Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 24


hội quan trọng của thành phố. Công ty này sẽ được UBND tỉnh Quảng Ninh, Móng Cái uỷ thác triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và thành phố Móng Cái; quản lý dự án, ký hợp đồng các dự án PPP và được huy động vốn để tài trợ dự án.

Kiến nghị Tỉnh Quảng Ninh, Bộ Tài chính cho phép Móng Cái được phát hành trái phiếu chính quyền địa phương cho cả giai đoạn 2016-2020 gắn với kế hoạch đầu tư công của Móng Cái và của tỉnh Quảng Ninh;

Kiến nghị tỉnh Quảng Ninh, Chính phủ xem xét, cho phép Móng Cái được thí điểm cho nhà đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, nhận góp vốn trực tiếp từ hộ gia đình, cá nhân như các nhà đầu tư trong nước nhưng phải đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch và dự án đầu tư đã được xét duyệt.


KẾT LUẬN


Huy động nguồn lực tài chính và đầu tư kết cấu hạ tầng là lĩnh vực rộng lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và của từng địa phương. Đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội là cơ sở để đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội, là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh lao động. Tuy nhiên, với hầu hết các quốc gia, nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển luôn khan hiếm, khó có thể đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư. Đặc biệt, nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước hạn hẹp thì không đảm bảo nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển.

Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công, tỷ lệ nợ công chiếm tỷ trọng lớn so với GDP. Nguồn ngân sách tập trung từ ngân sách trung ương được phân bổ cho các địa phương để đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế xã hội theo các chương trình mục tiêu và thứ tự ưu tiên theo xu hướng giảm dần. Nguồn lực tài chính từ ngân sách được ưu tiên cho các công trình hạ tầng trọng điểm, các địa bàn đặc biệt khó khăn. Do vậy, các địa phương còn lại trong đó có thành phố Móng Cái phải tự chủ động tìm kiếm và huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đề ra. Nguồn lực tài chính từ khu vực nhà nước cũng như các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách cần được huy động, quản lý và sử dụng một cách hiệu quả.

Trong bối cảnh nguồn lực tài chính nhà nước có hạn, nguồn lực tài chính từ bên ngoài có nhiều hạn chế và mang nhiều hệ lụy, thì huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân là giải phápmà tất cả các quốc gia theo đuổi nền kinh tế nhiều thành phần hướng tới. Đây là nguồn lực tài chính quan trọng và tương đối dồi dào, cần được khai thác tốt trong thời gian tới để bổ sung nguồn lực cho khu vực nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Để phân tích và luận giải các nội dung liên quan đến huy động nguồn lực tài chính từ và đề ra một số phương hướng, giải pháp nâng huy động nguồn lực tài chính này, luận án đã sử dụng kết hợp phân tích định tính và định lượng với nội dung gồm bốn chương. Chương 1,Luận án đã tập trung tổng hợp tình hình nghiên


Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 24

cứu có liên quan đến đề tài của luận án, trên cơ sở đó kế thừa các vấn đề đã được phân tích thấu đáo, các ưu điểm của các nghiên cứu trước, đồng thời xử lý những hạn chế mà các nghiên cứu trước đó chưa hoàn thiện trong các chương sau. Chương 2 đề cập đến các vấn đề lý luận về nguồn lực tài chính và đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội. Trong Chương 3, luận án tập trung phân tích thực trạng huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Móng Cái theo các kênh huy động.Trên cơ sở phân tích những thành công, tồn tại, nguyên nhân của nó, Chương 4 Luận án đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại thành phố cửa khẩu Móng Cái, một địa bàn có tính chất đặc thù với, luôn nhạy cảm với các biến động liên quan đến các cơ chế, chính sách về kinh tế, chính trị của Việt Nam và Trung Quốc (sự thay đổi về chính sách thương mại năm 2012, sự kiện Biển Đông năm 2014 là các minh chứng cụ thể).

Các nhóm giải pháp đã được luận án đưa ra trên quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước, trong đó gồm: (1) Nhóm các giải pháp về quy hoạch, cải cách thể chế;

(2) Nhóm các giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ khu vực nhà nước; huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân và các giải pháp huy động từ khu vực FDI để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội.

Các giải pháp liên quan đến lập, quản lý thực hiện các quy hoạch là nhóm giải pháp nền tảng để huy động các nguồn lực từ khu vực nhà nước (đất đai, thuế,...), khu vực tư nhân, khu vực FDI. Vì lý do: có quy hoạch tốt, thì sẽ có được dự án tốt, có được dự án tốt thì sẽ có được nhà đầu tư tốt.Giải pháp về cải cách thể chế theo hướng xây dựng Móng Cái trở thành một đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, có bộ máy quản lý nhà nước tinh gọn, được phân cấp, thẩm quyền lớn hơn sẽ tạo cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút các nguồn lực.

Đối với giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ khu vực nhà nước, tác giả đề xuất giải pháp cho Móng Cái được để lại toàn bộ nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn trong thời gian 10 năm (hoặc trung ương đầu tư có mục tiêu trong khoảng thời gian 10 năm với số tiền không thấp hơn số thu ngân sách từ hoạt


động xuất nhập khẩu trên địa bàn Móng Cái) để tạo nguồn lực đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế xã hội; đây là giải pháp không mới nhưng đã được thí điểm và áp dụng rất thành công tại Móng Cái từ năm 1996 đến 2002. Luật ngân sách 2003 được ban hành thì các cơ chế này không còn hiệu lực; giải pháp về việc phát hành Trái phiếu chính quyền địa phương và thành lập Công ty đầu tư tài chính nhà nước Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái – MCFIC.

Đối với các giải pháp huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân và FDI gồm: các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi đểthúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng, và tạo sự bình đằng giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước để thu hút sự tham gia của tư nhân vào đầu tư các công trình hạ tầngkinh tế xã hội như lĩnh vực giao thông, cấp nước, giáo dục, y tế,...

Đảm bảo được nguồn vốn đầu tư là điều kiện cần cho thành công trong phát triển kinh tế xã hội. Điều kiện đủ là sử dụng nguồn vốn này hiệu quả. Nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính sẽ góp phần đảm bảo nguồn vốn cho tăng trưởng và phát triển, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết việc làm và an sinh xã hội. Bên cạnh các vấn đề đã đề cập liên quan đến huy động nguồn lực tài chính, Luận án còn chưa phân tích các vấn đề liên quan đến kênh huy động nguồn lực tài chính tư nhân thông qua hoạt động thanh toán biên mậu của các ngân hàng thương mại, các hộ kinh doanh đổi tiền giữa Đồng Việt Nam và Nhân dân tệ, cũng như sự tác động của tỷ giá giữa CNY và VND đối với thu hút nguồn lực và đầu tư trên địa bàn Móng Cái và các địa bàn có các cửa khẩu giáp với Trung Quốc (một sản phẩm tài chính đặc thù được khai sinh từ địa bàn Móng Cái, hiện nay đã được nhân rộng sang các địa bàn khác trong cả nước). Đây là vấn đề nằm ngoài phạm vi lựa chọn của luận án, nhưng cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động, quản lý nguồn lực này. Do khuôn khổ có hạn, luận án chưa tập trung phân tích mảng này. Luận án cũng có thể được cải thiện hơn nếu có thêm số liệu và có thêm các điều tra định lượng. Do điều kiện nghiên cứu, tác giả chưa thực hiện được những mong muốn này và dự kiến sẽ thực hiện trong những nghiên cứu sau này.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Việt Dũng (2014),Giải pháp tài chính xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố Móng Cái, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 21,11/2014 ISBN 08667120.

2. Nguyễn Việt Dũng (2014),Hợp tác công tư - Giải pháp tài chính cho xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia "Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", KX01/11-15, ISBN: 978-604-927-876-1, 12/2014.

3. Nguyễn Việt Dũng (2015),Khai thác nguồn lực tài chính phát triển kết cấu hạ tầng, Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 11 (148)/2015, 11/2015.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo điện tử PetroTimes (2013), Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư FDI, đường dẫnhttp://petrotimes,vn/news/vn/kinh-te/tp-ho-chi-minh-dan-dau-ca-nuoc-ve-thu-hut-dau-tu-fdi,html, truy cập ngày 28/9/2013.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 54-NQ/TW về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2005.

3. Bộ Chính trị (2009), Kết luận 47-KL/TW về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII và những chủ trương, giải pháp phát triển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, ban hành ngày 6/5/2009.

4. Bộ Chính trị (2012),Thông báo kết luận 108-KL/TW về Đề án phát triển KTXH nhanh, bền vững; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và thí điểm xây dựng 2 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái, ban hành ngày 01 tháng 10 năm 2012.

5. Bùi Văn Khánh (2010), Huy động nguồn lực tài chính xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tình Hòa Bình, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

6. Chính phủ (2011), Nghị định số 01/2011/NĐ-CPvề phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương, ban hành ngày 05 tháng 01 năm 2011.

7. Chính phủ (2015), Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, ban hành ngày 14 tháng 2 năm 2015.

8. Chu Thị Thủy Chung (2010), Hoàn thiện chính sách thu đối với đất đai ở

Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

9. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2004, 2008), Niên giám thống kê thị xã Móng Cái, Nxb thống kê, Hà Nội.

10. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2010, 2012 và 2014), Niên giám thống kê thành phố Móng Cái, Nxb thống kê, Hà Nội.


11. Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành, Hà Thị Ngọc Oanh (2010), Môi trường đầu tư thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Phát triển kinh tế số 234, T4/2010.

12. Đại học kinh tế Quốc dân(12/2014),Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, KX01/11-15, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân.

13. Đặng Hùng Võ (2012), Một số kinh nghiệm từ thực tế về huy động nguồn lực tài chính từ đất đai để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thông qua cơ chế đổi đất lấy hạ tầng, Tạp chí Tài chính số 5, 2012, tr 18.

14. Đặng Thành Chương (2012), Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

15. Đặng Thị Hà (2013), Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

16. Dương Đăng Chính (2009), Giáo trình quản lý tài chính công, Nxb tài chính, Học viện tài chính, Hà Nội.

17. Hồ Hữu Tiến (2010), Giải pháp huy động vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội Thành phố Đà Nẵng, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

18. Hoàng Xuân Hòa (2010), Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng của một số quốc gia trong khu vực, Hà Nội.

19. Huỳnh Thị Huyền Như (2011), Hình thức hợp tác công tư PPP) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

20. Lê Minh Bảo (2005), Phát hành trái phiếu Chính phủ biện pháp quan trọng để huy động vốn cho đầu tư phát triển ở nước ta, Tạp chí Giáo dục lý luận Số 3, 2005.

21. Lê Phước Thanh (2007), Giải pháp huy động vốn phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai,Luận án tiến sỹ kinh tế,Học viện Tài chính, Hà Nội.


22. Lê Quang Thuận (2012), Thuế đối với bất động sản ở một số nước và hàm ý chính sách với Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 5, 2012, tr 30.

23. Lê Văn Hưng và Lê Hùng Sơn(2013), Giáo trình Ngân sách nhà nước, Nxb Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ, Hà Nội.

24. Lý Thành Tiến (2005), Phát hành trái phiếu chính phủ huy động vốn cho

đầu tư phát triển, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 10/2005.

25. Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB (2009),Mối Quan hệ Đối tác Nhà nước - Tư nhân.

26. Ngân hàng Thế giới (2000),Tiếng nói người nghèo: kêu gọi sự thay đổi. Báo cáo phát triển Thế giới.

27. Ngô Doãn Vịnh (2011), Đầu tư phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.

28. Ngô Doãn Vịnh (2011), Nguồn lực và Động lực cho phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Bá Ân (Chủ biên)(2012), Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011-2020,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Nguyễn Công Thắng (2011), Đa dạng hóa các nguồn lực vốn đầu tư ở

thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản tháng 3/2011.

31. Nguyễn Đắc Hưng (2007), Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, Tạp chí Cộng sản số 18 (138), năm 2007.

32. Nguyễn Đình Tài (1997), Sử dụng công cụ tài chính - tiền tệ để huy động vốn cho đầu tư phát triển, Nxb Tài chính, Hà Nội.

33. Nguyễn Đức Thành và Ngô Quốc Thái (2014), Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn, VEPR-CS8.

34. Nguyễn Hữu Dũng (2011), Vốn đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới ở các tỉnh miền Trung, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí