Những Công Trình Nghiên Cứu Ở Nước Ngoài

tài đã rút ra một số đặc điểm của quá trình thích ứng học tập của học sinh tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này.

Năm 1996, nghiên cứu sinh Đỗ Mạnh Tôn đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài “Nghiên cứu sự thích ứng đối với học tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội”. Trong luận án của mình, sau khi phân tích những cơ sở lí luận của đề tài, tác giả cho rằng “thích ứng với học tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội là một phẩm chất phức hợp và cơ động của nhân cách học viên, biểu hiện ở quá trình người học tự tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện của mình dưới sự định hướng của người thầy và nhà trường nhằm phát triển các chức năng sinh lí, các phẩm chất tổng hợp của nhân cách, đạt tới sự phù hợp tối đa với những điều kiện và học tập và rèn luyện ở trường sỹ quan”.

Năm 1998, có luận án Thạc sĩ của tác giả Lê Thị Hương về "Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hoá". Tác giả cho rằng "thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên là một quá trình người sinh viên tích cực chủ động làm quen, hoà nhập vào các điều kiện học tập mới khác về chất so với hoạt động học tập trong trường phổ thông trung học nhằm hình thành và phát triển nhân cách của người cán bộ trong tương lai, thực hiện hiệu quả mục tiêu đào tạo của nhà trường và đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại".

Năm 2000, tại trường ĐHSP Hà Nội, tác giả Phan Quốc Lâm đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài “ Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp 1”. Bằng hai phương pháp chủ yếu là quan sát và điều tra viết, tác giả của luận án tiến hành nghiên cứu thực trạng sự thích ứng với hoạt động học tập trên mẫu 168 học sinh lớp 1 và 117 giáo viên tiểu học. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 10% học sinh thích ứng ở mức tốt, 75% ở mức trung bình khá, và có đến 15% học sinh cho đến cuối năm lớp 1 vẫn chưa thể thích ứng với

hoạt động học tập. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng chỉ ra nhưng yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự thích ứng của hoạt động học tập của học sinh lớp 1, đó là hoàn cảnh gia đình, giới tính, trình độ phát triển trí tuệ của học sinh, sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho hoạt động học tập...

1.1.2 Về hội chứng tự kỷ

1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Leo Kanner một nhà tâm thần học người Mỹ thuộc bệnh viện John Hopkins trong một bài báo nhan đề “Autistic disturbances of affective contac” (Các rối loạn về tiếp xúc cảm xúc có tính tự kỷ, 1943) đã chỉ ra trong giao tiếp của trẻ tự kỷ trẻ không nói hoặc cách nói rất kỳ dị, thích độc thoại trong thế giới tự kỷ, chỉ hiểu nghĩa đen của câu nói…

Trong công trình nghiên cứu của Bruno Bettleheim cho rằng trẻ bị tự kỷ là do người mẹ bỏ mặc, vì người mẹ có học cao nên thiên về ứng xử lý trí hơn là tình cảm, sống lạnh lùng, không yêu con. Do cách sống thờ ơ đó nên những đứa con phản ứng lại bằng cách không muốn gần mẹ, không muốn ôm, hôn mẹ, không muốn nhìn vào mắt mẹ và không nói, đồng thời trẻ cũng ứng xử như vậy với người khác.

Nghiên cứu của Lorna Wing cũng chỉ ra rằng: trong sử dụng lời nói của trẻ tự kỷ, trẻ hoặc câm lặng suốt đời, hoặc chắt chước tiếng kêu của loài vật, tiếng lạ, hoặc lập câu, lập từ. Ngữ điệu và việc làm chủ lời nói thì kỳ dị, đơn điệu, máy móc, đổi giọng không đúng chỗ… Trẻ dường như không nghe, không hiểu, không trả lời người khác. Trẻ chỉ nghe, hiểu trong tình huống trẻ muốn hoặc liên quan đến nhu cầu của trẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

M.Mahler cho rằng tự kỷ là biểu hiện sự không bình thường xuất phát từ mối quan hệ mẹ con. Đứa trẻ mới sinh ra có mối quan hệ cộng sinh hòa mình với người mẹ, đây là giai đoạn tự kỷ bình thường, sau đó đến giai đoạn chia cách cá nhân hóa (nảy sinh tâm lý cá nhân). Có một số rối loạn

trong quá trình này, một điều gì đó không ổn trong giai đoạn tách mẹ và cá nhân hóa. Cơ chế tự kỷ gắn với sự mất khía cạnh hoạt hóa, mất sự phân biệt với cơ thể người mẹ, nên đứa trẻ không có sức sống, mất ham muốn về xã hội. Chức năng của trẻ tự kỷ mang ý nghĩa thái độ phòng vệ cơ bản của đứa trẻ, không thể xây dựng được cực định hướng đối với người mẹ. Đứa trẻ dính chặt vào người lớn và dùng họ như một bộ phận để kéo dài cơ thể nó. Đây là cách đứa trẻ gạt ra quyền năng của người mẹ trong giai đoạn đầu tiên.

Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở Hà Nội - 3

Trong nghiên cứu của Robert Rosine Le Eost nhắc nhở rằng trẻ tự kỷ dạy cho chúng ta một điều gì đó mà ta cần nghe. Thế giới của nó là thế giới tự phá hoại mình, nó chối bỏ thế giới xung quanh và tất cả mọi người làm xuất hiện hiện thực đối với nó như là một đồ vật. Trước gương nó cảm thấy một cái gì đó rất khủng khiếp. Trẻ tự kỷ sống trong môi trường ngôn ngữ nhưng không có lời nói của riêng nó, lời nói chỉ là sự kết nối máy móc, sự lập lại mà nó không thể hiểu. Trẻ tự kỷ tách biệt với người khác, không có nhu cầu giao tiếp với người khác và luôn cảm thấy như mình bị nuốt chửng trong ham muốn của mọi người.

1.1.2.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt nam tính đến thời điểm này đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

Nghiên cứu “Tìm hiểu một số yếu tố gia đình và hành vi của trẻ tự kỷ” tại Khoa tâm thần Bệnh viện Nhi trung ương do bác sỹ Quách Thúy Minh và các cộng sự thực hiện. Nghiên cứu đã chỉ ra có 55.5% trẻ tăng giao tiếp bằng mắt, 64.1% giảm tăng động và 77.8% giảm xung động nếu được tiến hành điều trị tâm vận động và có sự kết hợp của gia đình.

Luận văn thạc sỹ: “Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Liên đã chỉ ra phần lớn cha mẹ của trẻ tự kỷ có thái độ tiêu cực đối với trẻ. Thái độ này xuất phát từ mặc cảm về

khuyết tật của con mình. Thái độ này được thể hiện rõ trên ba phương diện: nhận thức, tình cảm và hành vi. Về phương diện nhận thức: đa số cha mẹ có hiểu biết về bản chất của chứng tự kỷ không đầy đủ, một số người còn hiểu sai. Về phương diện tình cảm: cha mẹ một mặt thương con, muốn dành tình cảm cho con mặt khác lại thấy lo lắng, thiệt thòi, tuyệt vọng về những gì mà họ phải gánh chịu. Về phương diện hành vi: nhìn hình thức bên ngoài khiến người ta dễ lầm tưởng cha mẹ có hành vi tích cực song về bản chất đó là sự buông xuôi tiêu cực, thiếu khoa học trong việc trợ giúp con chống lại chứng tự kỷ.(24)

Luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại thành phố Hồ Chí Minh” do tác giả Ngô Xuân Điệp chỉ ra thực trạng mức độ nhận thức cũng như một số đặc điểm trong nhận thức của trẻ tự kỷ tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận án tác giả đã tập hợp các nghiên cứu từ góc độ tâm lý học để chỉ ra các rối loạn tâm lý – nhân cách của trẻ tự kỷ trong đó đã chỉ ra giao tiếp và quan hệ xã hội của trẻ tự kỷ. Giao tiếp của trẻ tự kỷ có sự hạn chế trên bình diện quan hệ, trong việc hiểu lời nói và suy giảm trong giao tiếp không lời và ngôn ngữ.(12).

Luận văn Thạc sĩ: “Giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỷ trong gia đình tại Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Mẫn. Luận văn là kết quả nghiên cứu giữa cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỉ trong gia đình tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của luận văn đã cung cấp cái nhìn sâu sắc trong lĩnh vực nghiên cứu và trị liệu cho những trẻ mắc chứng tự kỉ và giúp cho cha mẹ có trẻ mắc chứng tự kỉ có cách giao tiếp phù hợp với trẻ.

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Khái niệm “ thích ứng”

Thuật ngữ “thích ứng” gốc tiếng Latinh là “Adaptacia”, gốc tiếng Anh là “Adaptation”. Dịch sang tiếng Việt là “thích nghi” hay “thích ứng”. Hai từ này trong nhiều trường hợp được dùng như hai từ đồng nghĩa.

Từ điển Tiếng Việt của NXB Khoa học Xã hội năm 1994 định nghĩa khái niệm “thích nghi” là “có những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh, môi trường mới”; còn “thích ứng” là “những thay đổi cho phù hợp với các điều kiện, yêu cầu mới” [14; 451].

Từ điển TLH do Nguyễn Khắc Viện chủ biên (xuất bản 1994) đặt hai khái niệm này trong một mục. Tác giả cho rằng: “Một sinh vật sống trong một môi trường có nhiều biến động bằng cách thay đổi phản ứng của bản thân, hoặc tìm cách thay đổi môi trường. Bước đầu là điều chỉnh phản ứng sinh lý (thích nghi với điều kiện nhiệt độ, môi trường…). Sau này là thay đổi các ứng xử, đây là thích nghi tâm lý” [13,45].

Theo tác giả Е. А. Ермолаева, “thích ứng là quá trình thích nghi của người mới lao động, với những đặc điểm và điều kiện lao động trong một tập thể nhất định”. Hay như trên đã nói, theo Д. А. Андрейева, “thích ứng” được hiểu như “một thích nghi đặc biệt của cá nhân vào những điều kiện mới, là sự thâm nhập của cá nhân vào những điều kiện đó một cách không gượng ép”.

Quá trình thích ứng diễn ra theo 3 mức độ:

- Mức độ 1: Cá nhân hoà đồng với nhóm, tổ chức bằng cách điều chỉnh các nhu cầu, suy nghĩ, hành vi… của mình theo các chuẩn mực.

- Mức độ 2: Cá nhân có những sáng kiến từng bước góp phần thay đổi chuẩn mực.

- Mức độ 3: Là mức độ cao nhất và cũng là mục tiêu cuối cùng cần đạt tới của quá trình thích ứng, đó là cá nhân làm thay đổi hệ thống chuẩn mực, xây dựng hệ thống chuẩn mực mới và có những biện pháp để duy trì chuẩn mực ấy.

Như vậy, “thích ứng” và “thích nghi” tuy tương đồng về mặt ý nghĩa, nhưng vẫn có một số khác biệt cần phân biệt giữa chúng.

1.2.2. Phân biệt “thích ứng” và “thích nghi”

Điều khác biệt căn bản giữa hai thuật ngữ này là:

“Thích nghi” được dùng trước hết và phổ biến trong sinh vật học. Theo А. Н. Леонтьев, “Sự phát triển của con người không phải là quá trình thích nghi hiểu theo nghĩa của từ này”. Charles Darwin là người đầu tiên đưa phạm trù “thích nghi” vào ngành sinh vật học để chỉ ra các quá trình biến đổi về cấu trúc và chức năng của cơ thể trước sự thay đổi của môi trường. Sự “thích nghi cảm giác” xảy ra khi cơ thể sinh vật chịu kích thích trong thời gian nhất định đến mức nó quen và không còn phản ứng với kích thích ấy nữa. Thích nghi là quá trình xảy ra ở mọi sinh vật sống.

Còn “thích ứng” thể hiện tính tích cực, chủ động của cá thể trước những biến đổi của môi trường xung quanh (cả môi trường tự nhên và xã hội). Với ý nghĩa đó, tâm lý học thường dùng thuật ngữ “thích ứng” để tránh trùng lặp với thuật ngữ “thích nghi” của sinh học.

Thông thường các nhà nghiên cứu phân biệt hai loại thích ứng tâm lý cơ bản sau: “thích ứng tâm lý” và “thích ứng tâm lý xã hội”.

1.2.3. Thích ứng tâm lý

Sự thích ứng tâm lý diễn ra ở cả người và động vật. Đó là quá trình cơ thể sinh vật xác lập được sự cân bằng với môi trường thường xuyên biến động thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh não bộ. Sự thích ứng này có được khi hệ thần kinh phát triển, cho phép có khả năng đáp ứng với những kích thích gián tiếp, đón trước, hoặc tái tạo gần kề.

Như vậy, thích ứng tâm lý đã làm cho cơ thể sinh vật có thể tồn tại và phát triển tốt hơn trong môi trường đầy biến động.

1.2.4. Thích ứng tâm lý- xã hội

Theo Darwin, con người được xếp vào loài động vật bậc cao tiên tiến nhất, có cách thức tổ chức cuộc sống đặc biệt: xã hội. Xã hội ấy có

những quy tắc, chuẩn mực đòi hỏi mỗi người phải tuân theo. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong xã hội, con người không những cần thích ứng với các điều kiện tự nhiên, mà còn phải điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp trước những yêu cầu của xã hội. Quá trình thích ứng này đòi hỏi một sự chủ động, tích cực hoạt động để lĩnh hội, tiếp thu các giá trị, chuẩn mực hoặc làm thay đổi môi trường theo hướng mong đợi. Đó chính là sự thích ứng tâm lý- xã hội, hình thức thích ứng cao hơn hẳn về chất so với động vật, chỉ có ở con người.

Theo А. Н. Леонтьев, “thích nghi sinh học là quá trình thay đổi các thuộc tính của loài và năng lực hành vi của cơ thể, còn cơ chế của sự thích ứng tâm lý- xã hội là quá trình lĩnh hội”. Đây là quá trình mỗi cá thể người tái tạo lại những năng lực mà loài người đã hình thành trong lịch sử, không phải bằng cơ chế di truyền sinh học, mà bằng cơ chế “di truyền xã hội”. Những năng lực đó chính là những cấu tạo tâm lý mới mà các cơ chế sinh học (bẩm sinh và di truyền) của con người chỉ là những điều kiện bên trong- tiền đề vật chất cần thiết, chứ không có ý nghĩa quyết định.

Tác giả Nguyễn Khắc Viện cho rằng: “thích ứng tâm lý- xã hội” là khả năng “một cá nhân tiếp cận các giá trị của một xã hội, hoà nhập được vào xã hội ấy”. Nghĩa là sự thích nghi xã hội được đồng nhất với kết quả của quá trình xã hội hoá cá nhân. Không thích nghi biểu hiện qua những hành vi trái ngược với tập tục, sống “ngoài rìa”, có thể dẫn đến phạm pháp

[13;65].

Tác giả Phan Quốc Lâm trên cơ sở tâm lý học hoạt động đã nghiên cứu “Một số vấn đề tâm lý học về sự thích ứng”, đi đến tổng kết: “Trước sự tác động của môi trường mà sự thích ứng của nó được thực hiện thông qua hoạt động và trong hoạt động tích cực. Bằng hoạt động, con người cải biến môi trường sống, tạo ra sự cân bằng tích cực với môi trường xung quanh.

Mặt khác, chính trong quá trình hoạt động tích cực, con người lĩnh hội nội dung, phương thức hoạt động và quan hệ xã hội, đảm bảo cho nó tồn tại và phát triển trong môi trường xã hội…Quá trình thích ứng của cá nhân trong môi trường xã hội là quá trình lĩnh hội nền văn hoá mà loài người đã tích luỹ được, đáp ứng những đòi hỏi của xã hội để tồn tại và phát triển trong một cộng đồng xã hội nhất định với những quan hệ xã hội cụ thể của nó. Trong quá trình đó, cá nhân phát triển nhận thức, hình thành các tình cảm và các ứng xử xã hội phù hợp”. Và “dưới góc độ ý thức và tự ý thức thì thích ứng tâm lý chính là sự hình thành và biểu hiện của ý thức và tự ý thức, những cấu trúc tâm lý cho phép cá nhân chỉ đạo hành vi của mình một cách tự giác, tích cực, điều chỉnh những phẩm chất tâm lý của chính mình theo tiêu chuẩn định trước, làm cho chúng phù hợp với những yêu cầu và những giá trị xã hội”.

Sự thích ứng tâm lý- xã hội của con người là một quá trình bị quy định bởi hai mặt: bên trong và bên ngoài. Bên trong gồm các yếu tố: nhu cầu, động cơ, thái độ, năng lực, kinh nghiệm…; bên ngoài là các yêu cầu, điều kiện của hoàn cảnh sống cụ thể, của xã hội nói chung.

Kết quả của quá trình thích ứng tâm lý- xã hội của một cá nhân được xác định bởi hai tiêu chí: thứ nhất, đó là sự hình thành, phát triển và hoàn thiện tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân; thứ hai, đó là thái độ, sự biểu hiện các cảm xúc, cách cư xử, hành động phù hợp với yêu cầu của hoàn cảnh, các chuẩn mực và giá trị của nhóm, đảm bảo cho cá nhân thực hiện tốt vai trò xã hội của mình.

Ở đề tài này, chúng tôi nghiên cứu “sự thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ ở cha mẹ Hà Nội”. Theo cách hiểu của chúng tôi, sự thích ứng biểu hiện ở các khía cạnh:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024