Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 1

Đại học quốc gia Hà nội

Khoa luật

----------------------------------


Vương Việt Đức


hợp đồng bảo hiểm tài sản


Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 50515


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Luận văn thạc sĩ khoa học luật


Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 1

Người hướng dẫn khoa học

Tiến sĩ nguyễn Am Hiểu


Hà nội 2002


Môc lôC



Trang

Phần mở đầu


1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3. Cở sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3

4. Đóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài 3

5. Cơ cấu của luận văn 4

Chuơng I: nhận thức chung về Hợp đồng bảo hiểm tài sản

1.1.Khái niệm Hợp đồng bảo hiểm tài sản

1.1.1. Khái niệm chung về Hợp đồng bảo hiểm 5

1.1.2. Khái niệm Hợp đồng bảo hiểm tài sản 7

1.2.ý nghĩa, vai trò của hợp đồng bảo hiểm tài sản 11

1.3. Quyền bảo hiểm tài sản 13

1.4. Sự hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh

về hợp đồng bảo hiểm taì sản 17

Chương II: Thực trạng pháp luật về Hợp đồng bảo hiểm tài sản

2.1.Chủ thể Hợp đồng bảo hiểm và những người liên quan

2.1.1.Doanh nghiệp bảo hiểm 24

2.1.2.Bên mua bảo hiểm 24

2.2.Hình thức của Hợp đồng bảo hiểm tài sản 25

2.3.Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản

2.3.1.Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực 27

2.3.2.Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu 29

2.4.Quyền và nghĩa vụ của các bên

2.4.1.Nghĩa vụ của các bên 32

2.4.2.Quyền của các bên 36

2.5.Chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm tài sản

2.5.1.Điều kiện để Hợp đồng bảo hiểm tài sản có thể được chuyển nhượng 38

2.5.2.Thời điểm tồn tại quyền lợi có thể được bảo hiểm

và nguyên tắc chuyển nhượng hợp đồng 42

2.6.Chuyển giao Hợp đồng bảo hiểm tài sản 50

2.7.Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản 51

đặc trưng pháp lý cơ bản của Hợp đồng bảo hiểm tài sản

2.8.Giới hạn quyền lợi bảo hiểm theo giá trị tài sản

2.8.1.Nguyên tắc xác định số tiền bảo hiểm 52

2.8.2.Giá trị bảo hiểm, giá trị thực tế của tài sản bảo hiểm 54

2.9.Hợp đồng bảo hiểm trùng 56

2.10.Tổn thất và đề phòng hạn chế tổn thất trong bảo hiểm tài sản

2.10.1.Khái niệm và phân loại tổn thất 59

2.10.2.Trách nhiệm đề phòng hạn chế tổn thất 64

2.11.Giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản

2.11.1.Nguyên tắc bồi thường 65

2.11.2.Hình thức bồi thường 68

2.12.Nguyên tắc thế quyền hợp pháp của Doanh nghiệp bảo hiểm

2.12.1.Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền nhân danh chính mình trực tiếp

truy đòi người thức ba gây thiệt hại 70

2.12.2.Thời điểm phát sinh quyền thế quyền hợp pháp

của Doanh nghiệp bảo hiểm 71

2.12.3.Giới hạn của quyền thế quyền hợp pháp

truy đòi người thứ ba gây thiệt hại 74

2.12.4.Căn cứ xác định trách nhiệm của người thứ ba 75

Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản

3.1. Nhận xét chung 78

3.2. Một số vấn đề cụ thể và kiến nghị hoàn thiện

3.2.1. Sự phân biệt HĐKT - HĐDS 81

3.2.2. Người đại diện giao kết và cách thức ký kết hợp đồng 85

3.2.3. Bằng chứng giao kết hợp đồng, bằng chứng chấp nhận bảo hiểm 88

3.2.4. Thời điểm phát sinh hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm 89

3.2.5. Nội dung hợp đồng bảo hiểm liên quan đến

"Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm" tại Điều 16 Luật KDBH 91

3.2.6. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và giải thích hợp đồng 95

3.2.7. Qui định về Hợp đồng bảo hiểm trùng tại Điều 44 Luật KDBH 96

3.2.8. Qui định về quyền thế quyền hợp pháp của Doanh nghiệp bảo hiểm 98

Phần kết luận 102

Tài liệu tham khảo 104


Phần mở đầu‌


1. Tính cấp thiết của đề tài.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Kinh doanh bảo hiểm được coi là tấm lá chắn kinh tế cho các cá nhân, tổ chức khắc phục những thiệt hại, rủi ro nhằm ổn

định đời sống kinh tế xã hội, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua chức năng trung gian tài chính đầu tư cho nền kinh tế.

Kinh doanh bảo hiểm liên quan tới những mối quan hệ đặc biệt giữa Doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, thể hiện bằng hình thức pháp lý là Hợp đồng bảo hiểm. Ngoài những đặc trưng pháp lý chung mà tất cả các loại hợp đồng đều có, Hợp đồng bảo hiểm còn có một số đặc trưng riêng, xuất phát từ tính chất đặc biệt thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính, xác lập và điều chỉnh các quan hệ tài chính phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quĩ bảo hiểm thương mại. Các thoả thuận trong Hợp đồng bảo hiểm gắn với các sự kiện rủi ro bất ngờ trong tương lai, được thực hiện ngược với chu trình sản xuất kinh doanh bình thường, ở đó Bên mua bảo hiểm khi đã trả trước phí bảo hiểm thì chỉ nhận được cam kết bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, có vẻ như vô hình, và không thể định trước được chất lượng. Việc mua bán sản phẩm bảo hiểm không mang tính "ngang giá". Người mua thì phải trả tiền ngay (phí bảo hiểm) nhưng lại không nhận được ngay tại thời điểm đó các cam kết tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Các cam kết này chỉ được thực hiện khi xảy ra những sự kiện nhất định trong hợp đồng (bảo hiểm nhân thọ); hoặc khi xảy ra những rủi ro bất ngờ, gây thiệt hại về người và tài sản, hay làm phát sinh trách nhiệm của Bên mua bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm là hình thức pháp lý quan trọng, xác lập và đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của Bên mua bảo hiểm trong trường hợp không may gặp những sự cố, rủi ro thiệt hại trong cuộc sống. Quan hệ Hợp đồng bảo hiểm luôn là đối tượng đặc biệt quan trọng được pháp luật điều chỉnh. Các nước trên thế giới, mặc dù đã có luật chung về Hợp đồng nhưng hầu hết các nước đều đưa vào Luật bảo hiểm các qui định về

Hợp đồng bảo hiểm, hoặc có luật riêng về Hợp đồng bảo hiểm ( như Cộng hoà liên bang Đức, Pháp, úc, Philipine, Trung Quốc..). Hiện nay, pháp luật Việt nam

đã có nhiều văn bản điều chỉnh về Hợp đồng bảo hiểm - ngoài các qui định pháp luật chung về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, Hợp đồng bảo hiểm đã được qui định cụ thể trong Bộ luật dân sự, Bộ luật hàng hải, và Luật kinh doanh bảo hiểm. Vì vậy, việc nghiên cứu, lý giải các vấn đề pháp lý về Hợp đồng bảo hiểm là cần thiết.

Nghiên cứu các vấn đề pháp lý về Hợp đồng bảo hiểm là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài rất quan tâm, từ lâu ở Việt nam đã có nhiều công trình, bài viết về lĩnh vực này. Cũng đã có một số luận văn Thạc sỹ có đề cập đến những vấn đề liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm như:

+ Trương Hồng Hải - Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện -luận văn thạc sỹ luật học -1997;

+ Nguyễn Thị Thu Hà - Những vấn đề cơ bản về Hợp đồng bảo hiểm theo quy định của BLDS Việt nam - luận văn thạc sỹ luật học 1999;

+ Thái Văn Cách - Thực trạng pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phương hướng hoàn thiện - luận văn thạc sỹ luật học 2001;

+ Nguyễn Anh Tú - Một số vấn đề pháp lý về Hợp đồng bảo hiểm - luận văn thạc sỹ luật học 2001.

+ Hoàng Trọng Huy - một số vấn đề pháp lý về Hợp đồng bảo hiểm theo Luật KDBH - Luận văn thạc sỹ luật học 2002.

Các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý chung về Hợp đồng bảo hiểm, mà chưa nghiên cứu từng loại Hợp đồng bảo hiểm cụ thể. Do tính chất đặc thù và phức tạp của hợp đồng thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính, nhiều vấn đề pháp lý về Hợp đồng bảo hiểm cần tiếp tục được nghiên cứu, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sau khi Luật KDBH được ban hành, với xu hướng hội nhập quốc tế và phát triển đa dạng hoá thị trường, các sản phẩm bảo hiểm ngày càng phong phú (hiện nay đã có trên 100 sản phẩm bảo hiểm cả nhân thọ và phi nhân thọ được áp dụng trên thị trường); đối tượng của Hợp đồng bảo hiểm rất đa dạng trong mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.

Bảo hiểm tài sản là một lĩnh vực rộng lớn chiếm đa số các sản phẩm bảo hiểm và cũng chiếm thị phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm,

ngày càng đóng vai trò tất yếu quan trọng và không thể thiếu trong đời sống xã hội và mọi lĩnh vực của sản xuất kinh doanh, nhất là trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế thị trường. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài " Hợp đồng bảo hiểm tài sản" làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học.

2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý đặc thù liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm tài sản, phân biệt với các Hợp đồng bảo hiểm khác như Hợp đồng bảo hiểm con người và Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong kinh doanh bảo hiểm. Trên cơ sở đối chiếu, liên hệ với thực tiễn giao kết, thực hiện Hợp đồng bảo hiểm ở Việt nam, cũng như nguyên lý, tập quán bảo hiểm và kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới để đưa ra nhận xét và kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện các qui định pháp luật về Hợp

đồng bảo hiểm tài sản.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn là các vấn đề pháp lý chung, đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm tài sản.‌

Căn cứ pháp lý dựa trên các qui định pháp luật chung về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và các quy định cụ thể điều chỉnh về Hợp đồng bảo hiểm trong Luật KDBH, BLDS và BLHH Việt nam.

3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở phương pháp luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về kinh doanh bảo hiểm.

Phương pháp nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu pháp lý liên quan, kết hợp và tổng hợp thực tiễn, so sánh, đối chiếu và tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới để rút ra kết luận.

4. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn.

Trên cơ sở tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý chung và đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm tài sản, xuất phát từ những nguyên lý và thực tiễn của hoạt

động kinh doanh bảo hiểm với sự điều chỉnh và quá trình phát triển của pháp luật thực định về Hợp đồng bảo hiểm ở Việt nam, luận văn đã có những đóng góp như:

- Nghiên cứu và phân tích các vấn đề pháp lý chung và đặc thù của Hợp

đồng bảo hiểm tài sản;

- Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh về Hợp đồng bảo hiểm tài sản. Chỉ ra những tồn tại, xung đột và tính phức tạp, đan xen của hệ thống văn bản pháp lụât thựe định về Hợp đồng bảo hiểm tài sản, cũng như các vấn đề pháp lý

đặc thù của bảo hiểm tài sản cần được tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh và hướng dẫn thống nhất;

- Trên cơ sở đó, luận văn đã có những đề xuất và kiến nghị cụ thể nhằm bổ sung, hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đóng góp vào việc nghiên cứu hoàn thiện các qui định pháp luật điều chỉnh về Hợp đồng bảo hiểm, đồng thời là tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình giao kết, thực hiện Hợp đồng bảo hiểm tài sản, cũng như trong việc áp dụng pháp luật về Hợp đồng bảo hiểm ở Việt nam, hạn chế những tranh chấp xảy ra.

5. Cơ cấu của luận văn.

Ngoài Lời nói đầu và phần Kết luận, Nội dung được chia làm 3 Chương: Chương I: Nhận thức chung về Hợp đồng bảo hiểm.tài sản.

Chương II: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2024