Hợp Đồng Bảo Hiểm Tài Sản Vô Hiệu.

"luật" và ràng buộc trách nhiệm đối với các bên tham gia quan hệ Hợp đồng bảo hiểm . Thông thường hợp đồng có hiệu lực trong suốt thời hạn hợp đồng và sẽ kết thúc hiệu lực vào thời điểm hết hạn hợp đồng, trừ khi có các trường hợp làm thay

đổi, chấm dứt hiệu lực hợp đồng trước thời hạn. Trong Hợp đồng bảo hiểm tài sản, thời hạn hợp đồng rất khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào loại tài sản, thông thường là 01 năm, nhưng cũng có thể là theo tiến độ thi công, xây dựng công trình; theo chuyến vận chuyển hàng hoá. Thời hạn này được ghi rõ trong nội dung Hợp đồng bảo hiểm tài sản

Tuy nhiên, liên quan đến việc đảm bảo và xác định hiệu lực của hợp đồng, còn có một số vấn đề mà pháp luật thực định của Việt nam chưa qui định cụ thể và rõ ràng. Cụ thể:

- Bên cạnh các bằng chứng giao kết hợp đồng thì pháp luật còn qui định hình thức khác là bằng chứng chấp nhận bảo hiểm, tuy nhiên lại chưa quy định rõ thế nào là "Bằng chứng chấp nhận" bảo hiểm, nó phải thể hiện bằng văn bản nào và gồm những nội dung gì? Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều quy

định khi Doanh nghiệp bảo hiểm chưa thể cấp chính thức một Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm thì có thể cấp "Giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời" (Cover Note) và có giá trị trong khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm trước khi có thể cấp ra một Giấy chứng nhận bảo hiểm chính thức [22; Tr107].

- Mặc dù có thể cho nợ phí bảo hiểm, nhưng khoản phí bảo hiểm đầu tiên bắt buộc phải đóng khi giao kết để đảm bảo Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực hay không thì chưa được pháp luật Việt Nam điều chỉnh cụ thể . Khi qui định về thời

điểm phát sinh hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm, pháp luật của nhiều nước không cho phép nợ toàn bộ phí bảo hiểm và qui định Bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, có thể là khoản phí bảo hiểm đầu tiên để Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Chẳng hạn Điều 77 Luật bảo hiểm của Philippine quy định rõ "... Bất kể có thoả thuận gì trong hợp đồng, không hợp đồng hoặc đơn bảo hiểm nào có hiệu lực trừ khi và đến khi phí bảo hiểm đã được trả, loại trừ trong Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có áp dụng thời gian gia hạn nộp phÝ".

2.3.2. Hợp đồng bảo hiểm tài sản vô hiệu.

Một hợp đồng bị coi là vô hiệu khi thiếu một trong những điều kiện mà pháp luật qui định để đảm bảo một hợp đồng có hiệu lực. Hợp đồng bảo hiểm tài sản, hay Hợp đồng bảo hiểm nói chung, với bản chất có thể là một hợp đồng kinh tế, cũng có thể là một HĐDS, vì vậy, cũng bị vô hiệu theo các quy định của pháp luật chung về Hợp đồng kinh tế, HĐDS. Xem xét các qui định về một hợp đồng vô hiệu theo qui định tại Điều 136 BLDS, và Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, thì Hợp đồng bảo hiểm tài sản có thể vô hiệu theo qui định pháp luật chung về hợp đồng, khi có một trong các yếu tố sau đây: a/ Một trong các bên không đảm bảo khả năng và năng lực chủ thể khi giao kết Hợp đồng bảo hiểm; b/ Mục đích, nội dung giao kết Hợp đồng bảo hiểm trái pháp luật và đạo đức xã hội; c/ Việc giao kết Hợp đồng bảo hiểm không đảm bảo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng, có hành vi lừa dối, lừa đảo; d/ Hình thức hợp đồng không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Ngoài các trường hợp vô hiệu trên theo qui định chung của pháp luật hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

đồng, Luật KDBH còn qui định 4 trường hợp Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu tại

Điều 22, khi: a/ Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được BH; b/ Tại thời điểm giao kết hợp đồng đối tượng bảo hiểm không tồn tại; c/ Tại thời điểm giao kết hợp đồng, Bên mua bảo hiểm biết sự kiện BH đã xảy ra; d/ Bên mua bảo hiểm hoặc Doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết Hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 5

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hơp đồng kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khác với Hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực (do bị huỷ bỏ ) hoặc bị chấm dứt hiệu lực do một bên có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, vì việc mất hiệu lực hay bị chấm dứt hiệu lực có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào khi xuất hiện các điều kiện cần thiết có thể do pháp luật qui định hoặc các bên thoả thuận, và không có hiệu lực hồi tố. Đối với Hợp đồng bảo hiểm bị Toà tuyên xác định là vô hiệu thì toàn bộ quan hệ hợp đồng được coi như không tồn tại kể từ thời điểm giao kết.

Trong thực tiễn pháp lý, xuất phát từ việc nghiên cứu các trường hợp hợp

đồng bị vô hiệu nói chung cho thấy, Hợp đồng bảo hiểm tài sản vô hiệu cũng cần

được xem xét và phân loại là vô hiệu toàn phần hay từng phần; vô hiệu tuyệt đối hay tương đối. Qua đó cho thấy khả năng các bên có thể sữa chữa để làm cho nó có hiệu lực. Chẳng hạn như việc ký kết sai thẩm quyền, hình thức hợp đồng chưa phù hợp có thể coi là vô hiệu tương đối, các bên có thể sửa chữa để đảm bảo các

điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, nếu nội dung Hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của pháp luật; hoặc vi phạm 04 trường hợp bị vô hiệu theo

Điều 22 Luật KDBH trích dẫn ở trên phải được xem là vô hiệu tuyệt đối, các bên không thể bằng cách gì sửa chữa để nó có hiệu lực.

Việc xử lý Hợp đồng bảo hiểm tài sản vô hiệu được thực hiện theo các qui

định của BLDS và các qui định pháp luật khác có liên quan. Theo qui định của

Điều 146 BLDS và Điều 39 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu là: Không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập; Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau tất cả những gì đã nhận từ việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề thiệt hại, bồi thường thiệt hại phát sinh do hợp đồng bị vô hiệu theo các qui định của BLDS và Pháp lệnh HĐKT là khác nhau: Theo khoản 2 Điều 146 BLDS qui định bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường; Theo khoản 2(c)

Điều 39 Pháp lệnh HĐKT lại qui định là có thiệt hại phát sinh các bên phải chịu. Như vậy, khi xử lý Hợp đồng bảo hiểm tài sản vô hiệu, các bên có thiệt hại phát sinh thì áp dụng theo qui định nào? Bởi tính chất đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm là vừa mang tính dân sự, vừa mang tính là một hợp đồng kinh tế.

Như vậy, vấn để cần làm trước khi giải quyết hậu quả pháp lý của một Hợp đồng bảo hiểm tài sản vô hiệu là phải xác định đó là hợp đồng kinh tế hay dân sự. Hệ quả là, cùng với bản chất là việc xử lý Hợp đồng bảo hiểm tài sản vô hiệu, nhưng có thể được áp dụng theo các qui định khác nhau, với kết quả không thống nhất. Đây là một vấn đề rất phức tạp, không chỉ trong lý luận mà còn trong thực tiễn xét xử, do hệ thống pháp luật thực định có sự điều chỉnh phân biệt giữa HĐKT và HDDS. Chúng tôi xin được trình bày thêm ở nội dung đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

2.4. Quyền, nghĩa vụ của các bên‌

Với tích chất của Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên tương ứng với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ phải thực hiện tương ứng của bên kia và ngược lại. Vì vậy, nội dung của Luận văn tập trung nghiên cứu theo hướng: chỉ ra những nghĩa vụ cơ bản nhất mà các bên phải thực hiện khi giao kết và thực hiện Hợp đồng bảo hiểm tài sản; và quyền của một bên sẽ phát sinh tương ứng (khi một bên không thực hiện nghĩa vụ) trong trường hợp sửa đổi, đình chỉ, chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

2.4.1. Nghĩa vụ của các bên

a. Nghĩa vụ của Bên mua bảo hiểm :

- Khai báo rủi ro và cung cấp thông tin liên quan đến đối tượngtài sản bảo hiểm là nghiã vụ đầu tiên mà Bên mua bảo hiểm phải thực hiện khi đề nghị giao kết hợp đồng, trên cơ sở các nội dung được đưa ra trong mẫu Giấy yêu cầu bảo hiểm do Doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo. Trên cơ sở đó, Doanh nghiệp bảo hiểm mới có căn cứ để đánh giá rủi ro và quyết định có chấp nhận hay không chấp nhận bảo hiểm, cũng như định ra số phí mà người được bảo hiểm phải trả. Hợp đồng bảo hiểm được giao kết và thực hiện trên nguyên tắc tin tưởng và trung thực tuyệt đối (utmost good faith), vì vậy, pháp luật cấm Bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết Hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường.

- Trả phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo thoả thuận trong hợp đồng.

Đây là nghĩa vụ quan trọng và tiên quyết mà Bên mua bảo hiểm bảo hiểm phải thực hiện để Hợp đồng bảo hiểm phát sinh hiệu lực, cũng như tiếp tục duy trì hiệu lực trong quá trình thực hiện. Điều 15 Luật KDBH cho phép các bên có thể thoả thuận về việc đóng phí bảo hiểm, theo đó Bên mua bảo hiểm có đóng phí bảo hiểm một lần hoặc theo định kỳ.

- Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của Doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp

đồng theo yêu cầu của Doanh nghiệp bảo hiểm. Bất cứ sự gia tăng rủi ro nào cho

đối tượng bảo hiểm cũng đều ảnh hưởng đến việc phải tăng phí bảo hiểm cũng như xem xét lại các điều kiện chấp nhận bảo hiểm của Doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, trường hợp Bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ này hoặc không

chấp nhận đóng tăng phí cho thời gian bảo hiểm còn lại, thì Doanh nghiệp bảo hiểm quyền đơn phương đình chỉ Hợp đồng bảo hiểm.

- Nghĩa vụ thông báo sự kiện bảo hiểm, thiệt hại. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, Bên mua bảo hiểm phải "thông báo cho Doanh nghiệp bảo hiểm biết về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng" (Điểm d Khoản 2

Điều 18). Thông thường các bên trong hợp đồng thoả thuận về việc thông báo phụ thuộc vào từng loại hình bảo hiểm, có thể thông báo ngay nhanh nhất bằng

điện thoại, điện tín và sau bao nhiêu ngày phải xác nhận lại bằng văn bản. Việc thông báo ngay sự kiện bảo hiểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Doanh nghiệp bảo hiểm trong việc kiểm soát tổn thất, giám định tổn thất, cũng như kịp thời có các biện pháp cần thiết để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại. Việc Bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ này thì sẽ phát sinh quyền của Doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng quy định loại trừ bảo hiểm để từ chối bồi thường được qui định tại

Điểm Khoản 3 Điều 16 Luật KDBH.

- Nghĩa vụ áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất nhằm bảo

đảm an toàn cho đối tượngtài sản bảo hiểm là nghĩa vụ bắt buộc của Bên mua bảo hiểm. Theo quy định của Điều 50 Luật KDBH thì nghĩa vụ đó có thể là "phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao

động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo an toàn cho đối tượng được bảo hiểm". Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các

điều kiện an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được baỏ hiểm áp dụng các biện pháp an toàn, hạn chế ro. Quy định này thể hiện trách nhiệm "mẫn cán hợp lý" với mọi khả năng có thể của Bên mua bảo hiểm để đảm bảo sự an toàn của đối tượng bảo hiểm, bên bảo hiểm luôn phải thận trọng, coi sóc tài sản như thể khi chưa mua bảo hiểm. Việc Bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ này thì sẽ phát sinh quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương

đình chỉ thực hiện Hợp đồng bảo hiểm của Doanh nghiệp bảo hiểm (Khoản 3

Điều 50 và Điểm c Khoản 1 Điều 17 Luật KDBH ); hoặc trong trường hợp thiệt hại xảy ra do các biện pháp phòng ngữa đã không được thực hiện thì Doanh nghiệp bảo hiểm quyền không trả tiền bảo hiểm (Khoản 2 Điều 578 BLDS).

- Nghĩa vụ phải bảo lưu và chuyển quyền yêu cầu đòi người thứ ba gây thiệt hại cho Doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là qui định đặc thù của Hợp đồng bảo

hiểm tài sản. Nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho Doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của nguời được bảo hiểm (Điều 49 Luật KDBH).

- Ngoài ra còn có các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật.

b. Nghĩa vụ của Doanh nghiệp bảo hiểm

- Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp mọi thông tin liên quan

đến Hợp đồng bảo hiểm; giải thích về điều kiện, điều khoản bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cho Bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp

đồng (Điều 16, 17 và Điều 19 Luật KDBH)

Đây là qui định đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm nói chung và Hợp đồng bảo hiểm tài sản. Với tính chất là hợp đồng theo mẫu, nội dung chủ yếu được qui

định và điều chỉnh theo các Qui tắc bảo hiểm, mẫu đơn bảo hiểm có sẵn (đã phân tích tại mục 2.2 của luận văn), mà nguyên tắc tự do thoả thuận, bình đẳng tự nguyện của các bên, đặc biệt là bên mua bảo hiểm phần nào bị hạn chế. Các

điều khoản trong hợp đồng không phải kết quả của việc thoả thuận và nhượng bộ của các bên, Bên mua bảo hiểm chỉ có thể tán đồng nếu chọn và không thể thoả thuận để thay đổi theo ý chí của mình. Thông thường các Hợp đồng bảo hiểm mẫu này có nội dung rất phức tạp, thường được diễn đạt với các từ ngữ chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm, cũng như tính phức tạp của phạm vi bảo hiểm, đặc biệt là "điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm". Thực tiễn kinh doanh bảo hiểm cho thấy các tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm tài sản thường có nguyên nhân phát sinh từ việc các bên không hiểu đúng các qui định có liên quan đến " điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm". Đây là nội dung đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm, thể hiện tính chất có điều kiện của cam kết bồi thường bảo hiểm, mặc dù tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, những nếu Bên mua bảo hiểm vi phạm các qui

định của điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, thì Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm phải bồi thường. Vì tính phức tạp của nội dung điều khoản này, mà lần đầu tiên đã ghi nhận và điều chỉnh cụ thể tại Điều 16 Luật KDBH, Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho Bờn mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này, để đảm bảo quyền lợi cho Bên mua bảo hiểm, hạn chế việc Doanh nghiệp bảo hiểm sự dụng lợi thế trong việc áp đặt nội dung hợp đồng, cũng như sử dụng nhiều thuật ngữ nghiệp vụ chuyên ngành khi soạn thảo hợp đồng, pháp luật đã qui định trách nhiệm của Doanh nghiệp bảo hiểm phải đăng ký với Bộ Tài chính các qui tắc, điều khoản bảo hiểm trước khi

áp dụng, đồng thời qui định các biện pháp xử lý, chế tài tương ứng trong trường hợp các Doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ này[13, Điều 4]. Trong trường hợp Hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho Bên mua bảo hiểm (Điều 21 Luật KDBH). Trường hợp Doanh nghiệp bảo hiểm cố cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng, thì Bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và Doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại do việc cung cấp thông tin sai sự thật (Khoản 3 Điều 19 Luật KDBH).

- Nghĩa vụ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm thể hiện là bằng chứng giao kết hợp đồng theo yêu cầu của Bên mua bảo hiểm là nghĩa vụ bắt buộc mà Doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện, là bằng chứng pháp lý ràng buộc trách nhiệm của Doanh nghiệp bảo hiểm đối với các tổn thất mà Bên mua bảo hiểm phải gánh chịu khi xảy ra một sự kiện bảo hiểm.

- Nghĩa vụ giảm phí bảo hiểm theo yêu cầu của Bên mua bảo hiểm khi có những yếu tố làm giảm rủi ro đối với đối tượng được bảo hiểm ( Khoản 1Điều 20 Luật KDBH). Trong thực tế , có nhiều trường hợp dẫn đến việc làm giảm rủi ro cho đối tượng được bảo hiểm - chẳng hạn khi mua bảo hiểm cháy cho ngôi nhà, tại thời điểm giao kết hợp đồng ở đó có một cửa hàng bán xăng đang hoạt động, vì vậy đó chính là cơ sở gia tăng rủi ro để Doanh nghiệp bảo hiểm tính tăng thêm phí bảo hiểm. Tuy nhiên, sau đó cây xăng này đã được chuyển đi nơi khác, vì vậy đó là yếu tố làm giảm rủi ro cháy đối với ngôi nhà, là cơ sở để tính giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại. Trường hợp Doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ tính giảm phí theo yêu cầu của Bên mua bảo hiểm, thì Bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật KDBH.

- Nghĩa vụ bồi thường và trả tiền bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện cam kết bồi thường hay trả tiền theo những thoả thuận trong hợp đồng

khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Theo qui định của Điều 28 Luật KDBH, thì thời hạn yêu cầu Doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường của Bên mua bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền kịp thời và đầy đủ theo thời hạn ghi trong hợp đồng; trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn thì Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy

đủ hồ sơ hợp lệ (Điều 29 Luật KDBH). Ngoài ra, Điều 580 BLDS còn có qui

định trường hợp bên bảo hiểm chậm trả tiền bảo hiểm thì phải trả cả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước qui định tại thời điểm trả tiền bảo hiểm tương ứng với thời gian chậm trả.

Trong trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm đối với thiệt hại xảy ra không thuộc phạm bảo hiểm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, thì Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường (Điều 17 Luật KDBH ).

- Các nghiã vụ khác theo qui định của pháp luật.


2.4.2. Quyền của các bên

a. Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng bảo hiểm tài sản :

Điều 25 Luật KDBH qui định các bên có thể thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sung phí bảo hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác. Mọi sửa đổi bổ sung phải lập thành văn bản. Trong bảo hiểm tài sản, có nhiều lý do để các bên có thể thoả thuận sửa đổi bổ sung hợp đồng, thường xảy ra khi muốn kéo dài thời hạn hiệu lực của hợp đồng (do việc phải kéo dài thời hạn vận chuyển, xây dựng hay lắp đặt tài sản); sưả đổi về số tiền bảo hiểm; mở rộng phạm vi bảo hiểm, địa điểm bảo hiểm...Việc sửa đồi bổ sung thường phát sinh thêm tương ứng về phí bảo hiểm phải trả.

b. Chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm :

Luật KDBH qui định các trường hợp đương nhiên chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm tại Điều 23, khi:

- Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm. Có thể xảy ra khi không còn đối tượng tài sản bảo hiểm ( có thể do tài sản đó không còn tồn tại; hay tài sản đó đã được chuyển nhượng cho người khác mà không kéo theo một sự chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm); Hoặc bị pháp luật tước bỏ các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2024