Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 8


đình Huế (1997-2000). Sau Hội thảo quốc tế về Nhã nhạc cung đình lần đầu tiên tổ chức tại Huế (8/2002), bà Noriko Aikawa và GS. Trần Văn Khê với sự hỗ trợ của các giáo sư Nhật Bản, Hàn Quốc, đã giúp phía Việt Nam chấn chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ Nhã nhạc cung đình Huế trình UNESCO.

Kết quả là ngày 7/11/2003, tại Paris, nhà văn hóa Nhật Bản Koichiro Matsura tổng giám đốc UNESCO đã tuyên bố: Nhã nhạc cung đình Huế, cùng với 27 kiệt tác của 27 nước, được tuyên dương là di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

Quan hệ giao lưu văn hóa Việt – Nhật đẹp đẽ quá đúng như lời giáo sư Yoshiaki Tokumaru đã nói cách nay 14 năm khi ông tham dự Hội thảo quốc tế về đô thị cổ Hội An: “Mặc dù có thể đã có những sự kiện đáng buồn trong lịch sử quan hệ Nhật - Việt, nhưng cũng đã có những sự trao đổi mang tính chất hòa bình và xây dựng (...)” (Yoshiaki Ishizawa, 1991). Và có lẽ còn hơn thế nữa. Sau khi người Nhật đã dừng chân chiêm ngưỡng và góp phần thúc nở đóa hoa Nhã nhạc cung đình Việt trong vườn ngự của Văn minh Nhân loại, trong mấy năm gần đây, quan hệ giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt – Nhật đã ghi thêm nhiều nét son tươi thắm.

Ta có thể nhận thấy Nhật Bản có rất nhiều kinh nghiệm trong việc bảo tồn các di sản văn hóa, việc Nhật Bản tham gia tích cực vào việc bảo vệ, trùng tu các di sản văn hóa tại Việt Nam không chỉ góp phần bảo vệ, duy trì các công trình mà còn góp phần quảng bá những nét văn hóa truyền thống Việt Nam đến với người Nhật cũng như các nước trên khắp thế giới.

Hỗ trợ Bảo tàng dân tộc học Việt Nam‌

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cung cấp 64.664 USD trong khuôn khổ Viện trợ văn hóa không hoàn lại quy mô nhỏ để hỗ trợ cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tiến hành “Dự án ghi âm ghi hình di sản văn hóa phi vật thể của Dân tộc thiểu số Việt Nam”. Chi phí này dùng để mua các thiết bị quay phim và ghi âm phục vụ cho dự án.

Lễ ký kết dự án được tiến hành ngày 17/12/2005, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam giữa ông Hattori Norio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt


Nam và Phó giáo sư – Tiến sĩ. Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã góp phần đưa công tác bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể của Dân tộc thiểu số Việt Nam. Dự án hợp tác này đã phần nào tạo điểm nhấn để số lượng khách thăm quan tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ngày càng tăng cao trong thời gian gần đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Được sự hợp tác của Viện sau đại học Trường Đại học Osaka, Nhật Bản từ năm 2001, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã xúc tiến “Dự án ghi âm ghi hình di sản văn hóa phi vật thể của Dân tộc thiểu số Việt Nam”. Cho đến nay, trong quá trình làm việc tại hiện trường, do phía Bảo tàng thiếu các thiết bị cần thiết để ghi âm và ghi hình nên đoàn điều tra của phía Nhật Bản phải mang theo các thiết bị như máy quay, thiết bị biên tập, thiết bị thu âm, thiết bị ánh sáng. Hơn nữa, đoàn điều tra của Nhật Bản cũng đã dành nhiều nỗ lực đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ của Bảo tàng như kỹ thuật quay phim, ghi âm, phương pháp ghi chép điều tra, phương pháp bảo tồn tư liệu hình ảnh, phương pháp biên tập tài liệu ghi chép được...

Qua quá trình hợp tác giữa hai phía Việt Nam – Nhật Bản nhiều cán bộ của Bảo tàng đã trưởng thành trong sưu tầm và trưng bày, sắp xếp tại bảo tàng Dân tộc học. Năm 2003, Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Bảo tàng kinh phí cần thiết để mua các thiết bị quay phim và ghi âm, giúp Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có thể tự mình tiếp tục các hoạt động quan trọng trong tương lai như việc ghi hình và ghi âm di sản văn hóa phi vật thể. Những thiết bị chủ yếu được cung cấp là: máy quay video màu, màn hình video màu, máy ghi âm video, máy điều khiển từ xa. tổng số 27 thiết bị (Việt Báo, 2003). Có thể nói việc Nhật Bản tích cực giúp Việt Nam trong dự án bảo tồn dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng đối với chúng ta, trước sự mất mát ngày càng nhiều các giá trị văn hóa truyền thống.

Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 8

Hỗ trợ thiết bị bảo tồn Di tích Hoàng thành Thăng Long‌

Từ năm 2008, Quỹ tín dụng Nhật Bản tại UNESCO đã chính thức hỗ trợ cho dự án bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long. Đó là khẳng định của ngài Mitsuo Sakaba - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam.

Ngày 11/3/2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức diễn đàn giao lưu văn hoá Việt Nam – Nhật


Bản. Tham dự diễn đàn có ông Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ông Mitsuo Sakaba - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam và Chủ tịch Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản Ogura Kazuo. Nội dung quan trọng nhất được đưa ra thảo luận tại diễn đàn là vấn đề bảo tồn di sản văn hoá, trong đó có di tích Hoàng thành Thăng Long. Từ năm 2008, Quỹ tín dụng Nhật Bản tại UNESCO chính thức hỗ trợ cho dự án bảo tồn di tích lịch sử văn hóa này. Sau khi phía Nhật Bản có kế hoạch bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long, các chuyên gia hai nước đã bắt tay vào công việc nghiên cứu xây dựng đề án.

Ngày 20/1/2010, tại Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội (Hoàng Diệu, Hà Nội), Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chính thức công bố dự án “Bảo tồn Khu di sản Văn hoá Thăng Long - Hà Nội” trị giá 1.224.721 đô la Mỹ do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội giao trách nhiệm là đơn vị thực hiện dự án này Tham dự buổi lễ công bố và ký kết dự án có bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, bà Katherine - Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba và đại diện các Bộ: Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ Kế hoạch đầu tư…Dự án sẽ hỗ trợ các nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá giá trị Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt là các nghiên cứu khảo cổ, kiến trúc và kinh tế, xã hội tại khu 18 Hoàng Diệu. Trên cơ sở các nghiên cứu khoa học này, dự án sẽ đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các khu di tích đã được phát lộ.

Ngoài ra, dự án cũng sẽ hỗ trợ xây dựng quy hoạch quản lý tổng thể nhằm bảo tồn lâu dài và phát triển bền vững khu di tích. Trong quá trình thực hiện, dự án cũng chú trọng tăng cường năng lực của các nhà quản lý di tích, các nhà hoạch định, các nhà nghiên cứu của Việt Nam thông qua các hội thảo đào tạo, các chuyến tham quan học tập và chuyển giao kinh nghiệm.

Hoàng thành Thăng Long là một di sản vô giá không chỉ của Thủ đô mà còn của cả dân tộc Viêt Nam. Những dấu tích còn nằm sâu trong lòng đất vẫn chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hoá vô giá, minh chứng cho sự phát triển liên tục


của kinh đô Thăng Long cũng như lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Dự án sẽ đảm bảo việc bảo tồn lâu dài Hoàng thành Thăng Long và tăng cường đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng. Đây là sự kiện rất có ý nghĩa đối với Thủ đô Hà Nội vì khu Hoàng thành Thăng Long sẽ là tâm điểm của dịp đại lễ 1000 năm và hướng tới là Di sản văn hoá của nhân loại.

Có thể nhận thấy rằng trong thời gian gần đây với sự phát triển toàn diện trong quan hệ giữa hai nước. Nhật Bản đang ngày càng tham gia tích cực hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện ở Việt Nam, trong đó có việc tăng cường bảo vệ, phục hồi các công trình văn hóa của dân tộc. Sự tham gia tích cực của Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc bảo vệ, quảng bá giới thiệu các di sản văn hóa của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Đây là cơ hội để chúng ta bảo vệ các giá trị truyền thống dân tộc, thu hút du lịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện đất nước.

Ảnh hưởng của một số loại hình văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản Ảnh hưởng của một số loại hình văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản‌‌‌

Ngày nay, rất nhiều người Nhật tới Việt Nam để học tập, làm việc và sinh sống. Nhiều nam giới Nhật Bản cũng tìm những người phụ nữ Việt Nam để kết hôn, lập gia đình, bởi khi nói tới phụ nữ Việt Nam là luôn luôn đi đôi với tính từ “đẹp”. Không có thống kê về số người Nhật lấy vợ Việt, nhưng tới nay ước khoảng vài trăm. Nhìn chung lại có thể thấy rằng nhiều sự kết nối giữa người Việt Nam và người Nhật Bản được hình thành trong thời gian qua.

Có một số người Nhật tới Việt Nam học tiếng Việt rồi học thêm nhạc khí cổ truyền của Việt Nam như đàn tranh, đàn bầu, đàn tơ-rưng... Nếu chỉ nhìn các cô gái Nhật Bản mặc áo dài chơi đàn cổ truyền Việt Nam, không ai có thể biết được đó là những người Nhật. Đến những năm 2000, bên cạnh khoảng 5000 người Nhật học tiếng Việt, còn có khoảng 20 người học chơi nhạc cụ cổ truyền Việt Nam. Hầu như tháng nào họ cũng được mời đi trình diễn âm nhạc, đôi khi cả trình diễn áo dài, đã đóng góp rất tính cực trong các sinh hoạt giao lưu Việt – Nhật.


Hiện nay, hàng trăm cửa tiệm có bán đồ ăn và đồ thủ công nghệ Việt Nam ở Nhật cũng đã góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc. Hầu hết người Nhật cảm thấy gần gũi, thoải mái và rất vui khi đi du lịch Việt Nam, mặc dầu đa số gặp trở ngại bất đồng ngôn ngữ, đôi khi thì bị trộm cắp. Họ thấy nhiều người Việt nghèo, nhưng ngạc nhiên thấy người Việt luôn tươi cười, ít có bộ mặt khó đăm đăm như những người Nhật giàu có. Họ muốn tiếp thu cái tinh thần lạc quan và vui tươi ấy của người Việt. Thêm điểm nữa mà nhiều người Việt Nam cũng dễ nhận ra là sau thời gian dài làm quen với người Việt thì người Nhật dễ lây cái máu tiếu lâm của người Việt, họ lột bỏ được cái vỏ cứng rắn bên ngoài mà chính họ hay gọi là cái mặt nạ để cười đùa nhiều hơn. Và người Việt nói hai nghĩa, nên họ không chỉ để ý nghĩa đen mà suy ngẫm về cả nghĩa bóng nữa. Khi hiểu ra họ cười nghiêng ngả.

a. Ảnh hưởng của ẩm thực Việt Nam đến Nhật Bản

Người Nhật rất thích món ăn Việt Nam, bởi sự hài hoà trong kết hợp hài hoà các thành phần trong món ăn. Người Nhật thích nhất là gỏi cuốn gọi là “nama harumaki” (sinh xuân quyển) và chả giò gọi là “age harumaki” (dương xuân quyển), bánh cuốn gọi là “mushiharumaki” (chưng xuân quyển)…

Ngày 29/11/2000, trong chương trình giáo dục của đài NHK số 3, đã giới thiệu việc trồng lúa và làm bánh tráng Việt Nam qua câu chuyện một em gái Nhật qua Việt Nam làm bạn với một em gái Việt Nam đã giới thiệu đến người Nhật Bản cách thức làm bánh tráng và ăn các món ăn từ bánh tráng của người Việt Nam.

Tính đến năm 2000, đã có khoảng 10 cuốn sách dạy nấu món ăn Việt Nam bằng tiếng Nhật cho thấy ẩm thực Việt Nam nhận được sự quan tâm của người Nhật bởi sự hài hoà trong các nguyên liệu và tinh tế trong các chế biến.

Trước năm 2010, tại Tokyo có khoảng 20 đến 30 nhà hàng số tiệm ăn Việt Nam (Đài truyền hình Việt Nam, 2017). Những món ăn phổ biến trong các quán ăn là chả giò, gỏi cuốn, bánh xèo, bánh mì … và đặc biệt không thể thiếu được món phở Việt Nam. Người Nhật Bản cũng rất hay tìm kiếm những món ẩm thực từ Việt Nam như bánh phở khô, bánh tráng, cà phê, bia 333, bia Sài Gòn … để thưởng thức. Ẩm thực Việt Nam đang ngày càng ảnh hưởng đến Nhật Bản bởi cách chế biến


không quá cầu kì nhưng lại rất tinh tế, nguyên liệu lại rất hài hoà, cân bằng và đặc biệt hầu hết các món ăn Việt Nam thường cân đối lượng dinh dưỡng hợp lý nên được nhiều người Nhật lựa chọn.

Người Nhật hầu như chỉ dùng xì dầu chứ không dùng nước mắm, nhưng rất thích nước mắm Việt Nam. Nay chỉ có tỉnh Akita ở phía bắc Nhật Bản sản xuất một ít nước mắm gọi là “shotsuru”, “gyosho” hay “iwashi gyoju”, các chợ thật lớn mới thấy bán. Người Việt thường làm nước mắm bằng cá cơm, cá nục (một loại cá mòi), trộn muối để cho lên men trong khoảng 6 tháng cho cá tự phân hủy mà không cần gia nhiệt hay thêm bất cứ hóa chất nào, và nước mắm chảy ra chính là axit amin. Ở Việt Nam, nổi tiếng về nghề làm nước mắm là Phú Quốc, Phan Thiết, Nam Ô (Đà Nẵng), Cửa Lò (Nghệ An) và Vạn Vân, Cát Hải (Hải Phòng)...

Trong lịch sử, các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai, Thái, Miến Điện, Nam Dương... đều có sản xuất và dùng nước mắm. Theo tài liệu của Nhật Bản ghi chép dấu tích vào năm 927, người Nhật đã làm nước mắm bằng cá mòi (iwashi, nhược). Ở Nhật, các tỉnh làm nhiều nước mắm nhất đều ở vùng biển phía tây Nhật Bản của. Nhưng vì lượng cá và loại cá mòi thu hoạch không ổn định, nên từ thời Edo (Giang Hộ) cách nay khoảng 200 đến 300 năm, người Nhật bắt đầu dùng xì dầu (làm bằng đậu nành, muối và khuẩn “koji”) thay nước mắm, nên nhiều người Nhật không biết là chính Nhật Bản đã từng sản xuất nước mắm. Sở dĩ thay thế được như vậy vì thành phần và hương vị tương đối gần nhau, thực ra thì vị nước mắm Nhật Bản nhạt và ít hắc hơn nước mắm Việt Nam, nhưng nước mắm Trung Quốc còn nặng mùi hơn nước mắm Việt Nam. Nay thì chỉ còn lại Akita sản xuất nước mắm như một cách bảo tồn văn hóa và nhớ lại hương xưa. Ngày nay, nếu người Việt mời người Nhật dùng nước mắm Việt Nam, cũng là cách đưa họ về với nước chấm quá khứ, và họ tiếp nhận dễ dàng.

Cà phê Việt Nam có vị thơm ngọt đang được ưa thích ở Nhật Bản, nhất là giới phụ nữ. Tại nhiều cửa hàng bách hóa của Nhật Bản, cà phê Việt Nam được bày bán và ngay cả khi sang du lịch Việt Nam, cà phê trở thành món quà những du khách Nhật Bản đem tặng bạn bè rất nhiều


Tùy theo cách uống, cà phê đen, cà phê đá hay cà phê sữa... nhưng người Nhật cũng bị lối uống cà phê với sữa đặc của Việt Nam chinh phục. Cùng với cà phê, sữa đặc Ông Thọ của Việt Nam cũng được nhập vào Nhật, mặc dù giá có cao hơn sữa của Nhật Bản nhưng vẫn được họ lựa chọn để kết hợp với cà phê.

Một điều đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh có một quán phở Việt do ông Tezuka Katsuyoshi làm chủ kiêm bếp trưởng quán phở OSO ở địa chỉ số 37 Đồng Khởi, Quận 1 mở cửa vào năm 2005. Ông đã trang trí quán phở OSO để khách đến ăn phở sẽ rất ngạc nhiên pha lẫn thích thú với cách bài trí bàn ghế, kệ, tủ, hoành phi, tranh ảnh, tượng, đèn… cổ xưa của hai nền văn hóa Việt – Nhật. Quán phở mở cửa từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm, mỗi ngày tiếp trung bình 400 khách, trong đó không ít khách là người nước ngoài. Hiện nay, phở OSO đã chuyển địa điểm về 30 Hoa Hồng, Phường 7, Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh nhưng “Phở OSO hương vị Nhật” vẫn được nhiều thực khách tới thưởng thức mỗi ngày.

Câu chuyện phở Việt do người Nhật nấu đã cho thấy tầm ảnh hưởng của ẩm thực Việt Nam đến với những người đam mê ẩm thực, họ tìm đến Việt Nam để thưởng thức và có cả những người ở lại Việt Nam kinh doanh như trường hợp ông Tezuka.

Câu chuyện độc đáo hơn nữa đó là luận văn tốt nghiệp của chàng thanh niên Bùi Thanh Tâm (27 tuổi, ở Quảng Nam) với đề tài “Triển khai mở chuỗi cửa hàng bánh mì – sandwich Việt Nam tại Nhật” trở thành luận văn hay nhất khoa tại Đại học Yokkaichi (Tỉnh Mie, Nhật Bản). Cửa hàng đầu tiên do Thanh Tâm mở tại Nhật đó là Bánh Mì Xin Chào được nhiều người biết đến và trong quyển sách của nhà văn Sezirawa Kensuke có tựa đề “Người ngoại quốc và cửa hàng tiện ích”, tác giả đã dành riêng một chương với tiêu đề “Giấc mơ Nhật Bản” và dùng cửa hàng của Tâm làm ví dụ điển hình cho những du học sinh đến Nhật và khởi nghiệp thành công (Nguyên Trang, 2018).

Có thể nói so với các giá trị văn hóa Nhật Bản có mặt tại Việt Nam thì các giá trị văn hóa Việt Nam đến được với Nhật Bản còn rất hạn chế. Các giá trị văn hóa này chủ yếu được người Nhật tới Việt Nam và đưa về Nhật. Phía Việt Nam chưa có


những chương trình nhằn đưa văn hóa của chúng ta ra thế giới, đó là một hạn chế mà trong tương lai chúng ta cần khắc phục.

b. Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản

Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008 nhân dịp kỷ niệm 35 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.

Lễ hội mỗi năm là dịp để giới thiệu và trải nghiệm một “Việt Nam hôm nay”, sống động như chính tại Việt Nam, với các vật phẩm thủ công mỹ nghệ và loại hình nghệ thuật biểu diễn tiêu biểu cho văn hóa truyền thống Việt Nam như “áo dài” hay ẩm thực vốn đã được công chúng Nhật Bản đón nhận và đánh giá cao lâu nay, những tiết mục biểu diễn của các nghệ sĩ mới đang được yêu chuộng ở cả hai nước, hàng loạt món ăn ngon và bổ dưỡng của Việt Nam lại phù hợp với khẩu vị của người Nhật.

Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản lần thứ 9 năm 2016 có khoảng hơn 110 gian hàng, bao gồm quầy ẩm thực và các gian trưng bày hàng hóa, đồ thủ công mỹ nghệ. Khách tham quan có cơ hội được thưởng thức các hương vị ẩm thực của Việt Nam, các chương trình văn hóa, âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc. Thu hút khoảng 200.000 người tham dự (Bùi Hùng và Ngọc Huân, 2016).

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Huỳnh Vĩnh Ái phát biểu nhân ngày khai mạc lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản năm 2016 như sau:

Tôi mong muốn và tin tưởng rằng, mỗi một tiết mục nghệ thuật, mỗi sản phẩm văn hoá, mỗi món ăn và mỗi con người Việt Nam – Nhật Bản có mặt trong Lễ hội năm nay sẽ là một sứ giả văn hoá, sứ giả hữu nghị gắn kết hai dân tộc chúng ta, đưa quan hệ hai nước xứng tầm với quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á (Đại sứ quán nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhật Bản, 2016).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023