Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 4


giữ trong những nét văn hoá truyền thống. Người Việt Nam cũng luôn trọng lễ nghĩa, coi trọng luân thường đạo lý và tư tưởng “tôn sư, trọng đạo” đều đã thấm nhuần trong mỗi con người Việt Nam.

Đất nước Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, với đặc trưng phía Đông là biển, phía Tây là núi và xem giữa là trung du và đồng bằng tạo nên những dải văn hoá đặc trưng theo cách thức từ Đông sang Tây là: văn hoá biển – văn hoá đồng bằng – văn hoá núi. Để gắn kết những nét văn hoá chung này chính là những dòng sông chảy theo bề ngang đất nước nối liền miền núi với đồng bằng và cùng chảy ra biển.

Văn hoá Việt Nam có nét đặc trưng của văn hoá nông nghiệp lúa nước, cư dân sống ôn hoà, thân thiện và cởi mở. Trong những nét văn hoá, người Việt Nam luôn tìm cách dung hoà giữa con người với thiên nhiên tạo nên sự gần gũi và kết nối một cách tự nhiên. Các yếu tố thiên nhiên được đặc tả trong những công trình kiến trúc nhà ở, đình chùa, đền tháp, sinh hoạt, tập tục hay ngay cả cách nói năng.

Nhìn chung, văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá khá đa dạng và có nhiều nét đặc sắc riêng, đồng thời cũng có những nét tương đồng với văn hoá Đông Á – nơi các quốc gia có ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa. Điểm chung này, góp phần lớn vào việc hiểu biết và thúc đẩy các hoạt động tìm hiểm lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia Đông Á một cách thuận tiện hơn.

e. Chính sách ngoại giao của Việt Nam

Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam Đại hội Đảng VII (1991), Hội nghị Trung ương 3 (khóaVII) và Đại hội VIII (1996) đã liên tiếp đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” (Bộ ngoại giao Việt Nam, 2018) nhằm mục tiêu: “Giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” (Bộ ngoại giao Việt Nam, 2018).


Hoạt động đối ngoại Việt Nam ngày càng nâng cao uy tín trên trường quốc tế và có những hoạt động giao lưu, gặp gỡ thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu văn hoá, hợp tác kinh tế. Những hoạt động kể trên đã diễn ra liên tục và đạt được kết quả to lớn. Có được bước phát triển này là do Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chiến lược chiến lược phát triển về các hoạt động đối ngoại như trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) có đề ra: “chúng ta phải tiếp tục nâng cao ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của dân tộc đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2013) để từng bước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Các hoạt động giao lưu, hỗ trợ, hợp tác về kinh tế, văn hoá, giáo dục của các nước đối với Việt Nam luôn được Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam quan tâm và chỉ đạo. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập quốc tế được mở rộng, Việt Nam cũng đã có chính sách cụ thể và xác định đường lối về phát triển các hoạt động đối ngoại với nguyên tắc:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam đảm bảo mục tiêu: Việt Nam “có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013).

Điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội Nhật Bản‌

Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 4

a. Điều kiện địa lý Nhật Bản

Quốc đảo Nhật Bản nằm ở khu vực Đông Bắc Á có diện tích 379.067 km², với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ với bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu- Ogasawara. Với đường bờ biển dài khoảng 37.000 km với những đảo, vịnh đẹp và thuận tiện cho thuyền bè qua lại nên từ xưa người dân Nhật Bản đã có những tiếp xúc với những nền văn hoá khác lân cận.

Nhật Bản còn nằm trên 4 mảng kiến tạo Á-Âu, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương và Philippines, tạo nên rất nhiều địa điểm thường bị núi lửa, động đất. Đặc biệt thời


gian gần đây, những biến đổi của tình hình nóng lên của trái đất và những thay đổi địa chất, những trận động đất xảy ra ngoài khơi gây ra hiện tượng sóng thần vô cùng nguy hiểm. Kinh hoàng nhất là thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3/2011 lên đến 9 độ Richter làm 15.846 người chết, 3.317 người mất tích (Sơn Duân, 2012), cùng những thiệt hại về tài sản nặng nề, to lớn.

Một điểm đặc biệt của điều kiện tự nhiên của Nhật Bản là diện tích đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên cả nước, nhiều ngọn núi là núi lửa và có thể phun trào bất cứ lúc nào. Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sĩ cao 3776 mét. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp của Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 12% diện tích đất đai, điều này cho thấy Nhật Bản có rất ít đất nông nghiệp.

Nhật Bản là một quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên, chỉ có một số mỏ than than trên đảo Hokkaido và Kyushu nhưng đến nay đã không còn hoạt động. Hầu hết khoáng sản khác (kể cả dầu thô), Nhật Bản đều phải nhập cảng từ nước ngoài. Điều này cho thấy, nếu như Nhật Bản có quan hệ với những nước có nhiều tài nguyên khoáng sản sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu các loại khoáng sản phục vụ cho nhu cầu của Nhật Bản.

b. Kinh tế Nhật Bản

Với một nền kinh tế phát triển nhanh, Nhật Bản đã tìm mọi phương án để có thể đảm bảo được quá trình sản xuất của mình. Một yêu cầu quan trọng bậc nhất đặt ra là vấn đề nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp của Nhật cần phải nhập khẩu gần như 100%. Ngày nay, để đảm bảo nguồn cung ứng các nguyên liệu chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp đã có chiến lược tập trung hướng đến các nước giàu tài nguyên và gần về địa lý, trong đó có khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.

Những cố gắng trong phát triển kinh tế của Nhật Bản đã đưa Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc lớn về kinh tế. Từ giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ II năm 1945, Nhật Bản đã phục hồi nền kinh tế và dần đạt vị trí thứ 2 thế giới sau Mĩ vào những năm cuối thế kỷ XX. Hiện nay, do tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản bị chững lại sau thời kì “kinh tế bong bóng” 1986 – 1990 và cuộc khủng hoảng tài chính 1998, 2008. Tuy nhiên, nhìn chung trong giai đoạn 2010 - 2017, kinh tế Nhật thoát khỏi suy thoái nhưng vẫn chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng


rất chậm, trung bình 0,5 - 1% mỗi năm. Có thể thấy rõ dấu hiệu của nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian sắp tới sẽ khó có thể đạt mức tăng trưởng cao, tuy nhiên cũng sẽ ở con số đáng ghi nhận.

Xét về các ngành kinh tế thì nông nghiệp là ngành kinh tế truyền thống của Nhật Bản và gặp phải khó khăn rất lớn về đất đai, chỉ chiếm khoảng 12% diện tích đất liền, phần lớn là đồi núi, thậm chí phải canh tác cả ở những nơi có độ dốc cao đến 15 độ. Trong đó, cây lúa vẫn là cây trồng quan trọng bậc nhất tại Nhật. Ngoài ra nông dân còn trồng các loại ngũ cốc, như cà chua, dưa chuột, khoai lang, rau diếp, táo, củ cải và quả anh đào. Người nông dân Nhật Bản vốn rất cần cù và chăm chỉ nên đã tận dụng những sườn đồi để trồng chè, và được trồng nhiều nhất ở phía nam đảo Honshu. Bước sang thế kỷ XXI, ngành nông nghiệp thiếu trầm trọng số người làm việc trong ngành này. Chính phủ và các công ty, tập đoàn của Nhật Bản đã nhanh chóng phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao nhằm khắc phục tình trạng thiếu nhân công và đáp ứng được nhu cầu về nông nghiệp sạch của một quốc gia có truyền thống “kỹ tính” đối với các thực phẩn nông nghiệp.

Là một quốc đảo nên diện tích mặt nước của Nhật Bản rất lớn, thuận tiện cho quá trình phát triển ngành ngư nghiệp. Đây cũng là ngành phát triển nóng trong giai đoạn thập niên 90 của thế kỷ XX. Do nguồn cá, hải sản của Nhật Bản giảm đi nhiều nhưng nhu cầu về cá và các hải sản rất lớn (chiếm gần 40% lượng protein động vật được hấp thụ của người Nhật) nên việc đẩy mạnh nhập khẩu các loại hải sản từ các nước lân cận là cần thiết.

Ngành kinh tế quan trọng và phát triển ở Nhật Bản hiện nay là công nghiệp chiếm khoảng 1/4 tổng GDP của Nhật Bản với những ngành công nghiệp thế mạnh như máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,... Năm 2013, tính riêng sản phẩm công nghiệp nội địa của ngành công nghiệp đạt khoảng 12 tỷ yên (Phạm Hồng Thái et al., 2016)

Thương mại là ngành thu lợi lớn của Nhật Bản và tăng trưởng khá đều so với các ngành kinh tế khác của Nhật Bản. Năm 2003, giá trị thặng dư trong cán cân xuất nhập khẩu của Nhật đạt 10.19 nghìn tỷ yên. Ngoài ra, chiến lược kinh tế hướng đến


các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch của Nhật Bản đang có sự chuyển dịch rất lớn trở thành nhóm ngành đứng thứ ba trong nền kinh tế Nhật Bản. Các thương hiệu lớn trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản như Mitsubishi UFJ, Mizuho, NTT, TEPCO, Nomura, Mitsubishi Estate, AEON, Mitsui Sumitomo, Softbank, JR East, Seven & I, KDDI … đã trở nên nổi tiếng trên thế giới.

Nhật Bản cũng là một điểm đến của nhiều du khách nước ngoài để tìm hiểu và khám phá văn hoá Nhật Bản. Năm 2012 là 8,3 triệu khách, năm 2013 là 11,25 triệu khách (mục tiêu của chính phủ là 10 triệu du khách). Mục tiêu đến năm 2020 là 40 triệu du khách (Thế vận hội Mùa hè 2020 ở Tokyo). Với một nền văn hoá đặc sắc và nhiều cảnh đẹp, Nhật Bản có rất nhiều tiềm năng thu hút khách du lịch quốc tế.

Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (The Tokyo Stock Exchange) là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ 3 thế giới và thứ 2 ở Châu Á. Tính đến năm 2014, có

2.292 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo.

Hiện nay nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu phát triển chậm lại so với giao đoạn trước. Năm 2016, GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Mỹ dự báo đạt mức

19.000 tỷ USD. Theo sau là Trung Quốc 12.000 tỷ USD và Nhật Bản 4.300 tỷ USD.

c. Xã hội Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia đông dân số trên thế giới, theo công bố của Bộ tổng vụ, dân số Nhật Bản tính đến 1/10/2016 là 126.933.000 người. Tuy nhiên, số dân đã giảm đi 162.000 người so với năm 2015 (năm thứ 8 liên tiếp số dân Nhật Bản giảm số dân). “Xã hội Nhật Bản ngày càng già nua, thế hệ được sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số (thập niên 1970) nay không thiết tha trong việc lập gia đình và sinh con” (Hạ Thị Lan Phi, 2013).

Nhóm nhà khoa học thuộc trường Đại học Tokyo đã tổng hợp và cho biết tuổi thọ trung bình của Nhật Bản trong năm 2015 là 83,2 tuổi. Giáo sư Kenji Shibuya, trưởng nhóm nghiên cứu khẳng định, tuổi thọ của người dân Nhật Bản được tăng lên chủ yếu là do việc tỷ lệ số người tử vong do các bệnh về tim mạch, ung thư (chủ yếu là ung thư phổi) đã giảm tới 29% so với 25 năm trước đây (Ngọc Huân, 2017).

Một vấn đề lớn trong xã hội Nhật Bản hiện nay, đó chính là vấn đề già hoá dân số. Theo thống kê mới nhất của Nhật Bản, ¼ dân số Nhật Bản từ 65 tuổi trở lên, đây


là một số lượng rất cao số người cao tuổi. Năm 2015, Bộ Phúc lợi Nhật Bản đã ước tính số gia đình chỉ có người từ 65 tuổi trở lên tăng lên khoảng 500.000 hộ so với năm 2014, tổng số cả nước khoảng 12,7 triệu hộ, tương đương 25,2% tổng số hộ gia đình Nhật Bản (Nguyễn Ngọc Bé, 2016).

Số lượng người cao tuổi ngày càng tăng như trên đã được nhiều bài báo, bài nghiên cứu tìm hiểu và xác định những nguyên nhân cũng như các giải pháp nhằm khắc phục. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay thanh niên Nhật Bản có xu hướng sống độc thân cao, họ không muốn kết hôn, thậm chí một số cặp vợ chồng kết hôn nhưng lại không muốn sinh con. Nhiều người cho rằng đó là do áp lực công việc, nguyên nhân này đã được chính phủ Nhật nỗ lực giải quyết bằng cách quy định giờ làm tăng ca đối với nhân viên các công ty, tính giờ tăng ca là từ 18h00 tối đến 6h00 sáng hôm sau (trước đây là 22h00 đến 6h00 sáng hôm sau). Nỗ lực này cho thấy chính phủ đã cố gắng trong việc giảm áp lực công việc, để người lao động có nhiều thời gian hơn cho cá nhân và gia đình. Từ năm 2015, một số công ty ở Nhật đã thực hiện ngày “Happy Friday” (Ngày thứ 6 hạnh phúc), để công nhân, nhân viên nghỉ sớm luân phiên vào chiều thứ 6 hàng tuần để họ có thời gian hẹn hò, yêu đương và có thêm thời gian cho gia đình. Tuy nhiên, gốc rễ vẫn là ở tỉ lệ sinh ở Nhật thấp, điều này cần phải có biện pháp căn cơ hơn nữa.

Truyền thống gia đình Nhật Bản xưa là sau khi sinh con thường người phụ nữ sẽ ở nhà chăm con và lo công việc gia đình. Điều này, là cản trở rất lớn đến phát triển sự nghiệp của nữ giới nên nhiều phụ nữ Nhật Bản hiện nay ít nghĩ đến việc sinh con.

Số lượng người trong độ tuổi lao động bị thiếu hụt rất nhiều, các công ty, tập đoàn của Nhật đã phải thuê nhân công đến Nhật làm việc hoặc chuyển sản xuất đến các nước lân cận như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan… Hoạt động gần đây được Nhật Bản chú trọng đó là những thực tập sinh đến Nhật Bản tham gia vào lao động trong các ngành nghề phổ thông, làm giảm đi áp lực về tình trạng thiếu hụt nguồn lao động của Nhật

d. Truyền thống, văn hoá của Nhật Bản


Người Nhật gọi đất nước của mình là “Ni hon” hoặc “Nippon” có nghĩa là xứ sở mặt trời. Với đặc trưng bốn bề là biển đã giúp Nhật Bản có thể chủ động trong việc bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống của mình và tiếp xúc với những nền văn hoá bên ngoài Nhật Bản.

Người Nhật ngày nay đã làm cho thế giới phải thán phục về những nét văn hoá truyền thống độc đáo như trà đạo, kimono, rượu sake, cách giao thiệp, tinh thần võ sĩ đạo… những giá trị văn hoá này là những giá trị văn hoá cốt lõi của Nhật Bản. Chính phủ và mỗi người dân Nhật Bản đều ý thức được giá trị văn hoá truyền thống chính là sức mạnh nội sinh của Nhật Bản, giúp cho Nhật Bản tồn tại và phát triển bền vững.

Giá trị nổi bật của Nhật Bản là biết kết hợp tài tình giữa truyền thống và hiện đại. Nhật Bản là một trong những nước mà vốn cổ truyền được giữ gìn bảo quản một cách chu đáo. Dù Nhật Bản rất tích cực tiếp thu văn hoá bên ngoài nhưng họ không làm mất bản sắc dân tộc. Nhật Bản luôn tìm tòi cái mới, hiện đại kết hợp với tính dân tộc làm nên một hình thái phát triển (Nguyễn Tiến Lực, 2008).

Trong văn hoá Nhật Bản sự tỉ mỉ, tinh tế, cầu kì luôn làm nên những giá trị cao. Một chén trà đơn sơ nhưng lại có thể tìm thấy giá trị cốt cách nhân văn của mỗi con người trong buổi trà đạo hay tinh thần ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, tự kiểm soát bản thân, lòng trung thành và danh dự của võ sĩ đạo đã trở thành tinh thần cốt lõi của người dân Nhật Bản…. Những giá trị văn hoá này đã góp phần tạo nên một Nhật Bản đầy màu sắc văn hoá truyền thống.

Nhật Bản đã buộc phải mở cửa đất nước từ những năm 1853, khi Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ - Matthew Perry cho hạm đội của mình dừng chân tại khu vực vùng biển ngay gần Edo (thủ đô Tokyo ngày nay). Và cũng từ đây, những nét văn hoá phương Tây đã bắt đầu dần dần tiếp cận với Nhật Bản. Tuy nhiên, bản lĩnh võ sĩ đạo trong mỗi người dân Nhật và những ý thức về ý nghĩa của những giá trị văn


hoá truyền thống đã tiếp tục giúp cho những giá trị văn hoá truyền thống cốt lõi của Nhật Bản tiếp tục được phát huy.

Ngày nay, khi thế giới bước vào thời kỳ công nghiệp hoá và toàn cầu hoá, người Nhật lại tiếp tục có những sự thay đổi để thích ứng với đời sống công nghiệp. Một mặt phát triển những giá trị văn hoá truyền thống, một mặt là tìm cách dung hoà với những văn hoá tiến bộ bên ngoài tác động vào.

Hiện tại, thế giới biết đến một Nhật Bản hiện đại về công nghiệp, khoa học – công nghệ và ẩn sâu trong lòng Nhật Bản vẫn một “Nhật Bản nguyên bản” của truyền thống và văn hoá dân tộc.

e. Chính sách ngoại giao của Nhật Bản

Sau Chiến tranh lạnh, xu thế toàn cầu hóa đã có những tác động đến, chính trị và đời sống văn hóa xã hội thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng. Đòi hỏi chính phủ Nhật Bản cần phải có chính sách phát triển văn hoá truyền thống của Nhật Bàn phù hợp với xu thế toàn cầu hoá.

Thứ nhất, Nhật Bản cần phải định nghĩa lại bản sắc văn hóa truyền thống của mình trong thế giới toàn cầu hóa, cần xét đến yếu tố ngoại lai trong nền văn hoá hiện đại. Trong bối cảnh các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á, rất chú ý đến hoạt động ngoại giao văn hóa thì việc Nhật Bản cần xem lại trong chính sách phát triển văn hoá truyền thống Nhật Bản ra bên ngoài là điều cần thiết.

Thứ hai, thế kỷ XXI được gọi là thế kỷ của toàn cầu hóa và công nghệ thông tin Internet đã dẫn đến sự đồng nhất trong nhận thức về văn hóa ở giới trẻ các nước châu Á ngày càng rõ nét như hình thức nhạc J-pop, K-pop, truyện tranh Manga… đã có sự ảnh hưởng đến giới trẻ khá nhiều.

Thứ ba, trước đây chính phủ Nhật Bản chưa thực sự coi trọng hoạt động ngoại giao văn hóa nên “hình ảnh Nhật Bản trong cộng đồng quốc tế thường bị đánh giá như là một cỗ xe tăng” (Hạ Thị Lan Phi, 2014).

Thứ tư, trong khi nền kinh tế Nhật Bản trì trệ, nhưng nền văn hóa đại chúng của Nhật Bản lại phát triển với các sản phẩm công nghiệp văn hoá như: Phim hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023