Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 2


hiện nay bao gồm cả lĩnh vực lịch sử, văn hóa hai nước đã đạt được truyền thống lâu đời vun đắp” (Đại Học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2004). Như ngài Makoto Anabuki (Tham tán văn hoá và thông tin, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam) tại Hội thảo “25 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam và nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản” khẳng định “mối quan hệ Việt – Nhật sẽ tiếp tục phát triển trong thế kỷ XXI, nhưng chúng ta cần phải hiểu biết lẫn nhau hơn” (Dương Phú Hiệp, Ngô Xuân Bình, Trần Anh Phương, 1999).

Giao lưu văn hoá là một yếu tố quan trọng giúp cho việc tăng cường hiểu biết trong quan hệ giữa hai dân tộc, hai quốc gia. Trước đây, những hiểu biết của người Việt Nam về Nhật Bản chủ yếu qua sách báo. Như giáo sư Masaya Shiraishi khi chỉ ra trong quan hệ Nhật Bản - Việt Nam “là sự thiếu vắng của các khía cạnh văn hoá”. Giữa Nhật Bản - Việt Nam, việc giao lưu văn hoá diễn ra chậm ngay cả khi hai nước đã bình thường hoá quan hệ với nhau.

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia ở Châu Á, cùng chịu ảnh hưởng từ văn hoá Trung Hoa nên có một số nét tương đồng. Từ năm 1992 đến 1995, đã có nhiều đoàn văn hoá Việt Nam cũng như Nhật Bản đến và giới thiệu về văn hoá truyền thống, tổ chức các cuộc hội thảo về Hội An, Phố Hiến, Bách Cốc, hội thảo về khoa học kỹ thuật... Một số các tổ chức hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản cũng được thành lập như Hội giao lưu văn hoá Nhật - Việt, Hội hữu nghị Việt – Nhật đã đóng vai trò to lớn trong việc phát triển quan hệ giao lưu văn hoá Việt Nam – Nhật Bản. Các chương trình dạy cắm hoa, cử giáo viên Nhật Bản sang Việt Nam dạy tiếng Nhật, giới thiệu về trà đạo, tổ chức diễn chèo, múa rối nước Việt Nam.

Tuy nhiên, ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau những công trình nghiên cứu về Nhật Bản và về quan hệ giữa hai nước thường tập trung vào thời kỳ cận hiện đại trên lĩnh vực kinh tế, chính trị. Quan hệ văn hoá có phần còn hạn chế và chưa có nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ văn hoá Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2017.

Vì vậy, nghiên cứu quan hệ văn hoá của hai nước sẽ góp phần nhìn nhận toàn diện hơn về quan hệ Việt Nam -Nhật Bản, mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau, tăng


cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước nhằm phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Rút ra bài học từ mối quan hệ trong lịch sử, giúp cho tác giả luận văn có nhận thức sâu sắc hơn về giá trị văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà văn hóa được xem là động lực và mục tiêu của mỗi quốc gia. Trường THPT Marie Curie nơi tôi giảng dạy cũng có chương trình giảng dạy ngôn ngữ Nhật Bản và tình nguyện viên Nhật Bản đang làm việc nên đề tài cũng giúp cho tác giả luận văn có thêm kinh nghiệm giao tiếp, có thêm kiến thức để giảng dạy tốt hơn trong tương lai. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam – Nhật Bản (từ 1992 đến 2017)” làm đề tài luận văn thạc sĩ nhằm có thêm những hiểu biết về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu ở cả hai nước quan tâm. Với mục đích tìm hiểu và đưa ra những phương hướng phát triển cho mối quan hệ giữa Việt Nam một cách hiệu quả thì các công trình nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu những lĩnh vực khác nhau của mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam – Nhật Bản. Từ sau năm 1990 với xu thế mở trong hợp tác quốc tế, quan hệ giao lưu văn hóa Việt – Nhật phát triển nhanh chóng về chiều sâu. Nhiều công trình khoa học được công bố, nhiều Hội thảo khoa học được tổ chức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Trước tiên, phải kể đến là công trình “25 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản 1973 - 1998” (1999) của Dương Phú Hiệp, Ngô Xuân Bình và Trần Anh Phương. Với nhiều báo cáo chuyên để xoay quanh hai nội dung cơ bản: Mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong 25 năm qua; có Phần thứ nhất Tình hình nghiên cứu Nhật Bản ở Việt Nam và nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản và Phần thứ năm, trình bày Quan hệ giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản của các nhà nghiên cứu như Kawamato Kynnie, Furuta Moto, Mashayaa Shiraishi, Dương Phú Hiệp, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Văn Lịch… phác thảo những nét lớn về tình hình nghiên cứu


Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 2

Nhật Bản ở Việt Nam và nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản, đào tạo ngành Nhật Bản học ở Việt Nam và những vấn đề đang đặt ra…

Công trình nghiên cứu “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản quá khứ, hiện tại và tương lai” của Ngô Xuân Bình và Trần Quang Minh (chủ biên) (2005) là những nghiên cứu của của các học giả trong và ngoài nước, có 5 nội dung chính, trong đó “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản về văn hoá, giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực” , đánh giá một cách khách quan chặng đường lịch sử trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản, về những kết quả mà hai bên đã đặt được cũng như những hạn chế cần được khắc phục nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục để nâng cao sự tin cậy lẫn nhau giữa Chính phủ và nhân dân hai nước cũng như tạo ra bầu không khí hoà bình - hợp tác - phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Cuốn “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản sau chiến tranh lạnh” của Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Tất Giáp (2013) đã làm rõ thực trạng về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trên các lĩnh vực (chính trị - đối ngoại, kinh tế và các lĩnh vực khác) từ năm 1991 đến năm 2012 và dự báo triển vọng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đến năm 2020. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đã có những bước phát triển một cách toàn diện mọi mặt như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.... trở thành mối quan hệ năng động và hiệu quả góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam và công cuộc cải cách của Nhật Bản.

Cuốn “Các vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội trong giao lưu Việt Nam - Nhật Bản” của Trần Quang Minh - Ngô Hương Lan (2015), phân tích khá sâu về mặt học thuật các sự kiện cũng như những chứng cứ lịch sử về sự biến đổi xã hội và mối quan hệ giao lưu giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong suốt quá trình lịch sử hơn một nghìn năm kể từ thế kỷ thứ 8 đến nay. Đặc biệt đã trình bày những kết quả nghiên cứu thực địa, các phân tích khảo cổ học, các văn bản thư tịch cổ chứng minh sự giao lưu từ rất sớm giữa hai nước. Đồng thời, các tác giả cũng đối chiếu văn hoá Việt Nam – Nhật Bản từ đó thấy được sự tương đồng và những khó khăn trong quá trình giao lưu và truyền bá văn hóa giữa hai nước. Có thể nói đây là những nghiên cứu hết sức có ý nghĩa góp phần khẳng định một trong những nhân tố góp phần vào


sự phát triển mạnh mẽ hiện nay của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản là có nguồn gốc sâu xa từ trong lịch sử.

Nhiều hội thảo về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản và có những Hội thảo chuyên đề về quan hệ văn hóa, giáo dục được tổ chức. Có thể kể đến:

- Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Nhật Bản và các nước tiểu vùng Mekong

- mối quan hệ lịch sử” (2010) do trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Nhật Bản và các nước tiểu vùng sông Mekong" (gồm Việt Nam- Lào-Thái Lan-Campuchia), diễn ra trong hai ngày (29-30/10/2010) tập hợp 45 bài viết, của các nhà nghiên cứu và học giả trong và ngoài nước, trong đó, nhiều tác giả nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam

- Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (2000), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đông phương học Việt Nam”

- Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Hội thảo khoa học “Quan hệ văn hoá, giáo dục Việt Nam – Nhật Bản và 100 năm phong trào Đông Du”.

- Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Hội thảo “Nhật Bản với Nam Bộ - Việt Nam quá khứ - hiện tại - tương lai”

- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Kỷ yếu hội thảo “Thúc đẩy nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam”

- Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Các giá trị Nhật Bản ở châu Á.

- Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Đào tạo nguồn nhân lực Nhật Bản bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Hội thảo khoa học: 40 năm quan hệ Nhật Bản – Việt Nam - Thành quả & phát triển.


Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Hội thảo Quốc tế: Quan hệ Việt -Nhật thời cận thế. Các hội thảo này đã nêu rõ được tầm quan trọng của giao lưu văn hoá, giáo dục giữa Nhật Bản và Việt Nam trên các phương diện về thúc đẩy, đào tạo nguồn nhân lực từ giáo dục phổ thông đến đại học, đặc biệt là ghi nhận mở rộng quy mô đào tạo tiếng Nhật ở Việt Nam, đào tạo tiếng Việt ở Nhật Bản; thúc đẩy việc giao lưu con người đặc biệt là cho giới trẻ cho thấy sự khác biệt và con đường giao lưu so với trước đây. Cũng chỉ rõ những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu Nhật Bản và Việt Nam ở mỗi nước.

Ngoài các công trình nghiên cứu tổng hợp, các cuốn sách còn có các bài báo nghiên cứu trên các tạp chí khoa học:

Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á

Nghiên cứu “Quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn từ 1993 đến nay” của Ngô Hương Lan (2012), tác giả phân tích quan hệ văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản không diễn ra sôi động như trong lĩnh vực kinh tế nhưng tầm quan trọng của nó ngày càng được xác định rõ. Quan hệ văn hoá giữa hai nước hiện nay chủ yếu diễn ra trong các lĩnh vực: Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển các hoạt động văn hoá, giáo dục; giao lưu văn hoá, nghệ thuật giữa hai nước; đào tạo tiếng Nhật Bản tại Việt Nam và tiếng Việt tại Nhật Bản; trao đổi học thuật, phát triển ngành tại Việt Nam và nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản; cuối cùng là những hoạt động tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước.

“Hợp tác văn hoá đa phương Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN” của Vũ Tuyết Loan (2007), trình bày về quan hệ văn hoá giữa các nước ASEAN với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau cho sự hợp tác giữa các nước đạt được hiệu quả cao hơn, nhất là trong bối cảnh thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ XXI.

“Hợp tác và giao lưu văn hóa – giáo dục Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới” của Ngô Hương Lan (2013), trình bày các hoạt động giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xúc tiến hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Nhật Bản là nền tảng của mọi quan hệ hợp tác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa


và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức hiện nay đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của toàn nhân loại. Chính vì vậy, việc hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường giao lưu văn hóa và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh mới.

“Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực” của Hoàng Minh Lợi, số 2 (144), 2-2013, trình bày về vị trí quan trọng của lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực hiện nay. Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực này là hợp tác giữa hai chính phủ; giữa các trường học; giữa các viện nghiên cứu, trung tâm, tổ chức và cá nhân; đào tạo nhân lực dành cho lao động.

“Chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay và tác động của nó với Việt Nam” của Hạ Thị Lan Phi, số 2 (144), 2-2013, phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản và các nước trên thế giới có nhiều biến động. Ngoại giao văn hóa theo hình thức truyền thống thông qua kinh tế quảng bá hình ảnh của Nhật Bản - một quốc gia có nền kinh tế cao, một mô hình cho các quốc gia Châu Á khác học tập đã không còn phù hợp. Những nỗ lực thay đổi hình ảnh từ một “siêu cường kinh tế” sang hình ảnh một “siêu cường văn hóa” trong ngoại giao; những khó khăn, thuận lợi khi triển khai chính sách ngoại giao văn hóa và những thay đổi này có tác động gì đến Việt Nam là nội dung bài viết đề cập đến.

Ngoài ra còn có nhiều bài báo, bài nghiên cứu về các lĩnh vực riêng của mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng tôi được biết chưa có công trình nào nghiên cứu tổng hợp về quan hệ văn hoá Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1992 đến 2017. Điều này là căn cứ để tôi tìm hiểu và tổng hợp những phân tích đánh giá của các nhà khoa học, các học giả đặt cơ sở cho nghiên cứu khoa học của tôi cũng chính là luận văn Thạc sĩ với đề tài: “Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam – Nhật Bản (từ 1992 đến 2017)”.

3. Nguồn tài liệu

- Các tài liệu văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến nội dung luận văn.


- Các giáo trình lịch sử Việt Nam, Nhật Bản có liên quan.

- Các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, các luận văn, luận án của các tác giả có liên quan đến đề tài luận văn đã được công bố.

- Các bài nghiên cứu trong các tạp chí như: Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á,

4. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tổng hợp nguồn tư liệu một cách có hệ thống, luận văn cố gắng phục dựng lại bức tranh quan hệ văn hoá Việt Nam – Nhật Bản trong khuôn khổ hợp tác văn hoá, giáo dục giữa hai nước từ 1992 đến 2017.

Phân tích, đánh giá để làm rõ những sự thay đổi, điều chỉnh trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nói chung và các hoạt động quan hệ giáo dục, văn hoá nói riêng từ 1992 đến 2017, để có thể đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động trên và một số giải pháp cho hướng phát triển trong tương lai của quan hệ văn hoá giữa hai quốc gia.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, luận văn tìm hiểu các nhân tố đóng vai trò quan trọng làm tiền đề của mối quan hệ văn hoá, giáo dục Việt Nam – Nhật Bản từ 1992 đến 2017.

Thứ hai, luận văn xem xét sự phát triển, thay đổi của quan hệ văn hoá, giáo dục Việt Nam – Nhật Bản dưới tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực trong giai đoạn 1992 đến 2017

Thứ ba, luận văn sẽ đánh giá thành tựu, hạn chế của quan hệ văn hoá, giáo dục của hai nước (1992 đến 2017) đồng thời rút ra những đặc điểm, nêu nên những khó khăn và triển vọng trong mối quan hệ văn hoá Việt – Nhật.

4.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Để làm rõ nội dung của đề tài hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục, chúng tôi tập trung tìm hiểu các hoạt động tiếp nhận viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam; các hoạt động giao lưu văn hoá, nghệ thuật giữa hai quốc gia; đào tạo tiếng Nhật Bản tại Việt Nam và đào tạo tiếng Việt Nam tại Nhật


Bản; trao đổi học thuật, nghiên cứu Nhật Bản học và Việt Nam học; các hoạt động xúc tiến những hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.


Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu bối cảnh lịch sử Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 1992 - 2017 để thấy được những tác động của các mối quan hệ thân thiện giữa hai nước để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các chính sách hợp tác về giáo dục và văn hoá của Việt Nam và Nhật Bản. Luận văn có sự phân tích về những thay đổi trong các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản từ năm 1992 đến 2017.

- Thời gian nghiên cứu

Những hoạt động hợp tác văn hoá và giáo dục của Việt Nam và Nhật Bản từ 1992 đến 2017. Tuy nhiên luận văn không thể không nói đến các giai đoạn lịch sử quan hệ Việt – Nhật trước đó để làm rõ hơn vấn đề luận văn cần nghiên cứu.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nhìn nhận đánh giá vấn đề.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Cũng như sử dụng các phương pháp khác như: Phân tích, tổng hợp, so sánh...

6. Những đóng góp khoa học của luận văn

- Luận văn phục dựng những nét lớn quan hệ giáo dục và văn hoá Việt Nam – Nhật Bản từ 1992 đến 2017.

- Qua nội dung nghiên cứu của luận văn để làm rõ mối quan hệ văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản, cùng với những tác động của nó đối với mỗi nước trong bối cảnh thế giới những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023