Merlin và Alexandre Varenne lại tiến hành một vài điều chỉnh về hệ thống tổ chức và chương trình học để phù hợp với đối tượng tiếp nhận là người bản xứ.
Sứ mệnh giáo dục đã buộc nhà cầm quyền Pháp phải thay thế sự vội vàng ban đầu bằng thái độ cẩn trọng và quá trình xác lập nền giáo dục Pháp ở Việt Nam, như đã thấy, đã hạn chế những quan điểm chủ quan, xa rời thực tế của giáo sỹ và thương nhân hay cách nhìn võ đoán, đầy kiêu ngạo của kẻ chiến thắng. Như vậy, phát xuất từ nhu cầu cai trị và đối tượng tiếp nhận, từ Nam Kỳ đến Bắc và Trung Kỳ, qua các quan chức thực dân từ Bonard, Krant, Lafont qua Paul Bert, Paul Beau, Klobukowsky đến Albert Sarraut rồi cuối cùng là Martial Merlin, Alexandre Varenne, nền giáo dục Pháp - Việt, sau nhiều lần cải cách và điều chỉnh, đã được thiết lập thống nhất ở Việt Nam, gồm 3 bậc: Tiểu học, Cao đẳng Tiểu học và Trung học với tổng thời gian học là 13 năm, được tổ chức như sau:
- Bậc Tiểu học có 6 năm: Đồng ấu, Dự bị, Sơ đẳng, Trung đẳng đệ nhất niên, Trung đẳng đệ nhị niên, Cao đẳng. Học xong lớp Sơ đẳng, học sinh phải thi Sơ học yếu lược rồi tiếp tục học lên để đi thi lấy bằng Sơ đẳng Tiểu học.
- Bậc Cao đẳng Tiểu học có 4 năm là đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và đệ tứ niên. Sau khi học xong, học sinh được đi thi để lấy bằng Cao đẳng Tiểu học (còn có tên khác là Thành chung hay Diplôme).
- Bậc Trung học có 3 năm, chia thành 2 giai đoạn: Hai năm đầu kết thúc bằng kỳ thi lấy bằng Tú tài phần thứ nhất; Sau đó, học sinh được tuyển thẳng để học năm thứ 3 của bậc Trung học và thi Tú tài Toàn phần.
3. Tác động của nền giáo dục Pháp - Việt đến văn hóa - xã hội Việt Nam
Trong thời buổi xế chiều của Khổng giáo và nền quân chủ, xã hội Việt Nam đã diễn ra những biến đổi sâu xa, do những biến chuyển về chính trị, kinh tế và sự thay thế Nho học với nhiều ràng buộc bằng nền học vấn có sự rộng mở về tư tưởng. Một bộ phận sỹ phu tin rằng đã tìm được trong các kinh nghiệm Trung Quốc và Nhật Bản giải pháp cho ước vọng khôi phục nền tự chủ. Họ chủ động chuyển từ bút lông và chữ Nho sang bút sắt và chữ Quốc ngữ, “muốn đập vỡ cái khung chật chội và lỗi thời của đạo đức Khổng giáo mà họ phải mang …” [115, tr.566,590], phát động phong trào Duy Tân, nêu cao quan điểm “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Số còn lại, khi tiếng súng Cần Vương không còn nữa, đã ngậm ngùi thừa nhận “Đại sự khứ hỷ! Thời sự vô khả vi!” [dẫn theo 75, tr.226] (tạm dịch: Chuyện lớn đã qua! Chuyện hiện tại không thể làm!), lui về ẩn dật chốn điền viên để giữ tiết tháo nhà nho và mất dần ảnh hưởng xã hội cùng với sự chấm dứt của hệ thống khoa cử.
Bước ra từ nhà trường Pháp - Việt, tầng lớp trí thức mới đã chủ động đón nhận và trở thành một cơ sở xã hội cho sự tồn tại của văn hóa phương Tây, tạo nên sự đối lập giữa truyền thống và hiện đại, giữa Cựu trào và Tân trào … Người Pháp đã dạy trẻ em An Nam rằng “mọi người sinh ra và tồn tại đều tự do và bình đẳng trước pháp luật”, rằng nếu có bổn phận thiêng liêng, thì đó là bổn phận chống lại sự áp bức [115, tr.587]. Những điều này đã gợi cho Nguyễn Tất Thành niềm khát khao khám phá: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe 3 chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy” [dẫn theo 43, tr.11] và khơi dậy lòng ái quốc nơi thế hệ thanh niên bản xứ. Được định hướng đào tạo để trở thành những người “trung thành và biết ơn Đại Pháp” [dẫn theo 9, tr.237] nhưng những tên tuổi như Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thái Học … lại lên tiếng đòi quyền lợi dân tộc, khởi đầu cho phong trào đấu tranh của Tiểu tư sản. Trí thức Tân học trở thành nguồn nhân sự, lúc đầu, cho các đảng quốc gia chống Chủ nghĩa Thực dân, rồi sau đó, cho Đảng Cộng sản Đông Dương [115, tr.465]. Đi cùng với sự phát triển của giáo dục, xã hội Việt Nam trong những năm 1930 đã chứng kiến những sinh hoạt văn hóa kiểu phương Tây: tự do tư tưởng, sự phát triển của các loại hình văn học - nghệ thuật, cái “tôi” cá nhân - ý thức bản ngã từ chỗ hòa lẫn vào cộng đồng, lẩn khuất sau lũy tre làng, đã được khẳng định rõ ràng.
4. Sự tương tác văn hóa trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 1862-1945
Khi chủ quyền quốc gia bị tước đoạt, người dân thuộc địa phải cam nhận mọi sự áp đặt từ bên ngoài. Kẻ cai trị đủ kinh nghiệm để nhận ra rằng muốn đồng hóa một dân tộc thì điều trước hết phải làm là xóa bỏ văn hóa của dân tộc đó. Sứ mệnh này được trao cho giáo dục. Chinh phục tâm hồn của một dân tộc đã kiến lập được những giá trị văn hóa truyền thống vững bền không phải là việc dễ làm. Tính bảo thủ của văn hóa đã từng ràng buộc ý tưởng cải cách giáo dục của vua Minh Mệnh, vua Tự Đức, gieo rắc nỗi hoài nghi hay ngăn cản việc thực hiện những kiến nghị canh tân giáo dục theo “phương pháp Thái Tây” của Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ ... đến lúc này, tiếp tục là trở lực của các chủ trương cải cách giáo dục của nhà cầm quyền Pháp. Dân chúng đã từ chối tiếp cận với trường học của quân xâm lược, vẫn tiếp tục theo các thầy đồ học “sách Thánh hiền” để nếu không tiến thân theo con đường khoa cử, thì cũng tự hào đã trọn đạo trung quân. Sự phản kháng của người dân đã có tác dụng: mô hình giáo dục Pháp, khi được áp dụng ở Việt Nam, đã chứa đựng nhiều yếu tố “bản xứ” trong chương trình học và có một vài điều chỉnh trong hệ thống tổ chức. Nền giáo dục Pháp - Việt là kết quả của sự dung hòa giữa mục đích thiết
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Niệm Mới Về Giáo Dục Của Các Sỹ Phu Nho Học (Đầu Thế Kỷ Xx)
- Lĩnh Vực Cải Cách Giáo Dục - Một Biểu Hiện Của Sự Tương Tác Văn Hóa Pháp - Việt
- Vai Trò Của Chế Độ Thực Dân Pháp Trong Lĩnh Vực Văn Hóa - Giáo Dục
- Tóm Tắt Chương Trình Bậc Trung Học Pháp - Việt
- Đối Tượng Của Tâm Lý Học - Phân Loại Những Sự Kiện Tâm Lý
- Yếu tố Pháp - Việt trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 1862 - 1945 - 17
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
lập, chủ trương cải cách giáo dục của nhà cầm quyền Pháp với thái độ, trình độ triếp nhận của người bản xứ; sự kết hợp giữa yếu tố Pháp: tiếng Pháp, hệ thống môn học chuyển tải tri thức khoa học phương Tây, hệ thống bằng cấp … và yếu tố Việt: chữ Nho, Nam sử, Việt văn … Trong hoàn cảnh thuộc địa, quá trình tiếp xúc, tiếp nhận văn hóa vẫn diễn ra đồng thời với quá trình tiếp biến văn hóa. Những nhân tố mới lạ có nguồn gốc từ phương Tây trong lĩnh vực giáo dục, dù chỉ tồn tại trong ý tưởng hay được thể hiện trong thực tế, đều phải thông qua lăng kính dân tộc trước khi hòa nhập và trở thành một bộ phận của văn hóa Việt Nam.
Nền giáo dục do người Pháp thiết lập ở Việt Nam sẽ được ngợi ca hay bị lên án, được xem là thành công hay bị đánh giá là thất bại … tùy thuộc vào quan điểm nhìn nhận: thuần túy giáo dục (sự tiến bộ của chương trình học, tính quy củ của hệ thống tổ chức, hệ thống bằng cấp và chất lượng đào tạo) hay xen lẫn lập trường dân tộc (mà thước đo là tỷ lệ của Nam sử và Việt văn so với lịch sử và văn chương Pháp, số lượng cơ sở giáo dục do người Pháp tổ chức, số lượng học sinh đến trường Pháp - Việt) hoặc chỉ đơn thuần phát xuất từ định kiến chính trị. Dù thế nào đi nữa, tuy những tư tưởng cao quý của trào lưu triết học Ánh sáng kết tinh trong khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” không được thể hiện và sau cách mạng tháng Tám (1945), hơn 95% dân số mù chữ, nhưng sự ra đời của nền giáo dục Pháp - Việt đã thay thế những nguyên lý Khổng Mạnh, tách nền giáo dục Việt Nam khỏi ảnh hưởng Trung Hoa, đặt nền tảng xây dựng nền giáo dục theo hướng hiện đại, hợp thời.
Quả thật, người Pháp đã không thành công với ý định biến Nam Kỳ, và sau đó là Bắc và Trung Kỳ, trở thành “mảnh đất Pháp trong trái tim, trong tư tưởng và trong khát vọng” [dẫn theo 123, tr.131] nhưng kể từ khi nền giáo dục tân học được xác lập; Nho học đã dần dần không còn đảm nhận vai trò là nền tảng văn hóa dân tộc; những nguyên lý về “tam cương, ngũ thường”, các giá trị “trung, hiếu, tiết, nghĩa”, “công, dung, ngôn, hạnh” … dần trở nên xa lạ thì đã thành hiện thực những trăn trở của Phạm Quỳnh khi phát biểu trước các cử tọa người Pháp năm 1923: “Nước chúng tôi là gốc ở một cái văn minh rất cổ ở Á châu … dân chúng tôi không thể ví như một tờ giấy trắng được; dân chúng tôi là một quyển sách cổ đầy những chữ viết bằng một thứ mực không phai, đã mấy mươi thế kỷ nay … Nhân đó mới khởi ra cái vấn đề phải nên giáo dục người An Nam thế nào cho vừa truyền được cái học thuật cao thượng đời nay, mà vừa không đến nỗi làm cho chúng tôi “mất giống” đi, mất cái đặc tính, quốc tính của chúng tôi đi, làm thành ra một dân tộc “vô hồn”, không còn có tinh thần đặc sắc gì nữa, như mấy cái thuộc địa cổ của quý quốc kia” [dẫn theo 43, tr.23]. Chiến
tranh và cách mạng khiến người ta tập trung mọi nỗ lực vào chính trị để tranh đoạt hơn thua, mà quên mất rằng văn hóa mới chính là nền tảng vững bền của dân tộc. Khi chiến tranh chấm dứt và đất nước tái thống nhất, nền văn hóa dân tộc đã trở nên mờ nhạt hoang tàn [95, tr.24]. Trong một thế giới mà sự hội nhập quốc tế đã trở thành động lực đương nhiên của sự phát triển, thì việc bảo vệ chủ quyền và bản sắc dân tộc trở nên vô cùng quan trọng. Do vậy, nền giáo dục mới cần được xây dựng dựa trên các triết lý: Thực học, Dân chủ, Dân tộc và Khai phóng [xem 96, tr.79-92] để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, để giáo dục Việt Nam tiến kịp với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, để những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc luôn hài hòa và song hành với tình hữu nghị, hợp tác quốc tế và để người Việt Nam tự tin đón nhận xu thế toàn cầu hóa - “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân” (Quản Trọng).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
2. Đào Duy Anh (1992), Hán - Việt Từ điển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hóa, Huế.
4. Nguyễn Anh (1967), “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến cuối chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 98/1967, tr.39-51.
5. Nguyễn Anh (1967), “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ sau Đại chiến thế giới lần thứ Nhất đến Cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 102/1967, tr.29-46.
6. Nguyễn Anh (1968), “Giáo dục vùng dân tộc ít người, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục tư thục ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 107/1968, tr.28-33.
7. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế và Xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Nxb Văn học.
8. Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nxb Văn học.
9. Phan Trọng Báu (2006), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb Giáo dục.
10. Hoa Bằng (1942), “Một số những nhà học thức ta xưa không phải không có óc phê phán”, Các bài viết về Lịch sử và Văn hóa Việt Nam, Hà Nội, tr.445-448.
11. Hoa Bằng (1942), “Chính vua Tự Đức cũng định cải cách việc học và phép thi”, Tạp chí Tri Tân (1941-1946), Các bài viết về Lịch sử và Văn hóa Việt Nam, Hà Nội, tr.461- 463.
12. Phan Xuân Biên (Chủ biên) (2006), Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh con người và văn hóa trên đường phát triển, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ CHí Minh.
13. Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên, Nguyễn Nghị dịch và chú thích, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Trương Bá Cần (2002), Nguyễn Trường Tộ, Con người và di thảo, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Doãn Chính (Chủ biên) (2012), Lịch sử Triết học phương Đông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đỗ Quang Chính (1972), Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659, Tủ sách Ra Khơi, Sài Gòn.
17. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều Hiến chương loại chí, Tập II: Lễ nghi chí, Khoa mục chí, Quốc dụng chí, Hình luật chí, Tổ phiên dịch Viện Sử học Việt Nam dịch và chú giải, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
18. Phan Trần Chúc (2000), Bùi Viện với cuộc duy tân của triều Tự Đức, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
19. Trương Văn Chung - Doãn Chính (2005), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Mai Cao Chương - Đoàn Lê Giang (1995), Nguyễn Lộ Trạch - Điều trần và thơ văn, Nxb Khoa học Xã hội.
21. Đào Thị Diến (2006), “Quá trình xây dựng trường Đại học Đông Dương (1906- 1945)”, Tạp chí Xưa & Nay, 259V-2006, tr.13-15.
22. Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Kim Dung (2006), “Khổng Tử (551-479 TCN)”, Những công trình khoa học tiêu biểu (1976-2006) - sách của khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục, tr.205-222.
25. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội.
26. Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (2010), Việt Nam học - Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ nhất, Hà Nội, 15- 17/7/1998, Tập I, Tập II, Nxb Thế giới, Hà Nội.
27. Hồ Sơn Điệp (2008), Trí thức Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp 1945-1946, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
28. Emmanuel Poisson (2006), Quan và Lại ở miền Bắc Việt Nam - một bộ máy hành chính trước thử thách (1820-1918), Đào Hùng và Nguyễn Văn Sự dịch, Nxb Đà Nẵng.
29. Lê Văn Giạng (Chủ nhiệm) (1995), Từ Bộ Quốc gia Giáo dục đến Bộ Giáo dục và Đào tạo (1945-1995), Nxb Giáo dục.
30. Lê Văn Giạng (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam - Sách tham khảo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Trần Văn Giàu - Trần Bạch Đằng (Chủ biên) (1998), Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Tập I: Lịch sử, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
32. Trần Văn Giàu - Trần Bạch Đằng (Chủ biên) (1998), Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Tập II: Văn học - Báo chí - Giáo dục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
33. Trần Văn Giàu (2001), Chống xâm lăng (Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1898), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
34. Lê Minh Hạnh (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
35. Bùi Minh Hiền (2005), Lịch sử giáo dục Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm.
36. Trần Thị Phương Hoa (2006), “Giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ (1906-1945) và cải cách giáo dục ở Nhật Bản thời Minh Trị”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, 6/2006, tr.41-47.
37. Trần Thị Phương Hoa (2007), “Sách Giáo khoa Tiểu học ở Việt Nam trong trường Pháp - Việt giai đoạn 1906-1945 và ở Nhật Bản thời Minh Trị giai đoạn 1872-1890”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, 3/2007, tr.40-49.
38. Trần Thị Phương Hoa (2009), “Vài nét về vai trò của trí thức - quan điểm từ châu Âu”,
Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, 6/2009, tr.64-73.
39. Trần Thị Phương Hoa (2010), “Giáo dục ở Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX đến năm 1915 - chuyển đổi các trường Nho giáo sang trường Pháp - Việt”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, 11/2010, tr.49-58.
40. Trần Thị Phương Hoa (2011), “Giáo dục nữ và chủ nghĩa nữ quyền ở Bắc Kỳ trước năm 1945”, Tham luận đọc tại Hội thảo Quốc tế tổ chức tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, ngày 3-4/6/2011.
41. Trần Thị Phương Hoa (2011), “Các cải cách giáo dục và khủng hoảng của nhà trường Pháp - Việt cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX”, Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới, Nxb Thế Giới, Hà Nội, tr.283-324.
42. Trần Thị Phương Hoa (2012), “Tổ chức quản lý giáo dục ở Việt Nam trong bộ máy chính quyền thời Pháp thuộc trước năm 1945”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 10 (438)2012, tr.6-16.
43. Trần Thị Phương Hoa (2012), Giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
44. Trần Thị Phương Hoa (2013), “Nghiên cứu về giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc”,
Tạp chí Xưa & Nay, 426 (4/2013), tr.3-7.
109
45. Thái Nhân Hòa (Chủ biên) (1995), Kỷ yếu “Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân”, Nxb Đà Nẵng.
46. Lê Phụng Hoàng (Chủ biên) (2000), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục.
47. Nguyễn Trọng Hoàng (1967), “Chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam”,
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 96/1967, tr.13-25.
48. Hồ Chí Minh Toàn tập (1995), “Sách lược vắn tắt của Đảng”, Tập 3, 1930-1945, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
49. Đỗ Đức Hùng (1996), “Phan Châu Trinh với Nho giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
4(287)1996, tr.12-18.
50. Cao Xuân Huy (2003), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìm tham chiếu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
51. Trần Thị Hương (chủ biên), Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình Qua (2009), Giáo trình Giáo dục học đại cương, lưu hành nội bộ Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
52. Nguyễn Quang Kính (Chủ biên) (2005), Giáo dục Việt Nam 1945-2000, Tập 1, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
53. Nguyễn Văn Kiệm (2001), Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Viện nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội.
54. Vũ Ngọc Khánh (1985), Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945, Nxb Giáo dục.
55. Phan Khoang (1971), Việt Nam Pháp thuộc sử (1862-1945), Tủ sách Sử học - Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn.
56. Phan Thứ Lang (1997), “Ở với họ mà không theo họ” Châm ngôn và bi kịch cuộc đời Trương Vĩnh Ký”, Nam Bộ xưa & nay, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh - Tạp chí Xưa & Nay, tr.241-249.
57. Lê Thị Lan (2002), Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
58. Đinh Xuân Lâm (2006), “Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương”, Tạp chí Xưa & Nay, 260V-2006, tr.25-28.
59. Đinh Xuân Lâm - Nguyễn Văn Hồng (1998), Xu hướng Đổi mới trong lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
60. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ (2000), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II (1858-1945), Nxb Giáo dục.