Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 9


Những lễ hội Việt Nam được tổ chức tại Nhật Bản đã góp phần giúp giới thiệu nhiều hơn hình ảnh về đất nước, con người và phong cảnh tươi đẹp của Việt Nam đến với người dân Nhật Bản, tạo nên sự gần gũi giữa hai quốc gia.

c. Nhạc Trịnh (Trịnh Công Sơn) – thanh âm đồng điệu

Nhiều đêm nhạc Trịnh Công Sơn được tổ chức tại Nhật được tổ chức cho thấy sự gần gũi trong âm nhạc, thanh nhịp nền âm nhạc Việt Nam và Nhật Bản đã xoá đi khoảng cách về không gian, làm cho con người ở Việt Nam và Nhật Bản xích lại gần nhau hơn trong dư âm của những nốt nhạc trong mỗi bản nhạc Trịnh.

Bắt đầu từ những năm 1970, ca sỹ Khánh Ly đã được phía Nhật Bản mời cùng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 sang Nhật hát tại hội chợ Osaka, thành phố Osaka. Tà áo dài thướt tha của Khánh Ly đã đưa khán giả Osaka đến với một nét văn hoá của âm nhạc Việt Nam. Ngay sau, đó, Diễm xưa đã được chuyển sang phiên bản tiếng Nhật với tên Utsukushii Mukashi. Trước hàng trăm nghìn khán giả tại Hội chợ quốc tế Osaka, Utsukushii Mukashi do chính Khánh Ly thể hiện đã làm những người đến hội chợ cảm phục bởi âm nhạc và ca từ. Tiếp đó, hãng đĩa Nippon Columbia đã phát hành Utsukushii Mukashi cùng một số ca khúc khác của Trịnh Công Sơn ở “xứ sở hoa anh đào”.

Sau đó năm 1979, đài NHK đã mời bà Khánh Ly tham dự Đại hội dân nhạc châu Á - chương trình có những đại diện từ Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản. Nối tiếp là thu thành một CD gồm 10 ca khúc trong đó có 8 ca khúc nhạc Trịnh Công Sơn như Diễm xưa, Ướt mi, Như cánh vạc bay... và 2 ca khúc nhạc Nhật. Sau CD này, ca khúc Diễm xưa rất được yêu thích tại Nhật, nó còn được đưa vào giáo trình dạy đại học, được làm nhạc nền cho một bộ phim của Nhật. Người Nhật đã gọi Khánh Ly là “công chúa áo dài”.

Vào tháng 8/2002, Tendo Yoshimi, nữ danh ca hàng đầu Nhật Bản ở thể loại enka (nhạc dân gian Nhật Bản) mặc áo dài và hát Utsukushii Mukashi trên một chương trình của đài NHK. Đến tháng 9/2003, Tendo đã thu âm và chính thức phát hành Utsukushii Mukashi tại thị trường Nhật Bản. Tiếp đến, vào tháng 2/2004, bà Tendo đã thực hiện một bản thu theo lối hòa âm gần gũi, dễ nghe, dễ hát hơn. Utsukushii Mukashi lọt vào Top 10 bài hát hay nhất mọi thời đại của Nhật Bản.


Một hiện tượng lạ trong đêm giao thừa ở Nhật năm 2004 là:

Tình khúc Diễm xưa của Trịnh Công Sơn được trình diễn trong chương trình truyền hình thi hát giao lưu nam nữ Kohaku Utagassen của Đài NHK. Trong hơn nửa thế kỷ nay, Kohaku Utagassen là chương trình tivi sôi nổi nhất, lôi cuốn sự quan tâm của đại đa số người dân xứ hoa anh đào trong đêm giao thừa. Ca khúc nước ngoài được ca sĩ chọn để hát trong chương trình này là rất hiếm (Trần Văn Thọ, 2004).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Chúng ta đều có thể thấy đây là một hiện tượng lạ trong một chương trình mang tính truyền thống của Nhật Bản, nhưng có thể thấy những giai điệu du dương cùng những nốt nhạc trầm lắng, ca từ mộc mạc đã chạm đến trái tim của những người Nhật yêu nhạc.

Chính sự gần gũi trong âm nhạc và thể hiện được hồn cốt của âm nhạc nên Utsukushii Mukashi đã được Trường Đại học Kansai Gakuin, ngôi trường được thành lập từ 1889, đã đưa “Diễm xưa” vào chương trình giảng dạy với một bộ giáo trình và DVD kèm theo trở thành nhạc phẩm châu Á đầu tiên được đưa vào chương trình giáo dục bậc đại học của Nhật Bản.

Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 9

Những năm gần đây, nhiều ca sỹ đã mang nhạc Trịnh đến gần hơn với khán giả Nhật như vào năm 2014, ca sỹ Hồng Hạnh đã tổ chức đêm diễn nhạc Trịnh tại quán cà phê La Boheme, trên vịnh Tokyo đã thu hút 200 khán giả đến theo dõi mặc dù ngoài trời nhiệt độ xuống -5 độ C. Nhưng đêm diễn đã làm cho các khán giả say đắm trong tình khúc Việt – Nhật “Diễm xưa - Utsukushii Mukashi”.

Năm 2017 với tên “Hạ Huyền 2 live in Munakata” được ca sĩ Giang Trang và nhạc sĩ Thanh Phương cùng các cộng sự đã tổ chức vào ngày 30/10/2017 tại ngôi nhà cổ trên đảo Munakata.

Với những bản nhạc Trịnh, đã góp phần giúp người Việt Nam và người Nhật Bản hiểu nhau hơn trong âm nhạc, cùng đồng cảm với nhau trong những khúc nhạc du dương. Lĩnh vực văn nghệ, âm nhạc cũng sẽ là lĩnh vực thúc đẩy các hoạt động giao lưu giữa hai nước nhiều hơn nữa.


d. Những hoạt động tiêu biểu của Hội Thanh niên Việt Nam tại Nhật Bản

Theo sáng kiến của Đại sứ quán Việt Nam và những sinh viên Việt Nam đang sinh sống tại khắp Nhật Bản vào ngày 10/11/2001, Hội thanh niên và sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản được thành lập. Hội có tên đầy đủ là Hội thanh niên và sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản và tiếng Anh là Vietnamese Youth and Student Association in Japan, viết tắt là: VYSA. Kể từ đó đến nay, Hội thanh niên và sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản đã có nhiều cố gắng, nỗ lực làm tròn nhiệm vụ trở thành nơi hỗ trợ các hoạt động cho thanh niên, sinh viên Việt Nam khi đến Nhật học tập và nghiên cứu.

Hội là cơ quan dẫn đầu trong việc tổ chức thành công các hoạt động giao lưu, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, cuộc sống và cả những công việc giữa những thanh niên, sinh viên Việt Nam. Đặc biệt, để tạo cơ hội về việc làm thêm cho các sinh viên cũng như công việc sau khi ra trường, Hội còn có liên hệ chặt chẽ với các tập đoàn, công ty lớn của Nhật Bản như Panasonic, FPT Nhật Bản… tổ chức ngày hội việc làm (VYSAJob Fair)

Cuốn Sổ tay Du học Nhật Bản được Hội biên soạn thành công, và xuất bản 1500 cuốn và phát miễn phí cho các bạn sinh viên ở Việt Nam trong Hội thảo du học cùng được tiến hành với sự hỗ trợ của một số công ty của Nhật bản, tại Hà Nội ngày 25-26/10/2003. Lần đầu tiên, những kiến thức về du học Nhật Bản đến tay các bạn sinh viên một cách đầy đủ và hoàn chỉnh, trở thành trợ thủ đắc lực cho những bạn có mong muốn du học Nhật Bản.

Các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, tham gia các ngày hội Văn hoá Việt Nam (thường niên), ngày hội văn hoá ASEAN (2016), ngày hội việc làm VYSA Job Fair (thường niên). Năm 2018, Hội tham gia hỗ trợ ngày hội việc làm ASEAN tạo cơ hội cho thanh niên Việt Nam được biết đến các thông tin, chính sách tuyển dụng của các công ty, tập đoàn lớn của Nhật Bản nhằm thu hút nhân tài đến từ khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Chương trình từ thiện “Cơm Có Thịt” từ VYSA kêu gọi cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cùng chung tay vì trẻ em nghèo tại Việt Nam đảm bảo bữa cơm của các em nhỏ vùng cao có đầy đủ chất dinh dưỡng. Để tương lai các em tươi sáng


hơn, trở thành những người có ích cho xã hội, đóng góp thêm công sức và trí tuệ của mình vào sự phát triển chung của đất nước.

Hàng năm, Hội Thanh niên – Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản lại kết hợp Câu lạc bộ Tokyo Oedo Lions tổ chức mỗi năm một lần để các bạn du học sinh Việt Nam có thể biết về mì Soba – món ăn truyền thống của người Nhật Bản mà hầu như người Nhật nào cũng thích. Trong kỳ thứ 9 tổ chức vào năm 2017, đã có 30 bạn trẻ Việt Nam và 5 bạn sinh viên Mông Cổ cùng tham dự. Các bạn trẻ rất thích thú và tỏ ra hào hứng cho sản phẩm đầu tiên cho chính tay mình làm ra.

Hội nghị trao đổi khoa học Việt – Nhật (VJSE) do Hội Thanh niên – Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản sẽ tổ chức lần đầu từ năm 2004, đã thu hút được đông đảo các giáo sư, nghiên cứu sinh, sinh viên Việt Nam, Nhật Bản và sinh viên quốc tế tại Nhật Bản đã đến tham dự. Trong lần đầu tổ chức, đã có: “43 báo cáo khoa học của 52 tác giả là các nhà nghiên cứu, sinh viên từ các trường đại học và các viện nghiên cứu ở Nhật Bản” (Thông tấn xã Việt Nam, 2004). Tính đến năm 2017 đã có 10 kỳ tổ chức, đã là nơi hội tụ, gặp gỡ, trao đổi chuyên môn giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản. Hội nghị nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

Hội thanh niên – sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản còn thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao, giúp sinh viên Việt Nam có thể tập hợp lại cùng chung sức tham gia các hoạt động, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của các thanh niên và du học sinh. Tiêu biểu như giải bóng đá VYSA Kanto Cup, giải Cầu lông, Bóng bàn, Cờ vua trong nhà… Lập đội bóng rổ, bóng bàn, cầu lông thi đấu trong giải ASEAN Sports Festival, Giải thể thao mùa thu lưu học sinh và đã giành được thứ hạng cao trong các kỳ thi đấu.

Có thể thấy, Hội thanh niên – sinh viên Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong việc hỗ trợ du học sinh và các hoạt động giao lưu giữa hai quốc gia Việt Nam – Nhật Bản.

Ảnh hưởng của một số loại hình văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam‌

Có thể nói Nhật Bản là thiên đường của các loại hình văn hóa giải trí cho mọi tầng lớp xã hội. Nó không những được phổ biến rộng rãi ở Nhật mà còn được


giới thiệu ra thế giới bên ngoài, được các nước châu Á nhiệt tình tiếp nhận trong đó có Việt Nam. Trong những năm 1990, Việt Nam bắt đầu làm quen với các loại hình giải trí có nguồn gốc từ Nhật Bản Bắt nguồn từ Nhật Bản.

a. Hát Karaoke

Karaoke du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu thập kỉ 90. Loại hình văn hóa giải trí này đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của nhiều lứa tuổi và tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Được sự hỗ trợ bởi những thành tựu kĩ thuật âm thanh hiện đại và mức sống của người dân không ngừng cải thiện, trong thời gian không lâu các quán Bar karaoke đã trở thành một hiện tượng “bùng nổ” trong khắp các đô thị và lan truyền về tận các vùng nông thôn Việt Nam.

Điểm độc đáo của loại hình văn hóa giải trí này là ở chỗ, nó có khả năng giúp tất cả mọi người tham gia trực tiếp vào hoạt động biểu diễn và cảm thụ âm nhạc. Cũng chính vì vậy mà tính thực dụng của nó rất cao. Loại hình giải trí này đang thịnh hành, được mọi tầng lớp người trong xã hội tham gia như một công cụ giải trí rất hiệu quả. Đặc biệt đối với giới trẻ Karaoke, còn được ưa chuộng hơn nữa.

Hiện nay, Karaoke được giới trẻ Việt Nam coi là một loại hình văn hoá giải trí và giúp mọi người có thể tự tin thể hiện tình yêu ca hát.

b. Hình tượng Oshin và hình ảnh nước Nhật tại Việt Nam

Năm 1994 khi bộ phim Ô-sin được chiếu trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam - VTV, khán giả Việt Nam từng có một giai đoạn “sốt” vì cô bé Oshin đáng yêu, đáng thương và “Ô-sin” mặc nhiên trở thành danh xưng của những người đi giúp việc trong gia đình Việt Nam hiện nay. Khán giả Việt Nam hồi hộp dõi theo từng bước đi trên con đường đầy trắc trở của Oshin, thương cảm một cô bé còn nhỏ nhưng phải chịu nhiều vất vả, tủi nhục. Khán giả mến phục một người phụ nữ đầy ý chí và quyết tâm, không chịu đầu hàng trước số phận. Kết thúc bộ phim, khán giả được thoả mãn khi thấy hình ảnh Ô-sin thành đạt, để khẳng định quy luật nhân qủa và thấy được nghị lực phi thường của nhân vật chính. Thông qua bộ phim truyền hình Ô-sin, khán giả Việt Nam có những suy ngẫm về người phụ nữ Nhật Bản, dân tộc Nhật Bản, về phẩm chất tốt đẹp của con người Nhật Bản.


Đến nay, từ Ô-sin là một từ gốc Nhật trong tiếng Việt, mà hầu như người Việt Nam nào cũng biết. Trên báo chí Việt Nam hiện nay, đôi khi cũng viết theo dạng chính tả đã Việt hóa: Osin, Ô xin, Ô-sin. Đồng thời cách nói Ô-sin để chỉ nói về công việc của người giúp việc trong gia đình đã trở nên quen thuộc trong các gia đình khá giả tại Việt Nam.

c. Truyện tranh Mangan Nhật Bản tại Việt Nam

Truyện tranh Mangan được biết đến như một trong những giá trị văn hóa đặc trưng của Nhật Bản hiện đại. Quy mô thị trường của các ấn phẩm truyện tranh năm 2004 là 504,7 tỷ yên (Kỷ yếu hội thảo, 2008). Trong quá trình giao lưu văn hóa hiện nay, Mangan Nhật Bản đã đến được rất nhiều nước trên thế giới và đã cũng có những ảnh hưởng nhất định đến các ấn phẩm văn hoá đọc của các nước trên thế giới. Tại Việt Nam truyện tranh Mangan cũng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của thiếu nhi tại Việt Nam, có thời điểm bùng phát “hiện tượng Mangan Nhật Bản”.

Có thể nói, Mangan rất phổ biến tại chính quê hương của nó - đất nước Nhật Bản. Với người dân Nhật Bản, Mangan đã trở nên quen thuộc như món mì súp Miso trong bữa cơm hàng ngày và đặc biệt đối với một số người thì Mangan là cái không thể thiếu trong cuộc sống. Do đó khắp mọi nơi trên đất nước mặt trời mọc, ở đâu bạn cũng có thể mua được Mangan. Hơn nữa ngay trên xe buýt hay trên các toa đầu điện ngầm, đâu đâu bạn cũng bắt gặp cảnh mọi người đọc Mangan để giải trí.

Theo thống kê của báo Asahi, sự phân loại Mangan tại thị trường Nhật có mức độ tương đối rộng. Đối tượng độc giả được phân chia cụ thể từ trẻ em cho tới người lớn. Hiện tại Mangan Nhật Bản được phân chia làm 281 loại, trong đó có một số nhóm chủ yếu sau: Jido Mangan, Shonen Mangan, Sienen Mangan, Otona Mangan. Mangan được chia làm các loại chủ yếu sau Shonen Mangan, Shikoma Mangan, Gyagu Mangan, Hora Mangan, Suppokon Mangan còn có cách gọi khác là Mangan thể thao, Redei Comic, Seinen Mangan.

Mỗi loại Mangan từ ngay bản thân cái tên của nó cũng đã bao hàm nội dung cơ bản mà nó đề cập đến cũng như những đối tượng độc giả mà loại hình đó nhắm tới. Nhìn chung cách phân chia này là tương đối đầy đủ và mang tính chất khoa học


nhất từ trước tới nay và được rất nhiều nhà chuyên môn thừa nhận (Lưu Thị Thu, 2007).

Trong thời đại giao lưu mang tính chất toàn cầu như hiện nay thì sự giao lưu văn hóa giữa các nước đặc biệt trở nên dễ dàng. Chính vì thế Mangan đến với thiếu nhi Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thiếu nhi Việt Nam bắt đầu biết đến Mangan Nhật Bản từ 1986 thông qua một hợp đồng chuyển nhượng giữa hai nhà xuất bản Kim Đồng (Việt Nam) và Shogakukan (Nhật), để cho ra mắt bạn đọc hàng loạt truyện tranh nổi tiếng như Đôrêmon, Subasa, Thủy thủ mặt trăng, Bảy viên ngọc rồng, Conan, Bác sĩ quái dị….Theo thống kê của tác giả Thanh Thủy, báo lao động số ra cuối tháng 12 năm 2005 thì hiện nay trên thị trường truyện tranh chính thống của Việt Nam, Mangan Nhật Bản chiếm tới 80% thị phần, 10% của Việt Nam và 10% còn lại của các nước khác. Qua các con số nói trên có thể thấy trên thị trường truyện tranh Việt Nam Mangan Nhật Bản “là ông vua đang làm mưa làm gió” và có khuynh hướng áp đảo các đối thủ khác.

Thống kê về số lượng truyện tranh xuất bản cho thấy được số lượng người tìm đọc truyện tranh ngày càng nhiều với những bộ truyện tranh tiêu biểu như: Thám tử lừng danh Conan của nhà xuất bản Kim Đồng – 25.000 bản/ kỳ, Dấu ấn rồng thiêng của nhà xuất bản Kim Đồng – 50.000 bản/kỳ, Siêu quậy Teppi của nhà xuất bản Trẻ

- 20.000 bản/kỳ (Kỷ yếu hội thảo, 2008) … ngoài ra còn nhiều cuốn truyện tranh đang được phát hành rộng rãi tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, Mangan Nhật Bản được chia làm 3 thể loại chủ yếu sau: Mangan thiếu nhi, Mangan thiếu niên và Mangan thanh thiếu niên

Mangan thiếu nhi có đối tượng độc giả chủ yếu là lứa tuổi học sinh tiểu học từ 6 đến 10 tuổi. Nội dung chủ yếu của loại truyện tranh này là những câu chuyện nhẹ nhàng về tình bạn, những nhân vật lịch sử dân tộc, truyện khoa học viễn tưởng…Nhưng trên thị trường tranh truyện Việt Nam thì nhóm độc giả này chiếm đa số, đem lại doanh thu nhiều nhất cho các nhà xuất bản.

Mangan thiếu niên là loại dành cho nhóm độc giả từ 10 đến 16 tuổi và loại này được chia làm 2 nhóm chủ yếu sau: Mangan dành cho con trai và Mangan dành cho con gái. Mangan dành cho con trai là những câu chuyện thể thao, truyện khoa học


viễn tưởng. Mangan dành cho con gái thì nội dung là những câu chuyện học đường, những tình cảm rung động đầu đời, những mối quan hệ bạn học đồng trang lứa và những câu chuyện thầm kín tuổi mới lớn.

Manga thanh thiếu niên là loại dành cho độ tuổi từ 16 đến tuổi trưởng thành. Nội dung có chủ đề giống như Mangan dành cho thiếu niên, ngoài ra còn phát triển thêm vào đó là những câu chuyện mang tính chất giới tính. Loại truyện này khi Magan Nhật Bản mới xâm nhập vào thị trường Viêt Nam còn chưa được chú ý, thì ngày nay do lợi ích kinh tế của nó, bắt đầu được chú ý và bộc phát từ năm 2000 trở lại đây.

Tại Hà Nội, theo số lượng điều tra của đối với 100 em nhỏ đến đọc sách tại thư viện Hà Nội và thư viện Hà Đông thì có đến 100% các em đã và đang đọc truyện tranh; trong đó có 95% trả lời truyện tranh Nhật Bản hấp dẫn; 82% lý do thích truyện tranh vì thú vị và hình ảnh đẹp (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Hà Nội, 2014).

Truyện tranh Nhật Bản có ảnh hưởng rất lớn đối với thiếu nhi Việt Nam. Tại các thành phố và thị xã, trên mỗi giá sách của các em đều có ít nhất một bộ truyện tranh yêu thích có nguồn gốc từ Nhật Bản. Nhiều truyện tranh Việt Nam chịu ảnh hưởng từ mô típ Mangan Nhật Bản, dẫn đến sự sáo mòn trong nội dung và cách viết, cho nên nhiều cuốn truyện tranh Việt Nam không thể thoát khỏi cái bóng của truyện tranh Nhật Bản. Vậy thì, ảnh hưởng của Mangan Nhật Bản đối với thiếu nhi Việt Nam là những gì ?.

Trước hết, là những nhân vật trung tâm của truyện có ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách và sự lựa chọn của nhiều trẻ em. Trước đây, khi chưa có phong trào đọc truyện tranh thì thần tượng của trẻ em hầu hết là những ngôi sao thể thao, diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Nhưng, sự lựa chọn thần tượng ấy ngày nay đang dần dần bị thay thế bằng việc bọn trẻ chọn các nhân vật ưa thích trong các cuốn truyện tranh làm thần tượng của mình. Và ngay cả trong các hình mẫu được lựa chọn trong các cuốn truyện tranh thì sự hoàn hảo và những nhân vật hoàn hảo không được nhiều trẻ em yêu thích, lựa chọn làm thần tượng, mà thay vào đó là những nhân vật đôi khi có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023