Những Nỗ Lực Đổi Mới Từ 1989 Đến Nay.

thành lập và bắt đầu cấp giấy phép cho các dự án. Từ đó khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động mạnh buộc Chính phủ phải xây dụng hành lang pháp lý và tạo điều kiện kinh tế vĩ mô thuận tiện cho các hoạt động kinh tế.

Vai trò mới của khu vực kinh tế tư nhân đã đựơc chính thức thừa nhận vào tháng 07/1988 cùng với vấn đề"những qui định mới cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh”. Có thể nhận thấy rằng công cuộc đổi mới được triển khai mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Hội nghị lần thứ 6 (3/1989) đã quyết định 12 chủ trương, chính sách lớn đẩy mạnh công cuộc đổi mới, trong đó nhấn mạnh đổi mới cơ chế quản lý chuyển mạnh sang hạch toán kinh doanh, nhấn mạnh yếu tố thị trường, coi thị trường vừa là một căn cứ vừa là một đối tượng của kế hoạch hoá.

Chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước đã làm chuyển biến tình hình. Từ giữa năm 1988 những tiến bộ và nhân tố mới xuất hiện, tình hình kinh tế xã hội có sự cải thiện nhất định. Tốc độ lạm phát và tăng giá đã giảm. Tình hình cung ứng lương thực, thực phẩm bớt gay gắt, hàng hoá trên thị trường nhiều lên, hoạt động giao dịch, chuẩn bị hợp tác kinh tế với bên ngoài được mở ra, bước đầu động viên được nhân dân hăng hái góp sức lực, của cải, tài năng vào xây dựng kinh tế. Lòng tin của nhân dân tăng lên. Việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn đạt được những tiến bộ rò rệt. Năm 1987 đạt 17,5 triệu tấn lương thực, năm 1988 đạt sản lượng5 triệu tấn và năm 1989 đạt 20,5 triệu tấn. Từ năm 1989 nước ta bắt đầu xuất khẩu gạo mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn. Đến năm 1989 kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bước đầu hình thành. Từ tháng 3/1989, Nhà nước đã thực hiện áp dụng cơ chếthị trường với hầu hết các loại giá cả, chỉ còn một số mặt hàng do Nhà nước định giá như điện, cước vận tải,xăng dầu...Nhìn chung giá cả bước đầu thực hiện chức năng thông tin phản hồi cho người tiêu dùng và người sản xuất, góp phần tạo ra sự năng

động trong sản xuất kinh doanh, đồng thời còn xoá bỏ sự bất hợp lý trong cơ cấu giá.

2.2.3. Những nỗ lực đổi mới từ 1989 đến nay.

Việc thiết lập một trạng thái ổn định kinh tế vĩ mô được coi là điểm ưu tiên trước hết trong phương hướng thời kỳ 1990-2005. Trong thời gian này, công tác kế hoạch của nước ta bao gồm hai nội dung cơ bản tương thích với hai giai đoạn trước khi lập kế hoạch (bao gồm chiến lược kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển ngành, vùng, địa phương) và lập kế hoạch. Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô không chỉ bao gồm các khâu chuẩn bị kế hoạch (trước khi lập kế hoạch) và lập kế hoạch mà còn có các khâu triển khai thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá, điều chỉnh kế hoạch. Việc phân tích tình hình kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô, do vậy, được lồng ghép vào nhau thông qua phân tích các khâu của kế hoạch hoá.

A. Xây dựng chiến lược kinh tế – xã hội.

Đây là khâu nằm trong giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch kinh tế vĩ mô. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, một trọng những nhiệm vụ then chốt và cấp bách là phải chuyển công tác kế hoạch hoá từ cơ chế cũ sang cơ chế mới, phải nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá đáp ứng yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế. Trong quá trình đổi mới này, Đảng và nhà nước chủ trương xây dựng chiến lược kinh tế – xã hội, coi đó là bước đi tất yếu trước khi lập kế hoạch kinh tế vĩ mô.

Năm 1991, trên cơ sở việc triển khai các giải pháp đổi mới kinh tế – xã hội đã đem lại kết quả hứa hẹn để đất nước có thể"đi ra” và"đi lên” từng bước trong giai đoạn tiếp theo, Đảng và Nhà nước đã xây dựng"Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000”. Chiến lược được ra đời trong bối cảnh nền kinh tế còn đang bị khủng hoảng trầm trọng, lạm phát cao (67.1% năm 1990 và 67.5% năm 1991), sản xuất trì trệ, thị trường truyền thống suy giảm trong khi các thị trường khác còn bị cấm vận hoặc chưa được khai thông, đời sống nhân dân khó khăn, thất nghiệp và thiếu việc làm nặng

nề. Tình hình quốc tế đang đứng trước diễn biến mới. Xu thế thương mại hoá và toàn cầu hoá kinh tế cùng với xu hướng hoà bình, ổn định, cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang là sự lựa chọn của các quốc gia để tồn tại và phát triển. Cạnh tranh kinh tế quốc tế đang ngày càng gay gắt trên nhiều lĩnh vực để tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, vốn đầu tư, khoa học và c ông nghệ, chất xám... đã và đang nảy sinh những yêu cầu mới về hợp tác, đồng thời cũng gây ra những xung đột vì lợi ích dân tộc và khu vực trên thế giới. Tình hình trên đặt nước ta trước những cơ hội và thách thức gay gắt trên con đường phát triển. Trong bối cảnh ấy, chiến lược lấy ổn định làm trọng tâm cho 5 năm đầu (1991-1995), đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanh hơn vào những năm tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Về kinh tế, chiến lược lấy quan điểm cơ bản là:

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều dạng sở hữu và nhiều hình thức tổ chức kinh doanh, phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế – xã hội.

Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 9

Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

Hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người coi đó là trung tâm, động lực trực tiếp cho mọi sự biến đổi và phát triển.

Tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ cơ chế thị trườngcó sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN

Xây dựng hệ thống kinh tế mở, hướng mạnh vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả

Lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chuẩn quan trọng nhất, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế – xã hội, trọng đó hiệu quả kinh tế phải được thể hiện ở mức lợi nhuận thu được và phải coi đó là động lực của kinh tế thị trường ở nước ta.

Mục tiêu tổng quát của chiến lược

Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI.

Trong 5 năm đầu của chiến lược (1991 –1995) phải vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường ổn định chính trị đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa đất nước cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay.

Định hướng và giải pháp chiến lược

Xuất phát từ tình hình thực hiện công cuộc đổi mới trong những năm qua cũng như cơ hội và thách thức trong giai đoạn mới, để thực hiện những mục tiêu trên, chiến lược xác định trọng những năm tới cần phải:

Phát huy những thành tựu đã đạt được, ra sức phấn đấu tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bước CNH, HĐH tạo ra những cơ sở vật chất và nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững về kinh tế, chặn đứng tiến tớ i đẩy lùi tiêu cực bất công xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, củng cố quốc phàng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Phấn đấu thực hiện vượt mức các mục tiêu trong chiến lược đề ra.

Về kinh tế, để tạo bước phát triển nhanh và bền vững (tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm từ 9-10%), đưa đất nước cơ bản thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc lậu, tạo đà mạnh mẽ cho bước phát triển mới vào những năm đầu của thế kỷ XXI, phải chú trọng thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động, ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát ở mức 10- 15%/năm, tăng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân (tỷ lệ tích luỹ trong GDP hàng năm vào khoảng 25-30%), tích cực huy động các nguồn vốn bên ngoài (mỗi năm từ 6-7 tỷ USD) và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư

(hệ số ICOR: 2,5-3). Tăng nhanh xuất khẩu (2-2,5 lần đến năm 2000), giảm nhập siêu và bảo đảm hiệu quả của các quan hệ kinh tế quốc tế, tạo lập những điều kiện vững chắc về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật tạo đà mạnh mẽ cho bước phát triển mới của đất nước vào đầu thế kỷ XXI [26, 123]. Thể chế hóa mô hình phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của

Nhà nước theo định hướng XHCN với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững làm cơ sở đề ra các kế hoạch, chính sách và chỉ đạo trên các lĩnh vực sau:

Một là, quan hệ giữa các định hướng phát triển dựa vào việc xuất khẩu các tài nguyên thô hoặc sơ chế, dựa vào các nguồn lực bên trong, tự lực cánh sinh, thay thế nhập khẩu... với các yếu tố bên ngoài.

Hai là, quan hệ giữa tập trung vào những ngành và vùng trọng điểm đồng thời phát triển các vùng trong cả nước. Trong giai đoạn trước mắt, cần ưu tiên ngành và vùng trọng điểm nhằm đạt hiệu quả đầu tư cao và thu hồi vốn nhanh.

Ba là, quan hệ giữa xây dựng các công trình quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ trong điều kiện tổng số vốn có hạn

Bốn là, quan hệ giưã phát triển công nghệ tiên tiến và trung bình, xử lý thoả đáng những vấn đề sở hữu trí tuệ, vai trò của thông tin, quản lý và chất xám trong nền kinh tế hiện đại

Năm là, trong cơ cấu ngành cần tập trung phát triển nông nghiệp và nông thôn

Sáu là, đi đôi với xác định chiến lược kinh tế xã hội, Nhà nước cần có quy hoạch, chương trình kinh tế và kế hoạch phát triển kinh tế trong từng thời kỳ chiến lược.

Đến Đại hội IX (năm 2001), trên cơ sở đánh giá việc thực hiện"Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000”, phân tích tình hình trong nướcvà quốc tế, Đảng và Nhà nước ta xây dựng"Chiến lược phát triển kinh tế

– xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”. Trong đó làm rò tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước 10 năm qua, thực trạng của nước ta khi

bước vào chiến lược mới, đánh giá và dự báo các yếu tố nguồn lực về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động, tích luỹ vốn, bài học kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện"Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000”, đánh giá và dự báo tình hình khu vực và quốc tế về môi trường kinh tế, tác động của cách mạng khoa học, công nghệ, toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế, xu hướng biến đổi môi trường và yêu cầu phát triển bền vững toàn cầu tác động đến Việt Nam, chỉ ra những thuận lợi và cơ hội, những khó khăn và thách thức đối với nước ta. Các quan điểm phát triển của chiến lược đòi hỏi phải đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, phát triển kinh tế là nhiện vụ trung tâm, xây dựng nền tảng của một nước CNH là yêu cầu bức thiết, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách sâu rộng và đồng bộ, gắn chặt xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh. Các mục tiêu của chiến lược được xác định bao gồm mục tiêu về kinh tế và mục tiêu về xã hội. Trong kinh tế vĩ mô, mục tiêu hàng đầu là tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hai mục tiêu đó có quan hệ mật thiết với nhau. Xác định khả năng phát triển các ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế nhằm đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ đồng thời đề ra các giai đoạn chiến lược đến năm 2010 và 2020.

Nhìn chung, từ khi đổi mới đến nay nước ta đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội làm căn cứ cho quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế trong hai thời kỳ 1991-2000 và 2001-2010, tầm nhìn 2020. Các quan điểm, mục tiêu và định hướng giải pháp chiến lược đã và đang được triển khai trong cuộc sống.

B. Quy hoạch phát triển kinh tế

Để cụ thể hoá chiến lược kinh tế xã hội của Quốc gia, Đảng và Nhà nước yêu cầu các ngành, các vùng lãnh thổ và các địa phương phải có qui hoạch tổng thể kinh tế – xã hội.

Nội dung của các qui hoạch tổng thể phải đạt được các yêu cầu:

Phân tích và làm rò các cơ sở khoa học về nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực. Đánh giá đúng khả năng, tình hình và triển vọng khai thác và sử dụng các nguồn lực đó, lợi thế và những hạn chế, thách thức của mỗi nguồn lực trong quan hệ kinh tế với các ngành, vùng và địa phương khác cùng với các quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của ngành,

vùng, địa phương bao gồm bối cảnh trong nước và quốc tế, mối quan hệ giữa các ngành, các vùng, địa phương trong quá trình phát triển.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định trong chiến lược kinh tế – xã hội và kết quả đánh giá, phân tích tình hình, bối cảnh nêu trên, ngành, vùng và địa phương phải đưa ra được định hướng phát triển của mình trong thời gian thực hiện chiến lược. Trong đó, xác định rò tư tưởng chỉ đạo, quan điểm phát triển, mục tiêu tổng quát của ngành, vùng, địa phương (kể cả mục tiêu của từng giai đoạn trong thời gian thực hiện chiến lược), các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế và xã hội. Về kinh tế, xác định các chỉ tiêu vè giá trị sản lượng, mức tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉ tiêu tỉ trọng các sản phẩm, chỉ tiêu xuất khẩu, mức đóng góp vào ngân sách...

Bố trí các phương án phát triển ngành, vùng, địa phương. Đối với vùng và địa phương phải xác định phương án phát triển của từng ngành nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ và xác định phương hướng phát triển vùng.

Xây dựng các chương trình, dự án đầu tư của ngành, vùng, địa phương.

Các giải pháp và chính sách cho thời gian thực hiện quy hoạch, trong đó có chính sách huy động vốn và đầu tư, phương thức tạo vốn trong ngành hoặc trên địa bàn, thu hút vốn đầu tư từ ngoài ngành, ngoài vùng (ngành bạn, tỉnh bạn và nước ngoài), các giải pháp khoa học và công nghệ, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách thị trường và các thành phần kinh tế, các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh về hàng hoá của ngành, vùng vàđịa phương, chính sách xã hội và phương thức tổ chức, chỉ đạo thực hiện.

Đối với các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ chủ yếu để xây dựng quy hoạch tổng thể là đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước, quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực, các khu vực kinh yế trọng điểm và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.

Việc triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế ngành, vùng, địa phương phải được sự hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và đầu tư và sự phối hợp của các Bộ, ngành liên quan. Quy hoạch của ngành, vùng, địa phương chính là căn cứ để xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm và lập dự án đầu tư của ngành, địa bàn (vùng, tỉnh, thành phố).

C. Lập kế hoạch và chương trình kinh tế.

Trên cơ sở các mục tiêu vĩ mô và quan điểm phát triển, định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thổ được xác định trong chiến lược và quy hoạch, Đảng và Nhà nước yêu cầu các cơ quan chức năng dưới sự chủ trì của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước tiến hành xây dựng kế hoạch và chương trình kinh tế. Đây là sự cụ thể hoá chiến lược và quy hoạch, đồng thời cũng là sự thể hiện các kết quả nghiên cứu chiến lược và quy hoạch.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí