Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 6


Việt Nam còn là quốc gia có tỷ lệ tăng tu nghiệp sinh kỹ thuật và du học sinh cao nhất tại Nhật Bản.

Cùng với đó, hai bên cũng hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, như Liên hợp quốc, các hội nghị ASEAN+, APEC, ASEM... Đặc biệt, hai nước đã hợp tác tích cực vào thành công của Năm APEC Việt Nam 2017, Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 tại Đà Nẵng và thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).


Tiểu kết chương 1

Hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã có truyền thống gắn bó lâu đời với nhau trong những mối quan hệ giao thương, kết hôn và ngoại giao. Một số điểm tương đồng về văn hoá, xã hội và con người đã góp phần làm hai dân tộc, hai nước xích gần lại hơn, mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản cũng nhờ vậy mà gắn bó bền chặt hơn.

Từ sau Chiến tranh lạnh, Nhật Bản tiếp tục nối lại quan hệ với Việt Nam sau một quãng thời gian mờ nhạt với nhiều những hoạt động thiết thực. Chính phủ hai nước cũng đã có nhiều quan tâm trong việc thúc đẩy các quan hệ hợp tác giữa các tập đoàn kinh tế, các hoạt động giao lưu đẩy mạnh tìm hiểu và gắn kết hai dân tộc lại với nhau. Chính sự quan tâm này đã giúp cho mối quan hệ Nhật Bản – Việt Nam trở lên mật thiết hơn nữa. Trước tiên là lĩnh vực ngoại giao kinh tế và kế đến là hoạt động ngoại giao văn hoá, giáo dục giữa Việt Nam ngày càng thu nhận được những thành quả tốt đẹp.


Chương 2

HỢP TÁC VĂN HÓA VIỆT NAM – NHẬT BẢN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Giao lưu văn hóa - nghệ thuật‌

Hoạt động giao lưu văn hoá, nghệ thuật giữa Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trong những năm gần đây. Ngay từ năm 1989, Việt Nam đã tham gia liên hoan âm nhạc tại Nhật Bản, liên hoan phim ở Tokyo năm 1989, 1991, 1992, dự triển lãm sách tại Tokyo năm 1992, 1994. Ngoài ra, để giúp nhân dân Nhật Bản hiểu rõ hơn về văn hóa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cũng đã cử nhiều đoàn văn hóa nghệ thuật sang tham dự các hoạt động văn hóa tại Nhật như cử Bộ trưởng bộ văn hóa cùng đoàn văn công Việt Nam sang biểu diễn (tháng 8/1989); biểu diễn rối nước (1992); biểu diễn đàn bầu (1992 - 1993) Năm 1992, 1993. Đoàn ca nhạc dân tộc Việt Nam đã sang Nhật Bản biểu diễn với các nhạc cụ truyền thống dân tộc như đàn bầu, đàn tam thập lục ra mắt lần đấu được khán giả Nhật mến mộ.

Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 6

Về phía Nhật Bản năm 1991, lần đầu tiên sau 20 năm bị gián đoạn, phía Nhật Bản đã đưa một đoàn ca múa hiện đại sang biểu diễn tại Việt Nam trong chuyến đi 10 ngày. Tháng 9 cùng năm, phái đoàn gồm 76 người của Hội giao lưu văn hóa Nhật - Việt đã sang ký kết hợp tác với Cục hợp tác Quốc tế - Bộ Văn hóa Việt Nam. Năm 1992 - 1993, nhiều đoàn nghệ thuật Nhật Bản sang Việt Nam trình diễn các bộ môn văn hóa truyền thống như cắm hoa, thả diều… Phía Việt Nam cũng hợp tác với các nghệ sĩ Nhật Bản nhằm giới thiệu nghệ thuật múa rối nước cổ truyền của dân tộc. Năm 1994, Đoàn nghệ nhân biểu diễn trà đạo gồm 35 người của trường phái Chado Urasenke Nhật Bản đã sang Việt Nam biểu diễn. Cũng trong những năm này, nhà xuất bản tranh truyện thiếu nhi hàng đầu Nhật Bản Doshinsha đã hợp tác với Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với độc giả nhỏ tuổi Việt Nam bộ truyện tranh Manga nổi tiếng “Doremon”. Nhà xuất bản này cũng kết hợp với Cung thiếu nhi Hà Nội, Nhà văn hóa Hải Phòng và một số trường mẫu giáo thuộc các tỉnh phía Bắc giới thiệu bộ môn nghệ thuật Kamishibai (kịch giấy) Nhật Bản trong giáo dục mầm non.

Sau năm 1993 – nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam

– Nhật Bản, các hoạt động giới thiệu văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản diễn ra sôi nổi,


đã có những buổi biểu diễn lớn, những cuộc triển lãm, hội thảo… về văn hóa Việt Nam được người Nhật Bản đón nhận.

Nhằm thắt chặt hơn nữa sự hiểu biết giữa hai nước, trong năm 1993, tại Hà Nội tổ chức tháng hữu nghị Nhật Bản và những ngày văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (từ ngày 11đến ngày 31/10/1993) nhân kỷ niện 20 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhiều hoạt động rất phong phú như bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim và tổ chức hội thảo: “Vai trò kinh tế của Nhật Bản ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”… đã được tổ chức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với sự tham gia tích cực của đông đảo nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú và người mẫu Việt Nam đã góp phần vào thành công của cuộc trình diễn “siêu thời trang” với chủ đề “Hello VietNam” do Kansai đạo diễn (10/1995), giúp giới trẻ Việt Nam có dịp tiếp cận trang phục truyền thống và hiện đại Nhật Bản.

Năm 1994, sau khi UNESCO tổ chức buổi tọa đàm quốc tế về phát huy di sản văn hóa phi vật thể vùng Huế, Nhật Bản đã đưa ra sang kiến và tài trợ cho Kế hoạch phục hồi âm nhạc cung đình Việt Nam, đặc biệt là Nhã nhạc. Năm 1995, nhận lời mời của phía Nhật Bản, giáo sư Hà Văn Cầu và một số nhà nghiên cứu Nghệ thuật Chèo, cùng Đoàn chèo Thái Bình đã sang biểu diễn 4 đêm tại sân khấu Tokyo. Cũng trong đợt biểu diễn này, Hội thảo khoa học về Chèo đã được tổ chức tại Nhật Bản, thu hút sự tham gia của hơn 200 nhà nghiên cứu người Nhật. Năm 1998, Công ty may Ngân An lên đường sang Nhật Bản tham dự triển lãm hàng thủ công châu Á, giới thiệu với nhân dân Nhật Bản bộ trang phục truyền thống “áo dài” của phụ nữ Việt Nam.

Trong quan hệ hợp tác văn hóa vào thời gian này, Hội hữu nghị Việt – Nhật đóng vai trò là nòng cốt cho các hoạt động giao lưu văn hóa (như tổ chức hội thảo phố cổ Hội An, cử đoàn âm nhạc dân tộc sang Nhật biểu diễn, tổ chức nhiều buổi biểu diễn ca nhạc dân tộc cho hàng trăm đoàn khách Nhật Bản đến Việt Nam…)

Năm 2003, nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Nhật và năm giao lưu ASEAN - Nhật Bản, đã có hàng loạt các hoạt động văn hóa được tổ chức tại Hà Nội: Lễ kỷ niện 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật


Bản (ngày 9/1/2003). Triển lãm ảnh kỷ niện 30 năm thiết lập quan hệ Việt – Nhật (từ 13 đến 17/2/2003). Thi đấu giao hữu của Yotohama (27/2/2003). Triển lãm ảnh kiến trúc hiện đại Nhật Bản (từ 15 đến 22/3/2003). Tổ chức hòa nhạc của giàn nhạc giao hưởng Osa Symphoniken. Lễ hội giao lưu Nhật Bản - Việt Nam ( từ 24 đến 25/3/2003). Hội thảo vể bảo vệ di sản văn hóa tại Hội An (từ 21 đến 23/3/2003). Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản lần đầu tiên được tổ chức tại Hội An với sự tham gia của hàng ngàn người dân. Tại thành phố Hồ Chí Minh: Ngày hội giao lưu Nhật Bản – ASEAN tại Vũng Tàu (từ 8 đến 9/2/2003). Biểu diễn nhạc cụ dân tộc Nhật Bản (12/4/2003). Triển lãm giới thiệu văn hóa Nhật Bản (6/2003). Triển lãm tranh áp phich JICA - JOCV (6/2003)...

Cuối năm 2003, buổi trình diễn thời trang mang chủ đề “Cuộc hiến dâng ở đền thiêng” diễn ra tại ngôi đền cổ Kyomizu – Kyoto. Đây là buổi trình diễn thời trang lớn chưa từng có của Việt Nam tại Nhật Bản. Với hàng trăm vị khách tiếng tăm Nhật Bản và hàng ngàn du khách quốc tế tham gia. Màn trình diễn 60 bộ trang phục áo dài, kết hợp vẻ đẹp văn hóa Việt Nam và văn hóa Nhật Bản được giới thiệu đã làm say đắm các du khách, các thiếu nữ Nhật Bản đối với trang phục truyền thống của người Việt. Từ các hoạt động này tà áo dài Việt Nam được người Nhật biết đến, áo dài Việt Nam đã trở thành mặt hàng kinh doanh trong các cửa hàng của người Nhật, được rất nhiều thiếu nữ Nhật ưu chuộng và là một mặt hang ưu tiên khi tới du lịch hoạc công tác tại Việt Nam.

Năm 2004, đoàn Nghệ thuật dân gian Nhật Bản tham dự Liên hoan văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong năm này, một đoàn làm phim của hãng truyền hình Asahi Nhật Bản đã đến Việt Nam trong vòng 1 tháng (từ 18/4 đến 18/5/2004) để thực hiện bộ phim truyền hình dài 10 tập (tổng cộng 300 phút) mang tên “Việt Nam mến yêu”. Đây là bộ phim truyền hình dài hơi nhất của Nhật được quay tại Việt Nam, khám phá những nét hấp dẫn của thiên nhiên, phong cảnh, sự độc đáo của nền văn hóa lâu đời, sức hấp dẫn của nền ẩm thực cùng sự hồn nhiên, đôn hậu, thân thiện của ngườiViệt.

Năm 2005, chính phủ Nhật Bản cử phái đoàn giao lưu văn hóa đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chuyến viếng thăm của phái đoàn lần này được thực hiện


dựa trên đề xuất của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Phan Văn Khải vào cuối năm 2004 tại Hà Nội. Trên quan điểm phát triển sâu rộng mối quan hệ giữa hai nước vốn trước đây chỉ tập trung vào quan hệ kinh tế, trong khi tại Việt Nam sự quan tâm đến Nhật Bản ngày càng cao. Sau chuyến viếng thăm Việt Nam, Phái đoàn đã soạn thảo và trình Chính phủ hai nước Bản kiến nghị mang tính trung và dài hạn về các vấn đề và phương sách trong giao lưu Nhật - Việt. Trong năm 2005, có rất nhiều hoạt động giao lưu văn hóa độc đáo giữa hai nước tiêu biểu như: tại nhà hát lớn Hà Nội khán giả yêu nghệ thuật đã được chứng kiến một hoạt động văn hóa rất đặc biệt đó là nghe tiếng trống Nhật hòa với tiếng trống Việt Nam qua màn biểu diễn của các tay trống nữ thuộc đoàn Hanagumi (Nhật Bản) và đoàn Bá Phổ (Việt Nam). Trống Nhật Bản có phong cách riêng và tạo được dấu ấn mạnh trong làng nhạc khí gõ dân gian dân tộc không chỉ của châu Á mà còn cả thế giới.

Năm 2006, được xem là năm xúc tiến giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự kiện Festival Nhật Bản 2006 được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Phía Nhật Bản có tới 800 người tham gia trong các chương trình Giao lưu thể thao, Giao lưu văn hóa - nghệ thuật, Giao lưu nhạc nhẹ và Giao lưu kinh tế. Năm 2007, Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản được tổ chức tại Hội An với các màn trình diễn nghệ thuật cổ truyền, thời trang, nghệ thuật trà đạo, nghệ thuật ẩm thực…đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách trong, ngoài nước tới tham gia các hoạt động.

Cùng với các hoạt động văn hóa Nhật Bản được tổ chức với mật độ và quy mô ngày càng lớn tại Việt Nam, phía Nhật cũng có những hoạt động giới thiệu về văn hóa Việt trên các đài truyền hình của Nhật bằng những thước phim, đây là môt cơ hội để các giá trị văn hóa Việt đến được với công chúng Nhật, tiêu biểu nhất phải kể tới sự kiện này 26/7/2006, đài truyền hình nhật Bản giới thiệu về Trà Sen Việt Nam. Đây là một chương trình nằm trong chương trình “Vòng quanh châu Á” của Đài truyền hình NHK. Chương trình đã giới thiệu về cách ướp trà sen và thú thưởng thức Trà Sen của người Việt. Ngày 14/5/2007, Đài NHK giới thiệu về Việt Nam với điểm đến là di sản văn hóa Hội An. Chương trình đã khắc họa gần như đầy đủ về


một Hội An sôi động, tấp nập vào ban ngày và một Hội An bình lặng vào ban đêm. Chương trình khắc họa rõ vẻ đẹp cổ kính của Hội An với những dãy phố được lưu giữ và bảo tồn cẩn thận, những đồ thủ công mỹ nghệ như đèn lồng, tranh thêu được thực hiện bởi những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. Đời sống sinh hoạt của người dân Hội An cũng được thể hiện một cách sống động qua hình ảnh những tà áo dài trắng của nữ sinh đến trường, những khu chợ sầm uất với đủ các loại hàng hóa phong phú mang đặc trưng của Hội An. Chương trình còn giới thiệu về hình ảnh và lịch sử chiếc cầu Nhật Bản xây dựng tại Hội An từ thế kỉ XVI. Có thể nói những hoạt động giới thiệu và quảng bá văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản như vậy có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ góp phần tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc, mà còn góp phần giới thiệu văn hóa Việt đến với công chúng Nhật. Qua các hoạt động như vậy, cũng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa ngành du lịch Việt Nam tại Nhật Bản, góp phần vào việc thu hút du khách Nhật tới Việt Nam.

Năm 2008 - kỷ niệm 35 năm Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, sẽ là năm diễn ra nhiều hoạt động giao lưu văn hóa quan trọng để chào mừng sự kiện này. Trước hết phải kể đến Diễn đàn giao lưu văn hóa Nhật - Việt vừa được tổ chức vào ngày 11 và 12/3/2008. Diễn đàn gồm 2 buổi “Tọa đàm nhân dân” tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của đông đảo giới tri thức hai nước, thuộc các lĩnh vực: đào tạo nguồn nhân lực, bảo tồn di sản văn hóa, giao lưu tri thức, giao lưu văn hóa, văn nghệ. Vấn đề xúc tiến hơn nữa giao lưu văn hóa Nhật - Việt là chủ đề chính được thảo luận tại diễn đàn.

Một sự kiện được coi là “điểm đột phá” trong quan hệ văn hóa hai nước là Đại nhạc hội Việt – Nhật được tổ chức vào tháng 5/2008 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ song phương kéo dài hơn ba thập kỷ, hai nước cùng tổ chức một chương trình âm nhạc tại Việt Nam với sự tham dự của nhiều ca sĩ Nhật, và cũng là lần đầu tiên, các ca sĩ Việt Nam được giới thiệu tới công chúng Nhật Bản. Sự kiện không bó hẹp trong ý nghĩa một chương trình nghệ thuật, mà nhiều hơn, là sự kiện chính trị, ngoại giao, điểm dấu mốc đặc biệt của chặng đường quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản.


Festival Việt Nam 2008, được tổ chức tại Nhật Bản với quy mô lớn chưa từng có vào trung tuần tháng 8/2008, với tư cách là một Chương trình hành động quốc gia của Nhật Bản trong năm. Về phía Việt Nam, lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản vẫn tiếp tục được tổ chức tại thành phố Hội An vào cuối năm 2008. Đây là lần thứ 6 liên tiếp lễ hội được tổ chức, lễ hội đã trở thành một hoạt động văn hóa thường niên của Hội An. Đó là một dấu hiệu cho thấy sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước. Năm 2008, lễ hội đã thu hút một lượng khách trong và ngoài nước lên tới khoảng 15.000 lượt người tham dự. Tính từ khi Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003, đến nay đã có gần 100 hoạt động tổ chức ở hai nước, trong đó có khoảng 90 hoạt động song phương. Có thể nói, các sự kiện giao lưu văn hóa giữa hai nước trong những năm gần đây là phương tiện tốt nhất để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, góp phần xây dựng mối quan hệ “từ trái tim đến trái tim”.

Nhân dịp lễ mừng sinh nhật 100 năm ngày thành lập Nhà hát Lớn Hà Nội, Chương trình Đại Nhạc hội Việt – Nhật lần thứ 2 mang tên “Giấc mơ về một nền hòa bình”, diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 9/10/2011 được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam, như một dịp khẳng định mối quan hệ giao lưu văn hóa hai nước Việt Nam – Nhật Bản ngày càng tốt đẹp. Đây cũng là hoạt động ý nghĩa cho và tri ân sự giao lưu về quan hệ hợp tác y tế giữa hai nước trong các hoạt động điều trị cho trẻ em bị bệnh tim của Việt Nam.

Các tiết mục biểu diễn trong Đại Nhạc hội là những nghệ sĩ, ban nhạc tên tuổi của hai nước Việt Nam – Nhật Bản như ca sĩ Việt Nam như Tùng Dương, Hồ Quỳnh Hương cùng các ca sĩ Nhật Bản như nhóm AKB48, ban nhạc Exile, nữ ca sĩ Koda Kumi

Một món quà thú vị bất ngờ dành cho khán giả Việt Nam, phu nhân đại sứ Nhật Bản Godai Natsuko đã trình diễn hai ca khúc Nhật Kinmokusei, Mutekiabashi giữa phần giao lưu thân mật, gần gũi.

Hoa Anh Đào là một biểu tượng của nước Nhật được toàn thế giới biết tới như một biểu tượng về vẻ đẹp của Nhật. Chính vì vậy khi nhắc tới Nhật Bản người ta thường gọi nước này là xứ hoa Anh Đào. Cùng với việc quan hệ hai nước ngày càng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023