Đổi Mới Hoạt Động Xúc Tiến Đầu Tư; Thu Hút Có Chọn Lọc Đầu Tư Nước Ngoài Fdiđể Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kinh Tế Xã Hội


nhằm giảm áp lực chi phí từ ngân sách nhà nước.Danh mục dự án kêu gọi đầu tư cần định hướng tập trung vào các lĩnh vực được phân tích khả thi từ quan điểm nhà đầu tư, với chính sách ưu đãi đầu tư cho từng dự án cụ thể.

- Hoàn thiện các thủ tục pháp lý: Giao cơ quan làm đầu mối triển khai dự án PPP của Móng Cái; xây dựng quy trình công bố, thẩm định, lựa chọn nhà đầu tư PPP tại Móng Cái;phân cấp thẩm quyền quyết định triển khai các dự án PPP; Lựa chọn đội ngũ cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực tài chính, đầu tư và các lĩnh vực liên quan để thành lập Tổ chuyên tráchtriển khai các dự án về PPP.

- Xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền về các hình thức đầu tư theo PPP để giải thích về quá trình lựa chọn nhà đầu tư, các tác động của dự án, lợi ích của các bên liên quan trong từng dự án PPPnhằm nâng cao tình minh bạch của dự án.Các bên liên quan gồm: (i) lợi ích của nhà nước;(ii)người lao động; (iii)người sử dụng dịch vụ; (iv) nhà đầu tư; (v) những người bị ảnh hưởng từ dự án.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ về PPP và quy trình lựa chọn, đàm phán, thương thảo ký hợp đồng, theo dõi quá trình thực hiện dự án với đối tác tư nhân.

- Khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ công, nhất là các hình thức hợp tác công tư. Bảo đảm bình đẳng giữa đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập. Thí điểm cổ phần hoá một số đơn vị sự nghiệp công; giao cộng đồng quản lý, cho thuê cơ sở vật chất, tài sản của Nhà nước để kinh doanh cung ứng dịch vụ công và thực hiện cơ chế đơn vị sự nghiệp công hoạt động như doanh nghiệp công ích.Một số lĩnh vực, dự án ưu tiên kêu gọi nhà đầu tư tư nhân: y tế, giáo dục, tư vấn, thiết kế, Logistics, dịch vụ môi trường, cụ thể:

Htng: Ưu tiên kêu gọi các dự án PPP đầu tư đường giao thông, bến cảng, kho bãi, cửa khẩu, điểm xuất hàng,… Khuyến khích các dự án hợp tác công tư xây dựng, hiện đại hóa hệ thống quản lý giao thông và mạng lưới giao thông tĩnh (các bến, bãi đỗ xe…), xây dựng các cầu, điểm thông quan hàng hóa dọc bờ sông Ka Long và Bắc Luân.

Thu hút các dự án PPP vào xây dựng hệ thống công trình: giao thông, bãi đỗ

xe, kho hàng, cơ sở thương mại – dịch vụ, hệ thống kỹ thuật phục vụ mạng lưới cáp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

truyền tải điện, thông tin,…; Quy hoạch và xây dựng hạ tầng ở khu vực ngoại thành

để di dãn các cơ sở công nghiệp, cơ sở sản xuất.

Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 23

Kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân tham gia hiện đại hóa hệ thống truyền tải điện, cơ sở hạ tầng thông tin – truyền thông, bưu chính – viễn thông, phát thanh, truyền hình,… đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Khuyến khích các dự án PPP xây dựng tuyến phố hai bên đường đồng bộ với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tuyến đường, đảm bảo đường phố văn minh, hiện đại.

Y tế: Cổ phần hoá một số bệnh viện hoặc áp dụng hình thức PPP trong quản lý, khai thác các Trung tâm y tế,Bệnh viện đa khoa Móng Cái; thu hút nhà đầu tư xây dựng bệnh viện quốc tế Móng Cái.

Giáo dc: Chuyển đổi phương thức quản lý các đơn vị sự nghiệp là các trường học, trung tâm văn hoá thông tincho khu vực tư nhân khai thác; tiến tới hình thành một số trường phổ thông chất lượng cao, trường song ngữ.

Môi trường: các dịch vụ công ích, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

Cp nước: thu hút đầu tư tư nhân nâng cấp, mở rộng nhà máy cấp nước sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải (theo hướng hỗ trợ 1 lần sau đầu tư); chuyển giao nhiệm vụ quản lý vận hành hệ thống thủy lợi cho khu vực tư nhân quản lý.

Nhà xã hi: xây dựng và phát triển nhà ở, chú trọng xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân ở khu công nghiệp và khu ký túc xá nhân viên.

Chiếu sáng đô th: nhà đầu tư tư nhân quản lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng công cộng để tiết kiệm năng lượng và chi phí dịch vụ công ích.

4.3.3.5. Phát huy nguồn lực xã hội hoá từ các tổ chức và dân cư tham gia chương trình nông thôn mới và chỉnh trang đô thị

Đổi mới công tác tuyên truyền về chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển nông thôn mới để doanh nghiệp và nhà đầu tư hiểu rõ những lợi ích khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; Cán bộ và cộng đồng dân cư được hưởng lợi hiểu rõ về yêu cầu và nội dung xây dựng nông thôn mới và tích cực tham gia.

Phát huy vai trò chủ thể của người dân với trong triển khai nông thôn mới và chỉnh trang đô thị: Lựa chọn những công việc cần làm trước và việc gì làm sau thật


thiết thực với yêu cầu của người dân và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương; Trực tiếp tổ chức thi công hoặc tham gia thi công xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội của xã, thôn theo kế hoạch hàng năm; Cử đại diện để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã, thôn; Tổ chức quản lý, vận hành, bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.

Ban hành cơ chế hỗ trợ để huy động nguồn xã hội hoá từ nhân dân tham gia chỉnh trang các tuyến phố, vỉa hè, nhà cửa.

Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ cấp xã để nâng cao trình độ chuyên môn về lập, quản lý dự án đầu tư hạ tầng, dự án phát triển sản xuất.

Công khai, minh bạch trong quá trình sử dụng vốn đóng góp và phần hỗ trợ của nhà nước; công khai danh mục các dự án đầu tư.

Phân loại khu vực có điều kiện phát triển kinh tế xã hội khác nhau để xây dựng tỷ lệ đóng góp cho phù hợp.

4.3.4. Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư; thu hút có chọn lọc đầu tư nước ngoài FDIđể đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội

Ngoài nguồn lực đầu tư từ ngân sách, Móng Cái cần đặt mục tiêu huy động thêm rất nhiều vốn từ khu vực tư nhân và FDI để có thể đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng. Để thực hiện được điều này, chính quyền địa phương cần được trao quyền hợp lý và được sử dụng các đòn bẩy hỗ trợ nhằm thu hút đầu tư thành công. Đâylà một lĩnh vực mà Móng Cái cần nỗ lực để giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Sau khi nghiên cứu các ví dụ chuyển đổi thành công trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước,Móng Cái nênxem xét áp dụng các giải pháp.

Thứ nhất,tạo ra một hệ thống tổng thể ngành sẵn sàng đi vào hoạt động. Móng Cái cần cung cấp hạ tầng và năng lực vận tải quy mô lớn nhằm tăng cường kết nối với bên ngoài và nội bộ thành phố; trong tầm kiểm soát của mình, thành phố Móng Cái cần tối đa hóa cơ sở hạ tầng phục vụ các nhà đầu tư tiềm năng; Phát triển năng lực thông tin và truyền thông; đảm bảo cung cấp điện, nước đầy đủ và ổn định.

Thứ hai, thành lập cơ quan đầu mối thu hút và triển khai đầu tư để đảm bảo chất lượng đầu tư của các khoản đầu tư đã cam kết và được triển khai. Cơ


quan này sẽ có nhiệm vụ phát triển kinh doanh, quản lý hành chính và xúc tiến thu hút nhà đầu tư, đặc biệt trong các ngành kinh tế như thương mại và công nghiệp. Việc thành lập cơ quan chuyên trách là hoàn toàn cần thiết vì: Cần có một đơn vị chuyên biệt để tập trung phát triển định hướng thu hút đầu tư và thiết kế các hoạt động xúc tiến riêng cho Móng Cái; đảm bảo đủ nguồn lực để có tiếp thể tiếp cận hết các nhà đầu tư tiềm năng; Tạo ra một tiếng nói đại diện chung với các nhà đầu tư.

Thứ ba,thu hút có chọn lọc nhà đầu tư nước ngoài, trên cơ sở thực hiện tốtmột số giải pháp như sau:

- Tạo môi trường thân thiện cho doanh nghiệp và một xã hội hiện đại, văn minh, gồm các yếu tố cơ bản: (i) Xây dựng môi trường kinh doanh thân thiện, hiệu quả; bao gồm các chính sách thuế ưu đãi, các gói hỗ trợ tài chính; (ii) Triển khai những quy định thân thiện với doanh nghiệp, khuyến khích các hoạt động kinh doanh; (iii) Cải cách các quy định, quy trình hiện hành và điều chỉnh các thủ tục pháp lý nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh cũng như tăng cường sự tin tưởng của nhà đầu tư; (iv) Cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo đảm các nhu cầu cơ bản và có đủ các dịch vụ sinh hoạt và giải trí; (v) Xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển một lực lượng lao động dồi dào với chất lượng cao (lao động địa phương và nhập cư);

(vi) Cung cấp các cơ sở và dịch vụ y tế đầy đủ để thu hút du khách quốc tế và người nước ngoài đến làm việc.

- Điều chỉnh tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực hạ tầng gồm hạ tầng khu công nghiệp, khu hợp tác biên giới, hạ tầng các cửa khẩu, các điểm thông quan, xuất nhập khẩu hàng hoá.Ưu tiên nhà đầu tư đến từ các nước phát triển, có tiêu chuẩn cao và quy định chặt chẽ về môi trường, có chế độ đào tạo và đãi ngộ tốt với người lao động; các nhà đầu tư có tiềm lực vốn và công nghệ hiện đại từ châu Âu, Mỹ, Nhật,… Sự đầu tư của các doanh nghiệp này sẽ kéo theo chuỗi các nhà cung ứng,thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ tương thích đi kèm.

- Đổi mới cách thức xúc tiến đầu tư: chuyển cách kêu gọi đầu tư từ hình thức “nhà đầu tư có nhu cầu thì họ tự tìm đến” sang hình thức “lựa chọn và mời gọi nhà


đầu tư theo định hướng”. Cụ thể là chủ động phối hợp với các tổ chức, cơ quan ngoại giao, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài để phân loại, nghiên cứu kỹ các đối tác nước ngoài có nhu cầu hoặc quan tâm đến việc dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam, Móng Cái. Việc phân loại đối tác phải có trọng tâm, trọng điểm, xem đối tác nào có khả năng đáp ứng mục tiêu muốn thu hút vào Móng Cái. Sau đó, phải liên tục tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu của nhà đầu tư, nhất là những đối tác đầu tư lớn, và vận động đầu tư thông qua những mối quan hệ cá nhân, tổ chức có uy tín.

- Tạo quỹ đất sẵn sàng cho thu hút đầu tư; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thực hiện tốt công tác tái định cư; chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất để giới thiệu cho các nhà đầu tư tiềm năng. Đặc biệt, cần hỗ trợ chủ đầu tư hạ tầng các KCN dự kiến thành lập mới hoặc mở rộng thực hiện nhanh các thủ tục đầu tư để sớm triển khai.

- Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ các hoạt động dịch vụ (như nhà ở, khu vui chơi giải trí công cộng, dịch vụ cảng biển, kho bãi, bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước, dịch vụ tài chính - ngân hàng, các công trình phúc lợi và đào tạo…).

Chăm lo đời sống cho người lao động để tạo nguồn nhân lực bền vững, điều đó cần phải được thực hiện tốt từ phía chủ doanh nghiệp (thông qua chính sách về tiền lương, bữa ăn, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động) và từ phía các tổ chức Đoàn thể. Hiện nay, đa số lao động tại các Khu công nghiệp tại Móng Cái là người nhập cư, ở độ tuổi thanh niên, nữ giới chiếm đa số, nên gặp khó khăn về chỗ ở và thiếu thốn về đời sống vật chất, tinh thần. Việc chăm lo đời sống, hỗ trợ và tạo điều kiện xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân sẽ tạo sự ổn định nguồn nhân lực ở các khu công nghiệp.

- Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các trung tâm giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong việc cung ứng lao động có tay nghề và định hướng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và theo định hướng thu hút đầu tư FDI của Móng Cái.


- Tây dựng và phát triển các tổ chức chính trị - xã hội đồng bộ với xây dựng hệ thống quản lý nhà nước tại các Khu công nghiệp để chăm lo tốt đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.

4.3.5. Giải pháp về cải cách thể chế, bộ máy hành chính

Kiến nghịChính phủcho phép thành phố Móng Cái được thí điểm thực hiện mô hình quản lý mới với thể chế hành chínhkinh tế áp dụng cho một cấp chính quyền đặc biệt nhưKhu Kinh tế cửa khẩu tự do và được thí điểm áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù, thông thoáng, có khả năng cạnh tranh quốc tế trong các lĩnh vực đầu tư, tiền tệ, ngân hàng, thuế, hải quan, xuất nhập cảnh, thương mại,...Khu thương mại tư do có một số nguyên tắc sau:

 Mức độ mở cửa cao hơn các tỉnh và thành phố trong nội địa.

 Thể chế kinh tế thông thoáng hơn,gần hơn với các thể chế kinh tế của đô thị quốc tế và đặc khu kinh tế.

 Bộ máy quản lý kinh tế gọn nhẹ hơn, ít can thiệp hơn vào hoạt động kinh doanh.

 Được hưởng một số ưu đãi nhất định cao hơn các vùng nội địa khác.

 Được trao quyền lớn hơn khi quyết định một số nhiệm vụ về quản lý nhà nước. Về thẩm quyền của người đứng đầu đơn vị hành chính này tương đương như Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và được: (1) Tự quyết định việc hình thành bộ máy quản lý và chế độ dịch vụ công hiện đại; (2) Đề xuất, soạn thảo và ban hành các quy định cụ thể để quản lý hành chính và kinh tế tại đặc khu kinh tế; (3) Tự quyết định số lượng biên chế, bộ máy giúp việc và thực hiện các chế độ về tiền lương, đãi ngộ, thu hút, phúc lợi xã hội đối với nhân sự, lao động có chất lượng cao theo mức quốc tế; (4) Tự quyết định và chịu trách nhiệm về công việc quản lý trong các lĩnh vực như lập kế hoạch đầu tư phát triển, quản lý các tài sản thuộc sở hữu nhà nước, đầu tư, đất đai, bất động sản; xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, tài chính công, quản lý công thương, lao động, giao thông, các công trình công ích, phúc lợi xã hội và an ninh trật tự,…; (5) được quyền chủ động trong quan hệ đối ngoại với chính quyền Đông Hưng và thành phố Cảng Phòng Thành, chính quyền Khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng tây - Trung Quốc.


Việc thí điểm này nhằm mục tiêu chính là tạo ra một vùng đệm để thí điểm và tạo ra ảnh hưởng lan toả tương tự như chính sách của Chính quyền trung ương Trung Quốc áp dụng thí điểm đối với Khu khai phát thí điểm trọng điểm Đông Hưng.Trước mắt, đề nghị Tỉnh báo cáo Chính phủ cho phép thí điểm cho Móng Cái trở thành chính quyền đô thị và phân cấp cho thành phố Móng Cái được thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với KKTCK Móng Cái trên phạm vi các xã, phường thuộc thành phố Móng Cái trên các lĩnh vực: quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng, thương mại, XNK, tài nguyên và môi trường.

4.3.6. Giải pháp về hạn chế rủi ro trong huy động nguồn lực tài chính khi có sự thay đổi chính sách từ phía Trung Quốc

Để giảm thiểu rủi ro trong huy động nguồn lực các tài chính để thu hút nhà đầu tư vào hạ tầng thương mại, du lịch khi có sự thay đổi chính sách từ phía Trung Quốc, thành phố Móng Cái nên:

- Tăng cường công tác đối ngoại, ngoại giao nhân dân: xúc tiến các mối quan hệ chặt chẽ và đáng tin cậy với Đông Hưng (Trung Quốc), chủ động xây dựng mối quan hệ và duy trì mối quan hệ hữu nghĩ với Đông Hưng và tỉnh Quảng Tây. Những mối gắn kết này có thể phát huy hiệu quả trong tương lai gần. Duy trì các cuộc gặp và trao đổi đoàn hàng tháng giữa lãnh đạo Đông Hưng và Móng Cái để đẩy mạnh mối quan hệ này. Thường xuyên tổ chức các cuộc đại hội festival giữa Móng Cái và Đông Hưng; tổ chức các chương trình trao đổi học sinh, sinh viên, cử học sinh, sinh viên ra nước ngoài tới các trường ở Đông Hưng và sống với các gia đình bản địa ở Đông Hưng. Phấn đấu đưa quan hệ Móng Cái và Đông Hưng trở thành ví dụ điển hình tốt nhất Việt Nam về quan hệ hòa hợp với Trung Quốc.

- Xây dựng kế hoạch để đa dạng hóa danh mục thương mại. Do ở ngay gần tỉnh Quảng Tây, một tỉnh có quy mô và tăng trưởng tốt, nên Trung Quốc vẫn sẽ là đối tác thương mại chính của Móng Cái. Các đối tác thương mại khác có thể xuất hiện sau khi có các hạ tầng như Khu công nghiệp và hoàn thành hạ tầng giao thông kết nối Móng Cái với các địa phương khác trong nước. Các đối tác thương mại then


chốt tiềm năng là Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan; đồng thời, Móng Cái xây dựng kế hoạch phát triển thương mại với thị trường nội địa.

- Xây dựng hình ảnh và cam kết để nhà đầu tư tiếp tục tin tưởng vào Móng Cái như một điểm đến an toàn kinh doanh sản xuất. Đảm bảo an ninh, an toàn cho các đối tác tham gia sản xuất kinh doanh, đầu tư vào Móng Cái.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng kết nối quan trọng, đặc biệt là tuyến đường cao tốc nối Hạ Long với Móng Cái để đa dạng hóa đối tượng khách du lịch. Ngoài việc thu hút du khách Trung Quốc, Móng Cái cần nhắm đến khách Việt Nam và ASEAN. Với tính chất đặc thù về biên giới, cửa khẩu và các điểm du lịch độc đáo có thể giúp thu hút du khách từ các tỉnh của Việt Nam và ASEAN.

4.4. Kiến nghị.

Kiến nghị Quốc hội: cho phép thí điểm xây dựng Móng Cái trở thành Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo hướng trở thành Khu Kinh tế cửa khẩu tự do; đồng thời, được thí điểm áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù, thông thoáng, có khả năng cạnh tranh quốc tế trong các lĩnh vực đầu tư, tiền tệ, ngân hàng, thuế, hải quan, xuất nhập cảnh, thương mại.

Kiến nghị Chính phủ bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sáchthành phố Móng Cái theo mứctương đương100% số thu từ lệ phí xuất nhập cảnh và số thu từ thuế xuất khẩu hàng năm qua địa bànMóng Cái để đầu tư các dự án hạ tầng động lực của thành phố Móng Cái; thời hạn thực hiện cơ chế này trong vòng 10 năm (từ 2016 – 2025).

Kiến nghị Chính phủtrình Quốc hội: Bổ sung nội dung về thu - chi ngân sách cho đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; trao quyền lớn hơn và cho Chính quyền thành phố Móng Cái được thí điểm áp dụng một số cơ chế ưu đãi về thuế, thu chi ngân sách, tài chính, đầu tư (thẩm quyền tương đương thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh).

Kiếnnghị tỉnh Quảng Ninh xem xét, trình Chính phủ về việc thành lập Công ty đầu tư tài chính nhà nước Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái - MCFIC (Mong Cai Financial Investment Company) để huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí