Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 11

GDP bình quân 5 năm ước khoảng 7.3 – 7.4%/ năm, tuy thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 nhưng trong bối cảnh hết sức khó khăn cả ở trong và ngoài nước, việc tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta liên tục tăng lên qua các năm và trung bình đạt xấp xỉ chỉ tiêu Đại hội đề ra, đồng thời cao hơn tốc độ tăng bình quân của kế họach 5 năm trước 0.5% là một thành tựu rất lớn. Tốc độ tăng trưởng của nước ta cũng thuộc loại khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Năm 2005 dự kiến sẽ là năm đánh dấu bước chuyển biến tích cực và toàn diện trong toàn nền kinh tế, các chủ trương, chính sách lớn đề ra tại Hội nghị Trung ương 9 sẽ thực sự đi vào cuộc sống và lan toả rộng khắp trong toàn xã hội, tạo ra nhiều động lực mới đồng thời kích thích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Do vậy, dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt 8%.

Như vậy, qui mô GDP của nền kinh tế năm 2005 có khả năng đạt gấp đôi năm 1995 (10 năm 1996-2005 tăng bình quân 7.2%), thu nhập bình quân đầu người đạt 584 USD/ người [28, 123].

Có thể khẳng định rằng, tăng trưởng đã và đang diễn ra trong tất cả các khu vực kinh tế, tăng trưởng trong từng khu vực đều đi đôi với chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng sản phẩm. Lạm phát ở mức phù hợp. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

2. Kinh tế vĩ mô và các cân đối chủ yếu trong nền kinh tế có nhiều cải

thiện.

Cân đối tích luỹ và tiêu dùng được bảo đảm vững chắc, tổng quỹ tiêu

dùng vẫn tăng trưởng khá, bình quân khoảng 6.2%/năm (chỉ tiêu Đại hội đề ra là 5.5%), tiêu dùng bình quân đầu người tăng bình quân 5%/năm. Nhờ đó đời sống nhân dân được cải thiện nhanh, đồng thời tiêu dùng trong nước đã thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế trong 5 năm qua.

Cùng với tăng trưởng kinh tế, quỹ tiêu dùng và quỹ tích luỹ có nhiều cải thiện theo hướng tăng nhanh tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tỷ lệ tiết kiệm

trong nước so với GDP dự kiến đến năm 2005 đã đạt khoảng 32% (kế hoạch là 28-30% GDP)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Tài chính quốc gia tiếp tục được củng cố và cải thiện, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và khai thác tốt hơn các nguồn lực. Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm tăng bình quân khoảng 15.1%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng giá cộng lại. Tính chung 5 năm, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 710 nghìn tỷ đồng, tăng 90 nghìn tỷ đồng so với chỉ tiêu Đại hội đề ra. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân đạt 22.7% GDP, vượt chỉ tiêu đề ra là 20-21% GDP [28, 123].

Hoạt động tiền tệ được điều hành linh hoạt, vừa kiểm soát được lạm phát, vừa hỗ trợ tích cực cho quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơcấu kinh tế. Tốc độ tăng tổng phương tịên thanh toán liên tục được điều hành phù họp với biến động giá cả và tăng trưởng kinh tế, trung bình đạt 23.1%/năm. tỷ lệ tiền tệ hoá nền kinh tế (M2/GDP) trong 5 năm qua tăng khá nhanh, từ 57.7% năm 2000 lên trên 90% năm2005.

Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 11

Nguồn vốn huy động trong 5 năm tăng bình quân 23.5%/năm, trong đó tiền gửi bằng VNĐ tăng khoảng 31%, bằng ngoại tệ tăng khoảng 14%. Dư nợ cho vay toàn nền kinh tế tăng bình quân khoảng 26.1%

Đến cuối năm 2005, dự kiến nợ xấu chiếm khoảng 4% tổng dư nợ tín dụng, thấp hơn nhiều so với khi bắt đầu thực hiện kế hoạch (nợ xấu cuối năm 2000 chiếm 10.75% tổng dư nợ tín dụng).

Cân đối vốn đầu tư phát triển liên tục được cải thiện qua các năm. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư trong GDP tăng từ 34% năm 2001 lên 34.3% năm 2002, 35.9% năm 2003, 36.1% năm 2004 và khoảng 36.9% năm2005.

Tổng vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế trong 5 năm 2001-2005 tính theo giá năm 2000 đạt khoảng 960.9 nghìn tỷ đồng, tăng 13-15.8% so với chỉ tiêu Đại hội đề ra là 830-850 nghìn tỷ đồng [28, 123].

3. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Thành tựu kinh tế đối ngoại được thể hiện thông qua mức phát triển khá của các lĩnh vực như xuất, nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút vốn.

Thứ nhất, về xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 1996-2000 đạt trên 50 tỷ USD, tăng bình quân hàng năm khoảng 18.6%. Khối lượng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có thay đổi. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản tuy vẫn chiếm vị trí quan trọng nhưng có xu hướng giảm dần, từ 42.3% (năm1996) xuống còn 30% (2000), tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp tăng tương ứng, từ 29% lên 36.8%, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản từ 28.7%lên 33.2% [26, 123].

Thị trường xuất nhập khẩu được củng cố và mở rộng trong đó thị trường châu á chiếm gần 63% tổng kim ngạch xuất khẩu và gần 74% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, riêng các nước ASEAN chiếm tương ứng trên 20% và 30%ở thị trường EU, châu Mĩ, Trung Đông, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt và đang tăng dần.

Tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm đạt trên 59 tỷ USD tăng bình quân hàng năm khoảng trên 10%, tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu đáng kể, từ 13% năm 1996 xuống còn 4.5% năm 2000.

Chênh lệch xuất nhập khẩu so với kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 49.6% năm 1995 xuống còn vài phần trăm vào năm 2000.

Trong giai đoạn 2000-2005: vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục duy trì khả năng phát triển khá. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu tăng 4.1%, năm 2002 tăng 11.2%. Năm 2003, mặc dù chiến tranh IRắc đã có tác động xấu đến thị trường và các mặt hàng chủ lực của ta, nhưng do có những giải pháp kịp thời khắc phục khó khăn, chuyển hướng thị trường, các doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm thị trường thay thế... nên kim ngạch xuất khẩu năm 2003 đã tăng lên tới 20.8% so với năm 2002. Trong các năm 2004-2005, kim ngạch xuất khẩu tăng lần lượt là 14% và 12%.

Tính chung trong 5 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 100.7 tỷ USD, bằng 88.6% so với chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu là 114 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 5 năm đạt 12.3% (kế hoạch là 14-16%). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2005 đạt 368 USD/người, tuy còn ở mức thấp so với tiềm năng nhưng đã thuộc loại các nước có nên ngoại thương phát triển.

Tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm dự kiến đạt khoảng 119.8 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân đạt 14.3%/năm, thấp hơn mục tiêu do Đại hội đề ra là 15%/năm [28, 123].

Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng, giảm tỷ trọng nhập khẩu nhiên, nguyên vật liệu. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và phụ tùng đã tăng từ 30.6% năm 2000 lên 32.6% năm 2005, tỷ trọng nhóm nguyên nhiên vật liệu giảm từ 63.2% xuống 61%. Riêng nhóm hàng tiêu dùng có tỷ trọng tăng nhẹ, từ 6.2% lên 6.4%.

Thứ hai, về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) . Tuy tốc độ thu hút có giảm nhưng các doanh nghiệp thuộc khu vực này đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội. Trong 5 năm (1990-1995), gần 1500 dự án đầu tư được cấp phép, với tổng số vốn đăng ký khoảng 20.7 tỷ USD và nếu kể cả cấp mới và tăng vốn thì số vốn FDI sẽ lên tới khoảng 4.7 tỷ USD.

Cơ cấu vốn FDI thay đổi ngày càng phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khoảng 2/3 tổng nguồn vốn được đưa vào đầu tư trong lĩnh vực sản xuất vật chất, trong đó trên 60% số dự án là đầu tư khai thác và nâng cấp các cơ sở kinh tế hiện có.

Nguồn vốn đã được thực hiện trong 5 năm đạt khoảng 10 tỷ USD, chiếm khoảng 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo được 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, trên 22% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp trên 10% GDP của cả nước. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút trên 30 vạn lao động trực tiếp và

hàng chục vạn lao động gián tiếp làm việc trong các ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ liên quan.

Giai đoạn 2000-2005, trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, dòng giao lưu vốn bị hạn chế và phân tán bởi sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thu hút vốn, nhưng do môi trường đầu tư của chúng ta tiếp tục được cải thiện nên trong 5 năm 2001-2005, tổng vốn thực hiện của khu vực đầu tư nước ngoài đạt khoảng 13 tỷ USD, trong đó đầu tư vào ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 72% tổng vốn thực hiện, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ chiếm 9% và dịch vụ chiếm 19% tổng vốn thực hiên. Đáng chú ý là tỷ trọng đầu tư cho khu vực nông nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên. Tính chung, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16.5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2001-2005.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong 5 năm đóng góp xấp xỉ 14.1% GDP/năm của cả nước, tổng doanh thu (không kể dầu khí) đạt 75.8 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 29 tỷ USD, chiếm trên 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (trừ dầu thô), kim ngạch nhập khẩu đạt 38.9 tỷ USD, chiếm trên 38.6% tổng kim ngạch nhập khẩu, nộp ngân sách nhà nướckhoảng 2.5 tỷ USD, chiếm 4.9% tổng thu ngân sách, thu hút khoảng 83 vạn lao động trực tiếp.

Thứ ba, nguồn vốn ODA tiếp tục góp phần quan trọng phát triển kết cấu hạ tầng. Tính chung trong 5 năm 1995-2000, nguồn vốn ODA đưa vào thực hiện khoảng 6.1 tỷ USD.

Bước vào thời kỳ 5 năm (2001-2005), do khó khăn kinh tế toàn cầu, nguồn ODA của thế giới có xu hướng giảm đáng kể. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, nguồn ODA mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam trong 5 năm qua vẫn tiếp tục tăng lên, năm 2001 đạt 2.4 tỷ USD, năm 2001 đạt 2.4 tỷ USD, năm 2002 đạt 2.5 tỷ USD, năm 2003 đạt 2.83 tỷ USD, năm 2004-2005 ước đạt 5.6 tỷ USD. Điều này thể hiện sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đốivới chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và

Nhà nước ta. Việc ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA trong 5 năm 2001-2005 đã diễn ra thuận lợi, tổng giá trị các hiệp định đã kí kết đạt khoảng

13.3 tỷ USD, trong đó vốn vay ưu đãi khoảng 10.3 tỷ USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 3 tỷ USD.

Tuy nhiên, hoạt động đối ngoại chưa vượt qua được những thách thức gay gắt về cạnh tranh và thị trường, chưa phát huy được lợi thế về ổn định chính trị – xã hội để thu hút mạnh nguồn vốn FDI, chưa thực sự chủ động trong hội nhập quốc tế.‌

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG.

2.3.1. Những kết quả đạt được.

Một là, xây dựng được kế hoạch tổng thể, chiến lược với các quy hoạch và chương trình kinh tế lớn:

Trước đổi mới, đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước chỉ được thể hiện ở phương án kế hoạch có tính chất tác nghiệp, kế hoạch mang tính nghiệp vụ đơn thuần, chưa có một văn bản chiến lược nào. Từ khi đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rò hơn sự cần thiết phải khắc phục tình trạng nêu trên, phải nâng cấp các phương án kế hoạch lên tầm chiến lược, phải có qui hoạch tổng thể kinh tế-xã hội, tức là phải có tầm nhìn xa và cơ bản. Đây là bước đi không thể thiếu được trong giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch nhằm hoàn thiện các căn cứ khoa học cho kế hoạch.

Các quan điểm chiến lược định hướng đưa ra đã thể hiện sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, mối quan hệ và sự khác nhau giữa sở hữu về mặt pháp lý với sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế trong kinh tế thị trường, dân chủ hoá (tự do hoá) về kinh tế được khẳng định là cần thiết để phát triển lực lượng sản xuất, chuyển sang kinh tế thị trường: dân chủ hoá (tự do hoá) về kinh tế được khẳng định là cần thiết để phát triển lực lượng sản xuất, chuyển sang kinh tế thị trường tiếp tục xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện mở cửa nền kinh tế nhằm thu hút các nguồn lực cho đầu tư

phát triển, phát huy lợi thế so sánh và lợi thế của nước phát triển muộn về kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chuẩn đo lường chất lượng của chiến lược.

Các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong chiến lược về cơ bản là phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện thực tế, đã thực sự có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng lập kế hoạch. Chiến lược đã khơi dậy và động viên sự phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, đồng thời thể hiện bước đổi mới quan trọng, có hệ thống về kế hoạch hoá, biểu hiện trong các phương pháp tháo gỡ và khơi dậy các tiềm năng kinh tế trong nước và tranh thủ mạnh các nguồn lực bên ngoài. Đây là những điểm mới trong tư duy về kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô ở nước ta.

Trong quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội đã cụ thể hoá chiến lược của các ngành, các lĩnh vực và vùng lãnh thổ đã được Nhà nước xác định làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch kinh tế vĩ mô và quy hoạch mặt bằng xây dựng. Đây là điểm mới trong công tác kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô ở nước ta.

Trong các chương trình kinh tế, thành công nổi bật là đã đề ra và giải quyết các nhiệm vụ kinh tế vĩ mô quan trọng. Thông qua các chương trình kinh tế, Nhà nước định hướng sự phát triển vào mục tiêu cuối cùng của chiến lược, tập trung nỗ lực vào khâu chủ đạo. Nó thể hiện sự phát hiện và luận chứng cho những vấn đề quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô, xác định các mục tiêu cụ thể nhằm chi tiết hoá cơ cấu của vấn đề được đặt ra, xác định các mục tiêu cụ thể nhằm chi tiết hoá cơ cấu của vấn đề được đặt ra, xác định một cách tổng thể các yếu tố, bộ phận của nền kinh tế quốc dân cần thiết để thực hiện các mục tiêu và tham gia giải quyết các vấn đề đã lựa chọn, vạch ra hệ thống các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra, bảo đảm phân phối các nguồn lực cho sự hoạt động của toàn bộ dây chuyền đã được chương trình hoá. Điểm mới nổi bật của chương trình kinh tế là nó không hạn chế đối tượng thực hiện mà xây dựng trên quan điểm liên ngành, không giới hạn trong phạm vi từng Bộ, ngành và mang tính chất liên vùng. Các chương trình kinh

tế có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết các vấn đề có tính chất bộ phận nhưng quan trọng nhất của nền kinh té quốc dân, có vai trò quyết định đến phương hướng phát triển của nền kinh tế về lâu dài.

Hai là, kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô ngày càng mang tính định hướng (hướng dẫn) phát triển nền kinh tế thay cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu mang tính áp đặt trước đây. Xác định rò hơn vai trò của thị trường đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước về kinh tế – xã hội.

Thông qua kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô, Nhà nước định hướng sự phát triển của nền kinh tế nhằm thống nhất các lợi ích khác nhau, quy tụ các lợi ích khác nhau về một lợi ích để mỗi người khi theo đuổi lợi ích của riêng mình cũng đồng thời góp phần vào việc theo đuổi lợi ích chung của toàn xã hộ i. Theo phương thức này mà Nhà nước có thể phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp, các Bộ, ngành, địa phương. Những định hướng lớn được vạch ra trong kế hoạch kinh tế vĩ môlà mục tiêu, nhiệm vụ, phương thức tổ chức, cơ chế chính sách và các giải pháp chủ yếu để thực hiện, trong đó Nhà nước có chức năng phân bổ nguồn lực, phối hợp và điều hoà hoạt động ở các ngành, các cấp, các vùng, các lực lượng kinh tế, các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, điều chỉnh quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công tạo sự hợp lý theo mục tiêu đã định và thuực hiện chức năng kiểm tra quá trình thực hiện để điều chỉnh, hoàn thiện và nâng cao.

Ba là, ngày càng giải quyết tốt quan hệ giữa kế hoạch hoá và thị trường. Điều này thể hiện ở việc kế hoạch hoá luôn coi thị trường là đối tượng và căn cứ xây dựng kế hoạch

Trước đây, do kế hoạch hoá dựa trên nền kinh tế hiện vật nên thị trường không được tôn trọng. Từ khi đổi mới đến nay, phương thức kế hoạch hoá có sự thay đổi căn bản, thị trường trở thành đối tượng và căn cứ của kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô. Công tác kế họach hoá ngày càng nhận thấy rằng cần phải coi trọng các quy luật kinh tế khách quan, coi trọng vai trò điều tiết của"bàn tay vô hình” trong nền kinh tế. Cơ chế thị trường cho phép phát huy tính tích

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí