Hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

HỢP ĐỒNG BOT (XÂY DỰNG – KINH DOANH – CHUYỂN GIAO) THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện : Vũ Trường Thọ

Lớp : Luật KDQT - Khóa 46 Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Minh Hằng


Hà Nội, 2011


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản trị kinh doanh đã nhiệt tình dạy dỗ và cung cấp cho tác giả những kiến thức cần thiết và bổ ích trong quá trình học tập tại trường Đại học Ngoại thương.

Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Minh Hằng- giảng viên Trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp.

Dù đã có nhiều rất cố gắng, song khoá luận không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn từ các thầy, cô giáo, và bạn đọc.


Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2011

Tác giả Vũ Trường Thọ

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG BOT 4

1.1 Khái niệm hợp đồng BOT 4

1.1.1 Khái niệm hợp đồng BOT trên thế giới 4

1.1.1.1 Nguồn gốc của hợp đồng BOT 4

1.1.1.2 Định nghĩa hợp đồng BOT 7

1.1.2 Khái niệm hợp đồng BOT tại Việt Nam 9

1.1.2.1 Nguồn gốc hợp đồng BOT 9

1.1.2.2.Định nghĩa hợp đồng BOT 10

1.2. Đặc điểm của hợp đồng BOT 12

1.2.1 Hợp đồng BOT mang các đặc điểm của hợp đồng thương mại 12

1.2.2 Điểm đặc thù của hợp đồng BOT 14

1.2.3 So sánh hợp đồng BOT với một số loại hợp đồng tương tự 15

1.3 Ưu và nhược điểm của hợp đồng BOT 16

1.3.1 Ưu điểm của hợp đồng BOT 16

1.3.2 Nhược điểm của hợp đồng BOT 18

1.4. Vai trò của hợp đồng BOT 19

1.4.1 Vai trò của hợp đồng BOT trên khía cạnh kinh tế 21

1.4.2 Vai trò của hợp đồng BOT xét trên khía cạnh xã hội 24

CHƯƠNG 2:CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG BOT 26

2.1. Tiến trình phát triển của pháp luật về hợp đồng BOT tại VN 26

2.1.1. Pháp luật về hợp đồng BOT áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài . 28

2.1.2. Pháp luật về hợp đồng BOT áp dụng cho nhà đầu tư trong nước . 29

2.1.3. Giai đoạn pháp luật về hợp đồng BOT áp dụng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài 29

2.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng BOT theo quy định của pháp luật Việt Nam 30

2.3 Các quy định về tài chính và biện pháp bảo đảm đầu tư 42

2.3.1 Các quy định về tài chính 42

2.3.1.1 Nguồn vốn thực hiện hợp đồng BOT 42

2.3.1.2 Các ưu đãi tài chính áp dụng đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án 44

2.3.2 Các biện pháp bảo đảm đầu tư 46

2.3.2.1 Bảo lãnh nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án 46

2.3.2.2 Bảo đảm quyền mua ngoại tệ 47

2.3.2.3 Bảo đảm cung cấp các dịch vụ công cộng 48

2.3.2.4 Bảo đảm về vốn và tài sản của nhà đầu tư 48

2.4 Trình tự giao kết hợp đồng BOT 49

2.4.1 Lựa chọn nhà đầu tư 49

2.4.2 Đàm phán đi đến ký tắt trong hợp đồng dự án và các hợp đồng khác liên quan 54

2.4.3. Thẩm tra hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đầu tư và đi đến kí kết chính thức cho hợp đồng dự án và các hợp đồng liên quan 55

2.5 Thực hiện, chuyển giao và chấm dứt hợp đồng dự án 56

2.5.1 Thực hiện hợp đồng dự án 56

2.5.2 Chuyển giao và chấm dứt hợp đồng dự án 57

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BOT 59

3.1 Cơ sở và phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT tại Việt Nam 59

3.1.1 Đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng BOT tại Việt Nam 59

3.1.1.1 Những thành công 59

3.1.1.2 Những hạn chế còn tồn tại 60

3.1.2 Đánh giá thực trạng về việc giao kết và thực hiện hợp đồng BOT tại Việt Nam 61

3.1.2.1 Những thành tựu đạt được trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng BOT tại Việt Nam 61

3.1.2.2 Những khó khăn gặp phải trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng BOT tại Việt Nam 67

3.1.3 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT 73

3.2 Một số kiến nghị và giải pháp 74

3.2.1 Giải pháp đối với Nhà nước nhằm hoàn thiện Pháp luật về hợp đồng BOT 74

3.2.1.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về trình tự giao kết hợp đồng BOT 74

3.2.1.2 Hoàn thiện ưu đãi đầu tư đối với hợp đồng BOT 77

3.2.1.3 Các giải pháp khác 78

3.2.2 Giải pháp đối với nhà đầu tư 85

3.2.2.1 Nghiên cứu kỹ về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiến độ của hợp đồng dự án 86

3.2.2.2 Tìm hiểu rõ pháp luật về hợp đồng BOT nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý khi thực hiện hợp đồng BOT 87

3.2.2.3 Nghiên cứu kỹ khả năng thu hồi vốn và khả năng sinh lời của hợp đồng dự án 88

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

DANH MỤC BẢNG, BIỂU


BẢNG


Bảng 3.1: Danh sách các dự án cơ sở hạ tầng giao thông kêu gọi dự án BOT giai đoạn 2006-2010 63


BIỂU

Biểu đồ 1.1: Dự án BOT và PPI ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 1990- 2006(tỷ đô la Mỹ) 20

Biểu đồ 1.2: Số dự án BOT và PPI tại các nước đang phát triển trong giai đoạn 1990-2006 20

Biểu đồ 2.1: Tiến trình phát triển của quy định pháp luật về hợp đồng BOT 27


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CP

Chính Phủ

BKH&ĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nghị định

TT

Thông tư

TCTXD

Tổng công ty xây dựng

BOT

Hợp đồng xây dựng, kinh doanh chuyển giao

BTO

Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh

BT

Hợp đồng xây dựng, chuyển giao

BTO

Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh

BOOT

Hợp đồng xây dựng, sở hữu, kinh doanh, chuyển giao

BTO

Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh

BRT

Hợp đồng xây dựng, cho thuê, chuyển giao

ROT

Hợp đồng cải tạo, hoạt động, chuyển giao

ROO

Hợp đồng cải tạo, sở hữu, kinh doanh

UBND

Ủy Ban Nhân dân

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 1

LỜI MỞ ĐẦU‌


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới hiện nay, việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại là một xu thế tất yếu và khách quan. Đây là quá trình khai thác các nguồn lực phát triển bên ngoài để phát huy nội lực của nền kinh tế quốc gia. Quá trình này đòi hỏi tất cả các nước phải nỗ lực xây dựng những nền tảng căn bản phục vụ cho quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Một trong những cơ sở căn bản đó là một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, không chỉ phục vụ cho hoạt động thương mại trong nước mà còn phục vụ cho quá trình tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản bao gồm các lĩnh vực: viễn thông, năng lượng, giao thông vận tải và cấp nước…

Việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đặt ra rất nhiều khó khăn đối với các quốc gia đang phát triển. Thứ nhất, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn vì trên thực tế các dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi một khối lượng vốn khổng lồ mà nguồn vốn ngân sách Nhà nước của các quốc gia thường không đủ để đáp ứng. Thứ hai, các quốc gia đang phát triển khó khăn về trình độ chuyên môn, năng lực xây dựng, vận hành, khai thác, bảo trì và quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng. Để giải quyết những khó khăn này, cần phải có sự tham gia của khu vực tư nhân cả trong nước và quốc tế vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông qua sự tham gia này Nhà nước sẽ tận dụng nguồn tài chính khổng lồ cũng như năng lực quản lý trình độ chuyên môn kỹ thuật của khu vực tư nhân thông thường cao hơn của khu vực Nhà nước. Tuy nhiên, mục tiêu theo đuổi của khu vực tư nhân chủ yếu là lợi nhuận. Để đảm bảo sự quản lý của Nhà nước đối với các dự án cơ sở hạ tầng, để đảm bảo các cơ sở hạ tầng đó phục vụ cho lợi ích của cộng đồng, lợi ích kinh tế và đảm bảo chủ quyền quốc gia, đồng thời vẫn khuyến khích được khu vực tư nhân tham gia

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí