Phân Loại Htx Để Có Kế Hoạch Củng Cố Giúp Đỡ Từng Loại Ở Từng Vùng Khác Nhau Cho Phù Hợp.


trong các hợp tác xã, tổng thu của kinh tế phụ so với hai nguồn thu thì kinh tế phụ chiếm 70,4% điển hình có nhiều hợp tác xã nguồn thu cao hơn mức bình quân như: Hợp tác xã Thống Nhất (Phổ Yên) 87,2%, Nga My 81,2%,Thanh Ninh 79% (Phú Bình)... những HTX thu từ kinh tế phụ thấp như hợp tác xã Quảng Cáo 51%, Phúc Hoà 57%, Cao Kì 59% (Định Hóa)

Ngoài ra, tình trạng tham ô, chè chén, mất dân chủ trong sản xuất và phân phối diễn ra khá nghiêm trọng, hiện tượng tham ô, lãng phí vẫn tồn tại phổ biến trong các HTX. Năm 1970, kiểm tra ở 45 HTX thì có tới 170 vụ tham ô với số tiền là 42.383,0 đồng và 131.683 kg thóc, chiếm 51% so với tổng vốn tích lũy, đối tượng tham ô chủ yếu là cán bộ HTX và xã, tính bình quân 1 cán bộ HTX tham ô là 388 đồng, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến phân phối thu nhập qua ngày công của các xã viên ngày càng giảm đi nghiêm trọng.

Cũng trong thời kì này, lần đầu tiên Điều lệ HTX sản xuất nông nghiệp được ban hành ngày 01/5/1969, do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, trong đó, Người nhấn mạnh việc tuyên truyền Điều lệ tới nông dân: “Điều lệ này của HTX sản xuất nông nghiệp rất quan trọng. Nó nhằm đảm bảo thật sự quyền làm chủ tập thể của các xã viên. Phải thực hiện tốt điều lệ để HTX càng thêm vững mạnh, nông thôn ngày càng đoàn kết, sản xuất ngày càng phát triển và nông dân ta ngày càng thêm no ấm và tiến bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “Xã viên và cán bộ phải bàn bạc dân chủ để hiểu cho rò và làm cho đúng. Đảng viên viên và đoàn viên phải gương mẫu trong mọi việc”.

Tuy nhiên, Điều lệ ra đời trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, vì vậy tính chất, nhiệm vụ của các HTX nông nghiệp là nhằm thúc đẩy sản xuất, nhưng mục tiêu là để kinh tế hợp tác đáp ứng được nghĩa vụ giao nộp sản phẩm cho Nhà nước để phục vụ tiền tuyến. HTX sản xuất nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tập thể XHCN của nông dân lao động, xây dựng theo nguyên


tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lí dân chủ, được Đảng lãnh đạo và Nhà nước giúp đỡ. Xã viên phải góp ruộng đất, đóng cổ phần, để lại trâu bò và các nông cụ chủ yếu như: cày, bừa, guồng nước…cho HTX . Về quản lí tài chính và phân phối thu nhập Điều lệ nêu rò “ Về sử dụng các khoản thu hàng năm của HTX, sau khi làm nghĩa vụ thuế với Nhà nước và trừ các khoản chi phí, kể cả khấu hao tài sản, cần để vào quỹ tích lũy khoảng 5% đến 10% và quỹ công ích khoảng 2% đến 5% thu nhập của HTX; số còn lại phải chia hết cho xã viên theo công điểm, đảm bảo công bằng, sòng phẳng và niêm yết công khai”.

Điều lệ HTX ra đời, đã có tác dụng hướng dẫn các HTX trong một số lĩnh vực như tổ chức quản lí, phân phối. Năm 1970, thông qua việc học tập và thực hiện Điều lệ HTX nông nghiệp đã tạo chuyển biến từ trong Đảng ra ngoài quần chúng, góp phần ổn định tổ chức, nâng cao thêm trình độ quản lí; quyền làm chủ tập thể của quần chúng bước đầu được tôn trọng. Gần 90% đảng viên đã ra kiểm điểm trước quần chung. Qua đó, quần chúng phát hiện 90% số HTX có hiện tượng tham ô, lạm dụng tiền của tập thể. Theo chỉ thị của Tỉnh uỷ, việc thu hồi nợ đã thực hiện tốt, thu hồi được từ 30 đến 70% tổng số nợ. Việc thanh quyết toán cuối năm tiến hành công khai trước quần chúng và dứt điểm nhanh; 350 HTX trong số 638 HTX sau khi học tập điều lệ mới đã xây dựng được chế độ, nội quy tài chính công khai và 83% số HTX trên đã kiểm kê được tài sản cuối năm. Việc lập kế hoạch sản xuất từng vụ và việc quản lí kĩ thuật đã tiến bộ. Quyền dân chủ bầu cử HTX, dân chủ về đề xuất và phân phối theo lao động đã được coi trọng. Do vậy, đã tạo cho quần chúng xã viên ở nhiều địa phương tinh thần phấn khởi và tin tưởng hơn. Số lao động ra đồng đã tăng 32% so với trước. Một số nơi, 100% đảng viên đã ra đồng tham gia sản xuất với xã viên.

Để kinh tế HTX thực sự đem lại hiệu quả, Đảng ta chủ trương mở cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lí từ cơ sở gắn với xây dựng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

huyện, đưa nông nghiệp lên sản xuất XHCN. Cuộc vận động này được tiến hành từ đầu những năm 1970 đến năm 1980.

Thực hiện Nghị quyết 19 của Trung ương Đảng về nhiệm vụ 3 năm đối với phong trào hợp tác hóa là: “Ra sức chấn chỉnh công tác quản lí HTX, nhanh chóng củng cố HTX yếu, kém; thúc đẩy phần lớn HTX tiến lên mức khá và tiên tiến” và Nghị quyết Đại hội của tỉnh là: “Phải ra sức củng cố và phát triển phong trào hợp tác hóa ”. Bước sang năm 1971, Thái Nguyên tập trung cán bộ quyết tâm củng cố các HTX yếu kém. Nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng yếu kém kéo dài của phong trào như:

Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990 - 8

1- Phân loại HTX để có kế hoạch củng cố giúp đỡ từng loại ở từng vùng khác nhau cho phù hợp.

2- Tiếp tục đưa cán bộ xuống trực tiếp giữ trọng trách về Đảng, về

HTX.

3- Cử một đội ngũ cán bộ, nhân viên cần thiết, có trình độ nghiệp vụ kế

toán xuống giúp HTX trong thời gian chừng nửa năm để thanh toán dứt điểm khâu quản lí tài vụ, giải quyết các vụ nợ nần, tham ô trong HTX.

4- Đi đôi với tập trung chỉ đạo các địa phương yếu kém, phải kết hợp chỉ đạo củng cố phong trào chung, trên cơ sở phương hướng chỉ tiêu sản xuất đã được xác định.

Kết quả, đã ngăn chặn và hạn chế được số HTX tan vỡ và số hộ xin ra. Riêng 6 tháng cuối năm đã củng cố lại được 8 HTX trước đây bị vỡ, thành lập 2 HTX mới, ổn định được 170 hộ ở lại HTX và kết nạp thêm 348 hộ. Nhờ đó, tình hình sản xuất nông nghiệp mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng trên 70% HTX vẫn giữ vững được sản xuất. Việc đưa giống mới có năng suất cao vào cấy trên diện tích rộng ở các huyện như Phổ Yên, Đại Từ…, Năng suất đạt từ 50,3 tạ đến 60 tạ/ha 2 vụ khá phổ biến ở các HTX Thành Công, Trung Na,


Khánh Hòa…(Đại Từ), Tân Thành, Tân Tiến, Xuân Lập…(Định Hóa), Trung Hậu, Thù Lâm (Phổ Yên)…

Năm 1973, quyết tâm củng cố phong trào hợp tác hoá nông nghiệp được đánh dấu bằng Đại hội các HTX tiên tiến và khá, được tổ chức đầu tháng 10. Đây là một dịp để lãnh đạo các cấp rút ra được những bài học kinh nghiệm để từ đó vận dụng vào từng địa phương cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các HTX yếu kém vươn lên.

Cũng trong năm này, các HTX mạnh dạn đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất trên 67% diện tích gieo cấy, lượng phân bón tăng 46% so với năm 1972, công tác thủy lợi được coi trọng, nên năng suất bình quân đạt 3.709 kg thóc/ha. Cuối năm 1973, đầu năm 1974, Thái Nguyên tập trung khôi phục củng cố được 22 HTX, thành lập thêm 5 HTX mới. Địa bàn Thái Nguyên có 798 HTX, thu hút được 78,3% số hộ nông dân tham gia. Phong trào HTX được khôi phục, củng cố và phát triển đã có tác động tích cực đến nông nghiệp. Năng suất bình quân lúa của Thái Nguyên tăng từ 3.709kg/ ha (năm 1973) lên 4.496kg/ha (năm 1974). Năm 1974, hai huyện Định Hóa, Đại Từ và hàng chục HTX nông nghiệp ở các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt năng suất mỗi héc ta ruộng cấy lúa 2 vụ từ 5 tấn thóc trở lên. Ngoài cấy lúa, Thái Nguyên còn đẩy mạnh sản xuất các loại cây lương thực (ngô, khoai, sắn), cây thực phẩm (đỗ, lạc) và cây công nghiệp (mía, chè)…Bình quân mỗi năm từ 1965 đến 1970, Thái Nguyên đã đóng góp cho Nhà nước được 20 nghìn tấn lương thực và hàng nghìn tấn thực phẩm, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của tiền tuyến.

Bên cạnh những thành tựu trên, trong năm 1971, phong trào HTX nông nghiệp ở các huyện Vò Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ lại giảm sút nghiêm trọng, Số HTX bị vỡ hoặc xin chia nhỏ, số hộ xin ra làm ăn cá thể ngày càng nhiều; số HTX tiên tiến không những không tăng mà còn giảm.


Trước những yếu kém của phong trào, đầu năm 1972, Tỉnh uỷ ra Nghị quyết số 15 NQ/BT xác định củng cố phong trào HTX nông nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Uỷ ban hành chính tỉnh, tiếp tục ra Chỉ thị số 86 bổ sung việc tăng cường chỉ đạo các HTX sản xuất nông nghiệp giải quyết tốt chính sách đối với những hộ xã viên xin ra HTX; quản lí tốt TLSX trong các HTX tạm thời bị tan vỡ, chia nhỏ, nhằm từng bước củng cố, đưa phong trào HTX đi vào ổn định và phát triển đi lên.

Trong việc xây dựng HTX nông nghiệp, Vò Nhai là huyện gặp khó khăn nhất trong địa bàn tỉnh. Do vậy, riêng Vò Nhai, Thái Nguyên đã chỉ đạo huyện Vò Nhai tổng kết đợt chỉ đạo thí điểm ở xã Hoà Bình để rút kinh nghiệm, quy rò trách nhiệm của từng ngành, từng cấp, trên cơ sở đó đặt kế hoạch tiến hành củng cố, kiện toàn từ huyện xuống các xã và HTX. Ngoài ra, đối với huyện Phú Lương, Tỉnh uỷ cử cán bộ xuống giúp huyện chỉ đạo xã Sơn Cẩm xây dựng lại các HTX đã bị tan vỡ, bước đầu rút ra được một số kinh nghiệm để tiếp tục chỉ đạo, củng cố một số HTX khác trong huyện; đối với các huyện Đại Từ, Định Hoá, Phổ Yên và Đồng Hỷ có nhiều cố gắng trong việc củng cố và ổn định phong trào HTX. Huyện đã cử một số cán bộ huyện xuống trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các xã có phong trào HTX yếu, kém nhằm phát triển phong trào. Có thể đánh giá là đối với công tác chỉ đạo xây dựng HTX đã được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm sát sao và luôn có những biện pháp kịp thời nhằm giữ vững ổn định và phát triển các HTX nông nghiệp theo chủ trương chung của Đảng.

Tuy nhiên, tổ chức và quy mô HTX ngày càng không ổn định; phong trào ở một số huyện giảm sút nhanh chóng và rất nghiêm trọng, số HTX ở các huyện Vò Nhai chỉ còn 13%, Phú Bình 50%. Năm 1972, tỷ lệ hộ xã viên HTX giảm 11% so với năm 1970 và giảm 4% so với năm 1971. Trong các huyện,


thành phố ở Thái Nguyên, số hộ cá thể tăng từ 9.000 hộ (năm 1970), lên trên 15.000hộ (năm 1972)

Năm 1972, Mỹ tiếp tục mở rộng leo thang ném bom ra miền Bắc đứng trước tình hình nhiệm vụ mới và những công tác cấp bách của tỉnh, Xác định “… Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu…, phải phấn đấu tạo ra bước đi ban đầu, đưa từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN, để vừa đảm bảo đóng góp với mức cao nhất về sức người, sức của cho tiền tuyến, vừa tích luỹ vốn để tái sản xuất mở rộng và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Phải tập trung đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và hàng xuất khẩu…”

Trước tiên, để giải quyết tốt khâu đầu tư vốn (trợ cấp, cho vay dài hạn, ngắn hạn) đáp ứng yêu cầu thâm canh, riêng số vốn cho vay ngắn hạn đối với nông nghiệp trong vụ đông xuân năm 1972 tới 1.017.000 đồng, tăng gần hai lần so năm 1971.

Thời kì này, cùng với HTX các ngành khác có quan hệ trực tiếp đến nông nghiệp (giao thông, thuỷ lợi, lương thực, thương nghiệp ...) cũng đã phát huy được chức năng của ngành mình nhằm đáp ứng những yêu cầu lớn của nông nghiệp. Các đoàn thể (Thanh niên, Phụ nữ, Mặt trận, Công đoàn) động viên quần chúng tích cực tham gia sản xuất hoặc phục vụ sản xuất. Đặc biệt là Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, thời gian này đã có kế hoạch cụ thể hướng đoàn viên, hội viên đi đầu trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật lúa xuân, nhiều nơi đã tạo ra những điển hình tốt, tổ chức hội thi cấy, làm bèo dâu, ươm giống...

Mặc dù chiến tranh diễn ra rất ác liệt, nhưng nhân dân Thái Nguyên đã tập trung thực hiện một Vụ mùa kiên cường thắng Mỹ. Vượt qua các khó khăn gay gắt về địch hoạ, thiên tai (11.000ha lúa bị hạn nặng), toàn tỉnh đã cấy được 48.000 ha lúa mùa (có 70% diện tích được cấy kịp thời vụ). Các huyện


Vò Nhai cấy vượt kế hoạch diện tích 2,3%, Định Hoá 0,1%, thành phố Thái Nguyên 0,3%. Huyện Phổ Yên mặc dù bị lũ lụt, phải cấy lại 400ha trên chân ruộng trũng, nhưng so với cùng kì năm 1971, vẫn cấy vượt diện tích 4,2%. Đẩy mạnh chăm bón, thâm canh, nên năng suất lúa vụ mùa năm 1972 bình quân toàn tỉnh đạt 20,7tạ/ha (đạt cao nhất kể từ năm 1960 đến lúc đó). Đặc biệt, các HTX Tiến Thành (Đại Từ) đạt 71,8 tạ thóc /ha, Thành Công (Đại Từ) đạt 70,9 tạ/ha, Làng Mới (Định Hoá) đạt 70,3tạ/ha cả năm… Các huyện Phú Bình, Định Hoá, Vò Nhai, Phú Lương vượt chỉ tiêu về năng suất lúa mùa tư 1,4% đến 20,7%; vượt chỉ tiêu về năng suất lúa mùa từ 1,3% đến 20%. Tổng sản lượng lương thực (quy ra thóc) cả năm 1972 toàn tỉnh đạt 174.621 tấn (có 140.889 tấn thóc), tăng 4.840 tấn (khoảng 3,5%) so với năm 1959 là năm được mùa nhất.

Cùng với quá trình đẩy mạnh sản xuất, để tăng cường việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, Uỷ ban hành chính tỉnh đã tổ chức Đại hội các HTX tiên tiến và khá. Thông qua đại hội một mặt nhằm biểu dương các HTX tiên tiến mặt khác nhằm biểu dương, nhân rộng các HTX như: Thành Công (xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ) và các HTX ở xã Phú Lạc, huyện Đại Từ. Phú Lạc trước khi triển khai Nghị quyết 33 của Tỉnh uỷ là một xã có rất nhiều mặt yếu kém. Trong Đảng bộ xã, có chi bộ 4,5 tháng không sinh hoạt: 1/3 đảng viên trong Đảng bộ không hoạt động. Trong xã có 2 xóm bị vỡ HTX, cá nhân lấn chiếm ruộng của HTX tới 160 mẫu, kinh tế tập thể suy yếu, đời sống nhân dân giảm sút. Nhiều năm Đảng bộ xã không hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân thực hiện nghĩa vụ đóng góp lương thực, thực phẩm cho Nhà nước. Sau 9 tháng thực hiện Nghị quyết 33 của Tỉnh uỷ, các tổ chức Đảng ở xã Phú Lạc được củng cố, các HTX tan vỡ được khôi phục, thu nhập của xã viên bình quân theo đầu người từ 12kg, lên 22kg thóc một tháng.


Ngoài việc hoàn thành nghĩa vụ đóng góp 125 tấn lương thực cho Nhà nước, các HTX trong xã còn bán thêm cho Nhà nước 40 tấn lương thực giá cao.

Từ những kinh nghiệm được tổng kết trong Đại hội các HTX điển hình tiên tiến và khá, Ban Nông nghiệp Tỉnh uỷ đã hướng dẫn 239 HTX trong toàn tỉnh áp dụng kinh nghiệm 3 khoán của HTX Thành Công (xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ); trong đó có 110 HTX thực hiện khoán có định mức, đúng tiêu chuẩn tính công. Cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh xuống các huyện, thành phố quan tâm hơn đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí và cán bộ tài vụ trong các HTX. Năm 1973, toàn tỉnh đã tập huấn nghiệp vụ được 119 cán bộ kế toán cũ, đào tạo được 123 cán bộ kế toán mới, bồi dưỡng được gần 200 cán bộ quản lí HTX.

Để hỗ trợ phong trào hợp tác hoá, tỉnh còn chỉ đạo các ngành có liên quan trực tiếp hỗ trợ nhiều mặt, trong đó có ngành Thương nghiệp tập trung tổ chức thu mua, cung cấp vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất cho các HTX nông nghiệp. Các công ty Điện máy, nông sản - thực phẩm, Bách hoá…đưa đầu máy xát, cây, con giống…về cung cấp trực tiếp cho các HTX; cơ quan Tài chính- Vật giá nghiên cứu xây dựng hợp lí giá cả các mặt hàng phân bón, nông cụ cải tiến, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp…Như vậy, có thể thấy phong trào hợp tác hóa nông nghiệp đã được toàn thể các cấp, các ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung do Đảng đề ra lúc bấy giờ.

Mặc dù các cấp Đảng bộ và chính quyền có nhiều có gắng để củng cố phong trào, nhưng đến cuối năm 1973, toàn tỉnh cũng chỉ còn 79,1% số hộ nông dân tham gia HTX. Phong trào HTX ở Vò Nhai tiếp tục giảm sút nghiêm trọng; số hộ nông dân trong các HTX giảm nghiêm trọng; từ 19,5% (năm 1972) xuống còn 6,2% (năm 1973).

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 21/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí