Cơ Cấu Nhân Sự Theo Độ Tuổi Của Công Ty Tnhh Xd – Tmcao Minh

Nhận xét

Nhìn chung, đa phần lao động của Công ty chủ yếu là ở trình độ Công nhân kỹ thuật và Đại học – Cao đẳng (chiếm trên 30%). Điều này là do yêu cầu lao động cần cho quá trình quản lý là chủ yếu, đồng thời cũng cho ta thấy trước được tỷ lệ lao động của Công ty là tương đối cao.

Tỷ lệ lao động phổ thông là ít ( 5,88% trong năm 2013). Như vậy, số lao động đã qua đào tạo của Công ty (từ trình độ Công nhân kỹ thuật trở lên) chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy Công ty vẫn quan tâm đến việc tuyển chọn lao động đầu vào và việc đào tạo cho lao động.

2.1.3.1.2 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi

Theo độ tuổi, lao động trong Công ty được phân thành các nhóm tuổi khác nhau. Dựa vào cách phân loại này, ta có thể xem xét trước tình hình về hưu của lao động, lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo hay đánh giá chất lượng lao động chung của Công ty.

Sau đây là số liệu lao động theo độ tuổi qua các 3 năm gần đây:

Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi của Công ty TNHH XD – TMCao Minh



Độ tuổi (Tuổi)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Từ 30 trở xuống

10

30,30

10

29,41

10

29,41

Từ 31 đến 45

22

66,66

21

61,76

21

61,76

Từ 46 đến 55

1

3,03

3

8,83

2

5,88

Từ 56 trở lên

0

0

0

0

1

2,95

Tổng cộng

33

100

34

100

34

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng Nhân sự - Công ty TNHH XD – TM Cao Minh)

Số lao động được tính đến tháng 12 của mỗi năm.

Nhận xét

Đa số tuổi đời lao động của công ty từ 31 đến 45 tuổi (chiếm khoảng trên 60% tổng số lao động), tiếp theo là độ tuổi từ 30 trở xuống (chiếm khoảng 30% tổng số lao động) cho thấy công ty có đội ngũ lao động tương đối trẻ. Điều này phù hợp với tính chất công việc của công ty, mặt khác còn thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng lao động để nâng cao tay nghề, trình độ, đặc biệt là phục vụ cho chiến lược phát triển trung và dài hạn của Công ty đang tiến hành.

2.1.4 Doanh thu hoạt động qua các năm

Bảng 2.3: Doanh thu qua các năm của Công ty TNHH XD – TM Cao Minh


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Doanh thu

17.671.866.137

27.914.847.187

9.691.539.102

Giá vốn

16.581.309.721

26.327.029.968

8.582.262.404

Chi phí

945.936.252

1.360.112.621

1.133.972.035

Lợi nhuận trước thuế

217.154.376

101.850.787

(88.003.153)

Lợi nhuận sau thuế

162.865.782

101.850.787

(88.003.153)

(Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) Nhận xét

Doanh thu trong 3 năm gần đây tăng giảm không đều: từ năm 2011 doanh thu tăng lên 57,96% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì doanh thu giảm mạnh nguyên nhân là do trong năm 2012 tình hình kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến xấu nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của các công trình.

Tóm lại, theo bảng phân tích trên cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được đánh giá là khả quan. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty rất có hiệu quả, có thể là nhờ vào bộ phận quản lý và điều hành của công ty rất chặt chẽ, có khoa học, biết phân bổ nhân công cũng như quản lý nghiêm ngặt công trình và nhất là về chất lượng.

2.1.5 Giới thiệu phòng kế toán tài chính

2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán

2.1.5.1.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung: Là mô hình tổ chức có đặc điểm toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được thực hiện tập trung ở phòng kế toán, còn ở các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán xử lý và tổng hợp thông tin.

- Bộ máy kế toán gồm 3 thành viên được phân công, phân nhiệm rò ràng: 1 kế toán trưởng, 1 Kế toán Thống kê (kiêm Thủ Quỹ), 1 Kế toán Vật tư.

Kế Toán Thống Kê (kiêm Thủ Quỹ)


Kế Toán Vật Tư

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán


Kế Toán Trưởng


2.1.5.1.2 Chức năng, nghĩa vụ, quyền hạn của từng thành viên trong bộ máy

Kế toán trưởng

Chức năng

- Kế toán trưởng là một chức danh nghề nghiệp có những chuyên gia kế toán, là người đứng đầu bộ máy kế toán, thành viên lãnh đạo đơn vị, giúp thủ trưởng đơn vị tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn toàn bộ công tác thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán ở đơn vị.

Nghĩa vụ

- Tổ chức công tác kế toán thống kê và bộ máy kế toán cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

- Tổ chức việc tính toán, ghi chép và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo đúng chế độ, thể lệ kế toán theo quy định.

- Lập chính xác, đầy đủ và gởi đúng hạn báo cáo kế toán thống kê của đơn vị theo chế độ quy định.

- Tổ chức hướng dẫn và thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà Nước và các quy định của cấp trên về thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận, cá nhân có liên quan trong đơn vị.

- Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật tài liệu và số liệu kế toán theo chế độ của Nhà Nước.

- Nghiên cứu và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ cán bộ kế toán trong đơn vị mình.

Quyền hạn:

- Kế toán trưởng có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong đơn vị cung cấp chuyển đầy đủ, kịp thời cho kế toán trưởng tất cả các tài liệu cần thiết cho công việc kế toán và kiểm tra của kế toán trưởng, các bộ phận trong đơn vị phải coi đây là nghĩa vụ không được từ chối.

- Các báo cáo thống kê, các hợp đồng thế ước, các chứng từ tín dụng, các tài liệu có liên quan đến việc thanh toán trả lương,... đều phải có chữ ký của kế toán trưởng mới có giá trị thực hiện.

- Kế toán trưởng có quyền từ chối không ký vào các báo cáo kế toán thống kê hợp đồng kinh tế, các chứng từ,... khi xét thấy không đúng với thực tế, không phù hợp với luật lệ của Nhà Nước.

Kế toán Thống kê (kiêm thủ quỹ)

Chức năng:

- Kế toán thống kê là người hỗ trợ đắc lực cho kế toán trưởng trong công tác kế toán cũng như trong việc quản lý hoạt động của các kế toán viên cấp dưới. Kế toán thống kê cũng cần có một trình độ chuyên môn vững vàng để hỗ trợ kế toán trưởng trong việc tập hợp chứng từ, hạch toán kế toán và kiểm tra công việc của các kế toán viên.

Nghĩa vụ

- Tổ chức công tác tập hợp chứng từ, hạch toán và các sổ tổng hợp có liên quan.Đồng thời quản lý việc thu, chi của hoạt động Công Ty.

- Tổ chức việc tính toán, ghi chép và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo đúng chế độ, thể lệ kế toán theo quy định.

- Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật tài liệu và số liệu kế toán theo chế độ của Nhà Nước.

- Hỗ trợ kế toán trưởng thực hiện các chức năng lập báo cáo kế toán, báo cáo thống kê cho các cơ quan Nhà Nước.

Quyền hạn

- Quản lý công việc của kế toán viên, đôn đốc, nhắc nhở các kế toán viên cung cấp thông tin chi tiết, kịp thời, chính xác để kế toán tổng hợp lập các báo cáo tổng hợp.

Kế toán Vật tư

Chức năng

- Kế toán vật tư là chức danh của nhân viên kế toán bình thường, tại doanh nghiệp xây lắp kế toán vật tư có vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ vật tư theo bảng dự toán vật tư đã được duyệt cho công trình.

- Chức năng theo dòi, chọn lựa để tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu đảm bảo chất lượng và có giá cả phù hợp là yêu cầu quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí nguyên liệu nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình.

Nghĩa vụ

- Tìm hiểu các nguồn cung cấp nguyên liệu (vật tư) cho công trình đáp ứng các tiêu chí trên, giúp Ban Giám Đốc cũng như phòng vật tư tìm được nguồn nguyên liệu và nhà cung cấp tốt nhất.

- Sau khi được duyệt nhà cung cấp, tiến hành đặt hàng mua nguyên vật liệu theo đúng khối lượng và chất lượng được duyệt.

- Lập các kế hoạch giao nhận hàng tại Công ty và vận chuyển đến công trình ngay khi nhận được nguyên vật liệu (vật liệu xây dựng).

- Kiểm tra thường xuyên nguyên vật liệu (vật tư) tồn kho, nhập kho, xuất kho.

- Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật tài liệu và số liệu kế toán theo chế độ của Nhà Nước.

Quyền hạn

- Có quyền đưa ra nhiều nhà cung cấp khác nhau để Ban Giám Đốc lựa chọn.

- Thông qua kế toán trưởng, có quyền yêu cầu các bộ phận liên quan cung cấp tất cả tài liệu đến việc theo dòi vật tư phục vụ cho công tác, đối chiếu, hạch toán kế toán.

- Có quyền từ chối không nhận nguyên vật liệu nếu như nguyên vật liệu đó không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.

- Đề xuất các ý kiến, sáng kiến về chuyên môn có lợi cho công tác quản lý

2.1.6 Hệ thống thông tin kế toán trong công ty

2.1.6.1 Phần mềm kế toán tại công ty TNHH XD – TM Cao Minh

- Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin thì tất cả các phần hành kế toán ở Công ty hầu hết đã được tin học hóa, hiện tại phòng kế toán có ba máy tính và một máy in.

- Bên cạnh đó, nhu cầu tin học hóa trong công tác kế toán đòi hỏi phải có một

phần mềm chính xác, đáp ứng được nhu cầu của công ty để tư vấn cho các chuyên gia lập trình chuyển đổi ngôn ngữ kế toán của mình vào ngôn ngữ kế toán máy.

- Kế toán máy là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán, nhằm biến đổi dữ liệu kế toán thành thông tin kế toán. Nhờ sử dụng kế toán máy nên không cần phải làm thủ công các công việc như: ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán,… mà chỉ phân loại, bổ sung thông tin chi tiết trên các sổ. Báo cáo có thể đưa ra một cách nhanh nhất, phù hợp với quyết định kinh doanh và quản lý.

Sơ đồ 2.3: Phần mềm kế toán tại công ty TNHH XD-TM Cao Minh

 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy như sau Hàng ngày kế toán căn 1

Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy như sau:

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

- Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái…) và các sổ, thẻ kế toán liên quan.

- Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

- Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

- Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

2.1.6.2 Phần mềm kế toán tại công ty TNHH XD – TM Cao Minh

- Công ty sử dụng phần mềm kế toán Misa. Phần mềm kế toán Misa là phần mềm bao gồm nhiều tính năng và quy trình nghiệp vụ cao cấp, được xây dựng và phát triển trên nền công nghệ hiện đại.

Hình ảnh 2.1: Giao diện Phần mềm Kế toán Misa Công ty TNHH XD – TM Cao Minh

 Ưu điểm Giao diện thân thiện dễ sử dụng cho phép cập nhật dữ liệu 2


Ưu điểm

- Giao diện thân thiện dễ sử dụng, cho phép cập nhật dữ liệu linh hoạt (nhiều hóa đơn cùng 01 Phiếu chi). Bám sát chế độ kế toán, các mẫu biểu chứng từ, sổ sách kế toán luôn tuân thủ chế độ kế toán. Hệ thống báo cáo đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu quản lý của đơn vị.

- Đặc biệt, phần mềm cho phép tạo nhiều cơ sở dữ liệu, nghĩa là mỗi đơn vị được thao tác trên 01 cơ sở dữ liệu độc lập.

- Điểm đặc biệt nữa ở Misa mà chưa có phần mềm nào có được đó là thao tác Lưu và Ghi sổ dữ liệu.

- Tính chính xác: số liệu tính toán trong Misa rất chính xác, ít xảy ra các sai sót bất thường, điều này giúp kế toán yên tâm hơn.

- Tính bảo mật: Vì Misa chạy trên công nghệ SQL nên khả năng bảo mật rất cao. Cho đến hiện nay thì các phần mềm chạy trên CSDL SQL;.NET;... hầu như giữa nguyên bản quyền (trong khi một số phần mềm viết trên CSDL Visual fox lại bị đánh cắp bản quyền rất dễ).

Nhược điểm

- Vì có SQL nên Misa đòi hỏi cấu hình máy tương đối cao, nếu máy yếu thì chương trình chạy rất chậm chạp.

- Tốc độ xử lý dữ liệu chậm, đặc biệt là khi cập nhật giá xuất hoặc bảo trì dữ liệu.

- Phân hệ tính giá thành chưa được nhà sản xuất chú ý phát triển.

- Các báo cáo khi kết xuất ra excell sắp xếp không theo thứ tự, điều này rất tốn công cho người dùng khi chỉnh sửa lại báo cáo.

2.1.7 Tổ chức công tác kế toán

2.1.7.1 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Hệ thống chứng từ tại đơn vị đảm bảo cung cấp số liệu chính xác, kịp thời phục vụ cho việc xử lý, tính toán số liệu cũng như phục vụ cho yêu cầu kiểm tra, thanh tra khi cần thiết. Chứng từ được lập tại Công ty đảm bảo các yêu cầu:

- Chứng từ được lập đúng theo quy định trong chứng từ kế toán và được ghi chép đầy đủ, đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Ghi chép kịp thời chính xác khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chứng từ có đầy đủ các chữ ký theo quy định.

- Chứng từ được luân chuyển và bảo quản cẩn thận, không xảy ra tình trạng hư hỏng hay mất mát.

2.1.7.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

- Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng chế độ tài khoản kế toán do Bộ Tài Chính ban hành (hiện nay là Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, ban hành ngày 20/03/2006. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày công bố).

- Doanh nghiệp sử dụng và hạch toán tài khoản theo đúng số hiệu tài khoản, tên gọi và nghiệp vụ kinh tế liên quan. Tại doanh nghiệp không mở các tài khoản khác ngoài các tài khoản trong hệ thống tài khoản quy định.

2.1.7.3 Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống Báo Cáo Kế Toán

- Báo cáo kế toán là kết quả của công tác kế toán trong doanh nghiệp, là nguồn thông tin quan trọng cho các nhà quản trị của doanh nghiệp cũng như các đối tượng khác bên ngoài doanh nghiệp trong đó có các cơ quan chức năng của nhà nước.

- Báo cáo kế toán bao gồm báo cáo tài chính vả báo cáo quản trị

- Báo cáo tài chính bao gồm:

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí