Dự Án Bot Và Ppi 7 Ở Các Nước Đang Phát Triển Trong Giai Đoạn 1990-2006 (Tỷ Đô La Mỹ) 8

đang phát triển thì giải quyết được những eo hẹp về nguồn vốn, kinh nghiệm và nguồn lực dồi dào.

- Pháp luật về hợp đồng BOT đã trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển. Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị định điều chỉnh hợp đồng BOT như Nghị định 87/CP năm 1993, Nghị định 77/1997/NĐ-CP, Nghị định 62/1998/NĐ-CP, Nghị định 02/1999/NĐ-CP, Nghị định 78/2007/NĐ-CP, Nghị định 108/2009/NĐ-CP. Các quy định về pháp luật hợp đồng BOT ngày càng phát triển và cụ thể hơn. Có thể nói, hợp đồng BOT là một trong số ít các hợp đồng mà Nhà nước mất rất nhiều công sức để nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện hóa. Sự phát triển của hợp đồng BOT đã cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng BOT nói riêng. Chính vì vậy, khi tham gia vào hợp đồng BOT, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an tâm hơn so với các hợp đồng khác vì các quy định về hợp đồng BOT đã khá cụ thể và chi tiết.

1.3.2 Nhược điểm của hợp đồng BOT

- Việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu, quy trình chọn nhà thầu đối với dự án BOT rất khắt khe cả về quy trình kỹ thuật lẫn khả năng tài chính của nhà đầu tư tham gia dự thầu. Chính vì vậy, điều này ít nhiều trở thành trở ngại đối với nhà đầu tư.

- Nhược điểm thứ hai của hợp đồng BOT thể hiện ở chỗ hợp đồng BOT có nguồn vốn rất lớn, trong khi việc xác định giá kinh doanh phải được dự trù ngay khi nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu. Trong khi, tỉ lệ lạm phát, giá cả thị thường tại nước ta leo thang với tốc độ chóng mặt. Việc xác định trước phương án kinh doanh đối với nhà đầu tư đôi khi cũng trở thành rủi ro tài chính đối các nhà đầu tư trong các dự án BOT, đôi khi nó trở thành trở ngại cho nhà đầu tư khi tham gia đàm phán ký kết hợp đồng.

- Các công trình, cơ sở hạ tầng vốn dựa chủ yếu vào ngân sách Nhà nước nay thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT sẽ giám bớt chi tiêu của ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, việc giảm bớt chi của ngân sách Nhà nước lại đi kèm với việc giảm trách nhiệm của Nhà nước đối với việc thực hiện dự án, chất lượng công trình. Trong khi các dự án khác thực hiện toàn bộ trên nguồn vốn của Nhà nước thì sẽ có sự tham gia một cách sát sao từ phía Nhà nước. Điều này dẫn đến việc kiểm soát của Nhà nước đối với các dự án BOT phần nào bị hờ hững, thờ ơ.

- Hợp đồng BOT rất phức tạp cả trên khía cạnh tài chính lẫn luật pháp. Vì vậy, để thành công đối với dự án BOT đòi hỏi phải có sự ổn định, thống nhất của các quy định pháp luật về hợp đồng BOT. Thực tiễn cho thấy còn nhiều quy định chồng chéo giữa các văn bản pháp luật quy định về hợp đồng BOT, gây trở ngại, khó khăn cho nhà đầu tư.

- Nhược điểm thứ năm đối với hợp đồng BOT nằm ở chỗ chi phí để nhà đầu tư bỏ ra để nghiên cứu dự án, hoàn thành hồ sơ tham gia dự thầu khá lớn. Chính vì vậy, khi nhà đầu tư không được lựa chọn làm đối tác đàm phán ký kết trong hợp đồng BOT thì họ phải mất hết số chi phí này, dẫn đến rủi ro tài chính cho nhà đầu tư.

1.4. Vai trò của hợp đồng BOT

Quan điểm chung của các nước trên thế giới đó là việc phát triển đất nước luôn phụ thuộc vào việc phát triển cơ sở hạ tầng của nước đó. Mặc dù nhu cầu về cơ sở hạ tầng của mỗi nước là khác nhau, chẳng hạn với những nước nghèo nhu cầu về cơ sở hạ tầng là việc xây dựng mới các tiện ích phục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

vụ lợi ích công cộng thì với những nước giàu nhu cầu đối với cơ sở hạ tầng là việc mở rộng, nâng cấp hoặc nâng cao chất lượng dịch vụ đối với các cơ sở hạ tầng, nhưng đối với mọi nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhu cầu về cơ sở hạ tầng là tất yếu. Ngày nay, trên thế giới số


Hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 4

dự án được đầu tư theo hình thức PPP nói chung và hình thức BOT nói riêng ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng.


160

140

120

Dự án PPI

Dự án BOT

100

80

60

40

20

1990

1992

1994

1996

1998

2000

2002

2004

2006

0


Biểu đồ 1.1: Dự án BOT và PPI7 ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 1990-2006 (tỷ đô la Mỹ)8


400

350

300

Dự án PPI

Dự án BOT

250

200

150

100

50

1990

1992

1994

1996

1998

2000

2002

2004

2006

0


Biểu đồ 1.2: Số dự án BOT và PPI tại các nước đang phát triển trong giai đoạn 1990-20069


7 PPI viết tắt tiếng anh của ba từ private-public-investment, là hình thức đầu tư kết hợp nguồn vốn của Nhà nước và tư nhân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

8 9 Nguồn: World Bank (2008), PPI database-BOT investment are combined of concession and greenfield projects.

Qua hai biểu đồ ta thấy số lượng các hợp đồng BOT và giá trị của các hợp đồng BOT đã đạt được mức tăng trưởng cao tại các nước đang phát triển trên thế giới trong giai đoạn 1990-2006. Việt Nam cũng là một trong các nước đang phát triển, mặc dù hình thức hợp đồng BOT xuất hiện tại Việt Nam khá muộn nhưng từ khi xuất hiện, hình thức đầu tư theo hình thức BOT đã khẳng định được vai trò trên khía cạnh kinh tế, và khía cạnh xã hội.

1.4.1 Vai trò của hợp đồng BOT trên khía cạnh kinh tế

BOT có vai trò rất lớn trên khía cạnh kinh tế. Cụ thể, việc sử dụng nguồn tài chính từ khu vực tư nhân để tài trợ cho các dự án BOT đã cải thiện đáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước, cải thiện an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Vai trò của hợp đồng BOT trên khía cạnh kinh tế có thể kể đến như: giảm sức ép về vốn đầu tư cho Ngân sách Nhà nước; phát huy năng lực của mọi thành phần kinh tế trong nước; xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.

(*) Giảm sức ép về vốn đầu tư cho Ngân sách Nhà nước

Có thể nói, phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là đối với những nước có cơ sở hạ tầng kém như Việt Nam. Nhưng việc phát triển cơ sở hạ tầng này lại không hề đơn giản chút nào vì vốn đầu tư cho việc này thường là rất lớn và thời gian thu hồi vốn đối với các công trình lớn có thể lên đến hàng chục năm, đấy là chưa nói đến việc sinh lợi của dự án. Đối với một nước có nguồn vốn ngân sách luôn trong tình trạng khó khăn như nước ta, vốn cho việc bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng vẫn thiếu chứ chưa nói gì đến vốn để xây dựng những công trình mới. Điều này khiến cho các dự án cơ sở hạ tầng có nguồn tài trợ từ Ngân sách Nhà nước phải xếp hàng chờ tới lượt. Giữa lúc đó, các dự án đầu tư theo hình thức BOT được xem là một trong những biện pháp hàng đầu nhằm huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, nếu không ngân sách Nhà nước không thể lấy đâu ra số vốn đầu tư khổng lồ cho những công

trình đó. Trên thế giới, nguồn vốn tài trợ cho các siêu dự án cũng không thể tài trợ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, kể cả các nước phát triển như Anh,Úc,Mỹ... hay các nước đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc… Có thể lấy ví dụ các siêu dự án được thực hiện theo hình thức BOT như đường hầm Sydney (Úc)10dài 2,3 km có tổng số vốn đầu tư khổng lồ 550 triệu USD, hay dự án đường cao tốc Bắc-Nam11 của Malaixia có tổng số vốn đầu tư là

1.8 tỷ USD và một trong những dự án lớn nhất là dự án đường hầm qua eo biển Anh-Pháp12 có tổng số vốn đầu tư lên tới 9.2 tỷ USD. Với hình thức đầu tư BOT, Chính Phủ có thể huy động được được vốn từ các thành phần kinh tế trong nước cũng như vốn từ các tổ chức nước ngoài, bù lại Chính Phủ có những chính sách ưu đãi dành cho chủ đầu tư để dự án có thể thu hồi vốn nhanh và thu lợi nhuận cao. Trong thực tế, nguồn vốn chủ yếu được sử dụng để thực hiện dự án là vốn vay ngân hàng (có thể chiếm 80 đến 90% vốn đầu tư dự án BOT. Ví dụ dự án đường hầm qua eo biển Anh-Pháp có tổng số vốn đầu tư 9.2 tỷ USD với vốn vay ngân hàng hơn 7.4 tỷ USD.

Như vậy thông qua hình thức đầu tư BOT, ngân sách Nhà nước sẽ được giảm áp lực về vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, dành vốn đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết khác trong xã hội.

(*) Phát huy năng lực của mọi thành phần kinh tế trong nước

Mỗi thành phần kinh tế trong nước đều có những ưu thế nhất định về vốn, trình độ khoa học kỹ thuật, năng lực quản lý. Chính vì vậy Nhà nước cần quan tâm và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Bằng hình thức đầu tư BOT, các doanh nghiệp, cá nhân sẽ dựa trên khả năng vốn cũng như kinh nghiệm, kỹ


10 http://www.kumagaigumi.co.jp/english/tech/bot.html

11 http://en.wikipedia.org/wiki/Malaysian_Expressway_System

12 http://vi.wikipedia.org/wiki/Đường_hầm_eo_biển_Manche

thuật, quản lý của mình để tìm, lập và xin phép thực hiện dự án BOT. Điềunày là hết sức cần thiết vì số vốn nhàn rỗi trong dân chúng ở nước ta là rất lớn. Nếu số vốn này được sử dụng vào việc phát triển kinh doanh thì nền kinh tế nước ta sẽ có những bước phát triển đáng kể. Hơn nữa, rất nhiều doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là các Tổng công ty lớn, có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, có nhiều kinh nghiệm cũng như các phương tiện máy móc, thiết bị hiện đại có khả năng tham gia thực hiện những dự án của đất nước. Và chỉ có thông qua việc thực hiện những dự án BOT, các doanh nghiệp trên mới tận dụng, phát huy được năng lực sẵn có của mình, đồng thời lại có thể nâng cao được trình độ kỹ thuật, trình độ tay nghề cũng như trình độ về quản lý của cán bộ công nhân viên doanh nghiệp mình.

(*) Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng

Mục tiêu đầu tiên của hình thức BOT chính là xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời giảm thiểu thâm hụt đối với ngân sách Nhà nước. Thực tế cho thấy tình trạng nguồn vốn Nhà nước chủ yếu từ nguồn thuế không đủ tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đã trì hoãn các dự án. Một số dự án của khu vực Nhà nước không thu được lợi ích mong muốn do chi phí cao quá mức và gặp phải các vấn đề chất lượng và bảo dưỡng. Các dự án BOT khi được hoàn thành sẽ đóng góp vào việc mở rộng và nâng cấp hệ thống đường bộ, sân bay, bến cảng, đường sắt cũng như hệ thống cấp thoát nước và cung cấp điện cho nền kinh tế. Đây là những lĩnh vực hết sức quan trọng đối với nền kinh tế vì nó thể hiện trình độ phát triển của mỗi quốc gia, thể hiện nỗ lực của quốc gia trong công cuộc hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Thông qua hình thức BOT, Nhà nước vừa không phải cấp vồn đầu tư, mà vừa xây dựng được cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế và sau một khoảng thời gian nhất định thì được chuyển giao không bồi hoàn để tiếp tục quản lý và sử dụng.

1.4.2 Vai trò của hợp đồng BOT xét trên khía cạnh xã hội‌

Bên cạnh vai trò trên khía cạnh kinh tế, hợp đồng BOT còn có vai trò trên khía cạnh xã hội. Vai trò xã hội của hợp đồng BOT có thể kể ra là: nâng cao đời sống cho người dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện môi trường sản xuất và đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

(*) Nâng cao đời sống cho người dân

Việc ngày càng có nhiều hợp đồng BOT đồng nghĩa với việc cơ sở hạ tầng sẽ ngày càng được cải thiện. Điều này sẽ giúp nâng cao mức sống cho người dân, làm giảm chi phí cho người tiêu dùng, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với tiến bộ khoa học kỹ thuật, các cơ sở hạ tầng hiện đại với tiêu chuẩn thế giới. Đồng thời, việc tiếp cận các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiện đại và tiên tiến đã trực tiếp cải thiện ngành y tế, giáo dục, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em đối với các dịch bệnh. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống của người dân sẽ được nâng cao, nhất là với nước có tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người thấp như nước ta hiện nay.

(*) Tạo công ăn việc làm cho người lao động

Đối với những nước có lực lượng lao động dồi dào như nước ta thì làm sao để giải quyết được công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp luôn là vấn đề Nhà nước ưu tiên hàng đầu. Một trong những biện pháp có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trên là khuyến khích, phát triển các dự án đầu tư theo hình thức BOT trong nước. Việc thực hiện dự án BOT không những giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho doanh nghiệp của chủ đầu tư mà còn tạo việc làm cho nhân dân địa phương nơi dự án được thực hiện. Như vậy, có thể nói hình thức đầu tư BOT là một hình thức đầu tư có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong tình trạng dư thừa lao động như nước ta hiện nay

(*) Cải thiện môi trường sản xuất và đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương

Một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài ít đầu tư vào Việt Nam là môi trường đầu tư ở Việt Nam không được hấp dẫn so với nhiều nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới, đặc biệt là điều kiện về cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, việc thực hiện các dự án BOT sẽ giúp cho việc nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường sản xuất đầu tư, tạo điều kiện thu hút hơn nữa đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Hơn nữa, các dự án BOT sẽ có những tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của địa phương nơi dự án được thực hiện, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn so với các vùng khác, làm tăng thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời còn góp phần làm tăng tổng giá trị sản xuất của địa phương, tạo điều kiện phát triển sản xuất cho các thành phần kinh tế địa phương.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí