Chủ Thể Và Những Người Liên Quan Trong Hợp Đồng.

quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia bảo hiểm, được ghi nhận và

điều chỉnh tương đối đầy đủ thông qua 46 Điều của Chế định Hợp đồng bảo hiểm tại Chương II, Luật KDBH.

Ngoài các qui định chung về Hợp đồng bảo hiểm, Luật KDBH đã có các qui định điều chỉnh cụ thể từng loại Hợp đồng bảo hiểm theo đối tượng bảo hiểm là con người, tài sản hay trách nhiệm dân sự. Thông qua đó, Luật đã pháp

điển hoá nhiều thuật ngữ, khái niệm đặc thù được sử dụng trong kỹ thuật bảo hiểm. Đặc biệt là các nguyên tắc đặc thù trong Hợp đồng bảo hiểm tài sản, như nguyên tắc xác định số tiền bảo hiểm, nguyên tắc bồi thường/ trả tiền bảo hiểm, và các qui định đặc thù về bảo hiểm trùng, chuyển quyền truy đòi người thứ ba gây thiệt trong bảo hiểm tài sản.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một trong những loại quan hệ thường có yếu tố nước ngoài, luôn đòi hỏi tính hội nhập và tương đồng quốc tế thông qua các hoạt động Tái bảo hiểm và hợp tác quốc tế, vì vậy, sự xung đột pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và Hợp đồng bảo hiểm giữa các quốc gia khác nhau là không thể tránh khỏi. Hợp đồng bảo hiểm không thể chỉ mang tính chất đối nội trong một quốc gia, mà nó đòi hỏi phải có sự giao lưu, tương đồng nhất định đối với các vấn đề mà các quốc gia trên thế giới ghi nhận. Đặc biệt, đối với Hợp

đồng bảo hiểm tài sản, chịu sự điều chỉnh đan xen của nhiều văn bản pháp luật. Ngoài qui định về bảo hiểm tài sản trong Luật KDBH và các qui định chung về pháp luật HĐKT dân sự, Hợp đồng bảo hiểm tài sản còn chịu sự điều chỉnh và bị chi phối bởi pháp luật quốc tế và tập quán bảo hiểm quốc tế.

Các đối tượng tài sản bảo hiểm trong bảo hiểm hàng không, bảo hiểm dầu khí, luôn có quan hệ mật thiết và chịu ảnh hưởng sâu sắc của thị trường bảo hiểm quốc tế. Đặc biệt là các đối tượng tài sản trong bảo hiểm hàng hải (như hàng hoá và thân tàu biển, cước phí vận chuyển ...) luôn được tiến hành trên bình diện quốc tế, đương đầu với các thị trường mở, các qui định của pháp luật đòi hỏi tính mềm dẻo và không bị khép lại trong một phạm vi cứng nhắc, nên để các bên các bên có khả năng tự phân sử hoặc tự do thoả hiệp. Các nguyên tắc và nội dung cơ bản của các điều khoản bảo hiểm luôn bị chi phối bởi luật pháp và tập quán hàng hải, thương mại quốc tế, được thực hiện theo những mẫu đơn bảo hiểm tiêu chuẩn đã thừa nhận và áp dụng rộng rãi trên thị trường bảo hiểm quốc tế, điển

hình là việc áp dụng Luật hàng hải Anh 1906 và các bộ điều khoản bảo hiểm hàng hoá của Anh ICC 1/1/1963 và ICC 1/1/ 1982 đối với bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu; cũng như việc áp dụng các điều khoản bảo hiểm thân tàu của Hiệp hội bảo hiểm Luân đôn ITC 1/10/1983.

Ngoài ra, cũng cần khẳng định rằng các qui định của luật thực định trong nước điều chỉnh về Hợp đồng bảo hiểm hàng hải không thể không tôn trọng hay bỏ qua sự ảnh hưởng và chi phối của tập quán thương mại quốc tế đối với quan hệ mua bán, vận chuyển, giao nhận và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Điển hình là các điều kiện thương mại quốc tế ICOTERMS 1990 của Phòng Thương mại Quốc tế, điều chỉnh ba hợp đồng tách bạch ( hợp đồng bán hàng; hợp đồng vận chuyển; và Hợp đồng bảo hiểm ) nhưng không thể tách rời, liên quan đến việc đóng góp vào việc thực hiện duy nhất và cùng một mục tiêu là giao hàng hoá đến nơi nhận tận tay người mua. Ba hợp đồng này mặc dù độc lập nhưng không thể tách rời, bởi vì chúng bổ sung cho nhau, cùng tạo thành một chỗ dựa pháp lý không thể thiếu được cho việc thực hiện mọi hoạt động thương mại, từ bán đến xuất khẩu hàng hoá. Các hợp đồng này không thể thay thế được cho nhau, nhưng nếu bỏ đi một hợp đồng sẽ làm hại đến cân bằng tổng thể đang tồn tại giữa chúng. Vì vậy, bảo hiểm hàng hải, hay bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu không chỉ là đối tuợng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, mà nó còn là một phương tiện tín dụng và là một phương tiện của ngành ngoại thương. Một ngân hàng không thể chấp thuận trước cho bên mua nếu như không nắm được các chứng từ có thể thương lượng được, đó là một vận đơn vận chuyển đường biển và một bằng chứng về một Hợp đồng bảo hiểm. Tín dụng thư được mở phải

được điều hoà bằng sự tồn tại của một Hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Các điều kiện thương mại này thể hiện là các hợp đồng mẫu trong mua bán hàng hoá quốc tế, qui định quyền lợi và trách nhiệm của các bên, thời điểm chuyển giao ruỉ ro, chuyển giao trách nhiệm liên quan đến hàng hoá, mà kéo theo đó là trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hoá, các nguyên tắc tiếp nhận một quyền lợi bảo hiểm liên quan đến hàng hoá, nguyên tắc ký phát đơn bảo hiểm, chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm... được thực hiện theo tập quán, tương tự như đối với Vận đơn hàng hải. Chẳng hạn trong mua bán hàng hoá với điều kiện CIF ( Cost, Insurance and Freight ), thì người bán hàng phải mua bảo hiểm với Đơn bảo hiểm mang tên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

mình (hay tên của đại lý hay môi giới của người bán), đơn bảo hiểm được chuyển nhượng bằng cách ký hậu để trống, sau đó được chuyển cho ngân hàng cùng với các tài liệu về chủ quyền hàng hoá, và khi bộ chứng từ này được rút ra bởi người mua hàng tại nơi hàng đến - người này sẽ ký tên vào Đơn bảo hiểm với tư cách là người được chuyển nhượng, có toàn quyền khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm. Những đặc thù này, về nguyên tắc đã được ghi nhận và chịu sự điều chỉnh của BLHH Việt nam. Như vậy, pháp luật và tập quán bảo hiểm, thương mại quốc tế...cùng song hành tồn tại đồng thời với các qui định pháp luật bảo hiểm trong nước điều chỉnh các vấn đề có liên quan về bảo hiểm tài sản trong các lĩnh vực bảo hiểm khác nhau, hàng hải và phi hàng hải.

Những nội dung trên cho thấy tính phức tạp và sự phong phú của nguồn các văn bản pháp luật cũng như tập quán thương mại hàng hải, tập quán bảo hiểm quốc tế có liên quan điều chỉnh về Hợp đồng bảo hiểm tài sản. Việc cho phép các bên trong quan hệ Hợp đồng bảo hiểm có thể thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt nam, cũng như lựa chọn luật áp dụng hay cơ quan giải quyết tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm là trọng tài hay toà án nước ngoài...không chỉ là những nguyên tắc được ghi nhận trong BLDS, mà đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 5 và Điều 242 BLHH, cũng như đã

Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 4

được qui định rõ tại Điều 2 Luật KDBH. Đồng thời, với tư cách là Luật chuyên ngành về kinh doanh bảo hiểm, Điều 12 Luật KDBH cũng đã giới hạn phạm vi

điều chỉnh của Chế định Hợp đồng bảo hiểm trong Luật chỉ được áp dụng đối với những vấn đề liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm hàng hải mà BLHH không qui

định; và những vấn đề liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm nếu không được qui

định trong Luật KDBH, sẽ áp dụng các qui định của BLDS và các qui định của pháp luật khác có liên quan để điều chỉnh.

Hiện nay, cùng với các qui định về Hợp đồng bảo hiểm trong BLDS, BLHH, các qui định pháp luật chung về HĐKT, HĐDS có liên quan và các qui

định đặc thù chung về Hợp đồng bảo hiểm, cũng như các qui định đặc thù về từng loại Hợp đồng bảo hiểm trong Luật KDBH đã hình thành khung pháp luật tương đối đầy đủ điều chỉnh về Hợp đồng bảo hiểm, Hợp đồng bảo hiểm tài sản,

đảm bảo quan hệ và quyền lợi bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ Hợp

đồng bảo hiểm.


Chương II‌‌

Thực trạng pháp luật về Hợp đồng bảo hiểm tài sản


2.1. Chủ thể và những người liên quan trong hợp đồng.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản được thiết lập giữa bên bảo hiểm và Bên mua bảo hiểm.

2.1.1. Doanh nghiệp bảo hiểm:

Là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo qui định của Luật KDBH. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể được thành lập dưới các hình thức: Doanh nghiệp Nhà nước; Công ty cổ phần; tổ chức bảo hiểm tương hỗ; Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài [4; Điều 59]. Kinh doanh bảo hiểm là loại hình kinh doanh có điều kiện, do đó các Doanh nghiệp bảo hiểm đều do Bộ Tài chính cấp phép thành lập và hoạt động [4, Điều 62].

Để trở thành một bên trong quan hệ Hợp đồng bảo hiểm tài sản, Doanh nghiệp bảo hiểm phải được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm tài sản.

2.1.2. Bên mua bảo hiểm.

Theo qui định của Khoản 6 Điều 3 Luật KDBH, Bên mua bảo hiểm là tổ chức, các nhân giao kết Hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm và người thụ hưởng. Thông thường, trong bảo hiểm tài sản, chủ thể Bên mua bảo hiểm có thể là cá nhân, hoặc tổ chức thực hiện việc yêu cầu bảo hiểm, ký kết hợp

đồng và trả phí bảo hiểm, đồng thời họ cũng chính là Người được bảo hiểm - là nguời có tài sản là đối tượng bảo hiểm.

Mặc dù, Luật KDBH không sử dụng thuật ngữ " Người thụ hưởng" quyền lợi bảo hiểm trong Hợp đồng bảo hiểm tài sản (mà chỉ được sử dụng trong bảo hiểm con người theo qui định của Điều 3.8 Luật KDBH). Tuy nhiên, trong Hợp

đồng bảo hiểm tài sản, thực tế cũng tồn tại một chủ thể khác (không phải là Bên mua bảo hiểm hay người được bảo hiểm), được chỉ định để hưởng quyền lợi bảo hiểm. Chẳng hạn, ngân hàng cho vay vốn để mua sắm tài sản, thiết bị sản xuất, thường yêu cầu người đi vay mua bảo hiểm cho tài sản đó để bảo toàn vốn vay,

và chỉ định Ngân hàng sẽ là người được hưởng tiền bồi thường trong trường hợp tài sản đó bị tổn thất. Những đối tượng được hưởng quyền lợi bảo hiểm trong những trường hợp này chưa được ghi nhận trong Luật KDBH, tuy về bản chất không khác gì với người thụ hưởngtrong bảo hiểm con người.

Người yêu cầu bảo hiểm và ký kết hợp đồng phải đảm bảo năng lực chủ thể khi giao kết Hợp đồng bảo hiểm tài sản. Nếu là tổ chức, thì phải là người đại diện đương nhiên hoặc theo uỷ quyền của tổ chức đó, nếu là cá nhân phải đảm bảo năng lực chủ thể theo qui định chung của pháp luật về hợp đồng. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể yêu cầu bảo hiểm và ký kết Hợp đồng bảo hiểm khi có quyền lợi có thể được bảo hiểm(Insurable interest) trong đối tượng tài sản bảo hiểm, nếu không Hợp đồng bảo hiểm được ký kết sẽ vô hiệu theo qui định tại Khoản 1a Điều 22 Luật KDBH (những nội dung chi tiết đã được phân tích tại mục 1.3 Chương I của luận văn liên quan đến quyền bảo hiểm tài sản của Bên mua bảo hiểm )

2.2. Hình thức của Hợp đồng bảo hiểm tài sản

Để đảm bảo giá trị pháp lý của những nội dung cam kết đặc thù trong Hợp

đồng bảo hiểm, mà pháp luật của các nước trên thế giới đều qui định hình thức của Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Các qui định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Điều 574 BLDS; Khoản 3 Điều 200 BLHH; Điều 14 Luật KDBH đều qui định Hợp đồng bảo hiểm, bằng chứng giao kết hợp đồng phải lập thành văn bản.

Ngoài các qui định của BLDS và BLHH về bằng chứng giao kết hợp đồng là Giấy chứng nhận bảo hiểm, Đơn bảo hiểm, Luật KDBH còn mở rộng thêm những hình thức mới như ...điện báo, tele x, fa x và các hình thức khác do pháp luật qui định cũng được coi là bằng chứng giao kết Hợp đồng bảo hiểm (Điều 14). Các bằng chứng giao kết hợp đồng không phải là văn bản thể hiện ghi nhận toàn bộ nội dung hợp đồng, quyền và nghiã vụ của các bên, mà chỉ ghi nhận những nội dung chính chủ yếu, cụ thể nhất của hợp đồng, thể hiện giữa các bên đã thiết lập một quan hệ Hợp đồng bảo hiểm. như: ngày giờ giao kết; người tham gia bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; Qui tắc bảo hiểm hay đơn bảo hiểm (cấp kèm theo) được áp dụng; chữ ký của

doanh nghiệp bảo hiểm, trong nhiều trường hợp có thể có chữ ký của bên tham gia bảo hiểm..

Do tính chất đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm, mà ở đó các điều khoản ghi nhận nội dung của Hợp đồng bảo hiểm thường được soạn theo mẫu do một bên Doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra, thông thường đó là các Quy tắc bảo hiểm, Đơn bảo hiểm do Bộ tài chính ban hành hoặc do Doanh nghiệp bảo hiểm ban hành trên cơ sở có sự phê chuẩn, chấp nhận của Bộ tài chính. Nội dung các Quy tắc,

Điều khoản bảo hiểm này có thể thấy chứa đựng hầu hết các nội dung phải có của một Hợp đồng bảo hiểm tài sản theo quy định của Điều 13 - Luật KDBH (như Đối tượng bảo hiểm; Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm; Thời hạn bảo hiểm; Mức phí bảo hiểm, phươngthức đóng phí bảo hiểm; Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; Các quy định giải quyết tranh chấp. Vì vậy, Hợp đồng bảo hiểm nói chung, cũng như Hợp đồng bảo hiểm tài sản có hình thức khác với các hình thức hợp đồng trong các lĩnh vực kinh tế, dân sự.

Hình thức Hợp đồng bảo hiểm thường không đựơc thể hiện bằng một văn bản hợp đồng, qui định đầy đủ các nội dung cam kết cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên, mà thông thường nó bao gồm một bộ Hợp đồng, với các bộ phận cấu thành tạo lên một bộ Hợp đồng bảo hiểm hoàn chỉnh, có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên. Một bộ Hợp đồng bảo hiểm hoàn chỉnh thường bao gồm: Giấy yêu cầu bảo hiểm; Giấy chứng nhận bảo hiểm; Đơn bảo hiểm hoặc Qui tắc, Điều khoản, điều kiện bảo hiểm; Phụ lục của Hợp đồng bảo hiểm; các sửa đổi bổ sung. Giấy yêu cầu bảo hiểm, mặc dù không được pháp luật điều chỉnh và không có giá trị pháp lý ràng buộc các bên, nhưng cũng được coi là một bộ phận cấu thành Hợp đồng bảo hiểm. Trong thực tiễn, nó lại có vai trò quan trọng thể hiện ý chí tự nguyện tham gia bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm, cũng như có thể được sử dụng là bằng chứng khi các bên có tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ khai báo của Bên mua bảo hiểm khi yêu cầu giao kết Hợp đồng bảo hiểm. Giấy yêu cầu chủ yếu bao gồm các nội dụng về khai báo rủi ro, đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và các thông tin khác, cùng với cam kết và chữ ký của Bên mua bảo hiểm. Khi đã chấp nhận bảo hiểm, giấy yêu cầu bảo hểm được

Doanh nghiệp bảo hiểm lưu một bản như là một bộ phận không tách rời của Hợp

đồng bảo hiểm.

Một đặc trưng cơ bản của hình thức Hợp đồng bảo hiểm là hầu hết việc giao kết và chấp nhận bảo hiểm giữa các bên không đồng nghĩa với việc các bên cùng đồng ý ký vào văn bản hợp đồng như những hợp đồng kinh tế, dân sự thông dụng khác. Đại đa số trường hợp, trên cơ sở một giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký xác nhận của Bên mua bảo hiểm, thì khi chấp nhận bảo hiểm - Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cần đơn phương ký vào văn bản chấp nhận bảo hiểm (giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc các hình thức khác theo qui định) và cấp cho Bên mua bảo hiểm. Pháp luật chung về hợp đồng kinh tế, dân sự không cho phép như vậy. Pháp luật chuyên ngành điều chỉnh về Hợp đồng bảo hiểm, cụ thể là Luật KDBH cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chưa ghi nhận và‌

điều chỉnh vấn đề này, tuy nhiên đây là đặc thù xuất phát từ thực tiễn và tính chất kinh doanh bảo hiểm mà pháp luật cần phải xem xét, điều chỉnh.

2.3. Hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

2.3.1. Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.

Một Hợp đồng bảo hiểm sẽ có hiệu lực kề từ thời điểm giao kết. Theo quy

định của Điều 15 Luật KDBH thì " Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi Hợp

đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc có bằng chứng là Doanh nghiệp bảo hiểm

đã chấp nhận bảo hiểm và Bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ khi có thoả thuận khác trong Hợp đồng bảo hiểm".

Qua nội dung qui định này cho thấy, đây là qui định về hiệu lực của Hợp

đồng bảo hiểm, tuy nhiên Luật KDBH lại gọi điều khoản này là " Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm". Chúng tôi cho rằng cách đặt tên điều khoản như vậy là không chính xác, không bao hàm nghĩa xác định được thời điểm Hợp đồng bảo hiểm phát sinh hiệu lực đối với các trách nhiệm của Bên mua bảo hiểm (cụ thể vấn đề này xin được phân tích cụ thể tại Chương III của Luận văn liên quan

đến các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng bảo hiểm tài sản).

Như vậy, có thể coi bản chất nội dung qui định này qui định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Theo qui định của Điều 15 Luật KDBH đã viện dẫn, tồn tại hai điều kiện để Hợp đồng bảo hiểm được xác định là đã được giao kết và

bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên có bắt buộc trong mọi trường hợp phải xảy ra

đồng thời cả hai điều kiện này hay không sẽ được xem xét cụ thể dưới những phân tích sau đây:

- Thứ nhất: Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, bằng chứng của việc giao kết là Doanh nghiệp bảo hiểm đã cấp giấy chứng nhận, đơn bảo hiểm, điện báo, telex và các hình thức khác do pháp luật quy định (Điều 14 Luật KDBH); Hoặc khi có bằng chứng Doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và Bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm.

- Thứ hai: Bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong Hợp đồng bảo hiểm.

Về nguyên tắc, Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi Bên mua bảo hiểm

đã đóng phí bảo hiểm, tức là phải xảy ra đồng thời cả hai điều kiện: trả phí bảo hiểm để được chấp nhận bảo hiểm (Doanh nghiệp bảo hiểm đã cấp ra văn bản là bằng chứng thể hiện Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết như giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm...; hoặc có bằng chứng thể hiện doanh nghiệp đã chấp nhận bảo hiểm).

Tuy nhiên, pháp luật lại cho phép các bên có thể thoả thuận việc đóng phí, phương thức trả phí. Điều 15 Luật KDBH qui định các bên có thể có thoả thuận khác trong hợp đồng; Điều 576 BLDS qui định " thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận hoặc theo qui định của pháp luật. Phí bảo hiểm có thể được

đóng một lần hoặc theo định kỳ. Vì vậy, từ những phân tích này cho thấy, theo pháp luật hiện hành thì Hợp đồng bảo hiểm có thể được coi là đã được giao kết và có hiệu lực ngay cả khi Bên mua bảo hiểm vẫn nợ phí bảo hiểm.

Thực tiễn giao kết Hợp đồng bảo hiểm tài sản cho thấy, các bên thường thoả thuận về việc chậm nộp phí sau một khoảng thời gian nhất định sau khi Hợp

đồng bảo hiểm được giao kết. Doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm trên cơ sở Bên mua bảo hiểm vẫn nợ toàn bộ số phí bảo hiểm, và thoả thuận này pháp luật không cấm (theo qui định đã dẫn chiếu ở trên), vì vậy, nếu trường hợp tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm, và xảy ra trong thời gian cho nợ phí, thì Hợp đồng bảo hiểm vẫn có hiệu lực, Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bồi thường bảo hiểm.

Như vậy, nhìn chung - Hợp đồng bảo hiểm tài sản có hiệu lực kể từ thời

điểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm được cấp, nó trở thành

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2024