu nhập (khoản đóng góp này không ảnh hưởng lớn đến đời sống và SXKD của cá nhân hoặc đơn vị) để lập một quỹ dự trữ. Các khoản đóng góp vào quỹ BHXH bao gồm: đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước. Mục đích của việc hình thành quỹ BHXH để trợ cấp cho những NLĐ khi gặp rủi ro, tránh được những hụt hẫng về thu nhập cho họ. Sự hỗ trợ này được lấy từ quỹ BHXH nên giảm và tiết kiệm được chi NSNN. Đồng thời, bản chất kinh tế còn được thể hiện ở chỗ, NLĐ chỉ đóng một phần nhỏ trong thu nhập của mình, nhưng do nhiều nguồn hình thành khác có khoản tiền lớn đảm bảo đủ chi trả tài chính cho họ khi phát sinh nhu cầu được thanh toán.
Quỹ BHXH hoạt động theo nguyên tắc “số đông bù số ít”. Do tính đặc thù giữa thời gian khoản tiền đóng góp của các bên tham gia BHXH và thời gian khoản chi trả trợ cấp BHXH cho những người hưởng chế độ không trùng nhau, đã tạo cho quỹ BHXH có nguồn tiền tạm thời “nhàn rỗi”. Khoản tiền tạm thời “nhàn rỗi” được sử dụng cho hoạt động đầu tư sinh lời bảo tồn giá trị cho quỹ BHXH. Quỹ BHXH được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng, được phản ánh các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối lại thu nhập các nguồn lực giữa các chủ thể tham gia tạo lập và sử dụng quỹ BHXH.
Những luận cứ trên đây đã chứng minh rằng bên cạnh mục tiêu hoạt động BHXH là an toàn xã hội về kinh tế cho mọi người trong cộng đồng, thì BHXH còn là một hình thức huy động vốn. Và với sức mạnh về tài chính của mình cùng với sự quản lý của Nhà nước, BHXH sẽ góp phần ổn định tài