Dự Báo Xu Hướng Phát Triển Của Nhượng Quyền Phân Phối Sản Phẩm Tại Việt Nam Và Nguyên Nhân Trong Tương Lai Gần, Nhượng Quyền Phân Phối Sản Phẩm Có

tượng sở hữu công nghiệp (Khoản 2 Điều 141 Luật sở hữu trí tuệ). Như vậy, quy định nêu trên của Nghị định 35 chưa phù hợp với luật. Đồng thời, Luật thương mại năm 2005 cũng không có bất kỳ quy định nào để nối kết một cách hợp lý với Luật sở hữu trí thệ 2005, Luật chuyển giao công nghệ 2006. Do đó, đã dẫn đến tình trạng chồng chéo lên nhau giữa các văn bản luật liên quan.

Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về thuế hiện tại vẫn chưa có quy định chính thức trong việc xác định các khoản chi phí, khoản thu là phí nhượng quyền, doanh thu từ nhượng quyền thương mại để hạch toán, tính thuế cho doanh nghiệp. Ngoài ra, về vấn đề xử lý vi phạm trong hoạt động nhượng quyền thương mại, Điều 24 Nghị định 35 đã liệt kê các hành vi vi phạm cụ thể và quy định việc xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, hiện nay, chính phủ vẫn chưa ban hành Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại.

Ngoài ra, hoạt động nhượng quyền thương mại còn gắn mật thiết với hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ vì bảo vệ thương hiệu là điều quan trọng nhất, mang tính sống còn với doanh nghiệp nhượng quyền. Các doanh nghiệp sẽ không thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại khi tài sản thương hiệu và tài sản trí tuệ khác liên quan không được đảm bảo. Trong khi đó, ở Việt Nam có rất ít chính sách về hệ thống bảo hộ quyền và quản lý sở hữu trí tuệ. Đặc biệt là hệ thống thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước về sở hữu trí tuệ còn yếu. Cục sở hữu trí tuệ chỉ là cơ quan quản lý Nhà nước đơn thuần, không phải là cơ quan dịch vụ hành chính công, thiếu nguồn nhân lực và tài chính dẫn đến chậm trễ trong việc thực hiện đăng ký và quản lý đối tượng, làm chậm quá trình phát triển các thị trường liên quan trong đó có thị trường nhượng quyền. Mặc dù Việt Nam đã cam kết WTO về thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhưng nếu triển khai và thực hiện cũng cần nhiều thời gian.

Thứ hai, bản thân người tiêu dùng Việt Nam rất ít người biết đến các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Khi dùng nhượng quyền ở Việt Nam, chưa chắc người nhận nhượng quyền đã có sẵn một lượng khác hàng ngay lập tức, mà cũng sẽ phải trải qua một quá trình marketing để quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Điều này gây ra sự “ngại ngùng” của các thương hiệu quốc tế khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Thứ ba, mặc dù đã cải thiện nhưng đại đa số thu nhập của người dân Việt Nam rất thấp so với mức sống trung bình trên thế giới. Các sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thế giới thường có mức giá rất cao. Vì thế, khả năng thu nhập của khách hàng Việt tiêu dùng những sản phẩm của các thương hiệu này có phần bị hạn chế.

Với những nguyên nhân như trên, nhượng quyền phân phối ở Việt Nam vẫn ở tầm nhỏ bé. Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn khởi đầu của một trào lưu mới, mạnh mẽ trong nền kinh tế.‌

II. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TẠI VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN Trong tương lai gần, nhượng quyền phân phối sản phẩm có xu hướng

phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam bởi những nguyên nhân sau:


1. Xu hướng toàn cầu hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Kết quả thực tiễn sự phát triển mạnh mẽ của mô hình nhượng quyền phân phối trên thế giới trong nhiều năm qua đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mô hình này với sự phát triển của các nền kinh tế thế giới. Ngay cả Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có thị trường to lớn, trước đây luôn có thái độ thăm dò, phát triển cầm chừng đối với mô hình nhượng quyền thì nay đã thay đổi cách nhìn, thậm chí còn mở rộng cửa đối với mô hình này. Tại Trung

Quốc, cách đây 4 năm nhiều doanh nghiệp không hề biết đến nhượng quyền nhưng chỉ sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc giờ đây là một trong những thị trường nhượng quyền nói chung và nhượng quyền phân phối nói riêng nóng bỏng nhất thế giới với sự có mặt của hầu hết các thương hiệu nổi tiếng. Xu hướng toàn cầu hóa, cùng với việc mở cửa thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới với phương thức kinh doanh hiệu quả này đang thâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam. Điều đó mở ra cơ hội phát triển đầy tiềm năng cho mô hình nhượng quyền phân phối tại Việt Nam.

Nhượng quyền phân phối sản phẩm trên thế giới và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam - 10

2. Mô hình nhượng quyền phân phối rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số tại Việt Nam hiện nay

Với đặc điểm của thị trường Việt Nam hiện nay, chúng ta hầu như đã có đủ các loại hình doanh nghiệp. Trong số này, có rất nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Đối với những công ty này việc kiếm được chỗ đứng trên thị trường là đặc biệt khó khăn vì nhiều hạn chế về nguồn vốn và nhân lực. Với quy mô nhỏ như vậy thì nhượng quyền phần phối là một mô hình đầu tư hiệu quả vì chủ thương hiệu sẽ tạo dựng được thương hiệu của sản phẩm trên thị trường và duy trì được chất lượng của sản phẩm một cách ổn định, củng cố thường xuyên niềm tin của khách hàng. Đối với nền kinh tế, điều này sẽ giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế nói chung gây ra bởi những doanh nghiệp thất bại trong việc sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt, hay gây dựng tên tuổi của sản phẩm ra thị trường. Hơn nữa, bằng cách liên kết sức mạnh của bên nhượng quyền và bên nhận quyền, mô hình này mở ra một giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam hợp sức cạnh tranh với các công ty lớn trong cùng lĩnh vực hoạt động. Do vậy, hình thức này rất phù hợp với Việt Nam cũng như các nước đang phát triển nói chung, vốn là những quốc gia đang rất cần

tập hợp nguồn lực từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.‌

3. Công cụ hữu hiệu để xâm nhập các thị trường lớn

Nhượng quyền phân phối sản phẩm với những ưu điểm của nó sẽ là một cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp có tham vọng mở rộng thị trường nước ngoài nhưng chưa đủ lực (vốn, nhân lực) tấn công vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Châu Âu. Mô hình nhượng quyền thương mại sẽ giúp họ xâm nhập một cách gián tiếp vào các thị trường này với chi phí thấp, đồng thời đây cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài. Ngoài ra, nhượng quyền phân phối sản phẩm ở nước ngoài cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ xuất khẩu được sản phẩm, thương hiệu của mình đồng thời kéo theo sự phát triển của những thương hiệu của các sản phẩm liên quan.

4. Sự cạnh tranh khốc liệt ở thị trường bán lẻ

Từ ngày 1/1/2007, các doanh nghiệp Mỹ được quyền mở công ty liên doanh bán lẻ tại VN và 1/1/2009 được phép thành lập bán lẻ 100% vốn nước ngoài [16]. Khi đó, nguy cơ về việc các “đại gia” bán lẻ sẽ là người quyết định "cuộc chơi" đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho các những nhà phân phối ở Việt Nam cũng như những chủ thương hiệu Việt. Những thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng đang thay thế dần các thương hiệu trong nước. Không chỉ mất chỗ trong các nhà phân phối nước ngoài, đường vào siêu thị "nội" đối với các nhà sản xuất trong nước cũng không hề đơn giản. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu cứ tiếp tục tình trạng như hiện nay, cộng thêm với việc các doanh nghiệp phân phối nước ngoài được quyền nhập khẩu và sản xuất hàng hóa tại thị trường nội địa trong thời gian tới thì không chỉ các nhà phân phối mà cả các nhà sản xuất cũng không còn chỗ ở sân nhà.

Tình trạng này sẽ vô hình chung thúc đẩy doanh nghiệp xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư, phát triển nhanh hệ thống phân phối hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh) theo phương thức nhượng quyền ; nhân rộng, nhanh thương hiệu của mình để giữ thị phần nội địa trước cuộc cạnh tranh sắp tới.‌

Với những cơ hội hứa hẹn phía trước, những nhân tố nội tại thúc đẩy, nhượng quyền phân phối sản phẩm sẽ dần trở thành một hướng phát triển mạnh mẽ và hiệu quả của các doanh nghiệp mới xâm nhập và đang tồn tại trên thị trường Việt Nam.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TẠI VIỆT NAM

1. Về phía nhà nước

1.1 Xây dựng hệ thống pháp luật


Qua phân tích ở trên, về mặt giải pháp, Nhà nước cần phải xem xét, làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh giữa các văn bản luật, văn bản pháp quy có liên quan, từ đó có sự điều chỉnh, sửa đổi phù hợp, ban hành các quy định mới để kịp thời đáp ứng công tác quản lý nhà nước. Cụ thể như sau:

- Phải làm rõ nội hàm nhượng quyền thương mại với chuyển giao công nghệ. Nếu xác định rõ nhượng quyền thương mại là hành vi thương mại, chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật thương mại thì phải điều chỉnh lại Bộ luật dân sự, Luật chuyển giao công nghệ. Thống nhất hóa và tạo sự liên thông giữa 4 luật: Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật chuyển giao công nghệ và Luật sở hữu trí tuệ.

- Thay đổi chính sách quản lý, thay vì bắt buộc đăng ký nhượng quyền thì chỉ yêu cầu thông báo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhượng quyền. Đồng thời, có chính sách giảm thuế để khuyến khích doanh nghiệp nhượng quyền ra nước ngoài.

- Sửa đối những sai sót về mặt kỹ thuật lập pháp như trên nhằm hoàn thiện hệ thống phát luật về nhượng quyền nói chung và nhượng quyền phân phối nói riêng. Ví dụ như việc trùng lặp tiêu đề tại Mục I Phần A và Mục I Phần B. Theo nội dung được nêu, Mục I Phần A nhằm giới thiệu tổng quát về vị trí pháp lý, chức năng kinh doanh của Bên nhượng quyền, Mục I Phần B cung cấp thông tin cơ bản về bộ máy, tổ chức kinh doanh nhượng quyền. Vì vậy, nên chăng có thể sửa đổi tiêu đề Mục I Phần A thành “Giới thiệu tư cách pháp lý của Bên nhượng quyền”, tiêu đề Mục I Phần B thành “Thông tin về tổ chức, hoạt động của Bên nhượng quyền”.

Bên cạnh đó, điểm 2 Mục V Phần B nói về “khả năng cho phép Bên nhận quyền có được chỉnh sửa những quy định của hệ thống kinh doanh nhượng quyền”. Thực chất đây chính là quyền của Bên nhượng quyền quy định, thế nhưng lại được sắp xếp vào nhóm nghĩa vụ của Bên nhận quyền. Điểm 3,4,5,6,7,8 Mục IX Phần B yêu cầu phải công khai chi tiết số lượng và tình trạng ký kết, thực hiện, gia hạn, chấm dứt hợp đồng nhượng quyền. Đối với các doanh nghiệp nhượng quyền, dường như đây là quy định can thiệp quá sâu vào bí mật kinh doanh của Bên nhượng quyền và có thể gây rủi ro cho Bên nhượng quyền nếu Bên dự kiến nhận quyền không ký kết hợp đồng nhượng quyền. Ở đây chỉ cần Bên nhượng quyền cung cấp thông tin về số lượng cơ sở kinh doanh trong hệ thống nhượng quyền đang hoạt động hoặc đã chấm dứt trong thời hạn 03 năm gần nhất, đối với trường hợp nào đã ký kết

hợp đồng mà vẫn chưa triển khai thực hiện thì phải trình bày lý do cụ thế là đủ.

Mục X Phần B yêu cầu Bên nhượng quyền phải cung cấp nội dung báo cáo tài chính là hợp lý, tuy nhiên, yêu cầu phải có kiểm toán chưa phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay. Tại Hoa Kỳ, chỉ có một số tiểu bang mới đòi hỏi báo cáo tài chính của bên nhượng quyền phải có kiểm toán xác nhận. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là các doanh ngiệp vừa và nhỏ, chưa quen với việc kiểm toán. Do đó, pháp luật chỉ nên yêu cầu cung cấp bản sao Báo cáo tài chính, quyết toán thuế đã được cơ quan thuế kiểm tra, xác nhận.

Mục XI Phần B có tiêu đề “Phần thưởng, sự công nhận sẽ nhận được hoặc tổ chức cần phải tham gia” hoàn toàn không phù hợp với nội dung thông tin thể hiện sự cam kết của Bên nhượng quyền về tính chính xác, trung thực của Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại, Do đó, tiêu đề này đề xuất nên sửa lại là “Sự cam kết, chế tài và cơ quan tài phán được lựa chọn để đảm bảo thực hiện”.

Hoạt động nhượng quyền còn là một hoạt động thương mại hay xảy ra tranh chấp – đặc biệt là tranh chấp về bản quyền, doanh thu. Chúng ta cần xây dựng một cơ sở pháp lý chặc chẽ, đảm bảo có thể hạn chế tranh chấp xảy ra, có thể gây ra thiệt hại cho bên nhượng quyền hoặc bên nhận quyền. Tuy nhiên, nhiều khi tranh chấp là điều không tránh khỏi khi một bên cố tình vi phạm, lúc đó, việc khiếu kiện là để đảm bảo quyền lợi cho bên kia. Trình tự, thủ tục giải quyết kiện ở Việt Nam còn rất phức tạp và tốn thời gian. Cho đến nay, tranh chấp về nhượng quyền chưa xảy ra ở Việt Nam nhưng cùng với sự phát triển của hoạt động nhượng quyền nói chung và nhượng quyền phân phối nói riêng, thì tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Việc phát triển các công ty tư

vấn nhượng quyền và các luật sư chuyên về nhượng quyền cũng như việc chuẩn bị một đội ngũ thẩm phán đủ trình độ chuyên môn và đơn giản hóa các thủ tục tố tụng là những việc cần thiết cho sự phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.

Tóm lại, về phía Nhà nước, việc xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ là việc rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền phân phối nói riêng. Ngoài tính chất đầy đủ và đồng bộ, hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động nhượng quyền nên có tính chất khuyến khích mô hình kinh doanh hiệu quả này, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền phân phối sản phẩm.

1.2 Xây dựng chương trình phát triển


Như đã nói ở trên, thấy được tầm quan trọng và xu thế phát triển của nhượng quyền thương mại, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã có nhiều chính sách và chiến lược để khuyến khích mô hình nhượng quyền kinh doanh nói chung và nhượng quyền phân phối sản phẩm nói riêng nhằm thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Singapore… cũng xây dựng những chiến lược cụ thể phát triển nhượng quyền và đã thu được nhưng thành công lớn từ những chương trình hỗ trợ trên.

Chính phủ Việt Nam cũng nên xây dựng một chiến lược có tầm nhìn xa và một chương trình mang tầm quốc gia cụ thể để khuyến khích sự phát triển của hoạt động nhượng quyền này. Mục tiêu của chương trình là vừa gia tăng phát triển số lượng doanh nghiệp mua và bán quyền phân phối sản phẩm, vừa thúc đẩy phát triển những sản phẩm nội địa đặc thù thông qua hình thức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022