Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Bảo Hiểm Tài Sản

với quyền lợi của nguời tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được pháp luật Việt nam qui định cụ thể.

b. Trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải:

Trước khi trình bày các nội dung có liên quan, cần khẳng định các qui

định đặc thù trong Hợp đồng bảo hiểm hàng hải (được điều chỉnh bởi BLHH Việt nam và tập quán hàng hải quốc tế) sẽ được ưu tiên áp dụng trước so với các qui

định của Luật KDBH ( theo qui định của Điều 12.3 Luật KDBH về thứ tự ưu tiên

áp dụng pháp luật liên quan đên Hợp đồng bảo hiểm ).

Theo đó, do tính chất đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm hàng hải mà Bên mua bảo hiểm chỉ cần có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất [22; tr 139]. Điều này có nghĩa là Bên mua bảo hiểm không nhất thiễt phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm khi tiến hành bảo hiểm, tuy nhiên họ phải có dự tính hợp lý về việc tiếp nhận quyền lợi ấy. Đặc điểm này xuất phất từ việc bảo vệ quyền lợi cho các thương nhân có thể tiếp nhận một quyền lợi đối với hàng hoá trong qúa trình hành trình đường biển. Thực tế, hàng hoá trong qúa trình vận chuyển đường biển có chu kỳ rất dài, chủ hàng có thể đã trao tay nhiều lần trước khi lô hàng đến cảng cuối cùng, do đó chủ hàng có thể mua bảo hiểm khi chưa thực sự nhận được lô hàng đó. Vì vậy, pháp luật chỉ yêu cầu các bằng chứng chứng minh tồn tại một quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất là Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và người đó hoàn toàn có quyền khiếu nại

đòi bồi thường.

Vấn đề này được ấn định rõ trong Điều 6 Luật Bảo hiểm hàng hải Anh 1906: "6.1. Khi nào phải có quyền lợi (When interest must attach). Người được bảo hiểm phaỉ có liên quan với đối tượng được bảo hiểm vào lúc tổn thất dù rằng người ấy không cần có quan hệ khi thực hiện bảo hiểm".

Ngoài ra, vấn đề này còn được qui định rõ trong "Điều khoản quyển lợi bảo hiểm" tại Điều 11 Điều khoản bảo hiểm của Học hội bảo hiểm hàng hoá (ICC 1982), theo đó: " 1. Để có thể đòi bồi thường theo đơn bảo hiểm này người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

được bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm vào thời gian xảy ra tổn thất; 2. Với điều kiện phải theo điều 11 trên đây, người được bảo hiểm sẽ có quyền đòi bồi thường cho những tổn thất được bảo

hiểm xảy ra trong thời gian bảo hiểm này có hiệu lực, dù cho tổn thất này xảy ra

Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 7

trước khi Hợp đồng bảo hiểm được ký kết, trừ khi người được bảo hiểm biết là có tổn thất mà gni bảo hiểm thì chưa hay biết"

BLHH Việt Nam, mặc dù không có điều khoản nào ấn định rõ các nội dung trên, nhưng vấn đề này lại được thể hiện thông qua các qui định về việc tiếp nhận và chuyển nhượng một quyền lợi có thể được bảo hiểm theo nguyên tắc tiếp nhận và chuyển nhượng vận đơn hàng hải, cụ thể:

- Khoản 3 Điều 203 BLHH qui định "3. Đơn bảo hiểm có thể được cấp theo hình thức đơn bảo hiểm đích danh, đơn bảo hiểm theo Lệnh, hoặc đơn bảo hiểm vô danh", như vậy, quy định này cho thấy, việc cấp đơn bảo hiểm được thực hiện tương tự như việc cấp Vận đơn. Theo qui định của Điều 83 BLHH, Vận

đơn hàng hải được ký phát dưới dạng vận đơn đích danh; vận đơn theo Lệnh; vận

đơn xuất trình hay vận đơn vô danh và Vận đơn hàng hải được coi là chứng từ có giá trị dùng để định đoạt và nhận hàng (Điều 81 BKHH). Hệ quả của qui định này cho thấy nguyên tắc tiếp nhận và chuyển nhượng Đơn bảo hiểm được điều chỉnh và thực hiện theo nguyên tắc tiếp nhận và chuyển nhượng vận đơn hàng hải. Điều 84 BLHH thì "Vận đơn có thể được chuyển nhượng theo các nguyên tắc sau đây:

a) Vận đơn đích danh được chuyển nhượng bằng cách sang tên quyền sở hữu theo thủ tục do pháp luật quy định. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp;

b) Vận đơn theo lệnh được chuyển nhượng bằng cách ghi vào ô ký hậu của vận

đơn về người có quyền phát lệnh trả hàng. Người cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng trong vận đơn theo lệnh là người nhận hàng hợp pháp, mặc dù vẫn còn

ô ký hậu để trống;

c) Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách trao cho người được chuyển nhượng. Người xuất trình vận đơn vô danh là người nhận hàng hợp pháp".

Như vậy, bằng việc qui định các nguyên tẵc ký phát và chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm tương tự như các nguyên tắc áp dụng đối với Vận đơn hàng hải, BLHH đã dự định trước việc chủ hàng có thể tiếp nhận quyền lợi có thể

được bảo hiểm đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển theo nguyên tắc tiếp nhận vận đơn, vì vậy người có quyền khiếu nại hợp pháp đòi hưởng quyền lợi

bảo hiểm phải là người có quyền lợi hợp pháp liên quan đến đối tượng bảo hiểm, tại thời điểm đối tượng bảo hiểm bị tổn thất.

Đặc thù này có ảnh hưởng quan trọng đến các nguyên tắc chuyển giao quyền theo Hợp đồng bảo hiểm hàng hải ( bản chất là các qui định về chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm hàng hải). Việc chuyển giao quyền theo Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được thực hiện theo các nguyên tắc chuyển nhượng vận đơn hàng hải mà không phụ thuộc vào ý chí chấp nhận hay không chấp nhận của Doanh nghiệp bảo hiểm. Điều 214 BLHH qui đinh " 1. Việc chuyển quyền theo Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có cấp đơn bảo hiểm cùng với việc chuyển nhượng

đơn bảo hiểm. 2. Việc chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm được thực hiện tương tự như nguyên tắc chuyển nhượng vận đơn". Qui định này thể hiện rõ đặc thù trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải, gắn liền và phù hợp với tập quán thương mại, buôn bán hàng hoá trên biển, với nguyên tắc chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm

được thực hiện theo nguyên tắc chuyển nhượng Vận đơn theo qui định của Điều 84 BLHH đã viện dẫn ở trên, theo đó:

+ Đơn bảo hiểm đích danh được chuyển nhượng bằng cách sang tên quyền sở hữu theo thủ tục do pháp luật qui định, người có tên trong đơn bảo hiểm đích danh là người có quyền lợi hợp pháp được bảo hiểm.

+ Đơn bảo hiểm theo lệnh được chuyển nhượng bằng cách ký hậu trên

đơn bảo hiểm, tương tự như các nguyên tắc ký hậu vận đơn. Theo đó, đơn bảo hiểm được chuyển nhượng bằng cách ký hậu rành mạch, ghi rõ tên người được nhượng, với chữ ký và con dấu của người nhượng. Hoặc chuyển nhượng bằng cách ký hậu để trống, tức là chỉ có chữ ký và dấu của người nhượng mà chưa có tên người được nhượng. Chẳng hạn trong mua bán hàng hoá với điều kiện CIF ( Cost, Insurance anh Freight ), thì người bán hàng mua bảo hiểm với Đơn bảo hiểm mang tên mình hay tên của đại lý hay môi giới của người bán, đơn bảo hiểm được chuyển nhượng bằng cách ký hậu để trống, sau đó được chuyển cho ngân hàng cùng với các tài liệu về chủ quyền hàng hoá, và khi bộ chứng từ này

được rút ra bởi người mua hàng tại nơi hàng đến - người này sẽ ký tên vào Đơn bảo hiểm với tư cách là người được chuyển nhượng. Trong trường hợp có tổn thất dù trước hay sau khi đơn bảo hiểm được chuyển nhượng, thì người được chuyển nhượng đều có quyền tiến hành các thủ tục đòi người bảo hiểm (vấn đề này đã

được qui định rõ tại nội dung Điều 213 BLHH về việc chuyển nhượng cả những trách nhiệm liên quan đến những khiếu nại do người bảo hiểm đã đưa ra trước đó

đối với người chuyển nhượng đối tượng bảo hiểm).

+ Đơn bảo hiểm vô danh được chuyển nhượng tương tự như chuyển nhượng vận đơn vô danh, bằng cách trao cho người được chuyển nhượng, người xuất trình đơn bảo hiểm là người có quyền khiếu nại đòi bồi thường hợp pháp.

Những vấn đề về nguyên tắc chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm đã trình bày trên chủ yếu áp dụng xuất phát từ đặc thù của đối tượng bảo hiểm là hàng hoá trong quan hệ thương mại mua bán, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, Doanh nghiệp bảo hiểm không thể có ý kiến chấp nhận hay không chấp nhận việc chuyển nhượng hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp đối tượng bảo hiểm là tàu biển, thì việc chuyển nhượng các quyền theo Hợp đồng bảo hiểm liên quan

đến đối tượng naỳ phải được sự đồng ý trước của Doanh nghiệp bảo hiểm. Cụ thể, Điều 215 BLHH qui định: "1- Nếu đối tượng bảo hiểm là tầu biển, thì việc chuyển các quyền theo Hợp đồng bảo hiểm phải được người bảo hiểm đồng ý trước; 2- Nếu tầu đang hành trình ở thời điểm được chuyển nhượng cho người khác, thì các quyền theo Hợp đồng bảo hiểm tầu không được chuyển ngay cho người được chuyển nhượng tầu mà Hợp đồng bảo hiểm vẫn giữ nguyên hiệu lực cho đến khi tầu đó vào neo đậu tại cảng đầu tiên, sau khi được chuyển nhượng".

Từ những nội dung đã phân tích trên đây cho thấy: Việc xác định thời

điểm tồn tại một quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với tài sản bảo hiểm, phụ thuộc và xuất phát từ đặc thù của đối tượng tài sản bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hải hay phi hàng hải. Qua đó cho thấy ảnh hưởng khác nhau của vấn đề này

đối với hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm, đến các nguyên tắc của việc chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Mỗi loại Hợp đồng bảo hiểm khác nhau, có đối tượng bảo hiểm là tài sản, con người, hay trách nhiệm dân sự khác nhau thì vấn đền xác định thời điểm tồn tại một quyền lợi có thể được bảo hiểm cũng khác nhau, và ảnh hưởng của nó đối với hiệu lực của hợp đồng đến các nguyên tắc chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm cũng khác nhau đối với từng loại Hợp đồng bảo hiểm. Trên cơ sở phân tích những vấn đề có liên quan này đối với Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, cho thấy rõ hơn tính đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

- Đối với Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng đựơc thiết lập trên rủi ro là sự sống và cái chết của con người, với mục đích chủ yếu là hình thức tiết kiệm. Vì vậy, pháp luật đòi hỏi người ký kết Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng, nhằm nghiêm cấm rủi ro đạo đức xảy ra trong trường hợp người ký kết hợp đồng không có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với người được bảo hiểm có thể có các hành vi vi phạm pháp luật cố ý gây thiệt hại cho người được bảo hiểm (thậm chí là hành vi giết người) để được nhận tiền bảo hiểm. Về nguyên lý nghiệp vụ bảo hiểm, cũng như qui định của một số nước, chẳng hạn Điều 19 Luật bảo hiểm của Philippine thì chỉ đòi hỏi quyền lợi có thể được bảo hiểm đó phải tồn tại tại thời

điểm giao kết hợp đồng, khi hợp đồng bắt đầu có hiệu lực mà không cần phải duy trì quyền lợi đó trong suốt quá trình hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm, thậm chí không cần tồn tại tại thời điểm khiếu nại trả tiền bảo hiểm [ 23; tr 50]. Qui

định này xuất phát từ việc bảo vệ và tôn trọng quyền lợi của Bên mua bảo hiểm trong trường hợp họ có thể bị mất (không còn) một quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với người được bảo hiểm, xảy ra khi quan hệ hôn nhân với người được bảo hiểm bị huỷ; hoặc quan hệ cấp dưỡng, nuôi dưỡng bị chấm dứt ...Nhưng Bên mua bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu đòi trả tiền bảo hiểm do khoản tiền bảo hiểm được nhận là phần tài sản tiết kiệm từ tích luỹ phí bảo hiểm mà Bên mua bảo hiểm đã đóng cộng với lãi của hợp đồng được coi là tài sản của bên ký Hợp

đồng bảo hiểm, vì mục đích và hình thức tiết kiệm thông qua việc giao kết Hợp

đồng bảo hiểm nhân thọ mà Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho người đó [32; tr 97].

- Do đặc thù của quyền lợi có thể được bảo hiểm chỉ cần tồn tại khi Hợp

đồng bảo hiểm nhân thọ bắt đầu có hiệu lực và không cần phải tồn tại trong suốt thời hạn hợp đồng, mà Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể coi là được tự do chuyển nhượng bởi bên mua cho bất kỳ ai và chủ thể nhận chuyển nhượng không cần phải có một quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với sự sống hay cái chết của người được bảo hiểm [22; trang 143]. Đây là điểm đặc thù riêng khác với các

điều kiện để chuyển nhượng một Hợp đồng bảo hiểm tài sản, mà ở đó hợp đồng chỉ được chuyển nhượng trên cơ sở có sự chuyển nhượng đối tượng bảo hiểm tài sản, hoặc có sự chuyển nhượng về quyền lợi có thể được bảo hiểm liên quan đến

tài sản đó. Nguyên tắc chuyển nhượng này xuất phát từ tính chất tiết kiệm của quá trình hình thành khối tài sản thông qua việc tham gia bảo hiểm nhân thọ, vì vậy, nguyên tắc tự do chuyển nhượng quyền lợi hình thành có trong Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải được pháp luật tôn trọng, tương tự như quyền tự do định

đoạt các tài sản khác của Bên mua bảo hiểm.


2.6. Chuyển giao Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Liên quan đến vấn đề Hợp đồng bảo hiểm, còn có khái niệm chuyển giao Hợp đồng bảo hiểm, vì vậy, về nguyên tắc, Hợp đồng bảo hiểm tài sản có thể

được chuyển giao. Nếu như việc chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm tài sản được thực hiện bởi Bên mua bảo hiểm, thì chuyển giao Hợp đồng bảo hiểm tài sản lại do các Doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành với nguyên tắc không gây thiệt hại đến quyền lợi của Bên mua bảo hiểm sau khi thực hiện việc chuyển giao.

Việc chuyển giao Hợp đồng bảo hiểm lần đầu tiên được ghi nhận bởi các qui định của Luật KDBH. Theo qui định của Điều 74 Luật KDBH, việc chuyển giao Hợp đồng bảo hiểm được hiểu là việc chuyển giao toàn bộ Hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các Doanh nghiệp bảo hiểm (chứ không phải là việc chuyển giao đơn lẻ một hoặc một số Hợp đồng bảo hiểm), được thực hiện trong các trường hợp: Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán; Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể.; hoặc có thể theo thoả thuận giữa các Doanh nghiệp bảo hiểm.

Khi muốn tiến hành chuyển giao Hợp đồng bảo hiểm, Doanh nghiệp bảo hiểm phải có đơn đề nghị gửi Bộ tài chính nêu rõ lý do, kế hoach chuyển giao, kèm theo hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao chỉ đựơc tiến hành sau khi đã

được chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính; thông báo chuyển giao và tóm tắt kế hoạch chuyển giao phải được gửi cho từng Bên mua bảo hiểm ngay sau khi Bộ Tài chính phê chuẩn đơn đề nghị chuyển giao (Điều 76).

Việc chuyển giao không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Bên mua bảo hiểm, theo đó, các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết hạn Hợp đồng bảo hiểm; Việc chuyển giao Hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quĩ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn Hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao (Điều 75). Bên mua bảo hiểm có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận việc chuyển giao.Trong trường

hợp không chấp nhận, Bên mua bảo hiểm được phép huỷ Hợp đồng bảo hiểm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc chuyển giao. Trong trường này, doanh nghiệp chuyển giao phải hoàn lại cho Bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã nhận tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan [15; Điểm 2.2].

Như vậy, việc chuyển giao Hợp đồng bảo hiểm không những không ảnh hưởng đến quyền lợi của Bên mua bảo hiểm, mà còn là một biện pháp đảm bảo quyền lợi của Bên mua bảo hiểm trong trường hợp Doanh nghiệp bảo hiểm lâm vào tình trạng mất khả năng thánh toán.

2.7. Giải quyết tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm tài sản

Về nguyên tắc, các tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng bảo hiểm, các bên có thể giải quyết bằng thương lượng, thoả thuận chọn trọng tài hoặc đưa tranh chấp ra Toà án để giải quyết. Nếu một trong các bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, thì tranh chấp có thể được giải quyết bởi Trọng tài hoặc Toà án nước ngoài tuỳ theo sự thoả thuận của các bên (Điều 242 BLHH).

Thời hiệu khởi kiện các tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng bảo hiểm tài sản, được pháp luật hiện hành qui định khác nhau, theo lĩnh vực bảo hiểm hàng hải hay bảo hiểm phi hàng hải. Đối với Hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm hàng hải, thời hiệu khiếu nại là 2 năm, tính từ ngày phát sinh vụ việc (Điều 209 BLHH). Thời hiệu khởi kiện liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm phi hàng hải là 3 năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp ( Điều 30 Luật KDBH).

Với bản chất pháp lý của Hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt là Hợp đồng bảo hiểm tài sản có thể là hợp đồng kinh tế, cũng có thể là HĐDS, vì vậy, theo pháp luật Việt nam, Toà án giải quyết tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm cũng có thể Toà

án kinh tế hoặc Toà án dân sự, tuỳ từng trường hợp. Tuy nhiên, liên quan đến việc xác định Toà án nào có thẩm quyển để giải quyết các tranh chấp phát Hợp

đồng bảo hiểm tài sản đang là vấn đề nan giải và còn nhiều tranh cãi hiện nay, tương tự như việc xử lý hậu quả Hợp đồng bảo hiểm tài sản vô hiệu đã được nghiên cứu trong Luận văn, với nguyên nhân từ sự tồn tại của hệ thống pháp luật thực định trong việc phân định trường hợp nào Hợp đồng bảo hiểm tài sản là HĐKT hay dân sự để xác định thẩm quyền của Toà án, cũng như thủ tục tố tụng tương ứng.


Đặc trưng pháp lý cơ bản của Hợp đồng bảo hiểm tài sản


2.8. Giới hạn quyền lợi bảo hiểm theo giá trị tài sản.

2.8.1. Nguyên tắc xác định số tiền bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm là nội dung quan trọng được xác định cụ thể trong Hợp

đồng bảo hiểm, đó chính là giới hạn trách nhiệm bảo hiểm mà người được bảo hiểm phải bồi thường hay trả tiền bảo hiểm, đồng thời đó cũng chính là giới hạn quyền lợi được đảm bảo về tài chính mà Bên mua bảo hiểm có thể nhận được khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Về nguyên tắc, số tiền bảo hiểm của bất kỳ Hợp đồng bảo hiểm nào cũng đều được xác định căn cứ trên giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm cũng chính là giá trị bảo hiểm, là giới hạn tối đa mà Bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu bảo hiểm, cũng như Doanh nghiệp bảo hiểm có thể chấp nhận bảo hiểm. Việc xác định giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm, để trên cơ sở đó xác định giá trị bảo hiểm là cơ sở quan trọng để ký kết Hợp đồng bảo hiểm.

Tuy nhiên, đối với mỗi đối tượng bảo hiểm cụ thể (là tài sản, con người, hay trách nhiệm dân sự) việc xác định giá trị bảo hiểm hay giá trị thực tế của đối tượng là rất khác nhau. Vì vậy, dẫn đến hệ quả là nguyên tắc xác định số tiền bảo hiểm tương ứng với mỗi đối tượng bảo hiểm cũng khác nhau. Những nội dung này sẽ được làm rõ trên cơ sở những phân tích dưới đây:

- Thứ nhất: Việc tồn tại một quyền lợi có thể được bảo hiểm, hay chính là quyền lợi tài chính có trong đối tượng bảo hiểm là cơ sở để Bên mua bảo hiểm tiến hành giao kết Hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo đảm cho các quyền lợi đó trong trường hợp có thể bị thiệt hại bởi đối tượng bảo hiểm bị tổn thất. Hay nói cách khác, quyền tham gia bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm được xuất phát từ một quyền lợi tài chính có trong đối tượng bảo hiểm, nhưng đồng thời quyền tham gia bảo hiểm cũng bị hạn chế bởi chính giới hạn của quyền lợi tài chính đó. Về nguyên tắc, Bên mua bảo hiểm chỉ có thể yêu cầu bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tương ứng với quyền lợi tài chính mà người đó có trong đối tượng bảo hiểm. Mặt khác, quyền lợi tài chính mà Bên mua bảo hiểm có trong đối tượng bảo hiểm lại bị giới hạn tối đa bởi giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm. Vì vậy, việc xác định số tiền bảo hiểm trong bất kỳ Hợp đồng bảo hiểm nào cũng bị giới

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 13/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí