Tình Hình Triển Khai Sản Phẩm Bảo Hiểm Asgd Tại Việt Nam

bảo hiểm chính thức với số tiền là 100 triệu đồng hoặc bắng số tiền bảo hiểm

gốc, lấy số nào nhỏ hơn.

c.So sánh ASGD của Bảo Việt với công ty Bảo Minh CMG

+Về độ tuổi người được bảo hiểm:

- Bảo Việt: Trẻ em từ 1 - 13 tuổi

- Bảo Minh CMG: Trẻ em từ 0 – 16 tuổi

+Về người chủ hợp đồng:

- Bảo Việt: Là người từ 18 đến 60 tuổi, là cha mẹ, người đỡ đầu hay giám hộ hợp pháp của đứa trẻ. Nếu là ông bà, Cô, Dì, Chú, Bác, Anh, Chị (ruột) thì phải được sự đồng ý của Cha mẹ hay người giám hộ bằng văn bản.

- Bảo Minh CMG: Là người từ 18 trở lên, là cha mẹ hoặc những người

có trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ.

Như vậy, quy định về chủ hợp đồng ở Bảo Minh CMG có phần chặt chẽ hơn.

+Về thời hạn tham gia bảo hiểm: Do có quy định về độ tuổi tham gia khác

nhau cho nên thời hạn tham gia bảo hiểm của hai công ty là khác nhau

- Bảo Việt: từ 5 - 18 năm

- Bảo Minh CMG: từ 5 – 21 năm

+Về phạm vi bảo hiểm:

* Đối với trẻ em:

- Bảo Việt chỉ bảo hiểm trường hợp sống không bảo hiểm trường hợp chết nhưng Bảo Minh bảo hiểm giống như Bảo Việt nếu đó là sản phẩm chọn cách thanh toán 4 lần, còn Bảo Minh sẽ bảo hiểm cho trường hợp chết nếu mua sản phẩm thanh toán 1 lần và trẻ bị chết đạt trên mười tuổi tính tới thời điểm chêt. Một điểm khác biệt nữa là Bảo Việt Bảo hiểm cả đối với trường hợp trẻ bị TTTBVV do tai nạn còn Bảo Minh thì không bảo hiểm


* Đối với chủ hợp đồng:

Không giống như Bảo Việt bảo hiểm luôn cả trường hợp chủ hợp đồng chết và bị TTTBVV do tai nạn, Bảo Minh CMG chỉ bảo hiểm nếu người chủ hợp đồng mua thêm sản phẩm Điều khoản Từ Bỏ Thu Phí Bảo Hiểm.

Ngoài ra, một khác biẹt nữa là ở Bảo Việt đến khi trẻ trưởng thành, khi hợp đồng đáo hạn thì Bảo Việt sẽ thanh toán toàn bộ số tiền bảo hiểm và cộng với lãi (nếu có và chưa lĩnh) còn Bảo Minh CMG lại cam kết trả số tiền bảo hiểm cùng lãi chia theo 2 cách tương ứng với 2 loại sản phẩm nhỏ: thứ nhất, trả cùng một lúc toàn bộ số tiền bảo hiểm khi hợp đồng đáo hạn; thứ hai, trả thành 4 đợt bằng nhau trong 4 năm tức mỗi đợt là 25% số tiền bảo hiểm.

d. So sánh ASGD của Bảo Việt với Gíao dục hỗn hợp của công ty Manulife

+Về độ tuổi người được bảo hiểm:

- Bảo Việt: Trẻ em từ 1 - 13 tuổi

- Manulife: Trẻ em từ 0 – 10 tuổi

+Về người chủ hợp đồng:

- Bảo Việt: Là người từ 18 đến 60 tuổi, là cha mẹ, người đỡ đầu hay giám hộ hợp pháp của đứa trẻ. Nếu là ông bà, Cô, Dì, Chú, Bác, Anh, Chị (ruột) thì phải được sự đồng ý của Cha mẹ hay người giám hộ bằng văn bản.

- Manulife: Là người từ 18 đến 65 tuổi, là cha mẹ, người đỡ đầu hay giám hộ hợp pháp của đứa trẻ. Như vậy độ tuổi của bên mua bảo hiểm của Manulife rộng hơn Bảo Việt.

+Về thời hạn tham gia bảo hiểm: Do có quy định về độ tuổi tham gia khác

nhau cho nên thời hạn tham gia bảo hiểm của hai công ty là khác nhau

- Bảo Việt: từ 5 - 18 năm

- Manulife: từ 8 - 18 năm đối với thời hạn đóng phí còn đối với thời hạn

hiệu lực hợp đồng là từ khi bắt đầu tham gia cho đến khi trẻ 22 tuổi

+Về phạm vi bảo hiểm:

* Đối với đứa trẻ:

Hai công ty đều chỉ bảo hiểm trong trường hợp trẻ em sống mà không bảo hiểm trong trường hợp chết. Tuy nhiên trong trường họp sống Bảo Việt còn bảo hiểm cả trường hợp trẻ bị TTTBVV do tai nạn.

*Đối với chủ hợp đồng:

Hai công ty đều bảo hiểm cho trường hợp chủ hợp đồng bị chết hay bị TTTBVV do tai nạn. Quy định về rủi ro loại trừ của hai công ty tương đối giống nhau.

Ngoài ra, một điểm khác biệt ở Manulife khi số tiền bảo hiểm được chi trả trong 4 năm, bắt đầu vào ngày kỉ niệm hợp đồng bảo hiểm khi trẻ được 18 tuổi với tỷ lệ chi trả như sau:

Tuổi bảo hiểm Số tiền chi trả

(tính theo % của số tiền bảo hiểm)


18

20%

19

23%

20

26%

21

31%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Bảo hiểm nhân thọ và an sinh giáo dục - 7

Và Manulife cũng quy định khi hợp đồng đáo hạn có thể lấy hoặc gửi lại công ty để tích lãi. Ngoài ra, Manulife còn cam kết tặng một “món quà tốt nghiệp” trị gía 20% số tiền bảo hiểm vào ngày kỉ niệm hợp đồng khi trẻ 22 tuổi dù không vào đại học. Một điểm nữa Manulife khác với Bảo Việt đó là Manulife còn quy định trong quy tắc và điều khoản đã được bộ tài chính duyệt kèm công văn số 4720TC/TCNH ngày 20/9/1999 giới hạn tối đa của số tiền bảo hiểm là 700 triệu đồng và Manulife cho phép mua sản phẩm bổ sung Quyền lựa chọn đảm bảo thời gía.

Từ những so sánh trên chúng ta thấy sản phẩm của mỗi công ty có điểm

mạnh điểm yếu khác nhau nhưng nếu nhìn một cách chung nhất thì sản phẩm

của Prudential có phạm vi bảo hiểm rộng hơn cả, điều này giải thích tại sao

thị phần của Prudential tăng lên nhanh chóng được đề cập ở phần sau.


II.TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI SẢN PHẨM BẢO HIỂM ASGD TẠI VIỆT NAM

1.Tình hình phát triển của thị trường BHNT Việt Nam

a.Tình hình phát triển của thị trường BH thương mại VN:

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Kinh doanh bảo hiểm được coi như là một tấm lá chắn kinh tế bảo vệ cho các tổ chức, cá nhân, đồng thời huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Trên thị trường VN từ năm 1964- 1993 chỉ có duy nhất Tổng công ty Bảo hiểm VN (Bảo Việt) hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Suốt thời gian này, Bảo Việt mới chỉ thực hiện một số nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống như bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm tai nạn hành khách. Do cơ chế hoạt động độc quyền và mang tính bao cấp, nên quy mô bảo hiểm nhỏ, sản phẩm đơn điệu, và phạm vi rất hạn chế bảo hiểm mới chỉ dừng lại ở chức năng bảo vệ tài sản mà chưa thực hiện được chức năng thu hút tiết kiệm và đầu tư.

Chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, cơ chế hoạt động độc quyền đã trở lên không phù hợp, ngăn cản sự phát triển của ngành bảo hiểm nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trước tình hình đó, chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP nhằm tạo môi trường pháp lý thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Ngành bảo hiểm VN đã co những bước phát triển nhanh chóng, từ chỗ chỉ có một và duy nhất, đến T5/ 2000 đã phát triển

thành một thị trường với sự tham gia của 15 doanh nghiệp bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm 4 doanh nghiệp nhà nước, 3 công ty cổ phần, 4 doanh nghiệp liên doanh, 4 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, ngoài ra còn có 1 liên doanh môi giới bảo hiểm. Kể từ năm 1994 đến T5/2000 tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường bảo hiểm đạt 23%/ năm (1). Doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 1995 đạt 1028 tỷ VND, năm 1998 đạt 1751 tỷ VND (2). Doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 1999 đạt 2080 tỷ VND, tăng 2,8 lần so với doanh thu ngành bảo hiểm năm 1994 (3). Thị trường bảo hiểm đã đóng góp tích cực vào việc ổn định kinh tế quốc dân và đời sống người dân thông qua công tác bồi thường, năm 1999 số tiền bồi thường đạt gần 800 tỷ VND, gấp 2 lần so với 1994 (4). Đến năm 2000 tổng doanh thu phí khoảng 2950 tỷ VND, chiếm khoảng 0,67% GDP (5).

Biểu đồ 1 và 2:

(Nguồn: Tài chính số 5/2000, T4, T5)


Cơ cu vn và các quca các DNBH phân theo thành phn kinh tế 1999


Nhà nước 71%

Doanh nghip cphn


100% vn nước ngoài

Nhà nước

Doanh nghip liên doanh

Doanh nghip 100 % vn nước ngoài

13%

Doanh nghip liên doanh 7%

Doanh nghip cphn

9%



Thị phần thu phí bảo hiểm năm 1999 phân phối theo các thành phần kinh tế

Nhà nước

89Doanh nghiệp

100 % vốn nước

ngoài

0.4Doanh nghiệp liên 3Doanh nghiệp cổ phần

8%


Trong bối cảnh cạnh tranh của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước vẫn duy trì vai trò chủ đạo của mình, thể hiện qua thị phần doanh thu phí bảo hiểm (năm 1999, doanh thu phí bảo hiểm chiếm 89,25% thị phần) và năng lực tài chính (năm 1999 vốn và các quỹ chiếm 70,9% trên tổng số vốn và các quỹ của tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm)

Sang năm 2001 , năm đầu của thiên niên kỷ mới cũng là năm đầu tiên có nhiều hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở VN – năm đầu tiên có được một môi trường pháp lý hoàn hảo, đó là Luật kinh doanh bảo hiểm

có hiệu lực chính thức kể từ ngày 1/4/2001. Nhằm giúp cho các tổ chức và cá nhân thực hiện tốt các điều quy định, ngày 1/8 Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 42/2001 / NĐ - CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và số 43/2001 / NĐ- CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Hướng dẫn thi hành các Nghị định trên, ngày 28/8 Bộ Tài Chính đã có Thông tư số 71/2001 /thị trường- BTC và số 72

/2001/ T T-BTC. Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành luật bước đầu đã buộc các doanh nghiệp môi gíơi, doanh nghiệp bảo hiểm tại VN rà soát lại điều kiện và khả năng hoạt động của doanh nghiệp mình, đăng ký bổ sung vốn điều lệ, chuẩn hoá lại nội dung chương trình đào tạo và tuyển dụng đại lý ….Các văn bản pháp luật đã được ban hành, các doanh nghiệp bảo hiểm đã bắt đầu thi hành luật, song khâu triển khai và hướng dẫn thi hành luật còn chậm.

Tuy bối cảnh trong nước thuận lợi, tình hình kinh tế xã hội VN tương đối ổn định với mức tăng GDP 6,8% (6); thêm nữa, VN được đánh giá là nước có môi trường đầu tư an toàn nhất trong khu vực, song tình hình an ninh quốc tế, đặc biệt là khủng bố vào Trung tâm thương mại thế giới và Lầu năm góc ngày 11/9 đã làm tổn thất nghiêm trọng cho ngành bảo hiểm trên toàn cầu và sự ảnh hưởng đó không ngoại trừ các công ty bảo hiểm VN. Trước những thuận lợi và khó khăn phải đối mặt, các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm VN đều đã có những nỗ lực đáng kể trong cải tiến phương thức hoạt động nâng cao chất lượng phục vụ . Do vậy, hoạt động khai thác trong các doanh nghiệp bảo hiểm đều có sự tăng trưởng so với năm 2001, đặc biệt với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chỉ số tăng trưởng vượt qua con số 100%, đẩy mức tăng trưởng của toàn thị trường trong cả lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ lên 50%, vượt xa chỉ số tăng

Doanh thu tổng phí bảo hiểm trên thị trường VN 1994-2001

6000

4000

2000

0

741

1028

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

trưởng bình quân hàng năm mà Bộ Tài Chính đã hoạch định trong chiến lược phát triển thị trường 5 năm 2001- 2005 (7).

Năm 2002, tổng phí bảo hiểm trên toàn thị trường VN trong nửa năm đầu là 3488 tỷ VND, tăng 59,8 % so với cùng kỳ 2001 (a). Theo số liệu của Vinare, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có doanh thu phí ước đạt 1438 tỷ VND, tăng 40% so với 6 tháng đầu năm trước, nhưng do các loại hình nghiệp vụ có tái bảo hiểm ra nước ngoài chịu ảnh hưởng của xu thế tăng phí đồng loạt trên thị trường thế giới do đó đều có mức tăng phí đáng kể (b). Trong bảo hiểm phi nhân thọ, tình trạng cạnh tranh hạ phí có dấu hiệu giảm .Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong nước vẫn chưa vận động theo xu hướng chung của thị trường thế giới và các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ngấm ngầm hoặc công khai cạnh tranh giành khách hàng bằng mở rộng điều kiện ở 1 số loại hình bảo hiểm . Trong khi đó tổn thất vẫn diễn ra. Tuy nhiên, năm 2002 vẫn được coi là năm có nhiều bước tiến của bảo hiểm VN. Bảo Việt kết thúc nửa năm với doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ lớn hơn 557 tỷ VND, tăng 31% so với cùng kỳ, trong đó bảo hiểm tài sản tăng mạnh và doanh thu bảo hiểm nhân thọ đạt 975 tỷ VND, bằng 114 % so với cùng kỳ năm trước (8). Còn Bảo Minh nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ tăng mạnh với bảo hiểm hàng hoá đạt gần 26 tỷ (9), Prudential, Manulife cũng đều có sự tăng trưởng trong các nghiệp vụ.

Đồ thị 1:

(Nguồn : Thời báo kinh tế 2000-2001 VN & thế giới, trang38

56

(2000, 2001: Thời báo kinh tế số 57,T9,13/5/02) Đơn vị: Tỷ đồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023