Htx Nông Nghiệp Thái Nguyên Trong Thời Kì Cả Nước Trực Tiếp Kháng Chiến Cứu Nước 1966 - 1975


năm một lớn, dẫn đến bình quân lương thực tính theo đầu người trong các HTX giảm, thu nhập của các hộ xã viên thấp hơn thu nhập của các hộ làm ăn riêng lẻ, xã viên không thiết tha với HTX muốn trở lại con đường làm ăn cá thể. Số xã viên làm đơn xin ra, hoặc tự bỏ HTX ra làm ăn cá thể ngày càng nhiều, làm cho HTX tan vỡ từng mảng. Nhìn sâu vào thực chất, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên vẫn tiếp tục bộc lộ những khuyết tật chủ yếu là: Vi phạm nguyên tắc tự nguyện; công tác quản lí còn nhiều mặt yếu kém; chưa chú trọng bồi dưỡng trình độ giác ngộ XHCN của xã viên…, đã dẫn đến tình trạng số HTX kém nát còn nhiều; số xã viên xin ra khỏi HTX ngày càng đông. Theo báo cáo của Ủy ban hành chính tỉnh Thái Nguyên, năm 1960 chỉ tính đến tháng 4, đã có 135 hộ xin ra khỏi HTX [29]. Bước sang năm 1961, xuất hiện tình trạng về hình thức còn HTX nhưng thực chất xã viên đã cấy và thu hoạch vụ chiêm riêng, thậm chí có HTX đã bị tan vỡ như HTX Tân Quy (Đại Từ). Trong phần lớn các hộ xin ra khỏi HTX, đáng chú ý là những nơi bị vỡ xã viên ra hàng mảng thường là vùng dân tộc Sán Chí, Nùng…và vùng tập trung đồng bào thiên chúa giáo. Tỉ lệ hộ nông dân trong các HTX giảm dần: năm 1960 là 87,3%; năm 1962 là 77,7%; sang năm 1963 còn 70,4% [17]. Về cơ bản, HTX luôn ở trong tình trạng xây dựng, củng cố, hợp rồi lại tan rã, đây cũng là tình trạng chung của cả miền Bắc lúc bấy giờ.

Trước tình hình phong trào hợp tác hoá và sản xuất nông nghiệp phát triển không đều, Trung ương và Bộ Chính trị đã liên tục đề ra nhiều chủ trương, tiến hành nhiều cuộc vận động lớn. Nhằm phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, tăng cường củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn. Giai đoạn 1961- 1965 có hai cuộc vận động lớn đó là:

+ Cuộc vận động xây dựng HTX theo tiêu chuẩn 4 tốt: “Đoàn kết tốt: sản xuất tốt: tăng thu nhập xã viên, tích luỹ xây dựng HTX tốt: làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước”.


+ Cuộc vận động cải tiến quản lí, cải tiến kĩ thuật trong các HTX và tăng đầu tư cho HTX.

Thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Thái Nguyên cũng đưa ra nhiều hình thức củng cố các HTX.

Việc đầu tiên là, tiến hành sinh hoạt chính trị, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong cán bộ đảng viên và bà con xã viên ý thức giác ngộ XHCN, nhận rò hai con đường, nhận rò cuộc đấu tranh “Ai thắng ai” trên con được cách mạng XHCN.

Tháng 5 năm 1962, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Nguyên giao cho Ban Công tác nông thôn, Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức và các ngành có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, tổ chức chỉ đạo huyện Đồng Hỷ làm thí điểm cuộc vận động cải tiến quản lí HTX nông nghiệp ở hai xã. Mỗi huyện cũng chỉ đạo một HTX làm thí điểm để rút kinh nghiệm.

Từ năm 1963 đến năm 1965, cuộc vận động này được mở rộng khắp các nơi trong tỉnh Thái Nguyên. Tỉnh đã đưa hàng trăm cán bộ về tăng cường cho xã và HTX để tiến hành cuộc vận động. Ở các HTX, các xã viên đã sôi nổi bàn định phương hướng kế hoạch biện pháp làm ăn tập thể, cải tiến kĩ thuật với ý chí chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, với quyết tâm xây dựng cuộc sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Kết quả là, qua cuộc vận động cải tiến quản lí và cải tiến kĩ thuật, đã tạo nên một bước chuyển biến mới trong nông thôn. Hàng trăm HTX yếu kém được củng cố. Hàng trăm HTX bậc thấp chuyển lên HTX bậc cao. Năm 1962, cả tỉnh có 225 HTX bậc cao thì năm 1963 có 238 HTX bậc cao, năm 1964 có 387 bậc cao HTX. Ý thức làm chủ của xã viên được nâng lên. Các mặt tổ chức sản xuất, đạt kế hoạch đề ra, quản lí lao động, quản lí tài vụ dần dần đi vào nền nếp. Cơ sở vật chất và kĩ thuật được xây dựng từng bước. Nguyên tắc phân phối theo lao động được áp dụng rộng rãi và đúng đắn hơn. Các biện


Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990 - 6

pháp kĩ thuật được thực hiện một cách tích cực và sáng tạo. Nhiều hồ chứa nước và công trình thuỷ nông nhỏ mọc lên khắp nơi. Việc chế biến và sử dụng phân bón tổng hợp việc dùng lân và vôi để cải tạo đất, trồng lạc ở vùng đất bạc mầu, cấy thẳng hàng, dùng cào cỏ cải tiến, dùng các nông cụ cải tiến khác được phổ biến rộng. Những điều kiện đó đã phục vụ cho việc thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp về cơ bản đã được cải thiện.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tại sao vẫn còn số hộ nông dân cá thể không muốn vào HTX hay HTX luôn trong tình trạng xây dựng rồi lại vỡ. Nhìn từ thực tiễn của phong trào cho thấy, sự hình thành và phát triển của phong trào hợp tác hóa - tập thể hóa nông nghiệp chủ yếu xuất phát từ tiền đề chính trị, chứ chưa phải tiền đề kinh tế. Từ nhận định của Trung ương Đảng (khóa II), tháng 4 năm 1959 là: Còn chế độ sở hữu tư nhân về TLSX và lối làm ăn riêng lẻ thì còn cơ sở vật chất và điều kiện cho khuynh hướng tư bản chủ nghĩa phát triển. Bởi vậy, cần tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp để kịp thời ngăn chặn con đường tư bản ở nông thôn, góp phần củng cố công nông liên minh.

Từ nhận thức trên, với quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng HTX của Đảng trên địa bàn tỉnh, thay vì vào HTX là tự nguyên, phải để cho nông dân lao động suy nghĩ trên luống cày của mình, thì lại vì nôn nóng, vì thúc ép của trên nên cuộc vận động nông dân vào HTX rơi vào tình trạng bắt buộc, thiếu dân chủ một cách tinh vi như: Bố mẹ không phải là xã viên mà là nông dân cá thể, ngoài HTX thì gặp khá nhiều rắc rối. Có nơi không cấp giấy chứng nhận để nông dân tự do làm một việc gì đó hợp pháp theo ý muốn. Có nơi còn không cho con hộ cá thể vào đại học, không được vào đoàn thanh niên, vào Đảng...

Hạn chế và sai lầm chung của Thái Nguyên cũng như của cả miền Bắc thời kì này là, nóng vội đẩy nhanh tốc độ hợp tác hóa, vội vã mở rộng quy


mô, nâng cao trình độ HTX nhưng lại không tính đến điều kiện thực tiễn của địa phương mình như: Tuy đội ngũ lãnh đạo các cấp nói chung, của cán bộ, đảng viên trong các HTX nói riêng nhiệt tình hăng hái, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng, vì phong trào HTX, nhưng do trình độ văn hóa thấp nên khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và kiến thức quản lí rất hạn chế. Đến năm 1965, chỉ tính riêng đảng viên trong toàn tỉnh vẫn có tới 90 người mù chữ, 33 người mới biết đọc, biết viết; số đảng viên trình độ văn hóa cấp I là 9736 người; cấp II là 3.492 người và cấp III là 478 người, trong đó chỉ có 33 người ở trình độ đại học [58].

Phần lớn các HTX đều lúng túng trong việc xác định phương hướng sản xuất, quản lí kinh tế mà trọng tâm là quản lí các mặt sản xuất, tài vụ và phân phối sản phẩm, để xảy ra nhiều tiêu cực và lãng phí khác.

Mặt khác, mặt bằng dân trí thấp, tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ, xã viên không cao; trong các HTX xã viên không được hưởng quyền lợi trực tiếp do sức lao động của mình làm ra, mà được phân phối qua hệ thống công điểm, trong khi đó việc quản lí công điểm lại hết sức lỏng lẻo, hiện tượng “Dong công, phóng điểm” xẩy ra tràn lan, dẫn tới tình trạng làm ẩu, làm rối, làm cốt sao cho được nhiều công điểm mà không cần quan tâm tới hiệu quả kinh tế; việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật vào đồng ruộng ở nhiều HTX có tính chất nửa vời; khẩu hiệu: “Cày sâu, bừa kĩ”, “Làm cỏ sục bùn”, không được xã viên thực hiện; hiện tượng “Cầy rạch, bừa chùi”, “Làm cỏ sục bùn” chỉ như lau gốc lúa xảy ra phổ biến…, nên năng suất lúa và sản lượng lương thực thấp giá trị ngày công không cao dẫn đến tình trạng một số cán bộ, đảng viên bi quan, dao động tìm cách làm thêm bên ngoài, xã viên bỏ HTX làm ăn riêng lẻ. Thái Nguyên là vùng vừa trung du vừa miền núi, nông nghiệp miền núi còn mang nặng yếu tố tự nhiên của một nền sản xuất tự sản, tự tiêu. Sản xuất nông nghiệp ở đây chủ yếu là làm nương rẫy, kết hợp với làm lúa nước ở


các thung lũng nhỏ hẹp; quan hệ sản xuất, trao đổi còn thô sơ, đơn giản. Tập quán sinh hoạt và canh tác dưới hình thức du canh du cư còn tồn tại phổ biến trong vùng đồng bào Dao, H’mông. Trình độ văn hóa cũng như trình độ giác ngộ cách thức làm ăn mới còn thấp, do đó, nhận thức lí luận và tư tưởng chỉ đạo ngày càng xa rời thực tiễn nông dân - nông thôn - nông nghiệp.

Để xây dựng và phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, Đảng và Nhà nước cùng với địa phương rất quan tâm, đầu tư rất nhiều công sức, tiền của để tập trung hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng, củng cố, phát triển HTX. Sự lặp đi lặp lại nhiều lần chu kì: xây dựng - phát triển - yếu kém, củng cố phát triển rồi lại yếu kém các HTX đã báo hiệu sự bất ổn trong mô hình tập thể hóa. Nhưng ở thời kì này chưa có sự lí giải thấu đáo bản chất vấn đề, do vậy các chủ trương, biện pháp tích cực của Đảng và Nhà nước cùng với Đảng bộ Thái Nguyên vẫn không đem lại kết quả như mong muốn, vẫn chưa xây dựng được niềm tin vững chắc đối với nông dân, nhìn chung sản xuất vẫn còn bấp bênh, tổ chức HTX vẫn chưa thực sự vững chắc.

2.3.2. HTX nông nghiệp Thái Nguyên trong thời kì cả nước trực tiếp kháng chiến cứu nước 1966 - 1975

Bước vào thời kì 1966 - 1975, do tình hình nhiệm vụ mới đặt ra với cả nước lúc này là chiến tranh với quy mô ngày càng tăng và mở rộng ra cả miền Bắc. Hội nghị Trung ương 11,12,15 (Khóa III) đã có quyết định chuyển hướng về tư tưởng, tổ chức chỉ đạo kinh tế, quốc phòng trong điều kiện cả nước có chiến tranh. Mục tiêu tất cả để chiến thắng, tất cả để giải phóng miền Nam được đặt lên hàng đầu.

Trong điều kiện khó khăn khi chiến tranh phá hoại của Mĩ mở rộng ra miền Bắc, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển Đảng ta chủ trương mở cuộc vận động cải tiến quản lí HTX bậc cao và cuộc vận động dân chủ trong quản lí HTX. Chế độ ba khoán được thực hiện, HTX vẫn là đơn vị phân phối thống


nhất mang nặng tính bình quân. Cùng với việc tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, các tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất được áp dụng rộng rãi hơn: giống mới ngắn ngày, cải tạo đồng ruộng, hoàn chỉnh thủy nông, mục tiêu 5 tấn thóc/ha trở thành phong trào thi đua ở nhiều HTX.

Đây là giai đoạn khó khăn đối với Đảng bộ Thái Nguyên vừa chỉ đạo chiến đấu, phục vụ cho chiến đấu, bảo đảm giao thông vận tải thời chiến, động viên tuyển quân chi viện chiến trường, trực tiếp chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; vừa giữ vững và phát triển kinh tế - xã hội.

Từ cuối năm 1965, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tập trung lãnh đạo công tác củng cố HTX nông nghiệp. Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính tỉnh đã đưa 120 cán bộ các cơ quan tỉnh và các huyện xuống trực tiếp chỉ đạo xây dựng và củng cố HTX ở những nơi có phong trào HTX yếu kém. Toàn tỉnh xây dựng mới được 105 HTX với 1.897 hộ gia đình xã viên, kết nạp thêm được 11.470 hộ nông dân vào HTX, hợp nhất 441 HTX nhỏ thành 171 HTX lớn, đưa bình quân quy mô HTX tăng từ 70 hộ lên 106 hộ. Đến cuối tháng 12/1965, các huyện, thành phố ở Thái Nguyên có 878 HTX, với 46.672 hộ gia đình xã viên (có 315 HTX bậc cao, với 26.122 hộ gia đình xã viên bằng 55,97% số hộ gia đình xã viên trong các HTX). Trong số 878 HTX, có 332 HTX khá (đạt 37,81%).

Công tác 3 quản, 3 khoán (quản lí lao động, quản lí TLSX, quản lí ngày công; Khoán công (lao động), khoán sản lượng, khoán chi phí), trong các HTX nông nghiệp được áp dụng, bình quân mỗi lao động trong HTX ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên đạt từ 200 đến 280 công một năm, ở các huyện còn lại đạt từ 150 công đến 200 công.

Thực hiện chủ trương của Trung ương, tháng 6 tháng 1965 Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động cải tiến quản lí HTX vòng 1 ở 282 HTX thuộc 4 huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ, Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên. Qua cuộc vận động này, có 51 cán bộ đã được nâng cao


trình độ quản lí HTX, số HTX bậc cao tăng lên, quy mô HTX được mở rộng, thu hút thêm nhiều hộ nông dân tham gia, số hộ nông dân xin ra giảm hẳn, tính đến tháng 9 năm 1965 cả tỉnh chỉ có 92 hộ xin ra, trong đó có 34 hộ cho ra hạn.

Việc đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật như: Cấy kịp thời vụ, cấy nhanh, cấy thẳng hàng, làm cỏ sục bùn nhiều lần, phòng trừ sâu bệnh, nước tưới đủ, bón phân xanh, phân vô cơ..., vào sản xuất nông nghiệp bước đầu đã thu được kết quả tốt, có tác dụng nâng cao năng suất lúa. Các HTX Phú Hương (xã Tân Hương), Rẫy Vã (xã Đồng Tiến) thuộc huyện Phổ Yên, Hồng Kì thuộc huyện Phú Bình, Thành Công thuộc huyện Đại Từ, Xuân La, Đồng Tiến, Sông Cầu thuộc huyện Đồng Hỷ có năng suất lúa đạt bình quân từ 45 tạ đến 50 tạ/ha.

Nhiều HTX đã chú ý đến phát triển ngành nghề phụ, trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và quản lí hoa màu. Chỉ tính riêng bốn huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên đã có 177 HTX có lò vôi, lò gạch; 50 HTX có chuồng trại chăn nuôi lợn tập thể (trong đó 15 HTX có chuồng trại chăn nuôi lợn nái sinh sản); hầu hết các HTX có nhà trẻ, sân phơi, nhà kho, quạt hòm..

Sản xuất phát triển, đời sống của xã viên các HTX từng bước được cải thiện, HTX Thành Công (Đại Từ) có 100% gia đình xã viên đã mua sắm được đầy đủ chăn, màn, quần áo ấm; 80% số hộ làm được nhà gỗ mới, 51 hộ mua sắm được xe đạp (năm 1960 chỉ có 6 hộ có xe đạp). Ngoài ra, HTX Thành Công còn xây dựng được nhà giữ trẻ, nhà văn hoá…[5, 42-43].

Bên cạnh những bước tiến bộ và kết quả đạt được thông qua cuộc vận động cải tiến quản lí HTX vòng 1 ở các HTX thuộc 4 huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình và thành phố Thái Nguyên thì những mặt hạn chế vẫn bộc lộ rò như: “Việc phát triển ngành nghề cũng chưa được đẩy mạnh và không cân đối, nhiều HTX còn độc canh cây lúa, chưa chú ý trồng và thâm canh tăng nâng suất các loại cây trồng khác. Việc xây dựng cơ sở vật chất và


kĩ thuật của HTX còn ít. Việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp chưa được nhiều. Số HTX khá, nhất là số HTX tiến tiến còn rất ít. Số đông xã viên chưa tin vào cách làm ăn của HTX, vì vậy một số xã viên còn tình trạng chân trong, chân ngoài, ý thức làm chủ HTX còn kém, ý thức cần kiệm xây dựng HTX chưa cao, tình trạng tham ô, lãng phí trong các HTX còn khá phổ biến, Một số cán bộ HTX còn thiếu nhiệt tình, chưa thật quyết tâm xây dựng hợp tác, còn mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chưa lắng nghe ý kiến của quần chúng xã viên…” [12, 2-3]

Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh tiếp tục triển khai cuộc vận động cải tiến quản lí HTX vòng II (bắt đầu từ đầu năm 1966 đến hết 1967), nhằm tập trung cơ sở vật chất và đẩy mạnh việc đưa khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp; giải quyết tốt các vấn đề quản lí và sử dụng lao động, đảm bảo lao động để vừa phát triển sản xuất nông nghiệp với một tốc độ cao, vừa đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng.

Cuối năm 1967, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tiếp nhận 7.119 hộ (40.270 khẩu) từ các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Đông…lên khai hoang, xây dựng kinh tế miền núi, trong đó có 3.941 hộ (21.753 khẩu) được xen ghép vào các hợp tác nông nghiệp ở địa phương, chiếm 53,5% tổng người lên khai hoang, 1828 hộ (10.270 khẩu) vào các HTX khai hoang độc lập trồng lúa và cây công nghiệp, chủ yếu là trồng chè.

Khó khăn nhất trong việc xây dựng các HTX ở các xã miền núi của Thái Nguyên là việc vận động đồng bào vùng cao chuyển từ du canh, du cư sang định canh, định cư. Trong 3 năm (7/1965-3/1968), với quyết tâm của tỉnh, đã vận động được 2.960 hộ, với 14.315 nhân khẩu đồng bào vùng cao xuống núi định canh, định cư (đạt tỷ lệ 87,7%) so với tổng số hộ đồng bào vùng cao). HTX Bản Cháo (huyện Phú Lương) của đồng bào vùng cao định

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 21/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí