Các Sự Kiện Chính Trong Quan Hệ Việt Nam – Nhật Bản


hình (Anime), truyện tranh (Manga), phần mềm trò chơi món ăn Shushi,…đã được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Thứ năm, hiến pháp Nhật Bản hạn chế sự phát triển nền quân sự, đặt ra yêu cầu cần phải tạo ra sức mạnh Nhật Bản trên lĩnh vực không phải là quân sự. Đặc biệt lý thuyết “sức mạnh mềm” của giáo sư Joshep Nye (Hoa Kỳ) ra đời, nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa trong ngoại giao đối với Nhật Bản.

Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong ngoại giao quốc tế, nên tháng 12 năm 2005, dưới thời của Thủ tướng Kozumi Chính phủ Nhật Bản đã công bố chiến lược ngoại giao văn hoá của Nhật Bản ở thế kỷ XXI. Nội dung Chiến lược gồm ba mục tiêu và ba trụ cột. .. thúc đẩy hợp tác quốc tế, bảo vệ, tu sửa tài sản, di sản văn hoá vật thể, phi vật thể của nhân loại (Hạ Thị Lan Phi, 2014).

Chính sách ngoại giao văn hoá của Nhật Bản đã được chính phủ và nhân dân Nhật Bản thực hiện trong thời gian gần đây với những sự cởi mở hơn trong việc giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài.

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản‌

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ 1973 đến 1991‌

Từ thế kỷ XVII, những hoạt đông giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được diễn ra. Hiện nay, ở Nhật Bản có bức tranh “Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ” ở đề Jomyoji (Nagoya) diễn tả cảnh một chiếc thuyền Châu ấn đến buôn bán ở vùng Quảng Nam. Ngoài ra còn có nhiều đồ “gốm Giao Chỉ” hay “gốm An Nam” được bảo tàng quốc gia Nhật Bản lưu giữ và trưng bày (Nguyễn Văn Kim, 2013). Ở Hội An, chiếc cầu gỗ thường được gọi là Cầu Nhật Bản hoặc Chùa Cầu là một trong những dấu ấn của quá trình giao lưu Việt Nam – Nhật Bản. Qua đây, chúng ta thấy được quan hệ Việt Nam – Nhật Bản có truyền thống lâu đời.

Giai đoạn từ năm 1973 đến 1991 ghi nhận trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản với những hoạt động khởi đầu là việc Chính phủ Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng Hoà (nay là Cộng hoà


xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên do tình hình còn chiến tranh và một số bất ổn về chính trị trong khu vực nên đến năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất đã mở ra khả năng phát triển trên cơ sở hợp tác kinh tế giữa hai nước. Do tình hình thế giới và khu vực còn nhiều biến động nên giai đoạn này chưa có nhiều hoạt động hợp tác giữa hai nước

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ 1992 đến 2017‌

Quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời trong quan hệ quốc tế của Nhật Bản với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại sau Chiến tranh lạnh hai nước đã có nhiều quan tâm trong thúc đẩy các hoạt động hợp tác hỗ trợ lẫn nhau. “Sau Chiến tranh lạnh, hoà bình, ổn định và hợp tác trở thành xu thế chủ đạo…. đây chính là điều kiện thuận lợi đối với sự liên kết hợp tác giữa các quốc gia châu Á nói chung và cũng là thời cơ ủng hộ cho quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nói riêng” (Nguyễn Thị Thu Quế và Nguyễn Tất Giáp, 2013).

Để tạo vị thế đóng vai trò quan trọng, Nhật Bản ngày càng gia tăng sự hợp tác toàn diện với Việt Nam, bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế. Đây là mối quan hệ giữa một siêu cường kinh tế thế giới đang từng bước thể hiện vai trò an ninh, chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế của mình.

Hai nước Việt Nam – Nhật Bản đều có những giá trị văn hóa lâu đời của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Đồng thời, hoạt động ngoại giao giữa hai nước đã có lịch sử lâu đời, tạo được mối liên kết bền chặt. Đây là cơ sở để mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục

Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa hiện nay, mối quan hệ Việt – Nhật mang ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, Việt Nam có thể học hỏi sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của Nhật Bản; Nhật Bản sẽ có thêm nguồn cung cấp các nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của Nhật Bản và tận dụng nguồn nhân công Việt Nam để phục vụ quy trình sản xuất. Nhìn chung, có thể thấy, cả hai phía có nhiều lợi ích chung trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác.

Mối quan hệ Việt – Nhật tốt đẹp là cầu nối thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Nhật Bản với Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, tạo đối trọng với các nước lớn


tiêu biểu là Trung Quốc, Hàn Quốc. Mặt khác, sự đóng góp của Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cũng là điều đáng được ghi nhận và cần được quan tâm và nghiên cứu nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn.

Đồng thời, văn hoá Việt Nam và Nhật Bản có nhiều ảnh hưởng của văn hoá Hán (văn hoá Trung Hoa) nên đã có những điểm chung trong văn hoá tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa hai nước có thêm sự bền chặt và gắn bó. “Cư dân hai nước đều có chung những đặc tính văn hoá, tâm lý của những người làm nghề nông, trồng lúa nước. Họ cùng ngưỡng vọng tổ tiên, sùng bái tự nhiên, coi trọng các mối quan hệ cộng đồng, gia tộc và cùng có thái độ ứng xử khoan hoà trong cuộc sống thường ngày(Nguyễn Văn Kim, 2013).

Những nét tương đồng trong văn hoá đã gíup cho mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản được mở rộng hơn. Xét về nguyên nhân khách quan, Nhật Bản đẩy mạnh chính sách hướng về Châu Á vì tình hình khu vực châu Á cuối thế kỷ XX có nhiều thay đổi tác động đến chính sách cụ thể của các nước lớn với tình hình tại các khu vực còn chưa ổn định. Nguyên nhân về địa chính trị được Nhật Bản rất quan tâm đối với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là khi Trung Quốc ngày càng nâng cao hơn vị thế trên trường quốc tế.

Cuối thể kỷ XX, Hoa Kỳ dù là cường quốc lớn nhưng lại có phần lơ là châu Á và Đông Nam Á. Sang đầu thế kỷ XXI, nhất là sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ đã gia tăng mạnh mẽ chính sách “Mỹ hóa thế giới”. Với chính sách chống khủng bố, Mỹ đã phục hồi và tăng cường hợp tác an ninh, quân sự với các nước Đông Nam Á. Mỹ đã ký hàng loạt các thỏa thuận quân sự mới và cho các nước này được hưởng quy chế “đồng minh ngoài NATO”: Mỹ ký với Philippines “Thỏa thuận các lực lượng viếng thăm” (VFA) năm 1999, Hiệp định cùng chi viện hậu cần năm 2002 và Hiệp ước quân sự với Thái Lan năm 2003, Singapore năm 2003. Đồng thời, Mỹ cũng thực hiện cải thiện quan hệ với Indonesia và Việt Nam, gia tăng can thiệp và kiểm soát trên biển trong đó có eo biển Malacca, vùng biển Đông bằng hàng loạt các hiệp ước, sáng kiến ký với các nước Đông Nam Á. Tính đến năm 2005, Mỹ đã tiến hành hơn 30 cuộc tập trận với các nước Đông Nam Á, chiếm 70 % các cuộc tập trận ở


khu vực châu Á. Mặt khác, Mỹ cũng tích cực hỗ trợ phát triển và hợp tác kinh tế với các nước ASEAN bằng hàng loạt các chương trình sáng kiến (Sáng kiến Doanh nghiệp ASEAN năm 2002; chương trình hợp tác ASEAN năm 2004. Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác ASEAN – Mỹ năm 2005). Các chính sách và biện pháp mà Mỹ thực hiện ở Đông Nam Á đã gia tăng sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này. Mỹ cũng tăng cường giúp đỡ, can dự vào các nước tiểu vùng sông Mê Kông.

Sự trỗi dậy và gia tăng vai trò của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á đã đưa Trung Quốc và Nhật Bản trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau trong chiến lược đối với khu vực này. Một mặt, Trung Quốc thi hành chính sách hòa bình, hữu nghị, láng giềng thân thiện với các nước ASEAN để tạo môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc. Mặt khác Trung Quốc thi hành chính sách mở rộng ảnh hưởng lấp “chỗ trống” khu vực này bằng việc tăng cường sức mạnh kinh tế và quân sự tại đây. Từ năm 2007, Trung Quốc đã thúc đẩy hợp tác với các nước ASEAN bằng các hợp đồng làm ăn lớn về khai thác và chế biến Niken với Philippines, sản xuất dầu và lọc khí gas tại Indonesia. Đối với Đông Dương, các nhà đầu tư Trung Quốc đã ký các hợp đồng khai thác khoáng sản với Lào, Việt Nam, đồng thời đang quan tâm đến việc khai thác tài nguyên và Campuchia. Năm 2004, lần đầu tiên Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài số một tại Campuchia. Ngoài ra, để tăng cường ảnh hưởng rất lớn của mình, Trung Quốc còn chủ trương xóa nợ cho một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Lào, Myanma và đã có hàng trăm triệu USD tín dụng ưu đãi, viện trợ phát triển cho một số nước khác. Trung Quốc cũng tăng cường giúp đỡ về giao thông vận tải cho các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông. Về chính trị, ngoại giao, Trung Quốc đã đạt được nhiều thỏa thuận và hiệp định hợp tác song phương trong quan hệ với các nước ASEAN, ví như: Kế hoạch hành động Trung Quốc - Thái Lan thế kỷ XXI (năm 1999), ký kết hiệp định tăng cường hợp tác với Việt Nam theo tinh thần 16 chữ vàng (năm 1999), Hiệp định khung về hợp tác song phương giữa Trung Quốc với Philippines thế kỷ XXI (năm 2000), Tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc - Indonesia (năm 2005), Hiệp ước khung về hợp tác


toàn diện với ASEAN, trong đó có việc hình thành Khu vực mậu dịch Tự do Trung Quốc - ASEAN (CAFTA) năm 2002. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn gia tăng “ảnh hưởng mềm” trong văn hóa và ngôn ngữ…

Như vậy, chính sách hướng ngoại cùng làm giàu với các nước láng giềng và an ninh với láng giềng của Trung Quốc trong những năm gần đây đã làm gia tăng vai trò và vị thế của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Đông Dương nói riêng. Đồng thời, Trung Quốc đã trở thành một đối thủ lớn đối với tất bất cứ quốc gia nào muốn tăng cường ảnh hưởng của họ khu vực Đông Nam Á, trong đó có Nhật Bản.

Như vậy có thể thấy, việc tăng cường hợp tác khu vực Đông Nam Á là điều quan trọng và cần thiết để Nhật Bản có thể tăng vị thế của mình trên trường quốc tế, đồng thời tạo mối liên hệ nhiều hơn với các nước trong khu vực Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.

Chính sách giao lưu về văn hoá, giáo dục giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của chính phủ hai nước nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu văn hoá, giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản. “Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có quan hệ rất gần gũi, gắn bó về văn hoá và kinh tế. Giao lưu văn hoá được lãnh đạo hai nước xác định là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình hiện thực hoá các mục tiêu của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” (Nguyễn Chí Thảo, 2016)

Các mốc lớn trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản‌

Nhận định về mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản cho thấy kể từ sau khi Việt Nam tiến hành Đổi mới, các hoạt động ngoại giao của Việt Nam từng bước được tăng cường. Năm 1992, Nhật Bản chính thức nối lại quan hệ với Việt Nam. Có thể điểm qua một số sự kiện từ năm 1990 cho đến năm 2017 thông qua bảng tóm tắt 1.2:

Bảng 1.2. Các sự kiện chính trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản‌


Năm

tháng

Những sự kiện chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 5



10/1990

Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch thăm Nhật

06/1991

Ngoại trưởng Nakayama thăm Việt Nam

11/1992

Nhật nối lại viện trợ cho Việt Nam

03/1993

Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Nhật. Hội đàm với thủ tướng Miyazawa

08/1994

Thủ tướng Murayama thăm Việt Nam. Tuyên bố tăng cường viện trợ cho

Việt Nam

02/1995

Đoàn đại biểu Keidanren, tổ chức kinh tế lớn nhất của Nhật Bản thăm

Việt Nam

04/1995

Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Nhật. Chính phủ Nhậtt hứa cho vay 58 tỷ

yên

07/1995

Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Thanh niên hai nước Việt – Nhật

lập kế hoạch giao lưu hàng năm

01/1997

Thủ tướng Hasimoto thăm Việt Nam. Nhật đồng ý cho Việt Nam vay 81

tỷ yên, viện trợ không hoàn lại 3 tỷ yên và viện trợ văn hóa 88 tỷ yên

05/1997

Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Nhật

01/1998

Cục trưởng cục phòng vệ Nhật Bản Kuma thăm Việt Nam

12/1998

Bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà thăm Nhật Bản

12/1998

Thủ tướng Obuchi thăm Việt Nam. Tham dự hội nghị cấp cao ASEAN

03/1999

Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Nhật

04/2000

Thủ tướng Nhật Koizumi thăm Việt Nam

10/2002

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm Nhật

04/2003

Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Nhật Bản. Đông đảo bộ trưởng, Chủ

tịch, Phó chủ tịch các tỉnh thành và tổ chức kinh tế tham gia đoàn.

12/2003

Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Nhật Bản

06/2004

Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Nhật Bản

07/2004

Tuyên bố chung giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao xác định “Vươn tới tầm

cao mới của quan hệ đối tác bền vững”

10/2005

Thủ tướng Koizumi thăm Việt Nam

11/2006

Thủ tướng Shinzo Abe thăm Việt Nam, hai bên ra Tuyên bố chung xác




định “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”.

11/2007

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda ký Tuyên bố chung “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật

Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược”.

04/2009

Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Aso Taro ký Tuyên bố chung

về “Quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”

02/2009

Hoàng thái tử Nhật Bản thăm Việt Nam

10/2010

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan, Thủ tướng hai nước ký Tuyên bố chung Việt Nam – Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược

vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á.

10/2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Noda ký Tuyên bố chung “triển khai hành động trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược vì hòa

bình và phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản”

04/2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Nhật Bản

01/2013

Thủ tướng Shinzo Abe thăm Việt Nam

03/2014

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản; Hai bên ra Tuyên bố chung Việt Nam – Nhật Bản về quan hệ Đối tác chiến

lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á

07/2015

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Nhật Bản

09/2015

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ra

“Tuyên bố về tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam – Nhật Bản”

01/2017

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Việt Nam

03/2017

Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko thực hiện chuyến

thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam

05/2017

Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige

Seko

06/2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Tương lai châu Á tại Nhật

Bản


Tính đến năm 2018 là dấu mốc 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành đối tác ngày càng quan trọng của nhau trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục. Đặc biệt, từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” vào tháng 3/2014, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất.

Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hai lần đến Việt Nam. Đặc biệt, năm 2017 là dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản từ ngày 28/2 tới 5/3/2017 thể hiện sự thân tình trong mối quan hệ giữa hai nước. Ngay sau đó vào tháng 6/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang thăm chính thức Nhật Bản, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản, đánh dấu bước chuyển mới trong quan hệ song phương khi hai nước.

Trong lĩnh vực kinh tế, Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam vào tháng 10/2011. Đến nay, Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai, đối tác thương mại lớn thứ tư và đối tác lớn thứ ba về du lịch của Việt Nam. Năm 2017, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 33,84 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 16,86 tỷ USD và Nhật Bản xuất sang Việt Nam đạt 16,98 tỷ USD (Ngọc Linh, 2018). Bên cạnh đó, Nhật Bản là quốc gia viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Nhiều dự án của Nhật Bản đã hoàn thành và đưa vào khai thác rất hiệu quả, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, giao lưu nhân dân không ngừng được củng cố và mở rộng. Trong năm 2017, có tới gần 800.000 lượt du khách Nhật Bản sang thăm Việt Nam, trong khi số du khách Việt Nam thăm Nhật Bản vượt qua con số 300.000 lượt người. Bên cạnh đó,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023