Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển Có TK 111 - Tiền mặt
2 - Khi ngân hàng, kho bạc gửi giấy báo Có về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của đơn vị, kế toán ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc Có TK 113 - Tiền đang chuyển
3 - Khi làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản TGNH, kho bạc để trả cho đơn vị, tổ chức khác nhưng đến cuối kỳ chưa nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng, kho bạc, kế toán ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
4 - Khi ngân hàng, kho bạc gửi giấy báo Nợ về số tiền đã chuyển trả cho người bán, kế toán ghi:
Nợ TK 331 (3311) - Các khoản phải trả Có TK 113 - Tiền đang chuyển
5 - Khách hàng trả tiền mua hàng bằng séc nhưng đến cuối kỳ chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng, kho bạc, kế toán ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 311 (3111) - Phải thu của khách hàng
6 - Thu tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản nợ của khách hàng nộp vào ngân hàng, kho bạc ngay mà không qua quỹ tiền mặt của đơn vị nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng, kho bạc, kế toán ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 311 - Các khoản phải thu
Có TK 531 - Thu hoạt động sản xuất kinh doanh
7 - Khi đơn vị cấp trên cấp kinh phí bằng chuyển khoản cho đơn vị cấp dưới.
- Khi đơn vị đã làm thủ tục chuyển tiền nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng, kho bạc, kế toán ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
- Khi đơn vị nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng, kho bạc, kế toán ghi:
Nợ TK 341 - Kinh phí cấp cho cấp dưới Nợ TK 342 - Thanh toán nội bộ
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
8 - Khi đơn vị cấp dưới nộp tiền lên cho đơn vị cấp trên bằng chuyển khoản.
- Khi đơn vị đã làm thủ tục chuyển tiền nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng, kho bạc, kế toán ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
- Khi đơn vị nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng, kho bạc, kế toán ghi:
Nợ TK 342 - Thanh toán nội bộ
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
d. Sổ kế toán:
- Sổ kế toán tổng hợp: Tùy thuộc vào hình thức kế toán đơn vị áp dụng mà kế toán có thể sử dụng các sổ sau: Sổ Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái hay Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản (Mẫu số S33-H; Biểu 2.4): Sổ dùng chung cho một số tài khoản chưa có mẫu sổ riêng. Căn cứ ghi sổ là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc.
Biểu 2.4: Sổ chi tiết các tài khoản
Bộ: ................ Đơn vị: .........
Mẫu số S33 - H
(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Năm: ............
Tên TK: ............ Số hiệu: ............
Đối tượng: ...................................
Chứng từ | Diễn giải | Số phát sinh | Số dư | Ghi chú | ||||
Số hiệu | Ngày, tháng | Nợ | Có | Nợ | Có | |||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 | E |
Số dư đầu kỳ | x | x | ||||||
- Cộng phát sinh tháng | x | x | ||||||
- Số dư cuối tháng | x | x | ||||||
- Cộng lũy kế từ đầu quý | x | x | ||||||
Có thể bạn quan tâm!
- Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2008),
- Kế Toán Tiền Gửi Ngân Hàng, Kho Bạc
- Kế Toán Tổng Hợp Tiền Mặt, Tiền Gửi Ngân Hàng
- Kế Toán Tổng Hợp Nvl, Công Cụ Dụng Cụ
- Phương Pháp Kế Toán Sản Phẩm, Hàng Hóa
- Đặc Điểm Và Tiêu Chuẩn Nhận Biết Tài Sản Cố Định
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
- Sổ này có ...... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ......
- Ngày mở sổ: ....../ ....../ ......
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày ...... tháng ...... năm ......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
2.2. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
2.2.1. Nguyên tắc kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
Nguyên vật liệu (NVL), công cụ dụng cụ (CCDC) là một yếu tố vật chất cần thiết mà đơn vị sự nghiệp sử dụng để phục vụ cho các hoạt động khác nhau theo chức năng và nhiệm vụ được giao như hoạt động hành chính sự nghiệp, dự án, thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước, đầu tư XDCB hoặc SXKD và các mục đích khác. Vật liệu thuộc đối tượng lao động, công cụ dụng cụ là một bộ phận của tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ.
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong đơn vị sự nghiệp cần tôn trọng các nguyên tắc sau:
- Ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập, xuất, tồn về số lượng và giá trị của từng loại, từng thứ vật liệu, dụng cụ. Giám đốc kiểm tra tình hình thực hiện các định mức và tình hình sử dụng vật liệu, công cụ, dụng cụ góp phần tăng cường quản lý hiệu quả, tiết kiệm, ngăn ngừa các hiện tượng tham ô, lãng phí.
- Phản ánh đầy đủ các thủ tục quy định về quản lý nhập, xuất kho: cân, đong, đo, đếm, kiểm nghiệm chất lượng và bắt buộc phải lập PNK, PXK.
- Tham gia, đánh giá kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước.
- Đối với CCDC lâu bền đang sử dụng là những công cụ, dụng cụ có giá trị tương đối lớn, có thời gian sử dụng lâu dài cần được quản lý chặt chẽ từ khi xuất dùng cho đến khi báo hỏng. Mỗi loại CCDC lâu bền đang sử dụng phải được kế toán ghi chi tiết theo các chỉ tiêu số lượng, đơn giá, thành tiền cho từng địa chỉ sử dụng.
Để tăng cường quản lý vật liệu, công cụ, dụng cụ trong đơn vị sự nghiệp, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Đánh giá, phân loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ trong đơn vị theo đúng quy định của chế độ Nhà nước.
- Tổ chức luân chuyển chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán theo đúng hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng.
- Hạch toán chi tiết và tổng hợp vật liệu, công cụ, dụng cụ phải thực hiện đồng thời ở kho và phòng kế toán.
- Hạch toán nhập, xuất, tồn vật liệu, công cụ, dụng cụ phải theo giá thực tế.
2.2.2. Đánh giá vật liệu, công cụ, dụng cụ
Trong chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, vật liệu và công cụ dụng cụ nhập, xuất và tồn kho được hạch toán theo giá thực tế; chế độ quy định cho từng trường hợp cụ thể như sau:
a. Giá thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho
- Giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mua ngoài nhập kho sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, đơn đặt hàng của Nhà nước được tính theo giá mua thực tế ghi trên hóa đơn theo tổng số tiền thanh toán bao gồm cả các khoản thuế không được hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT không được khấu trừ (nếu có).
Các chi phí liên quan đến quá trình thu mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí thu mua thực tế phát sinh không tính vào giá thực tế NVL, CCDC nhập kho mà được ghi trực tiếp vào tài khoản chi có liên quan (chi hoạt động thường xuyên, dự án…).
- Giá thực tế của NVL, CCDC mua ngoài nhập kho để sử dụng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ:
+ Nếu đơn vị mua NVL, CCDC sử dụng cho SXKD hàng hóa chịu thuế GTGT và tính theo phương pháp khấu trừ thì giá thực tế của NVL, CCDC là giá mua chưa có thuế GTGT.
+ Nếu đơn vị mua NVL, CCDC sử dụng cho SXKD hàng hóa chịu thuế GTGT và tính theo phương pháp trực tiếp hoặc sử dụng cho
SXKD hàng hóa không chịu thuế GTGT thì giá thực tế của NVL, CCDC là giá mua có thuế GTGT.
- Giá thực tế của NVL, CCDC tự sản xuất nhập kho là toàn bộ chi phí đơn vị bỏ ra để sản xuất NVL, CCDC đó.
- Giá thực tế của NVL, CCDC thu hồi nhập kho là do hội đồng đánh giá tài sản của đơn vị xác định.
- Giá thực tế của NVL, CCDC nhập kho do nhận kinh phí, viện trợ, tài trợ là giá trị ghi trên biên bản giao nhận.
b. Giá thực tế vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho
Giá thực tế xuất kho của vật liệu, công cụ, dụng cụ được xác định dựa trên một trong bốn phương pháp sau: Phương pháp giá thực tế đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước, xuất trước, phương pháp nhập sau, xuất trước.
Đối với CCDC lâu bền khi xuất sử dụng phải hạch toán giá trị thực tế của CCDC vào các TK chi phí có liên quan, đồng thời phải theo dõi chi tiết từng thứ CCDC theo từng bộ phận sử dụng cho đến khi báo hỏng hoặc thu hồi vào tài khoản ngoài bảng và Sổ theo dõi TSCĐ và dụng cụ tại nơi sử dụng.
2.2.3. Phương pháp kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ
a. Chứng từ kế toán:
Kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ được thực hiện trên cơ sở các chứng từ sau:
- Phiếu nhập kho (Mẫu số C20 - HD).
- Phiếu xuất kho (Mẫu số C21 - HD).
- Giấy báo hỏng, mất công cụ dụng cụ (Mẫu số C22 - HD).
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số C23 - HD).
- Bảng kê mua hàng (Mẫu số C24 - HD).
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, công cụ, hàng hóa (Mẫu số C25 - HD).
- Phiếu giao nhận nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (Mẫu số C26 - HD).
b. Tài khoản kế toán:
Tài khoản chủ yếu sử dụng là TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị các loại vật liệu trong kho của đơn vị sự nghiệp.
Nội dung và kết cấu của TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu:
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho.
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.
- Đánh giá tăng nguyên liệu, vật liệu.
Bên Có:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho.
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu thiếu phát hiện khi kiểm kê.
- Đánh giá giảm nguyên liệu, vật liệu.
Số dư Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho.
TK 153 - Công cụ, dụng cụ: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động về giá trị của các loại CCDC trong kho của đơn vị sự nghiệp.
Nội dung và kết cấu của TK 153 - Công cụ, dụng cụ:
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của CCDC xuất kho.
- Trị giá thực tế của CCDC phát hiện thừa khi kiểm kê.
- Đánh giá tăng CCDC.
Bên Có:
- Trị giá thực tế của CCDC xuất kho.
- Trị giá thực tế của CCDC phát hiện thiếu khi kiểm kê.
- Đánh giá giảm CCDC.
Số dư Nợ: Phản ánh trị giá CCDC hiện còn trong kho của đơn vị.
TK 005 - Dụng cụ lâu bền đang sử dụng: Dùng để phản ánh trị giá thực tế mỗi loại dụng cụ đã xuất sử dụng nhưng chưa báo hỏng, báo mất.
Nội dung và kết cấu TK 005 - Dụng cụ lâu bền đang sử dụng:
Bên Nợ: Trị giá CCDC lâu bền xuất ra sử dụng.
Bên Có: Trị giá CCDC lâu bền giảm khi báo mất, báo hỏng.
Số dư Nợ: Trị giá CCDC lâu bền đang sử dụng tại đơn vị.
Ngoài ra, kế toán sử dụng các tài khoản khác có liên quan như TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động, TK 462 - Nguồn kinh phí dự án, TK 643 - Chi phí trả trước....
c. Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: c1. Kế toán các nghiệp vụ tăng nguyên liệu, vật liệu, CCDC
1 - Mua nguyên liệu, vật liệu, CCDC nhập kho dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp, dự án, thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước, đầu tư XDCB, kế toán ghi:
Nợ các TK 152, 153 - NVL, CCDC nhập kho
Có các TK 111, 112, 331, 312, 461, 462, 465 - Tổng giá
thanh toán
Các chi phí phát sinh trong quá trình mua nguyên liệu, vật liệu, CCDC được ghi nhận vào chi phí của các bộ phận sử dụng, kế toán ghi: