Điều Kiện Để Hợp Đồng Bảo Hiểm Tài Sản Có Thể Được Chuyển Nhượng

quyền lợi có liên quan trong đối tượng tài sản bảo hiểm. Trường hợp này, Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn phí bảo hiểm cho thời gian còn lại tương ứng của hợp

đồng và có quyền trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm (khoản 1 Điều 24);

- Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm, hoặc không đóng phí BH theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng. Về nguyên tắc, khi Hợp đồng bảo hiểm đã phát sinh hiệu lực thì Bên mua bảo hiểm phải trả đủ phí theo các thoả thuận trong hợp đồng, tuy nhiên, khi đến hạn đóng phí theo qui định mà Bên mua bảo hiểm vẫn chưa nộp phí bảo hiểm, thì pháp luật cho phép các bên có thể thoả thuận về việc tiếp tục cho gia hạn đóng phí (Khoản 3 Điều 23). Trường hợp Bên mua bảo hiểm vẫn không đóng phí thì Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt. Bên mua bảo hiểm vẫn phải có trách nhiệm đóng phí tương ứng đến hết thời gian gia hạn

đóng phí, và Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí (Khoản 3 Điều 24). Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiện đòi phí bảo hiểm. Quyền kiện đòi phí này được áp dụng trong bảo hiểm tài sản, mà không được áp dụng trong bảo hiểm con người. Tuy nhiên trong thực tế các Doanh nghiệp bảo hiểm chưa bao giờ tiến hành khởi kiện để đòi phí bảo hiểm, mà thường chuyển thành các khoản nợ khó đòi, hoặc kiến nghị với Bộ tài chính cho phép xoá nợ.

- Ngoài các trường hợp trên, Hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt theo qui

định của BLDS và các qui định pháp luật khác có liên quan. Điều 418 BLDS qui

định các trường hợp chấm dứt hợp đồng như: hợp đồng đã hoàn thành; theo thoả thuận của các bên; không còn chủ thể thực hiện hợp đồng; hợp đòng bị huỷ bỏ, bị đình chỉ, hợp đồng không thực hiện do không có đối tượng và các trường hợp khác.

c. Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng.

Luật kinh doanh bảo hiểm qui định các trường hợp các bên trong Hợp

đồng bảo hiểm tài sản có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

*Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp

đồng bảo hiểm khi: Bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng, hay không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho Doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp tăng rủi ro, hoặc phát sinh thêm trách nhiệm

Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 6

bảo hiểm của Doanh nghiệp bảo hiểm tronh quá trình thực hiện hợp đồng (Khoản 2 Điều 19); Bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu tăng phí của Doanh nghiệp bảo hiểm khi có sự ra tăng rủi ro cho đối tượng bảo hiểm( Khoản 2 Điều 20); Bên mua bảo hiểm không thực hiện các biện pháp an toàn cho đối tượng tài sản bảo hiểm theo chỉ dẫn của Doanh nghiệp bảo hiểm (Khoản 3 Điều 50) .

*Bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng bảo hiểm khi: Doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng (Khoản 3 Điều 19); Doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu giảm phí bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm khi có cơ sở làm giảm rủi ro cho đối tượng được bảo hiểm, trong qua trình thực hiện hợp đồng (Khoản 1 Điều 20).

Ngoài các trường hợp được đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng do pháp luật qui định, thì các bên cũng có thể tự thoả thuận thêm trong Hợp đồng bảo hiểm các trường hợp khác được đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Việc đơn phương đình chỉ phải được lập thành văn bản và thông báo ngay cho bên kia.

d. Huỷ bỏ Hợp đồng bảo hiểm tài sản:

Luật KDBH không qui định cụ thể các trường hợp huỷ bỏ Hợp đồng bảo hiểm. BLHH 1990 qui định cho người được bảo hiểm có quyền rút khỏi Hợp

đồng bảo hiểm vào bất cứ lúc nào, trước khi xuất hiện hiểm hoạ được bảo hiểm và có nghĩa vụ trả tiển phạt huỷ hợp đồng (Điều 208).

Về nguyên tắc, một Hợp đồng bảo hiểm tài sản có thể bị huỷ bỏ bởi thoả thuận của các bên vào bất cứ lúc nào nếu trước khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, với

điều kiện phải thông báo trước cho bên kia và trả tiền phạt huỷ hợp đồng. Đa số các Qui tắc, điều khoản bảo hiểm tài sản hiện nay đều có qui định về việc huỷ bỏ hợp đồng, cũng như các điều kiện về hoàn trả phí bảo hiểm.

2.5. Chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm tài sản

2.5.1. Điều kiện để Hợp đồng bảo hiểm tài sản có thể được chuyển nhượng

Khoản1 Điều 26 Luật KDBH qui định Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm theo các thoả thuận trong hợp đồng . Vậy, khi nào một Hợp đồng bảo hiểm có thể được chuyển nhượng bởi Bên mua bảo hiểm,

hay nội dung thoả thuận về chuyển nhượng trong hợp đồng giữa các bên phải

được căn cứ trên cơ sở nào?

Nhận thức chung về việc chuyển nhượng một hợp đồng cho thấy: Bản chất của hợp đồng là ghi nhận sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay

đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ. Khi một hợp đồng đã được xác lập sẽ có hiệu lực làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp

đồng đó, vì vậy, chuyển nhượng hợp đồng được hiểu là việc chuyển nhượng toàn bộ quyền, nghĩa vụ và những lợi ích phát sinh trong hợp đồng của một chủ thể hợp đồng cho một chủ thể khác. Trường hợp một hợp đồng có hình thức theo qui

định phải lập thành văn bản, thì việc chuyển nhượng hợp đồng bao gồm cả việc chuyển giao hình thức văn bản hợp đồng cho bên nhận chuyển nhượng hợp đồng. Bản chất việc chuyển nhượng hợp đồng, là một chủ thể chuyển nhượng "toàn bộ" quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cho một chủ thể khác. Chỉ cần thiếu một trong hai yếu tố này thì không phải là chuyển nhượng hợp đồng, mà có thể là "Chuyển giao quyền yêu cầu" (Điều 315 BLDS) hoặc " chuyển giao nghĩa vụ" (Điều 321 BLDS).

Tuỳ thuộc vào tính chất khác nhau của từng loại hợp đồng mà có các điều kiện thoả thuận khác nhau để hợp đồng đó có thể được chuyển nhuợng. Trong thực tế có nhiều loại hợp đồng mà điều kiện để chuyển nhượng hợp đồng rất đơn giản, phụ thuộc phần lớn vào ý chí của bên chuyển nhượng, hợp đồng có thể

được chuyển nhượng cho bất kỳ đối tuợng chủ thể nào, và có hiệu lực với bất kỳ ai có trong tay văn bản hợp đồng đó. Chủ thể nhận chuyển nhượng chỉ cần sử dụng hay xuất trình hình thức văn bản hợp đồng là có thể hưởng ngay được quyền lợi hay hiệu quả của hợp đồng( Chẳng hạn như hình thức phiếu bảo hành, bảo dưỡng; vé xem phim; vé tàu, vé xe...).

Tuy nhiên, chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm thì có những nguyên tắc khác biệt. Xuất phát từ những đặc thù riêng có của hợp đồng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính kinh doanh bảo hiểm. Theo qui định của Luật KDBH thì Bên mua bảo hiểm phải có một quyền lợi có thể được bảo hiểm có trong đối tượng bảo hiểm đó, mới đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu (Khoản 1.a Điều 22). Đây là

điều kiện Bên mua bảo hiểm phải có/ phải tồn tại trước để Hợp đồng bảo hiểm có thể được xác lập và có hiệu lực (chứ không phải khi Hợp đồng bảo hiểm đã được

xác lập mới làm phát sinh các điều kiện này). Vì vậy, hiệu lực của hợp đồng chỉ gắn với những điều kiện xác định trước được qui định rõ trong hợp đồng, đó là một đối tượng bảo hiểm xác định và một quyền lợi có thể được bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm có trong đối tượng bảo hiểm.

Những điều kiện được xác định trước để đảm bảo hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm sẽ quyết định và chi phối ý chí của Bên mua bảo hiểm trong việc chuyển nhượng hợp đồng, đồng thời nó cũng hạn chế phạm vi chủ thể có thể tiếp nhận sự chuyển nhượng hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm không thể được chuyển nhuợng tự do bởi Bên mua bảo hiểm, với bất kỳ ai là bên nhận chuyển nhượng. Hay nói cách khác, Hợp đồng bảo hiểm không phải sẽ phát sinh hiệu lực và hiệu quả đối với bất kỳ ai có trong tay và xuất trình văn bản hợp đồng (như một số loại hợp đồng đã viện dẫn ở trên), trừ khi chủ thể đó đã hội tụ hay tiếp nhận đầy

đủ các điều kiện xác định trước mà Bên mua bảo hiểm phải có khi giao kết hợp

đồng để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng. Như vậy, về nguyên tắc, trước khi có thể nhận một sự chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm, thì bên nhận chuyển nhượng đã phải thay thế vị trí của Bên mua bảo hiểm, bằng việc được tiếp nhận

đối tượng bảo hiểm, hoặc tiếp nhận quyền lợi có thể được bảo hiểm có trong đối tượng bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm.

Do đó, nguyên tắc chung để đảm bảo Hợp đồng bảo hiểm đã được chuyển nhượng tiếp tục có hiệu lực đối với bên nhận chuyển nhượng và không bị chấm dứt là: Hợp đồng bảo hiểm chỉ có thể được chuyển nhượng khi đã có sự chuyển nhượng đối tượng được bảo hiểm; hoặc có sự chuyển nhượng các quyền lợi có thể được bảo hiểm (có trong đối tượng bảo hiểm ) của Bên mua bảo hiểm cho bên nhận chuyển nhượng.

Như vậy, xem xét những nội dung phân tích trên vào điều kiện đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm tài sản cho thấy: một Hợp đồng bảo hiểm tài sản có thể

được chuyển nhượng khi đã có sự chuyển nhượng đối tượng tài sản bảo hiểm; hoặc đã có sự chuyển nhượng quyền lợi có thể được bảo hiểm có trong tài sản

®ã.

Theo qui định tại Điều 3.9 Luật KDBH, quyền lợi có thể được bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm phát sinh từ quan hệ hợp pháp của chủ thể đó đối với đối tượng tài sản bảo hiểm, đó là quan hệ về quyền sở hữu, quyền chiếm hữu,

quyền sử dụng, quyền tài sản. Vì vậy, việc chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm tài sản không hiểu đơn thuần chỉ là việc dịch chuyển quyền sở hữu " đối tượng tài sản bảo hiểm", mà còn bao gồm việc chuyển nhượng các quyền, quyền lợi và nghĩa vụ khác liên quan đối tượng tài sản bảo hiểm, như dịch chuyển quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản của một chủ thể này cho chủ thể khác (vì vậy, trong những trường hợp này không nhất thiết là phải chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng bảo hiểm).

Liên quan đến vấn đề này, Bộ luật hàng hải cũng có nguyên tắc điều chỉnh tương tự. Theo qui định của Điều 213 BLHH thì các quyền theo Hợp đồng bảo hiểm hàng hải chỉ được chuyển nhượng cho người đã được chuyển nhượng đối tượng bảo hiểm...; Nghĩa vụ của người chuyển nhượng đối tượng bảo hiểm cũng

đồng thời chuyển cho người được chuyển nhượng đối tượng bảo hiểm, kể cả trách nhiệm liên quan đến những khiều nại do người bảo hiểm đã đưa ra trước đó

đối với người chuyển nhượng đối tượng bảo hiểm. Ngoài ra, Bộ luật dân sự cũng có qui định khi quyền sở hữu đối với tài sản được chuyển cho người khác thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu cũ trong Hợp đồng bảo hiểm (Điều 583 ).

Do tính chất đặc thù Hợp đồng bảo hiểm tài sản, trong đó đối tượng tài sản bảo hiểm, cũng như các quyền lợi có liên quan đến tài sản là những đối tượng có khả năng được chuyển nhượng và dịch chuyển trong lưu thông kinh tế, dân sự, vì vậy, các điều kiện chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm tài sản được phân biệt khác và đặc thù so với việc chuyển nhượng các loại Hợp đồng bảo hiểm khác. Hợp đồng bảo hiểm con người, nhìn chung không thể xảy ra việc chuyển nhượng đối tượng bảo hiểm là con người, vì vậy điều kiện chung để chuyển nhượng hợp đồng là có sự chuyển nhượng quyền lợi có thể được baỏ hiểm hay chính là chuyển quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với người

được bảo hiểm. Đối với Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nhìn chung là không thể được chuyển nhượng vì trách nhiệm dân sự gắn với hành vi của chính người được bảo hiểm, tuy nhiên trách nhiệm dân sự có thể được hiểu rộng ra bao gồm trách nhiệm gắn với việc vận hành hoặc sử dụng một đối tượng tài sản cụ thể cụ thể (chẳng hạn trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới hay trách nhiệm dân sự của chủ công trình xây dựng ... đối với người thứ ba), nên cũng có thể hiểu là khi

có sự chuyển nhượng hoặc chuyển giao những đối tượng này cho chủ thể khác quản lý, sử dụng thì cũng coi là điều kiện để Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm đó có thể được chuyển nhượng.

Tóm lại, từ những điểm đã phân tích trên cho thấy, trong bảo hiểm tài sản, vấn đề chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm gắn liền với một đối tượng tài sản cụ thể, cũng như gắn liền với sự tồn tại của một quyền lợi có thể được bảo hiểm có trong đối tượng tài sản đó. Nhìn chung, khi đã đảm bảo các điều kiện để Hợp

đồng bảo hiểm tài sản có thể được chuyển nhượng thì Bên mua bảo hiểm có thể tiến hành chuyển nhượng hợp đồng. Tuy nhiên, Hợp đồng bảo hiểm tài sản đó thực tế có được chuyển nhượng hay không, có tiếp tục duy trì hiệu lực hay buộc phải chấm dứt hiệu lực trước thời hạn lại phụ thuộc vào ý chí chuyển nhượng của Bên mua bảo hiểm, ý chí của bên nhận chuyển nhượng, và quyền chấp nhận hay không chấp nhận của Doanh nghiệp bảo hiểm.

Do đặc thù và các nguyên tắc xác định thời điểm tồn tại, cũng như nguyên tắc tiếp nhận một quyền lợi có thể được bảo hiểm có trong đối tượng tài sản bảo hiểm của một bên chủ thể tham gia bảo hiểm được xác định khác nhau trong từng lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và phi hàng hải mà có những khác biệt liên quan

đến nguyên tắc chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm tài sản tương ứng với từng lĩnh vực cụ thể, kéo theo đó là vấn đề hiệu lực của việc chuyển nhượng, hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm, cũng như ý chí mặc nhiên phải chấp nhận hay có quyền không chấp nhận việc chuyển nhượng từ phía Doanh nghiệp bảo hiểm.

2.5.2. Thời điểm tồn tại một quyền lợi có thể được bảo hiểm và nguyên tắc chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm taì sản.

Khi nghiên cứu các căn cứ phát sinh "quyền bảo hiểm tài sản" của một chủ thể tại nội dung Chương I, mục 1.3 của luận văn, tác giả đã tập trung phân tích và chỉ rõ các vấn đề có liên quan đến " quyền lợi có thể được bảo hiểm" của một chủ thể phát sinh trên cơ sở mối quan hệ về quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền tài sản của chủ thể đối với đối tượng tài sản. Do các nội dung liên quan đến việc xác định thời điểm tồn tại một quyền lợi có thể được bảo hiểm, cũng như nguyên tắc tiếp nhận quyền lợi đó có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến nguyên tắc và hiệu lực của việc chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm tài

sản, vì vậy, để tránh sự trùng lặp và đảm bảo tính logíc của việc nghiên cứu, các

nội dung có liên quan này sẽ được tiếp tục nghiên cứu theo những phân tích dưới

đây.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc xác định sự tồn tại của một quyền lợi có thể được bảo hiểm là yếu tố quyết định đến hiệu lực cuả Hợp đồng, qua đó quyết định đến việc xác định Bên mua bảo hiểm có đủ điều kiện để hưởng quyền lợi theo hợp đồng (nhận tiền bồi thường) hay không trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm. Liên quan đến vấn đề này, Luật KDBH qui định Hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu trong trường hợp Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm (Điều 22.1 ); và Hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt khi Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm (Điều 23.1).

Một Hợp đồng bảo hiểm khi đã được giao kết, thì hiệu lực của nó không phải là bất biến đối với các bên tham gia quan hệ hợp đồng, thực tế, Điều 26 Luật KHBH quy định nó có thể được chuyển nhượng bởi Bên mua bảo hiểm. Vì vậy, việc xác định thời điểm tồn tại và tiếp tục tồn tại một quyền lợi bảo hiểm mà Bên mua bảo hiểm phải có trong đối tượng bảo hiểm để đảm bảo hiệu lực của hợp

đồng, cũng như đảm bảo quyền được hưởng quyền lợi bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm là rất quan trọng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với Hợp đồng bảo hiểm tài sản, do trong thời gian Hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực, đối tượng tài sản bảo hiểm này luôn được dịch chuyển trong giao dịch kinh tế, dân sự. Theo các qui định đã viện dẫn trên cho thấy, để đảm bảo hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm theo qui định của Luật KDBH thì Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng, và phải cã quyỊn lỵi cã thĨ

được bảo hiểm đó khi đối tượng bị tổn thất; đồng thời phải tiếp tục duy trì quyền lợi có thể được bảo hiểm đó trong suôt thời hạn Hợp đồng bảo hiểm, nếu không Hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt. Như vậy, Luật KDBH đã qui định nguyên tắc chung về thời điểm phải tồn tại một quyền lợi có thể được bảo hiểm. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù riêng của đối tượng tài sản bảo hiểm trong từng lĩnh vực (hàng hải hay phi hàng hải) mà vấn đề này theo nguyên lý chung về bảo hiểm, cũng như qui định của một số nước (Anh; Philippine..) điều chỉnh như sau:

a. Trong lĩnh vực bảo hiểm phi hàng hải:

Bên mua bảo hiểm chỉ cần có quyền lợi có thể được bảo hiểm vào thời

điểm giao kết hợp đồng và tại thời điểm xảy ra tổn thất, mà không cần duy trì

trong suốt thời hạn của Hợp đồng bảo hiểm [22; Tr140 và 23; tr50]. Qui định này xuất phát từ đặc thù của đối tượng tài sản bảo hiểm luôn được dịch chuyển trong giao lưu kinh tế, dân sự.

Trong thời hạn Hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực, nếu có sự chuyển dịch đối tượng bảo hiểm, hoặc chuyển dịch quyền lợi có thể được bảo hiểm cho chủ thể khác, thì Hợp đồng bảo hiểm đó có thể được chuyển nhượng theo qui

định tại Điều 26 Luật KDBH, theo đó việc chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi bên chuyển nhượng (Bên mua bảo hiểm ) thông báo bằng văn bản cho Doanh nghiệp bảo hiểm, và Doanh nghiệp bảo hiểm có ý kiến chấp thuận việc chuyển nhượng đó. Chỉ khi đó Hợp đồng bảo hiểm mới tiếp tục có hiệu lực đối với chủ thể mới. Trong trường hợp không chấp nhận chuyển nhượng, hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt theo qui định tại Điều 22.1 Luật KDBH do Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả một phần phí bảo hiểm tương ứng còn lại theo thoả thuận trong hợp đồng.

Liên quan đến trường hợp này, qui định của một số nước, chẳng hạn như Phillipine thì nếu đã có sự chuyển dịch đối tượng tài sản bảo hiểm, cũng như chuyển dịch quyền lợi có thể được bảo hiểm có liên quan, mà không kèm theo một sự chuyển nhượng Hợp đồng bảo hiểm, thì hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm này có thể "bị treo" đến khi nào các điều kiện để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng (đối tượng bảo hiểm, quyền lợi có thể được bảo hiểm) lại trở về và nhập lại đối với Bên mua bảo hiểm [23; tr 39]. Hệ quả của nguyên tắc này là, trường hợp Bên mua bảo hiểm muốn khiếu nại bồi thường để hưởng quyền lợi bảo hiểm theo hợp

đồng, thì phải chứng minh họ vẫn tiếp tục có một quyền lợi có thể đựơc bảo hiểm tại thời điểm đối tượng bảo hiểm bị tổn thất bởi những rủi ro được bảo hiểm.

Qui định trên trong Luật bảo hiểm của Phillipine xuất phát từ tính chất

đặc thù của tài sản với khả năng chu chuyển và quay vòng nhanh trong lưu thông kinh tế, dân sự. Trong thực tế, có thể xảy ra nhiều trường hợp trong thời gian hợp

đồng đang có hiệu lực, tài sản cũng như các quyền lợi có liên quan đã dịch chuyển và tham gia nhiều quan hệ giao dịch kinh tế, dân sự, sau đó lại quay về với chủ thể cũ, vì vậy, một qui định cho phép hiệu lực Hợp đồng bảo hiểm tự

động "bị treo" sau đó tự động lại tiếp tục có hiệu lực là đảm bảo rất thực tế đối

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 13/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí