Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Nhật Ký Chung.

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo nội bộ.

2.1.7.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

- Năm tài chính: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ trong ghi chép kế toán là: Đồng Việt Nam.

- Chế độ kế toán áp dụng: 15/2006/QĐ-BTC

- Phương pháp kế toán TSCĐ

+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình và vô hình: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình và vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

- Hình thức kế toán áp dụng: công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung để ghi chép.

Bảng tổng hợp



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Kế toán nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh - 7

Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung.


Chứng từ gốc


Sổ Cái

Nhật Ký chung

Sổ quỹ

Sổ, thẻ kế toán chi tiết


Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi Chú


Ghi hàng ngày

Ghi hàng cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên, phản ánh giá trị thành phẩm hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm trong doanh nghiệp.

+ Phương pháp tính giá vật liệu nhập kho, xuất kho

Giá nhập kho

= Giá mua ghi

trên HĐ

+ Chi phí mua - Khoản giảm giá được hưởng

trên hóa đơn

+ Giá xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: được ghi nhận vào chi phí khi phát sinh

2.1.8 Kết luận về công tác kế toán tại công ty

2.1.8.1 Thuận lợi

- Đa số công nhân viên công ty tuổi đời còn trẻ, luôn có sự năng nổ và lòng nhiệt huyết vì sự phát triển công ty, biết nắm bắt kịp thời các công nghệ mới và đưa ra những ý tưởng mới.

- Công ty đã mạnh dạn đầu tư các máy thi công hiện đại, đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật công trình, đủ sức cạnh tranh với các công ty bạn.

- Ngành xây dựng đang được chính phủ khuyến khích phát triển bằng cách lên kế hoạch cải cách thủ tục hành chính đối với đầu tư cũng như tiêu thụ sản phẩm xây dựng để hướng tới mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá.

2.1.8.2 Khó khăn

- Nền kinh tế luôn phát triển đa dạng, phức tạp, biến động theo chiều hướng khác nhau cùng với sự cạnh tranh quyết liệt về ngành nghề, sản phẩm kinh doanh đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

- Hiện nay các thiết bị máy móc của công ty chưa đủ hiện đại hóa và đầy đủ để phục vụ quá trình sản xuất, cơ sở vật chất, mặt bằng còn hạn hẹp cũng ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và kế hoạch đề ra của công ty.

- Nguồn nguyên liệu cung cấp cho công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh không phải khi nào cũng ổn định do sự biến động về giá cả, tình hình thu mua nguyên vật liệu cũng gặp nhiều khó khăn.

2.2 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH XD – TM Cao Minh

2.2.1 Nguồn NVL – CCDC của công ty TNHH XD – TM Cao Minh

2.2.1.1 Phân loại NVL – CCDC

Đối với Nguyên vật liệu

Nguyên, vật liệu chính:

+ Xi măng, công ty chỉ dùng 5 loại xi măng là: Xi măng Fico PCB40, Xi măng Thăng Long, Xi măng Holcim đa dụng, Xi măng Holcim PCB40, Xi măng Hà Tiên PCB40

+ Thép hộp, thép không rỉ, thép lá mạ kẽm

+ Cát xây, cát tô, cát đại (dùng để đổ bê tông

+ Đá 1x2, đá 2x4

+ Sắt 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20, sắt ống 34x1.4x6m, 42x2.0x6m,42x2.3x6m,49x2.5x6m,60x2.5x6m,60x3.0x6m,76x2.5x6m,76x3.0x6m,90x3.

5,…

- Nguyên vật liệu phụ:Thép ống nhựa, bao tải, bột trét trong, bột trét ngoài, Đinh 5, đinh 1x2, Cột tre (làm kê chắn).

- Nhiên liệu: Là loại vật liệu khi sử dụng có dụng cung cấp nhiệt lượng cho các loại máy móc như: Dầu diezen, Xăng…

- Phụ tùng thay thế : là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị mà công ty sử dụng bao gồm phụ tùng thay thế các loại máy móc, máy cẩu, máy trộn bê tông và phụ tùng thay thế của xe ô tô như: săm lốp ô tô, bạc đạn, mâm xe,…

- Phế liệu thu hồi: Bao gồm các đoạn thừa của thép, sắt, tre, gỗ không dùng được nữa, vỏ bao xi măng.

Đối với Công cụ dụng cụ

- Công cụ dụng cụ: dàn giáo, mác, cuốc, xẻng…

- Bao bì luân chuyển: vỏ bao xi măng…

- Đồ dùng cho thuê: các loại máy móc phục vụ thi công…

2.2.1.2 Nhiệm vụ kế toán NVL - CCDC tại công ty

Xuất phát từ yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cũng như vai trò, vị trí của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức ghi chép phản ánh kịp thời, chính xác số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ nguyên vật liệu tiêu hao sử dụng cho sản xuất, nguyên vật liệu nhập xuất tồn kho

- Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán nguyên vật liệu hướng dẫn kinh doanh kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc thủ kho nhập xuất, thực hiện dúng các chế độ thanh toán ban đầu về nguyên vật liệu (lập chứng từ, luân chuyển chứng từ ) mở các sổ sách, thuế chi tiết về nguyên vật liệu đúng phương pháp quy định, giúp cho việc lãnh đạo và chỉ đạo công tác kế toán trong phạm vi ngành và toàn bộ nền kinh tế.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch mua, tình hình dự trữ và tiêu hao nguyên vật liệu, phát hiện và xử lý kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn nguyên, vật liệu thừa việc sử dụng nguyên vật liệu phi pháp, lãng phí.

- Tham gia kiểm kê đánh giá lại nguyên vật liệu theo chế độ quy định của Nhà nước, lập báo cáo kế toán về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý và điều hành phân tích kinh tế.

2.2.1.3 Nguồn cung cấp NVL - CCDC

DNTN Hoàng Phong Phú, công ty CP TM & DV Đức Toàn, công ty TNHH Thương Mại Từ Tường, DNTN Vĩnh Ký, công ty CP TM & DV Phúc Lâm,…

2.2.2 Tổ chức công tác kế toán NVL - CCDC tại công ty

2.2.2.1 Thủ tục nhập kho

Tại công ty TNHH TM & XD Cao Minh việc mua vật tư do phòng kế hoạch vật tư đảm nhận, mua theo kế hoạch cung cấp vật tư hoặc theo yêu cầu sản xuất thi công. Khi vật tư được mua về, người đi mua hàng sẽ mang hóa đơn: Hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT của đơn vị bán, hóa đơn cước phí vận chuyển lên phòng kế toán. Khi mua NVL – CCDC về đến công ty hoặc kho, nếu xuất thẳng không qua kho thì thủ kho xác nhận vào mặt sau của tờ hóa đơn đã nhận hàng. Nếu nhập kho người đi mua hàng gởi hóa đơn cho phòng vật tư để lập phiếu nhập kho. Khi nhập kho, thủ kho kiểm tra số lượng, chất lượng vật tư ghi trên hóa đơn của NVL – CCDC xong thủ kho ghi ngày tháng năm nhập kho và cùng người giao hàng ký xác nhận. Trường hợp vật liệu mua về có khối lượng lớn, giá trị cao thì công ty sẽ có ban kiểm nghiệm vật tư lập "Biên bản kiểm nghiệm vật tư". Sau khi đã có ý kiến của ban kiểm nghiệm vật tư về số hàng mua về đúng quy cách, mẫu mã, chất lượng theo hoá đơn thì thủ kho mới tiến hành cho nhập kho. Hàng ngày thủ kho chuyển chứng từ lên phòng kế toán làm căn cứ để ghi vào sổ.

Phiếu nhập kho được chia làm 3 liên:

+ Liên 1: Lưu làm chứng từ gốc tại phòng kế hoạch vật tư

+ Liên 2: Do thủ kho lưu giữ rồi gửi lên phòng kế toán

+ Liên 3: Cán bộ mua kèm theo với hóa đơn GTGT

2.2.2.2 Thủ tục xuất kho

Khi có nhu cầu sử dụng NVL – CCDC bộ phận có nhu cầu viết “ Giấy đề nghị cung ứng vật tư”. Chuyển cho phòng vật tư, phòng vật tư căn cứ vào giấy đề nghị để lập phiếu xuất kho. Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu chuyển kế toán trưởng ký rồi chuyển cho Giám Đốc hoặc người ủy quyền duyệt rồi giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho đề nhận hàng. Sau khi đối chiếu khối lượng nguyên vật liệu trên phiếu xuất kho tại cột số lượng yêu cầu đối với khối lượng nguyên vật liệu thực tế có trong kho, thủ kho sẽ ghi vào phiếu xuất kho ở cột số lượng thực xuất và ký xác nhận.

Phiếu xuất kho được chia làm 3 liên:

+ Liên 1: Lưu làm chứng từ gốc tại phòng kế hoạch vật tư

+ Liên 2: Thủ kho nhận rồi chuyển lên phòng kế toán

+ Liên 3: Do đội vật tư giữ

Ngoài số lượng vật tư dùng cho thi công, cho quản lý phục vụ quá trình thi công thì NVL – CCDC ( các phế liệu thu hồi từ công ty) hoặc cho các đơn vị khác vay tạm thời hoặc xuất cho các đội gia công.

Trường hợp xuất bán thì lập hóa đơn bán hàng đồng thời cũng là phiếu xuất hàng.

Hóa đơn bán hàng được lập thành 3 liên:

+ Liên 1: Lưu làm chứng từ gốc tại phòng kế hoạch vật tư

+ Liên 2: Khách hàng giữ

+ Liên 3: Nội bộ

2.2.3 Phương pháp tính giá NVL – CCDC

2.2.3.1 Tính giá NVL – CCDC nhập kho

Nhập kho mua ngoài:(Có hợp đồng mua bán giữa hai bên)

Vật liệu được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau và vào các thời điểm khác nhau nên giá thu mua và chi phí thu mua sẽ khác nhau dẫn đến giá trị nhập cũng khác nhau. Do vậy, chúng đòi hỏi phải được đánh giá theo giá thực tế trên thị trường là giá mua ghi trên hóa đơn và chi phí thu mua gồm có chi phí vận chuyển.

Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho

Cụ thể:

Giá mua trên

=

hóa đơn

Chi phí vận

+

chuyển bốc dỡ

+ Trường hợp bên bán vận chuyển vật tư cho công ty thì giá thực tế nhập kho chính là giá ghi trên hóa đơn.

Nghiệp vụ 1:Căn cứ HĐ số 0000590 ký hiệu PP/11P ngày 14/12/2012 công ty nhập 941 Kg thép ống tròn, giá chưa thuế là 18.500 đ/Kg của DNTN Hoàng Phong Phú trả bằng tiền mặt với số tiền : 17.408.500 đồng, thuế GTGT 10%.

Vậy giá thực tế nhập là 17.408.500 đồng (giá ghi trên hóa đơn chưa thuế).

+ Trường hợp bên bán không vận chuyển vật tư cho công ty thì giá thực tế nhập kho là giá ghi trên hóa đơn cộng chi phí vận chuyển.

Nghiệp vụ 2: Căn cứ HĐ số 0037323 ký hiệu DT/11P ngày 17/12/2012 công ty nhập 12,5tấn Xi măng Holcim đa dụng của công ty CP TM & DV Đức Toàn với giá 1.390.909,12đ/tấn chưa trả tiền: 17.386.364 đồng, (thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển 12,5 tấn Xi măng là 1.000.000 đồng chưa bao gồm thuế, (thuế GTGT 10%):

Vậy giá thực tế nhập xi măng: 17.386.364 + 1.000.000 = 18.386.364 đồng

Nhập kho thuê ngoài gia công chế biến

+ Trường hợp nguyên vật liệu nhập kho thuê ngoài gia công chế biến

Nghiệp vụ 3: Căn cứ vào hóa đơn xưởng nhập gia công hoàn thành ngày 28/12/2012 vì kèo bằng tôn dày 5mm, hàn kết cấu thành phẩm kích thước 200mm x 105mm x100mm đơn giá chi tiết 14.500 x 200 cái = 2.900.000 và gia công chi tiết đầu nối cọc 150mm x 150mm, đơn giá 6.000 đồng x 1500 cái = 9.000.000 đồng, tổng cộng là 11.900.000đồng, cùng với số lượng thép công ty mua về xuất gia công trị giá là

18.900.000 đồng.

Vậy giá thực tế nhập kho vì kèo, đầu nối cọc: 11.900.000 + 18.900.000 = 30.800.000 đồng

Nhập kho khi thu hồi từ các công trình

Do tính chất đặc thù của ngành xây dựng nên các công trình, hạn học công trình sau khi hoàn thành thì các phế liệu thu hồi, một số vật liệu chưa sử dụng sẽ tiến hành nhập kho .

Nghiệp vụ 4: Ngày 24/12/2012 công ty tái nhập Xi măng Vicem Hà Tiên đa dụng thừa kế toán xác định giá trị thừa 13.500.000 đồng.

Vậy giá thực tế nhập kho : 13.500.000 đồng

+ Trường hợp khác

Nghiệp vụ 5: Căn cứ HĐ số 0000059 ký hiệu VK/12P ngày 30/12/2012 công ty nhập Thép láp tròn các loại của DNTN Vĩnh Ký trả bằng chuyển khoản với số tiền

18.697.140 đồng (thuế GTGT 10%). Giá mua thép: 14.200 đồng/Kg. Số lượng ghi trên hóa đơn là 1.197 Kg, số lượng thực nhập: 2.100 Kg.

Vậy giá thực tế nhập kho: Giá ghi trên hóa đơn

2.2.3.2 Tính giá NVL – CCDC xuất kho

Giá thực tế vật liệu xuất dùng cho thi công: tính theo giá bình quân gia quyền. Cụ thể công ty có các nghiệp vụ phát sinh trong tháng như sau:

Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào giấy đề nghị lĩnh vật tư yêu cầu số lượng xuất là 850 Kg thép ống tròn cho công trình Metro Rạch Giá. Theo phiếu nhập kho số 258/PN ngày 14/12/2012 thép được nhập 941Kg với giá 18.500 đ/Kg có số lượng tồn đầu kỳ 634Kg giá 17.800đ/Kg.

Giá thực tế xuất kho của 1kg thép:

634 x 17.800 + 941 x 18.500

634 + 941


Trị giá xuất kho:

= 18.218 đồng/ Kg


18.218 x 850 = 15.485.300 đồng

Nghiệp vụ 2: Cũng căn cứ vào giấy đề nghị lĩnh vật tư yêu cầu số lượng xuất là 12,5 tấn Xi măng Holcim đa dụng cho công trình Nhà Nguyễn Huy Tưởng. Theo phiếu nhập kho số 262/PN ngày 17/12/2012 với trị giá 18.386.364 đồng, không có số lượng tồn đầu kỳ.

Vậy giá thực tế xuất kho của 1 tấn xi măng :

18.386.364 : 12.5 = 1.470.909,12 đồng

Nghiệp vụ 3: Ngày 31/12/2012 công ty xuất hết Xi măng Vicem Hà Tiên đa dụng thừa cho công trình nhà Nguyễn Huy Tưởng với trị giá 13.500.000đồng. Theo Phiếu nhập số 277/PN ngày 30/12/2012 thì giá thực tế xuất kho: 13.500.000đồng.

2.2.4 Hạch toán chi tiết NVL – CCDC tại công ty

2.2.4.1 Chứng từ sử dụng

+ Hóa đơn giá trị gia tăng

+ Phiếu nhập kho

+ Giấy đề nghị xuất kho

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

2.2.4.2 Sổ kế toán chi tiết NVL – CCDC

+ Thẻ kho

+ Sổ kế toán chi tiết vật tư, bảng theo dòi xuất nguyên vật liệu

+ Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu.

+ Sổ Nhật Ký Chung

+ Sổ Cái TK152,153

2.2.4.3 Phương pháp hạch toán chi tiết NVL – CCDC

Công ty TNHH TM&XD Cao Minh hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song.


Giấy đề nghị xuất NVL-CCDC

Phiếu nhập



Phiếu xuất

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ phương pháp thẻ song song tại công ty TNHH Cao Minh


Hóa đơn, chứng từ

Thẻ kho


Sổ kế toán chi tiết

Ghi chú:





Bảng kê tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn

Sổ kế toán tổng hợp

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí