Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ

----------------


PHẠM THỊ XUÂN


KẾ HOẠCH HÓA KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


Chuyên ngành : KTCT Mã số : 5.02.01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai

Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 1


Hà Nội - 2005


Phần mở đầu

MỤC LỤC

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường4

1.1. Kinh tế thị trường 4

1.1.1. Đặc tính chung 4

1.1.2. Tính đặc thù của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam 7

1.2. Kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô 11

1.2.1. Định nghĩa 11

1.2.2. Những nội dung cơ bản của kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô 13

1.2.3. Mối quan hệ giữa kế hoạch hoá với hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện 16

1.3. Kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đang phát triển 19

1.3.1. Sự cần thiết của kế hoạch hóa 19

1.3.2. Những yếu tố hạn chế hiệu quả của KHH 22

1.4. Kinh nghiệm của một số nước 24

Chương 2: Thực trạng kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô ở Việt Nam 44

2.1. Những thay đổi trong nhận thức về KHHKTVM trong tiến trình chuyển sang KTTT ở Việt Nam 44

2.2. Quá trình đổi mới công tác KHHKTVM ở Việt Nam 52

2.2.1. Thời kỳ 1979 - 1985 53

2.2.2. Giai đoạn 1986 - 1989 56

2.2.3. Những nỗ lực đổi mới từ 1989 đến nay 58

2.3. Đánh giá chung 77

2.3.1. Những kết quả đạt được 77

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 82

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện KHHKTVM của Việt Nam 86

3.1. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay 86

3.1.1. Bối cảnh quốc tế 86

3.1.2. Tình hình trong nước 88

3.2. Phương hướng đổi mới KHHKTVM 90

3.3. Một số giải pháp đổi mới KHHKTVM 98

3.3.1. Đổi mới công tác xây dựng chiến lược KT-XH 98

3.3.2. Nâng cao chất lượng kế hoạch trung hạn 5 năm 103

3.3.3. Hoàn thiện KHH hàng năm 108

3.3.4. Đổi mới KHH với hoàn thiện chính sách KTVM 111

3.3.5. Xây dựng cơ sở và điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng KHH.113

Kết luận 119

Danh mục tài liệu tham khảo 121

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CCTT Cơ chế thị trường

CHLB Cộng hòa liên bang

CNXH Chủ nghĩa xã hội

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

EU Liên minh châu Âu

KHHKTVM Kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô

KT - XH Kinh tế - xã hội

KTTT kinh tế thị trường

LLSX Lưu lượng sản xuất

ODA Viện trợ phát triển chính thức

QHSX Quan hệ sản xuất

SLĐ Sức lao động

TBCN Tư bản chủ nghĩa

TLSX Tư liệu sản xuất

TLTD Tư liệu tiêu dùng

WTO Tổ chức thương mại thế giới

XHCN Xã hội chủ nghĩa

XNK Xuất nhập khẩu

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của đề tài.

Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô là công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng định hướng nền kinh tế, quy tụ hành động của các doanh nghiệp và người tiêu dùng cá thể thành"véc tơ” vận động của nền kinh tế đảm bảo sự phát triển bền vững.

Hiện nay, vấn đề kế hoạch và thị trường là mỗi quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu, không những ở nước ta mà ở hầu hết các nước trên thế giới vì muốn tìm tòi một mô hình quản lý kinh tế vĩ mô thích hợp và có hiệu quả hơn.

Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô ở nước ta được tiến hành theo nguyên tắc tập trung hoá cao độ từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, cơ sở chủ yếu dựa vào quan hệ cấp phát, giao nộp sản phẩm theo mệnh lệnh hành chính, các biện pháp khác ít được coi trọng. Nhà nước can thiệp quá sâu vào các lĩnh vực kinh tế, đóng vai trò người chỉ huy các hoạt động kinh tế.

Công cuộc đổi mới đất nước được khởi xướng từ Đại hội VI của Đảng kể từ năm 1986, nước ta đã chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng có đề cập:" Nhà nước ta quản lý nền kinh tế theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kế hoạch, phát huy mặt tích cực, hạn chế, khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân”. Đây là một vấn đề mới mẻ và còn có rất nhiều ý kiến khác nhau.

Từ khi chuyển sang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vai trò của kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô đã được đánh giá lại. Vấn đề của thực tiễn đặt ra là chúng ta phải tiến hành đổi mới kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô như thế nào để từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN ở nước ta phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường và cả sự quản lý của nhà nước. Vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài luận văn là:" Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam”.

2.Tình hình nghiên cứu

Từ khi đổi mới đến nay, những vấn đề liên quan đến cơ chế thị trường của nền kinh tế được nghiên cứu nhiều hơn những vấn đề liên quan đến cơ chế kế hoạch. Và càng ít các công trình nghiên cứu về kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, cũng đã có các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được đăng tải trên một số tạp chí nghiên cứu chuyên ngành. Sau đây là một số tác phẩm và bài viết chính:

Lê Hồng Tiến: Kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Cộng sản số 02/97.

Trần Ngọc Trang: Tiếp tục hoàn thiện kế hoạch hoá trong điều kiện tác động của cơ chế thị trường, tạp chí Kinh tế và dự báo số 9+10/1995.

Hồng Sơn: Kế hoạch hoá phát huy tác dụng trong nền KTTT như thế nào?, Thông tin kinh tế – kế hoạch số 3/1992.

Tuy vậy, tất cả mới chỉ là những bài báo nghiên cứu nhỏ lẻ, chưa có một bài viết nghiên cứu hệ thống, đầy đủ về công tác kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam từ những năm đổi mới đến nay.

3.Mục đích nghiên cứu:

Xuất phát từ sự cần thiết và tình hình nghiên cứu như trên, mục tiêu của luận văn chú trọng vào những điểm chính sau:

Hệ thống hoá cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường.

Đánh giá thực trạng kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ khi tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế đến nay.

Nghiên cứu và đề xuất một số quan điểm, phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện công tác kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong thời gian tới ở nước ta.

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:‌‌

Đối tượng chủ yếu mà luận văn đề cập là công tác kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn không nghiên cứu toàn bộ vấn đề kế hoạch mà chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở chỗ làm rò vai trò, vị trí của kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Về phạm vi thời gian, luận văn chủ yếu tập trung vào thời kỳ Đổi mới từ 1986 đến nay. Tuy nhiên, luận văn cũng đề cập đến giai đoạn trước đổi mới bởi nó là cơ sở để đánh giá đầy đủ hơn công tác kế hoạch hoá vĩ mô ở Việt Nam.

5.Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, diễn dịch, tổng hợp, thống kê, so sánh.

6.Dự kiến những đóng góp mới của luận văn:

Hệ thống một số luận thuyết và kinh nghiệm quốc tế về kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường.

Đưa ra những đánh giá có căn cứ khoa học về thực trạng công tác kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Đề xuất một số quan điểm, phương hướng, giải pháp và một số kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới.

7.Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được sắp xếp thành 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường.

Chương 2: Thực trạng kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô ở Việt Nam hiện nay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022