Lập kế hoạch kinh tế vĩ mô
Ở nước ta trong thời gian đổi mới vừa qua, kế hoạch kinh tế vĩ mô đựơc xác định bao gồm tập hợp các mục tiêu kinh tế ở cấp quốc gia và khu vực (vùng lãnh thổ, ngành kinh tế) và các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó do Nhà nước xây dựng và là công cụ để Nhà nước quản lí vĩ mô nền kinh tế quốc dân, phối hợp với các công cụ khác và cơ chế tự điều tiết bởi các quy luật khách quan của thị trường để vận hành nền kinh tế theo chiến lược và mục tiêu lựa chọn.
Trong thời gian qua nước ta đã xây dựng các kế hoạch kinh tế trung hạn bao gồm kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 1991-1995, 1996- 2000, 2001-2005. Nội dung của các kế hoạch trên bao gồm:
Phân tích những thuận lợi và những khó khăn thách thức của nền kinh tế khi bước vào thời kỳ kế hoạch. Trong đó chỉ ra tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, bối cảnh của thời đại, tình hình và chiều hướng biến đổi của quốc tế, cả về trình độ hiện có của lực lượng sản xuất, cơ cấu kinh tế, năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của hàng hoá trong nền kinh tế, quan hệ sản xuất và thành phần kinh tế, chất lượng và hiệu quả quản lí kinh tế vĩ mô...
Xác định mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch. Bên cạnh cơ sở là chiến lược và quy hoạch, kế hoạch kinh tế vĩ mô được xây dựng gắn với kì Đại hội Đảng toàn quốc, và là sự cụ thể hoá mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ chủ yếu và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của kì Đại hội đó. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 1991-1995 là sự cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, kế hoạch 1996-2000 thể hiện chủ trương nghị quyết Đại hội VIII và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001- 2005 là cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội IX năm 2001.
Chẳng hạn, mục tiêu của kế hoạch kinh tế 5 năm 1991-1995 là: (1) Tiếp tục kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, giữ vững và phát triển sản xuất,bắt đầu tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, (2) Tạo thêm nhiều việc là cho người lao động,
giảm mạnh nhịp độ tăng dân số, (3) ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo tiền lương tối thiểu đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người lao động, ngăn chặn thu nhập phi pháp bất công. Đây chính là sự cụ thể hoá mục tiêu tổng quát trong Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, trong 5 năm tới (1991-1995) phải "vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng cường ổn định chính trị và đẩy lùi tiêu cực, bất công xã hội, đưa đất nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng”.
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu cần đạt được trong thời kỳ kế hoạch bao gồm tổng GDP, tốc độ tăng trưởng hàng năm của toàn bộ nền kinh tế, của từng nhóm ngành (CN, NN, DV) và mức tăng GDP bình quân hàng năm theo đầu người. Dự kiến cơ cấu kinh tế trong GDP cần đạt được đến cuối kỳ. Các chỉ tiêu về xã hội như tỉ lệ gia tăng dân số, lao động, giáo dục và đào tạo, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ... được xác định không chỉ nhằm đảm bảo cho sự phát triển xã hội mà còn đảm bảo cho các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có điều kiện đựơc thực hiện.
Nhiệm vụ, mục tiêu phát triển các ngành, lĩnh vực và lãnh thổ:
Phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế và nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Trong đó dự kiến phương án phát triển từng ngành kinh tế quốc dân (CN,NN,DV), quan hệ xuất nhập khẩu. Ví dụ, đối với NN, kế hoạch đưa ra phương án dịch chuyển cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi, và cơ cấu trong mỗi ngành này, cơ cấu vùng nông nghiệp, việc ứng dụng tiến bộ KH, CN, diện tích và sản lượng các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu (lúa, ngô, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu), phát triển chăn nuôi, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển thuỷ hải sản, lựa chon khâu (mặt hàng) đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phương án gắn với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường trong nước và quốc tế, khai thác lợi thế nông nghiệp Việt Nam, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Thay Đổi Trong Nhận Thức Về Kế Hoạch Hoá Kinh Tế Vĩ Mô Trong Tiến Trình Chuyển Sang Kinh Tế Thị Trường Ở Việt Nam
- Quá Trình Đổi Mới Công Tác Kế Hoạch Hoá Kinh Tế Vĩ Mô Của Việt N Am
- Những Nỗ Lực Đổi Mới Từ 1989 Đến Nay.
- Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 11
- Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Hiện Nay.
- Phương Hướng Đổi Mới Kế Hoạch Hóa Kinh Tế Vĩ Mô
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Định hướng phương án huy động các nguồn lực, bảo đảm cân đối kinh tế vĩ mô. Trong đó dự kiến phương hướng, khả năng huy động và sử dụng các nguồn vốn (các mục tiêu đầu tư), đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính tiền tệ, phát triển thị trường vốn, phát triển các thị trường thanh toán, khả năng giải quyết cán cân thanh toán quốc tế...
Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng để tạo khả năng thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội bao gồm hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cấp nước, nhà ở...
Định hướng phát triển nguồn nhân lực (nhất là về mặt chất lượng) trong đó nhấn mạnh hướng phát triển giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học, công nghệ, xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia.
Phát triển văn hoá xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, hướng nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trong đó có vấn đề lao động và việc làm, chương trình xoá đói giảm nghèo, vấn đề y tế và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vấn đề môi trường sinh thái...
Hướng phát triển các vùng lãnh thổ nhằm phát huy những lợi thế so sánh trong từng vùng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hướng kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Cơ chế chính sách và các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch. Trong đó đặt ra yêu cầu thực hiện các vấn đề cụ thể, các nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế vĩ mô. Trong kế hoạch 5 năm (2001-2005) đề ra 7 nhóm giải pháp lớn cần được cụ thể hoá hơn nữa trong quá trình thực hiện bao gồm: (1) phát triển kinh tế nhiều thành phần,(2) phát triển các loại thị trường, (3) nâng cao hiệu lực của các công cụ kinh tế vĩ mô, (4) chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, (5) chính sách phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, (6) chính sách xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, (7) cải cách nền hành chính và hoàn thiện bộ máy nhà nước nhằm tăng cường cơ quan quản lí vĩ mô nền kinh tế thị trường.
Chương trình kinh tế
Đây là một bộ phận cấu thành của kế hoạch hoá, là phương thức vận hành để đưa nhiệm vụ của kế hoạch vào cuộc sống. Nó bao gồm tổ hợp các mục tiêu, nhiệm vụ, các bước phải tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng và các yếu tố cần thiết khác để thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra theo một tiến độ chặt chẽ và thống nhất.
Chương trình kinh tế quy định ưu tiên của các hoạt động để Chính phủ tập trung nguồn lực hạn hẹp của đất nước vào giải quyết những khâu xung yếu quyết định sự phát triển. Nó cho phép khắc phục tình trạng tách rời giữa các nhiệm vụ kế hoạch, giải quyết một cách có hệ thống các tác động của kế hoạch đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội trên một địa bàn lãnh thổ, ngành hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Trong kế hoạch 5 năm 1991-1995, chương trình kinh tế vĩ mô được xác định tập trung nỗ lực phát triển 3 hướng: (1) chương trình lương thực, thực phẩm, (2) chương trình sản xuất hàng tiêu dùng, (3) chương trình sản xuất hàng xuất khẩu.
Trong kế hoạch 5 năm (1995-2000), Đảng và Nhà nước xác định 11 chương trình kinh tế lớn, đó là: (1) chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, (2) chương trình phát triển công nghiệp, (3)chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, (4) chương trình phát triển khoa học và công nghệ,
(5) chương trình phát triển kinh tế dịch vụ, (6) chương trình phát triển kinh tế đối ngoại, (7) chương trình phát triển giáo dục và đào tạo, (8) chương trình giải quyết các vấn đề văn hoá xã hội, (9) chương trình phát triển các vùng lãnh thổ, (10) chương trình kinh tế xã hội miền núi và đồng bào dân tộc, (11) chương trình xoá đói giảm nghèo.
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001- 2005 xác định cần thực hiện chương trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội với 6 nội dung: (1) Đầu tư chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất trong các ngành kinh tế, các vùng kinh tế theo hướng CNH-HĐH, phát huy lợi thế, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh và bảo
đảm giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ trong phát triển kinh tế và xây dựng đất nước, (2) Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành và chữa bệnh cho nhân dân, (3) Đầu tư có chọn lọc và chuẩn bị xây dựng một số cơ sở công nghiệp sản xuất công cụ sản xuất và tư liệu sản xuất như cơ khí, chế tạo, dầu khí, luyện kim, điện tử, hoá chất cơ bản..., (4) Đầu tư hoàn thiện từng bước cơ bản về cơ sở hạ tầng, tạo khả năng phát triển trong thời kỳ tiếp theo, (5) Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tập trung đầu tư cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo phát triển bền vững,
(6) Đầu tư thực hiện có hiệu quả các chương trình xoá đói giảm nghèo, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, vùng nghèo. Hỗ trợ đầu tư cho miền núi và vùng còn khó khăn [26, 123].
Ngoài các khâu nêu trên, trong nội dung của kế hoạch hoá còn bao gồm các khâu như tổ chức thực hiện kế hoạch, theo dòi, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện kế hoạch. Đây là các khâu triển khai định hướng kế hoạch trong thực tiễn cuộc sống nhằm đạt được các mục tiêu. Trong các kế hoạch kinh tế vĩ mô vừa qua, các khâu này được thực hiện thông qua các phương tiện (công cụ) như các chương trình kinh tế, các dự án đầu tư, các chính sách kinh tế vĩ mô nhất là chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả, tỉ giá nhằm tác động vào thị trường vốn, thị trường sản phẩm, định hướng đầu tư.
Những kết quả nổi bật từ việc đổi mới kế hoạch hoá KTVM.
Thực tế đổi mới kế hoạch kinh tế vĩ mô thời gian qua cho thấy nước ta đã từng bước xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Dưới đây là những kết quả:
1.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát.
Sau một loạt chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước, đến năm 1990 lạm phát còn 67.4%. Với thành công bước đầu của công cuộc đổi
mới, nhất là từ những năm 1989-1990 đã tạo điều kiện để Đại hội VII (6/1991) khẳng định đường lối đổi mới của Đại hội VI đề ra là đúng đắn và xác định rò hơn vai trò cuả thị trường đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế – xã hội. Nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường là cần thiết để giải phóng và phát huy được các tiềm năng sản xuất trong xã hội. Song thực tế cho thấy, bản thân nền kinh tế thị trường không phải là liều thuốc vạn năng. Để hạn chế những tiêu cực, bảo đảm cho đổi mới đi đúng hướng, phát huy bản chất tốt đẹp của CNXH, Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý kinh tế – xã hội bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách, thông tin và các công cụ khác.
Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII lại tiếp tục khẳng định:" cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN trở thành cơ chế vận hành nền kinh tế”.
Trong những năm 1991-1995, nhờ có đường lối đúng đắn đó công cuộc đổi mới đã giành được nhiều thành tựu. Tăng trưởng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) là 8.2% (kế hoạch là 5.5-5.6%), công nghiệp tăng 13.3%, nông nghiệp 4.5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 20%, từ năm 1989 xuất khẩu gạo bình quân mỗi năm gần 2 triệu tấn, lạm phát từ 67.1% năm 1991 giảm xuống còn 12.7% năm 1995 [28, 123]. Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện, số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm. Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng lên. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố an ninh. Cơ chế thị trường đã được hình thành, quy luật giá trị, cung- cầu, lưu thông tiền tệ đã được vận dụng phù hợp, có những doanh nghiệp đứng vững, vươn lên cạnh tranh với hàng ngoại nhập, vươn ra thị trường thế giới. Cơ chế quản lý và vai trò quản lý của Nhà nước bước đầu được hình thành đang từng bước hoàn thiện đóng vai trò rất quan trọng vào việc ổn định phát triển kinh tế-xã hội. Quy mô đầu tư phát triển toàn xã hội tăng khá. Trong 5 năm (1990-1995)vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 18 tỉ USD trong
đó phần Nhà nước chiếm 43%, của dân 30%, đầu tư trực tiếp nước ngoài 27%. Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp, chủ trương hạn chế những tiêu cực của cơ chế thị trường.
Nhờ có sự kết hợp tốt hơn, cụ thể hơn một bước quan hệ cơ chế thị trường và kế hoạch mà mục tiêu kế hoạch 1991-1995 cơ bản được hoàn thành như về cơ bản đến năm 1996 nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài trong nhiêù năm, tình trạng đình đốn, rối ren trong phân phối lưu thông được khắc phục. Nhịp độ tăng trưởng GDP 1991-1995 bình quân năm là 8,2% mức cao nhất so với 5 năm trước đó. Lạm phát 6,1% [28, 123].
Công cuộc phát triển kinh tế – xã hội trong kế hoạch 5 năm (1996- 2000) mặc dù trong điều kiện bị thiên tai lũ lụt lớn chưa từng có trong lịch sử, gây thiệt hại nặng nề trong cả nước, từ năm 1997 đến nay phải đối mặt với những khó khăn thử thách quyết liệt do cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, cùng với những yếu kém còn tồn tại từ nội bộ nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế nước ta tuy có giảm nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định.Tốc độ gia tăng GDP bình quân tăng 6.7% (năm 1996 tăng 9.34, 1997 tăng 8.2%, 1998 tăng 5.8%, 1999 tăng 5% và năm 2000 tăng 5.5%. Theo đánh giá chung của Liên Hợp Quốc về tình hình kinh tế Việt Nam, Việt Nam đã tránh được phần lớn tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất của ASEAN trong năm 1997 (Thái lan: 0.6%, Philipin: 5%, Singapore: 7%, Malaysia: 7.5%, Inđonéia: 5%,
tính chung ASEAN:4.9%) [8, 121].
Đến Đại hội Đảng lần thứ IX đã đặt ra mức phấn đấu cao trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 là: "Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơcấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH. Nâng cao rò rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục
tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế – xãhội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia”.
Mục tiêu tổng quát trên được cụ thể hoá thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội chủ yếu sau:
Tổng GDP năm 2005 gấp 2 lần so với năm 1995; Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 7.5%, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4.0- 4.3%, công nghiệp và xây dựng tăng 10.4-10.8%, dịch vụ tăng 6.2-6.8%. Giá trị sản xuất nông lâm, ngư nghiệp tăng 4.8%/năm, giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 13%/năm; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 7.5%/năm. tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/ năm [28, 123].
Đến năm 2005, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP khoảng 20- 21%, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 38-39%, tỷ trọng các ngành dịch vụ khoảng 41-42%.
Từ sau Đại hội Đảng đến nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước về cơ bản đã diễn biến theo chiều hướng mà Đại hội đã nhận định. Tuy nhiên, tình hình thế giới có những biến động rất phức tạp sau sự kiện khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001, tiếp đến là chiến tranh tại Apganistan, I Rắc, các hoạt động khủng bố và chống khủng bố, quá trình khủng bố và chống khủng bố trở thành vấn đề thời sự. Kinh tế thế giới và khu vực phục hồi chậm, quá trình toàn cầu hoá tiếp tục phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Bệnh dịch SARS, dịch cúm gia cầm và lũ lụt, hạn hán liên tiếp xảy ra... Những biến động trên đã đặt nền kinh tế và xã hội nước ta trước những thử thách quyết liệt.
Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng:
Nhìn chung, trong 5 năm 2001-2005, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng nhanh và tương đối bền vững. Tốc độ tăng trưởng