Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990 - 7


canh, định cư làm tốt công tác khai thác, bảo vệ rừng và trở thành HTX tiên tiến của tỉnh.

Cùng với việc cải tiến quản lí HTX, tỉnh đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho HTX, thúc đẩy cải tiến kĩ thuật, công tác thuỷ lợi được đẩy mạnh, coi thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để nâng cao năng suất cây trồng. Ngay trong sáu tháng cuối năm 1965, toàn tỉnh đã tập trung trên 1.600.000 đồng, huy động trên 2.184.000 ngày công, đào, đắp trên 2.000.000m3 đất, 20.000m3 đá, làm mới 676 công trình tiểu thuỷ nông, xây dựng 2 trạm bơm điện, lắp đặt 91 máy bơm tự động, 59 máy bơm dầu, đảm bảo nước tưới cho

48.500 ha lúa, giữ độ ẩm cho 1.927 ha rau, màu, cây công nghiệp; 4.970ha lúa mùa được tưới tiêu theo phương pháp khoa học (tăng gần gấp 5 lần so với năm 1964). Các HTX trong tỉnh xây dựng được 296 đội thuỷ lợi, với 3.037 người tham gia (riêng huyện Phú Bình đã huy động tới 17.000 ngày công đắp bờ, đào, đắp trên 6 triệu m3 đất, đá; làm mới và tu sửa trên 2.000 công trình thuỷ lợi lớn, nhỏ; đảm bảo nước tưới thêm gần 5.000ha ruộng. Ngoài ra, trên

1.036.000 công cũng được huy động để tát nước, nạo vét mương, phai dẫn nước vào đồng.

Trong hai đợt tiến hành cuộc vận động, các huyện và HTX, đều tập trung vào những vùng trọng điểm lúa của tỉnh và huyện: như vùng núi là 13 xã của huyện Định Hoá, Đại Từ; còn vùng trung du gồm toàn huyện Phú Bình và 2/3 huyện Phổ Yên. Cũng từ cuộc vận động này, căn cứ vào sự phân vùng của tỉnh và huyện, xác định phương hướng sản xuất của các HTX được đề ra cụ thể, hợp với khả năng đất đai, điều kiện thiên nhiên của từng địa phương như các HTX thuộc vùng núi đều đề ra được bốn ngành lớn: cây lương thực, lúa, ngô, sắn, khoai lang, cây công nghiệp chè, trúc, trẩu, ... nghề rừng là tu bổ, cải tạo bảo vệ rừng và khai thác nơi có điều kiện, chăn nuôi trâu, bò, lợn tập thể kết hợp cày kéo và sinh sản nơi có điều kiện phát triển trâu bò đàn


.v.v... Các HTX vùng trung du đề ra phương hướng phát triển cây lương thực là chủ yếu kết hợp với chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Với phương châm là tập trung làm tốt khâu thâm canh tăng năng suất lúa, ngô, khoai, sắn với tinh thần phấn đấu chung, bằng mọi biện pháp tích cực thực hiện trong 2 năm 1965 - 1966 và năm 1967 - 1968 lên trên dưới 50 tạ thóc một héc ta 1 năm.

Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên trong những năm 1965- 1967 đạt tổng sản lượng lương thực quy thóc toàn tỉnh tăng từ 175.262 tấn (năm 1965), lên 176.736 tấn (1967). Tổng sản lượng thóc tăng từ 84.674 tấn (năm 1965), lên 119.453 tấn (năm 1966) và 131.586 tấn (năm 1967). Sản lượng rau xanh và đỗ các loại năm 1967 đạt 29.501 tấn, tăng 3.918 tấn (1,3% ) so với năm 1966 [58]. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có 5 xã, thị trấn, 34 HTX nông nghiệp đạt năng suất 5 tấn thóc/ha gieo trồng. Năm 1967, lần đầu tiên trong ngành nông nghiệp Thái Nguyên, các đội Cầu Thành (HTX Thành Công - Đại từ), Phù Hương (HTX Tân Hương - Phổ Yên), Đội 5 (HTX Tân Tiến - Định Hoá) đã đạt danh hiệu Đội Lao động XHCN.

Việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật trong các HTX nông nghiệp cũng có những tiến bộ rò rệt, nguồn vốn của HTX tăng đều qua các năm. Chỉ tính riêng trong 45 HTX điều tra, năm 1960 số vốn mới có 528.526 đồng tương ứng đàn trâu bò cày kéo và cày bừa công hữu của xã viên lúc ban đầu. Sau 10 năm xây dựng HTX, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng do tích luỹ của bản thân HTX ngày càng tăng, cộng với sự giúp đỡ của nhà nước. Đến năm 1970 vốn của HTX tăng lên tới 3.088.000 tăng 5,7 lần so với năm 1960 bình quân tăng hàng năm 19%. Trong đó giá trị tài sản tài sản cố định ngành trồng trọt tăng 4,3 lần, ngành chăn nuôi tăng 13 lần, ngành khác tăng 23 lần, phúc lợi tập thu tăng 61 lần, các loại tài sản khác tăng 37 lần. Bình quân tài sản cố định ngành trồng trọt cho 1ha canh tác năm 1960 là 121 đồng thì năm 1970 tăng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


lên 403 đồng, số vốn tính bình quân cho một lao động cũng tăng dần, so với năm 1960 năm 1970 tăng gấp 4,2 lần [11].

Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990 - 7

Trong đó, nguồn vốn tự có tăng khá nhanh thể hiện tinh thần tự lực cánh sinh do công lao của xã viên xây dựng lên trong đó vốn tĩnh luỹ tăng 14,2 lần 14,2 khấu hao tăng 118 lần so với năm 1960 (nếu trích 2 khoản này đúng chính sách còn tăng nhiều hơn nữa) và riêng về công lao động của xã viên góp lại để xây dựng cơ bản đã đưa giá trị 3000 đồng, năm 1964 tăng 13000 đồng năm 1970 đưa tổng nguồn vốn tự có từ 377.300 đồng năm 1960 tăng lên 2.082.000 đồng bằng 5,5 lần.

Mặt khác, sự giúp đỡ của Nhà nước đã có tác dụng tích cực góp phần tăng nguồn vốn HTX và thúc đẩy sản xuất phát triển. Để giúp HTX nông nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất, từ khi xây dựng HTX đến năm 1970, trong 38 HTX điều tra đã được nhà nước cho vay một số vốn khá lớn, trong đó vay dài hạn từ 45.000 đồng năm 1960 tăng lên 331.000 đồng năm 1970 tăng 7,3 lần chiếm 16,7% so với tổng giá trị tài sản có định và vay ngắn hạn từ 107.000 đồng năm 1960 lên 605.000 đồng năm 1970, tăng 6,5 lần chiếm 66,4% so với nguồn vốn lưu động. Nhờ có vốn lớn trên đã hỗ trợ góp phần vào việc phát triển sản xuất mở rộng ngành nghề, thâm canh cây trồng xây dựng cơ sở vật chất trang bị công cụ cơ khí v. .v.. Một số lớn HTX sản xuất phát triển là cho thu nhập trong năm 1970 của các HTX tăng lên 2 lần, làm nghĩa vụ với nhà nước tăng 15%. Riêng bán nghĩa vụ tăng gấp 4 lần so với 1960 Ngoài số vốn ngắn hạn đầu tư cho HTX còn được nhà nước cấp không cho khoán tiền là 33150 đồng về thuỷ lợi.

Cơ sở vật chất và kỹ thuật của HTX nông nghiệp đã từ không đến có và ngày càng được tăng cường cả trong ngành trồng trọt chăn nuôi và các ngành nghề khác. Khái quát qúa trình xây dựng HTX, có thể khẳng định cơ sở vật chất đa đạng không ngừng tăng lên là nhân tố quyết định sự thúc đẩy sản xuất


phát triển tạo ra năng suất ngày càng cao và chỉ có một tập thể lao động mới đủ điều kiện xây dựng.

Trong ngành trồng trọt, điểm nổi bật là các HTX đã tập trung đâu tư vào xây dựng công trình thuỷ lợi tính đến năm 1970 đã tăng 179 lần so với năm 1964, tỉ trọng vốn đầu tư cho thuỷ lợi từ 6,7% năm 1954 lên tới 15% năm 1970 chủ yếu là xây dựng công trình mương, đập, mua sắm máy bơm, v.v... Nhờ đó, mà diện tích bảo đảm đủ nước tưới và tăng vụ rò rệt như HTX Phấn Vàng (Phú Lương) đưa từ 8,4ha diện tích được tưới nước năm 1960 lên 46,4ha năm 1970. Năm 1960, công cụ máy móc chưa có gì, đến năm 1970 bình quân các HTX đã có 3 máy phát điện, 7 máy đieren,5 máy bơm nước, 1 máy tuốt lúa, 2 máy bơm thuốc trừ sâu có động cơ, 16 máy xay sát, 1 công nông 7A, công cụ tăng 7,5 lần, trong đó cày cải tiến tăng 3,5 lần, xe cải tiến tăng 2,5 lần, cào cỏ 64A tăng 10 lần. Nhà kho, sân phơi tăng 212 lần. Đồng ruộng đang dần từng bước được cải tạo, có bờ vùng bờ thửa như Thùa Lâm, có hệ thống tiêu chua, chống lụt; HTX Tân Thái, Hà Thượng (Đại Từ ). Một số HTX bắt đầu xây dựng các vườn cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây chè, đa số tổng số vốn đầu tư tăng 2,2 lần 1970 so với năm 1960 [11].

Quan hệ sản xuất mới XHCN trong nông nghiệp tiếp tục được củng cố và hoàn thiện. Đến đầu năm 1970, toàn tỉnh đã có 868 HTX nông nghiệp (trong đó 90% là HTX bậc cao), thu hút 91% tổng số hộ, 89% tổng số diện tích đất canh tác vào làm ăn tập thể. Các HTX Thành Công (Hùng Sơn, Đại Từ), Tân Hương (Phổ Yên), Đại Đồng (thành phố Thái Nguyên), Tân Tiến (Định Hoá) có phương hướng sản xuất rò ràng, chú ý phát triển chăn nuôi, trồng cây công nghiệp và tổ chức nhiều ngành nghề khác. Cơ sở vật chất, kĩ thuật của HTX có mặt đã tăng từ 3 đến 5 lần so với năm 1964.

HTX luôn được củng cố và xây dựng, sản xuất nông nghiệp được chú trọng, nhưng đằng sau những con số trên thì thực tế sản xuất nông nghiệp


luôn không đáp ứng được yêu cầu của tỉnh. Là một tỉnh có khả năng dồi dào về nông, lâm nghiệp, tuy nhiên sản xuất lương thực vẫn luôn trong tình trạng không đáp ứng với nhu cầu của nhân dân trong tỉnh. So với 10 năm trước (1959) bình quân tổng sản lượng lúa hụt gần 12.000 tấn/năm. Hàng năm, phải xin Trung ương 5 đến 6.000 tấn lương thực, chưa kể xin trong kì giáp hạt, cũng chưa kể có năm (1968-1969) không hoàn thành nghĩa vụ lương thực- thực phẩm. Mức đóng góp thực phẩm cũng giảm từ 1.850 tấn lợn hơi (1965) xuống còn 1.100 tấn (năm 1969) [12]. Trong các HTX nông nghiệp, qua các đợt cải cách, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lí, nhưng cung cách làm ăn của nhiều HTX sau 10 năm (1960-1970) chưa có gì đổi mới, phương thức sản xuất vẫn độc canh, xã viên ít chăm lo làm giàu cho tập thể, thu nhập kinh tế gia đình vẫn gấp nhiều lần thu nhập trong HTX. Năm 1970, kiểm tra ở 45 HTX thì những tồn tại dẫn đến yếu kém trong hoạt động của HTX.

Việc để lại đất 5% cho xã viên ngày càng bị vi phạm nghiêm trọng, ở huyện Phú Bình, một số HTX để quá cao như HTX Bình Định để 5,9%, Nga My để 6,25%, Phố A đến 9,3%, Hồng Thái để 10,3% ... Lúc đầu, nhiều HTX để đúng quy định, sau một thời gian đã dùng nhiều hình thức làm tăng lên một cách bất hợp pháp như: Đổi mảnh nhỏ lấy mảnh lớn, có ít lấy nhiều, HTX tự ý chia thêm cho xã viên.

Ngày và giờ lao động làm cho tập thể rất thấp, năm 1970 là năm đầu thực hiện chính sách phân phối theo lao động đã có tác động lớn tới tinh thần lao động của cán bộ, đảng viên, xã viên, nhưng theo đánh giá bình quân chung cho lao động có nghĩa vụ trong các HTX mới đạt 172,2 ngày trời = 47% so với ngày trong năm và 226,1 ngày công điểm. Chỉ tiêu của Trung ương đề ra và nghị quyết triển khai 3 cuộc vận động lớn của Trung ương ở Thái Nguyên đề ra là (chỉ tiêu 250 ngày trời và 280 ngày công) và mỗi ngày làm việc 8 giờ. Nhưng trong thực tế qua kiểm tra, các HTX mới sử dụng mỗi


ngày 5 giờ hữu ích, lúc thời vụ khẩn trương đạt được 6 giờ đến 6giờ 30 bình quân là 5 giờ 30/ngày. Tuy nhiên, nguyên nhân là do sản xuất chưa phát triển toàn diện và mất cân đối giữa các ngành và ngay trong ngành trồng trọt chủ yếu vẫn độc canh lúa, chăn nuôi, ngành nghề phát triển chậm, quy mô nhỏ bé, nên không thu hút được hết khả năng lao động sẵn có của HTX. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính chất thời vụ nên lao động nông nghiệp dư thừa một cách tương đối, lúc thời vụ khẩn trương vẫn thiếu, lúc nhàn dỗi xã viên không có việc làm.

Từ việc định mức, xếp bậc và định tiêu chuẩn tính công chưa làm được nên tình trạng dong công, phóng điểm là rất phổ biến trong tất cả các HTX. Qua số liệu điều tra bình quân chung cho lao động có nghĩa vụ làm một ngày trong 5 giờ 30 được 12 điểm/ngày (172 công trời/226 công điểm). Dẫn đến một số nơi khoán không sát, 1 lao động làm bình quân 1 ngày 15 công (15 điểm), lao động trong tuổi thường phải nhận những việc nặng nhọc như làm thuỷ lợi, gánh phân, cày bừa..., bình quân nếu làm 8 giờ cũng đạt tới 20 công. Đặc biệt, HTX Quảng Cáo (Định Hoá), 1 lao động bình quân chung đạt tới 21 điểm, có HTX khoán vận chuyển một ngày 80 điểm, khoán chăn gà, lợn cho 1 lao động trong 5 tháng được 700 công như HTX Tân Thành...

Mặt khác phân bố ngày công cho các ngành nghề chưa hợp lý. Công ngành trồng trọt chiếm tới 88,4% so với công trực tiếp sản xuất trong khi lao động lại đầu tư cho trồng trọt chiếm tới 91,2%. Lẽ ra công phải tăng hơn để đi vào thâm canh tăng năng suất song điều kiện ngành nghề chưa phát triển. Ngành chăn nuôi mới đầu tư 0,79 lao động so với tổng số lao động nhưng công lại đầu tư tới 2,2%.

Việc sử dụng công lao động tình trạng chung phổ biến trong các HTX điều tra là bất cứ hoạt động gì cũng lấy công làm động lực thúc đẩy người lao động, và ngày công đó đều đưa vào công khác để ăn chia phân phối như: xã


viên đi tập quân sự, phục vụ chiến đấu là nghĩa vụ dân quân, nhưng HTX cũng tính bằng công, phục vụ cho các hội nghị của chính quyền, tập văn nghệ, đoàn thể, đi học văn hóa cũng tính công để HTX chịu, thậm chí đi hiếu hỷ đi đưa đám ma HTX cũng phải chi vào công. Từ đó cho thấy công trực tiếp cho sản xuất không nhiều, nhiều xã viên lao động trực tiếp phải bù vào công lao động cho những khâu không cần thiết và không thuộc phạm vi HTX chịu, do vậy giá trị ngày công càng thấp. Bên cạnh đó, còn hiện tượng HTX quản lý không chặt tuỳ tiện trả công sai nguyên tắc.

Trong định mức công việc, các HTX xây dựng không sát với thực tế. Việc định mức, xếp bậc và định tiêu chuẩn tính công đòi hỏi phải chi tiết, cụ thể và thực tế công việc, song một số HTX hết sức tuỳ tiện, phần lớn dựa vào kinh nghiệm đại khái của Ban Quản trị, đội trưởng để lập kế hoạch “ang áng” giao gộp cho các đội; ít quan tâm đến việc dễ, việc khó, ruộng xa, ruộng gần, mức độ nặng nhọc, yêu cầu kỹ thuật, chất đất... của từng khâu công việc để xếp bậc cho thích hợp. Mặt khác, xã viên thường không được đóng góp ý kiến nên không có sự thống nhất, dẫn đến khi thực hiện chênh lệch giữa định mức và công điểm, giữa các đội trong nông nghiệp và giữa các đội trong ngành nghề nên đang gây ra sự tranh giành, chọn lựa công việc giữa các xã viên.

Nguyên nhân trên cũng một phần do trình độ cán bộ non yếu, ngại khó, trong khi công việc phức tạp đòi hỏi phải thực hiện có khoa học. Trên thực tế mức lao động sát đúng thì cán bộ quản trị đến cán bộ đội phải rất vất vả tính toán công điểm, phải thường xuyên kiểm tra khối lượng chất lượng công việc. Từ đó, trong các HTX đưa ra nhiều cách khoán khác nhau giữa các HTX đang làm cho các HTX ba khoán không có nội dung.

Việc thực hiện công tác 3 khoán nhằm củng cố quan hệ sản xuất và phát triển sản xuất. Trong đó, những văn bản của tỉnh và của Ban Nông nghiệp tỉnh, cơ quan hướng dẫn thực hiện quản lý lao động đều đã có hướng


dẫn cụ thể các HTX thực hiện chế độ ba khoán và thưởng phạt. Song trên thực tế riêng cách khoán và cách thưởng 3 khoán trong các HTX cũng ở nhiều dạng, nhiều hình thức khác nhau trái với những nguyên tắc chế độ quản lý của Trung ương như: Phần lớn các HTX khi thực hiện khoán sản phẩm, thì thực chất là khoán trắng cho đội sản xuất, các HTX này chủ yếu ở hai huyện Đại Từ và Phổ Yên. Còn các HTX khoán sản phẩm, ngay cách khoán sản phẩm này có nhiều hình thức khác nhau. Phổ biến nhất là HTX giao khoán cho các đội về diện tích chi phí vật tư và công điểm, HTX lấy tạ sản phẩm làm tiêu chuẩn để thanh toán, mặc cho các đội tự chi phí, như HTX Phú Xuyên lại giao cho các đội sản lượng và công điểm, còn chi phí theo thực chi, nhưng khi thanh toán đội nào có năng suất cao thì được thưởng mà không có phạt, nhưng thực chất là đã thưởng và phạt 100% (phạt là đội đó đã sử dụng quá mức chi phí và công điểm, thưởng nếu đội đó không sử dụng hết công điểm và chi phí).

Ngoài ra còn nhiều hình thức khoán khác nhau như: Khoán việc, làm công nhật, khoán theo diện tích. Điển hình như HTX Thùa Lâm, khoán sào, khoán điểm, lao động dưới tuổi kém hơn lao động trong tuổi tính nửa điểm, do đó vụ đông xuân 1970-1971 xuất hiện tình trạng lúa để chín rũ ngoài đồng trẻ em đi gặt tính công còn người lớn chạy theo khoán lạc cho hộ.

Tháng 1/1970 Ban Chấp hành Tỉnh uỷ đã ra Thông tri 284-TT/BT hướng dẫn cho các địa phương thi hành Thông tri 224 của Ban bí thư về sửa chữa sai lầm 3 khoán cho hộ. Nhưng tình hình tiếp tục vi phạm 3 khoán cho hộ khá nghiêm trọng ở nhiều hình thức khác nhau và tập trung vào các huyện vùng trung du. Các HTX điều tra có 4 hình thức khoán hộ là: Khoán lúa, khoán mầu, khoán cây công nghiệp cho hộ và khoán chăn nuôi, dưới các hình thức khoán này, các xã viên được lợi trong khi HTX gần như bị chiếm dụng vốn. Tình trạng kinh tế phụ lấn át ruộng đất của kinh tế tập thể đang phổ biến

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 21/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí