Kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật như: năng lượng phục vụ sản suất và đời sống; các công trình giao thông vận tải, đường bộ và đường cao tốc; viễn thông; các công trình thủy lợi phục vụ sản suất nông – lâm – ngư nghiệp... Kết cấu hạ tầng kinh tế là bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định, bền vững và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cải thiện cuộc sống dân cư.
Kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm nhà ở, các cơ sở khoa học, trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa, thể thao,.. và các trang, thiết bị đồng bộ đi kèm. Đây là điều kiện thiết yếu để phục vụ, nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của phát triển, CNH, HĐH đất nước. Kết cấu hạ tầng xã hội là tập hợp một số ngành có tính chất cung ứng dịch vụ cho xã hội, với sản phẩm là dịch vụ công phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của người dân cả về thể chất và tinh thần. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc phạm vi đầu tư của Nhà nước, đều thuộc loại “hàng hóa công cộng”, loại hàng hóa này thường do Nhà nước đầu tư và cung ứng nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng như đường bộ và đường cao tốc, sân bay, bến cảng, giáo dục, an ninh, quốc phòng, ngoại giao…Những loại hàng hóa công thuần túy, do một trong các đặc trưng của loại hàng hóa này là không mang lại lợi nhuận cho nhà cung cấp, cho nên đều do Nhà nước đầu tư và cung ứng, còn những loại hàng hóa công không thuần túy có thể huy động và sử dụng nhiều nguồn lực từ xã hội và đều phải do Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả nhất phục vụ cho việc sản suất và cung ứng các dịch vụ công không thuần túy.
Chính phủ đã khẳng định “chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020 được xác định là chiến lược tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng Việt Nam cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, trong đó việc xây dựng kết cấu hạ tầng được coi là một trong ba khâu chiến lược đột phá. Chính phủ đã xác nhận vai trò quan trọng của kết cấu hạ tầng, trong đó có giao thông đường bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội và khảng định rõ quan điểm hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại là một đột phá mang tính chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn sau năm 2030.
Chính vì mang tính đa dạng và thiết thực, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là cơ sở để tăng trưởng mạnh, ổn định và bền vững. Nên, trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ phát triển của đất nước, nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Việc phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam mở ra cơ hội để huy động các luồng vốn đầu tư đa dạng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm (như tam giác kinh tế Hà Nội
– Hải Phòng – Quảng Ninh), từ đó tạo ra tác động mang tính lan tỏa thúc đẩy các vùng liền kề phát triển. Kết cấu hạ tầng phát triển trực tiếp tác động đến các vùng khó khăn, nhiều hộ dân nghèo thông qua việc cải thiện hạ tầng có cơ hội nâng cao điều kiện sống, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng. Phát triển kết cấu hạ tầng, không những tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức và cải thiện tình trạng sức khỏe cho người dân, mà phát triển kết cấu hạ tầng còn góp phần giảm thiểu bất bình đẳng về mặt xã hội cho người nghèo, hợp lý hóa phân công lao động.
Một trong những nội dung chính của kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011-2015 là tập trung rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong cả nước và trong từng vùng, nhất là giao thông, thủy điện, thủy lợi, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. Để thực hiện được chiến lược đó, Nhà nước khuyến khích đa dạng hóa hình thức đầu tư, huy động sự tham gia các thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư nước ngoài để phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên cho đường bộ và đường cao tốc.
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển đất nước. Kết cấu hạ tầng được xem là nền tảng vật chất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như mỗi vùng, lãnh thổ. Kinh tế càng phát triển thì yêu
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Nghiên Cứu Của Các Tác Giả Trong Nước
- Kết Quả Có Thể Rút Ra Từ Các Nghiên Cứu Trên
- Khái Niệm, Bản Chất Và Đặc Điểm Của Vốn, Vốn Đầu Tư
- Trên Bình Diện Vi Mô (Trên Góc Độ Các Doanh Nghiệp)
- Các Hình Thức Đầu Tư Nhằm Huy Động Vốn Ngoài Nsnn Ở Việt Nam
- So Sánh Quy Định Về Hoạt Động Đầu Tư Ngoài Nsnn Giữa Một Số Văn Bản Pháp Quy
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
cầu phát triển kết cấu hạ tầng càng cao, thậm chí có ý kiến còn cho rằng phát triển kết cấu hạ tầng phải bằng hai lần tăng trưởng, nếu không sẽ là rào cản của tăng trưởng kinh tế. Nhưng, như đã nêu ở trên, kết cấu hạ tầng, như giao thông đường bộ, trong đó có đường cao tốc, là những công trình phức tạp, để kiến tạo cần một lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lại dài. Song kết cấu hạ tầng là những công trình – những hàng hóa công có tính chất phục vụ, đa mục đích, tạo đà cho các ngành kinh tế phát triển, nên không thể thiếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Nhưng quy mô vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng rất lớn, mà NSNN lại eo hẹp, vì vậy, việc đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trở thành vấn đề bức thiết, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng, toàn dân và các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
2.1.2.2. Lý do khách quan của việc huy động vốn ngoài ngân sách xây dựng đường bộ cao tốc.
Huy động vốn đầu tư ngoài NSNN là quá trình kết hợp nhiều hình thức sở hữu vốn trong các hoạt động đầu tư phát triển, góp phần đạt được các mục tiêu tối ưu của quá trình đầu tư. Huy động vốn ngoài NSNN cho phát triển đường cao tốc, chính là đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển đường bộ hiện đại nhằm thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện các dự án đường cao tốc, tạo ra nhiều sản phẩm là những công trình đường bộ hiện đại, để tạo ra sự tăng trưởng nhanh, mạnh và bền vững. Với tinh thần đó, huy động vốn ngoài NSNN cho phát triển đường cao tốc là một yêu cầu đòi hỏi thiết yếu mang tính khách quan bắt nguồn từ nhiều lý do sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ tính đa dạng của các nguồn vốn trong nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam hiện nay, các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và đường cao tốc nói riêng bao gồm: nguồn vốn NSNN (nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, nguồn tăng thu từ ngân sách trung ương); nguồn vốn ngoài cân đối NSNN (trái phiếu chính phủ, một số khoản phí, lệ phí, vay về cho vay lại); nguồn vốn của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; và các nguồn vốn như tín dụng ngân hàng, nguồn xã hội hóa khác… Thời gian gần đây, nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn trái phiếu chính phủ còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng, phát triển đất nước. Song nguồn vốn này sẽ thu hẹp dần vì Việt Nam đã thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.
Thứ hai, do NSNN còn hạn hẹp, và không chỉ có Việt Nam, hầu như đối với các nước, vốn đầu tư từ NSNN không đủ để phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và giao thông đường bộ cũng như đường cao tốc nói riêng. Vì vậy, muốn CNH, HĐH đất nước tất yếu phải huy động vốn ngoài NSNN, nhất là trong xã hội, một bộ phận không nhỏ nguồn vốn tài chính nằm rải rác trong khu vực dân cư đang cần có chính sách huy động các nguồn vốn này của Nhà nước để tập trung nguồn lực tài chính của cùng với Nhà nước vào các mục đích đầu tư phát triển để phát huy hiệu quả của các nguồn vốn này. Điều đó còn có ý nghĩa lớn nữa là huy động vốn ngoài NSNN, Nhà nước đã hướng dẫn nhân dân cách sử dụng đồng vốn của mình sao cho có lợi nhất cho gia đình và cho đất nước.
Thứ ba, nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển thấp so với các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Để phát triển kinh tế theo kịp các quốc gia khác, chống nguy cơ tụt hậu, cần phải đẩy nhanh tốc độ phát triển, nên cần rất nhiều vốn để thực hiện. Do đó, yêu cầu huy động vốn ngoài NSNN, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư là một chiến lược lâu dài nhằm khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, huy động sự tham gia của toàn xã hội cho sự phát triển kinh tế của đất nước là mục tiêu chiến lược trong công cuộc CNH và HĐH của Việt Nam.
Thứ tư, như đã nêu ở trên, các công trình thuộc kết cấu hạ tầng là những hàng hóa công, cung ứng loại hàng hóa công này có khả năng mang lại lợi nhuận trong tương lai, do đó có thể hấp dẫn khu vực tư tham gia.
Thứ năm, hơn nữa, việc kiến tạo ra một loại hàng hóa công nào đó, theo xu thế hiện nay, không nhất thiết chỉ do Nhà nước sản suất cung ứng, việc tham gia của cả xã hội trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công là định hướng của các Chính phủ. Xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ công là một trong giải pháp tối ưu để khu vực tư chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước, với tinh thần là những hàng hóa, dịch vụ
công nào khu vực tư sẵn sàng cung ứng và cung ứng tốt thì Nhà nước giao cho họ để tập trung NSNN cho các lĩnh vực khác, như vậy, vừa huy động được sự tham gia của khu vực tư, đồng thời tập hợp được nguồn vốn tiềm tàng từ khu vực này cho phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và đường bộ cũng như đường cao tốc nói riêng.
2.1.3 . Các kênh huy động vốn đầu tư
Vốn trong nước
Vốn của Nhà nước
Vốn của khu vực ngoài NN
Vốn của thị trường vốn
Vốn ngoài nước
Vốn ODA
Vốn tín dụng thượng mại QQQT
Vốn FDI
2.1.3.1. Trên bình diện vĩ mô
Các kênh huy động vốn đầu tư trên bình diện vĩ mô.
Như vậy, xét trên giác độ toàn bộ nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài
* Nguồn vốn trong nước:
Nguồn vốn đầu tư trong nước, là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của Chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội. Bao gồm:
- Nguồn vốn của Nhà nước: Vốn đầu tư từ NSNN, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của DNNN.
+ Nguồn vốn đầu tư từ NSNN: Là số tiền được chi từ NSNN cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn này, được xem là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vự cần có sự tham gia của Nhà nước. Ở Việt Nam, những năm gần đây, song hành với sự tăng trưởng của nền kinh
tế, quy mô tổng thu NSNN không ngừng gia tăng qua các năm, nhờ khai thác, mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau; nhờ thành công của công cuộc cải cách sâu rộng nền hành chính quốc gia. Cùng với sự mở rộng quy mô ngân sách, mức chi cho đầu tư phát triển từ nguồn NSNN, gia tăng đáng kể (tổng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2001 – 2005, tăng 15% bình quân, tỷ lệ huy động vào NSNN hàng năm đạt xấp xỉ 23% GDP. Tổng chi NSNN tăng bình quân 14,9%. Tỷ lệ chi NSNN bình quân bằng 28% GDP. Trong đó, chi cho đầu tư phát triển đạt bình quân 30,2% tổng chi NSNN. Tính chung cho giai đoạn 2001 – 2005, tổng vốn đầu tư từ NSNN chiếm 22,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội)
+ Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:
Tín dụng theo nghĩa thông thường là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định quay trở lại người sở hữu với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Nguồn tín dụng ngân hàng trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho sự phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung và đầu tư phát triển đường bộ nói riêng cần một lượng vốn lớn, thời gian thu hồi chậm có khi còn không có khả năng thu hồi vốn. Nên trên thực tế rất ít các ngân hàng thương mại đầu tư vốn trực tiếp để xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, mà nguồn vốn này tập trung chủ yếu ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Nhà nước và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Ngoài vốn tự có, ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn nhằm đảm bảo cân đối vốn được thuận lợi hơn cho hoạt động tín dụng, vốn chủ yếu là cho vay đầu tư trung – dài hạn, từ đó nâng cao chất lượng kế hoạch huy động và sử dụng vốn. Thời gian vừa qua, vốn huy động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chủ yếu là từ phát hành TPCP (Trái phiếu Chính phủ) và vay các đối tác truyền thống như Tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước; các nguồn huy động khác chủ yếu là vốn vay ngắn hạn có quy mô nhỏ.
Một nguồn vốn nữa được bổ sung cho ngân hàng Phát triển Việt Nam là nguồn vốn vay để cho vay lại. Đây là nguồn vốn ODA được cân đối ngoài NSNN, với kỳ hạn vay dài, lãi suất thấp, rất phù hợp để đầu tư phát triển đường cao tốc, tập trung chủ yếu vào các dự án có tổng mức đầu tư lớn. Ngoài ra Ngân hàng Phát triển còn mở rộng các hình thức huy động vốn với các đối tác, tổ chức nước ngoài với thời hạn dài, lãi suất phù hợp.
Cùng với tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nếu như thời kỳ trước 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chưa được sử dụng như vai trò là một công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thì đến giai đoạn 1991 – 2000, nguồn vốn này đã có mức tăng đáng kể và dần trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng trong hệ thống công cụ chính sách đầu tư của Nhà nước. So sánh nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, giai đoạn 1991 - 1995, là 5,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thì giai đoạn 2001 – 2005, con số này đã là 14% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước cho các DNNN. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển, Nhà nước thực hiện khuyến khích phát triển kinh tế xã hội toàn diện theo định hướng chiến lược phát triển tổng thể. Trên phương diện là công cụ điều tiết vĩ mô, nguồn vốn tín dụng đầu tư có vai trò không những để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mà còn thực hiện cả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
+ Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn này chủ yếu được tạo thành từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại DNNN. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn của DNNN tự đầu tư chiếm 14- 15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.
+ Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ: “Trái phiếu Chính phủ” được hiểu là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho NSNN hoặc cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của Nhà nước. Trái phiếu Chính phủ (TPCP) là loại chứng khoán ít có rủi ro, thực hiện thanh toán và cũng là loại trái phiếu có khả năng thanh khoản cao. Do đó, lãi suất của TPCP được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn.
Trong giai đoạn 2003 – 2010, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành một số nghị quyết về việc sử dụng nguồn vốn TPCP đầu tư các công trình giao thông…Một số nghị quyết được ban hành dưới dạng nghị quyết chuyên về TPCP, một số nghị quyết có nội dung lồng ghép trong nội dung phê duyệt dự toán NSNN hàng năm. Đây là nguồn vốn bổ sung, hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hàng năm của Nhà nước bên cạnh các nguồn vốn đầu tư từ NSNN. Trên tinh thần các nghị quyết đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định, quy định cụ thể việc phát hành, phân bổ, sử dụng nguồn vốn TPCP trong giai đoạn 2003 – 2010. Các Bộ Tài chính, KH&ĐT ban hành nhiều thông tư hướng dẫn chi tiết việc sử dụng nguồn vốn này. Như vậy, nguồn vốn TPCP là nguồn vốn có tính chất tập trung cao nhằm hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên phát triển đường cao tốc theo mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn, từng thời kỳ.
- Nguồn vốn từ khu vực tư nhân: Bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Bộ KH & ĐT ước tính, nguồn vốn này chiếm bình quân 15%GDP, trong đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp vào khoảng 3,7%GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư, phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư trực tiếp khoảng 5% GDP và bằng 33% số tiết kiệm được. Giai đoạn 2001 – 2005, vốn đầu tư của khu vực tư nhân chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Giai đoạn tiếp theo nguồn vốn này đã tiếp tục gia tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Do đó nếu Nhà nước có các chính sách khuyến khích nhằm huy động nguồn vốn tiềm năng này, đây thực sự sẽ là nguồn lực tài chính đáng kể góp phần tài trợ cho những thiếu hụt về tài chính để