Xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm gồm chỉ tiêu và trọng số của từng chỉ tiêu, bộ chỉ tiêu gồm 3 nhóm: chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính và chỉ tiêu về môi trường kinh doanh. Từ kết quả chấm điểm hệ thống cảnh báo sẽ đưa ra cảnh báo theo 3 mức: rủi ro thấp, có nguy cơ rủi ro cao, rủi ro cao. Việc cảnh báo sớm thực hiện định kỳ ít nhất 3 tháng một lần hoặc khi có thông tin phát sinh rủi ro.
Giải pháp 6: Tăng vốn tự có bằng cách:
Tăng vốn từ phát hành thêm cổ phần cho nhà đầu tư hiện hữu, thu hút thêm nhà đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
Kêu gọi cổ đông hiện hữu đóng góp cổ phần mà không pha loãng tỷ lệ sở hữu cổ phần.
Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn.
Xem xét thực hiện chia cổ tức bằng cổ phần để tăng vốn điều lệ của ngân hàng. Việc tăng vốn điều lệ thông qua hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông từ thặng dư vốn và lợi nhuận giữ lại sẽ giúp cho chính ngân hàng gia tăng vốn tự có tuy nhiên điều này cần phải được cân nhắc một cách thận trọng dựa trên cân đối quyền lợi của các cổ đông.
Giải pháp 7: Tăng cường đầu tư công nghệ, hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án đã triển khai.
Hiện tại, Sacombank đang tích cực hoàn thành các dự án còn lại trong nhóm các dự án triển khai Basel II, trong đó có những dự án trọng tâm vẫn còn đang trong quá trình thực hiện như:
Dự án “Hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro” (DG) thực hiện theo 3 giai đoạn là Xác định- Thiết kế- Triển Khai. Hiện dự án vẫn còn trong giai đoạn thiết kế.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Bước Đầu Áp Dụng Basel Ii Vào Quản Trị Rrtd Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín:
- Hệ Số An Toàn Vốn Giai Đoạn 2012-2018
- Kiến Nghị Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Rrtd Và Áp Dụng Basel Ii Vào Hoạt Động Quản Trị Rrtd Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ
- Áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - 13
- Áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Dự án “Mô hình lượng hoá RRTD” (CM) triển khai ngày 31/07/2018. Theo kế hoạch, thu thập dữ liệu phục vụ việc xây dựng mô hình PD cho cá nhân (A-Card và
B-Card) sẽ được thực hiện theo 2 đợt kết thúc lần lượt vào tháng 4 và tháng 6/2019, dữ liệu xây dựng mô hình LGD cho khách hàng cá nhân và mô hình PD cho khách doanh nghiệp sẽ được thu thập hoàn tất đến hết tháng 6/2019.
Các dự án khác: Dự án Quản lý tài sản Nợ- Có (ALM); Dự án Ngân hàng kiểm soát rủi ro; Dự án Hệ thống quản lý và thu hồi nợ; Kiểm toán nội bộ; Rủi ro thị trường.
Quyết liệt hoàn thành các dự án và đưa vào hoạt động thông qua: sử dụng các công cụ công nghệ cao; tuyển dụng thêm nhân sự cho các ban dự án đồng thời thuê cố vấn bên ngoài nếu cần; tổ chức thường xuyên các cuộc họp để tăng cường sự liên kết giữa các dự án; ban lãnh đạo theo dòi sát tiến độ và có những hành động quan tâm, động viên; sự hỗ trợ kịp thời từ phía lãnh đạo cũng như các phòng ban, đơn vị nghiệp vụ liên quan; lập diễn đàn trao đổi, cập nhật tiến độ và truyền tải thông điệp: Việc hoàn thành dự án không phải là của riêng ban dự án mà cần sự đồng lòng của toàn thể cán bộ nhân viên đặc biện là những bộ phận có liên quan.
Giải pháp 8: Xây dựng quy trình đánh giá mức đầy đủ vốn nội bộ đối với RRTD:
Theo Basel II, việc quản trị rủi ro cốt lòi là đảm bảo đủ vốn đề bù đắp rủi ro. Việc đánh giá và lập kế hoạch vốn sẽ căn cứ vào việc ước lượng mức độ tổn thất (UL) và kết quả kiểm tra sức chịu đựng rủi ro của ngân hàng (Stress-testing) trước các kịch bản căng thẳng.
Giải pháp 9: Thực hiện công khai thông tin đáp ứng Basel II
Thống nhất tư tưởng coi thị trường là kênh kiểm soát, giám sát rủi ro quan trọng và coi trọng việc công khai thông tin là một yêu cầu khách quan và truyền đạt thông điệp trên toàn hệ thống.
Đảm bảo các hoạt động thu thập, phân tích, thống kê báo cáo, quản lý dữ liệu được thực hiện liên tục để thông tin được cập nhật kịp thời, các thông tin trọng yếu theo quy định của ngân hàng nhà nước và Basel II phải được công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời.
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Từ thực trạng, những hạn chế và nguyên nhân đã nêu ở chương 4, những giải pháp mà Sacombank có thể triển khai lúc này gồm: sắp xếp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với bộ máy quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, sắp xếp lại mạng lưới, tiết giảm chi phí hoạt động trong toàn hệ thống, duy trì tăng trưởng tín dụng hợp lý, kiểm soát chất lượng các khoản vay mới nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng, hoàn thiện hạ tầng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, tăng vốn tự có, tăng cường đầu tư công nghệ, hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án đã triển khai, xây dựng quy trình đánh giá mức độ đầy đủ vốn nội bộ đối với rủi ro tín dụng, thực hiện công khai thông tin đáp ứng Basel II.
KẾT LUẬN
Việc triển khai áp dụng Basel vào quản trị RRTD trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là thiết yếu nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng về chất lượng tín dụng kém gây ảnh hưởng đến hoạt động, uy tín, lợi nhuận của hệ thống ngân hàng nói riêng và ảnh hưởng đến thị trường tài chính nói chung. Sacombank là một trong 10 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn tiên phong triển khai áp dụng Basel II. Việc triển khai Basel thành công giúp Sacombank tối ưu hóa lợi nhuận bằng các chiến lược kinh doanh dựa vào mức độ rủi ro, phân bổ vốn hợp lý vào các đối tượng khách hàng và sản phẩm, thiết lập được danh mục đầu tư/tín dụng có mức lợi nhuận tối ưu. Sau 2 năm triển khai, Sacombank đã tiến gần hơn với Basel II, tình trạng chất lượng tín dụng có phần cải thiện, quy mô vốn tăng, giảm tỷ lệ nợ xấu cho thấy các quyết định kinh doanh nói chung, cho vay nói riêng đã được xem xét đến rủi ro một cách kỹ càng hơn, các khoản vay mới cũng như việc quản lý rủi ro phát sinh từ những khoản vay hiện hữu hiệu quả hơn cho thấy một hướng đi an toàn hơn trong hoạt động tín dụng của Sacombank. Dù có những kết quả cho thấy tác động tích cực của Basel II lên hoạt động quản trị RRTD của Sacombank nhưng để đáp ứng kỳ vọng của Ngân hàng Nhà nước, Sacombank vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Luận văn với đề tài “Áp dụng Basel II vào quản trị RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín” đã hệ thống được những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo quan điểm của Basel II, khảo sát kinh nghiệm thực hiện Basel II tại một số ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị RRTD và tình hình thực hiện áp dụng Basel II tại Sacombank, từ những hạn chế và nguyên nhân luận văn đề xuất giải pháp góp phần tích cực vào việc hoàn thiện hoạt động quản trị RRTD và thúc đẩy Sacombank đạt chuẩn Basel II theo đúng lộ trình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt:
Đặng Quang Tuyến, 2017. Áp dụng các chuẩn mực Basel II trong kiểm soát rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hội thảo khoa học: Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam cơ hội- thách thức và lộ trình thực hiện, trang 246-259. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Lê Hưng, 2018. Vietcombank: Ngân hàng đầu tiên đạt chuẩn Basel II tại Việt Nam.
Lệ Thanh, 2018. Vietcombank đã sẵn sàng cho Basel 2 nâng cao.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, 2010-2018. Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, 2010-2018. Báo cáo thường niên.
Nguyễn Đăng Đờn, 2015. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.
Nguyễn Hữu Tài, 2017. Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hội thảo khoa học: Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam cơ hội- thách thức và lộ trình thực hiện, trang 227-244. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Phan Hữu Việt, 2017. Tình hình triển khai Basel II tại Việt Nam từ giữa năm 2014 đến nay: Khó khăn, thách thức và giải pháp trong thời gian tới. Hội thảo khoa học: Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam cơ
2
hội- thách thức và lộ trình thực hiện, trang 41-52. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Trần Việt Dung, 2016. Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, 2018. Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2017.
Tài liệu Tiếng Anh:
Allan H. Willet, 1951. The economic theory of risk and insurance, pp.9-10.
Denis, K., and David, C., 2007. Bank Management using Basel II- Data: Is the collection, storage and evaluation of data caculated with internal approaches dispensable?, pp.2.
Moneytary Authority of Singapore, 2013. Credit Risk, pp.1.
Statistical Analysis Syterm Institute Inc, 2019. Credit Risk Management- What it is and why it matters.
Vasile and Roxana, 2010. Banking Risk Management in the Light of Basel II. Theoretical and Applied Economics Volume XVII ,No. 2(543), pp. 111-112.
Phụ lục 1: Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng
a) Mô hình đo lường rủi ro tín dụng Z-score
Điểm số Z được xây dựng bởi giáo sư I. Altman (1968), Đại Học New York phát minh dựa trên các nghiên cứu trong quá khứ các công ty ở Mỹ. Mặc dù chỉ số Z này phát minh tại Mỹ nhưng nó vẫn được sử dụng tại nhiều nước với độ tin cậy khá cao. Chỉ số Z là công cụ cảnh báo sớm khả năng phá sản của công ty và là khả năng mất vốn trong tương lai của ngân hàng. Chỉ số Z phụ thuộc vào: tình hình tài chính của người vay và tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ trong quá khứ. Các chỉ số thành phần trong việc tính chỉ số Z là:
Vốn lưu động ròng
X1 =
X2 =
Tổng tài sản Lợi nhuận giữ lại
Tổng tài sản
EBIT
X3 = Tổng tài sản
Giá thị trường của vốn cổ phần
𝑋4 =
Giá sổ sách của nợ Doanh thu
X5 = Tổng tài sản
Điểm số Z giá trị tổng hợp của các chỉ số với các trọng số của chúng. Các giá trị trọng số không cố định mà có sự thay đổi phụ thuộc vào công ty thuộc ngành nghề sản xuất hay dịch vụ, đã cổ phần hoá hay chưa. Điểm số Z có quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng phá sản của doanh nghiệp.
o Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5
Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,8 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z < 1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
o Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5
Nếu Z’ > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,23 < Z’ < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z’ < 1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Đối với các doanh nghiệp khác:
Chỉ số Z” dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được đưa ra.
Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
Nếu Z” > 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,1 < Z” < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z” < 1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
b) Mô hình 5C:
o Character – Tư cách người vay: chuyên viên khách hàng xem xét mục đích vay vốn và kế hoạch trả nợ của khách hàng. Xác định tính nghiêm túc, trung thực của người vay trong mục đích sử dụng vốn (thu thập bằng chứng sử dụng vốn) và kế hoạch trả nợ rò ràng là những yếu tố làm nên tư cách người vay. Ngoài ra, những yếu tố có thể tham khảo trong đánh giá tư cách người vay như: lịch sử tín dụng, các vụ kiện tụng liên quan tới khách hàng.
o Capacity – Năng lực người vay: gồm năng lực pháp lý và năng lực tài chính như: Năng lực hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp và của người bảo lãnh; Năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn chứng minh thông qua hồ sơ pháp lý; Quá trình hoạt động