ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO
HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO
HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. LÃ KHÁNH TÙNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khoá luận là nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu, trích dẫn trong Khoá luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Nếu không có sự trung thực nào trong nghiên cứu này, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên
Bùi Thị Phương Thảo
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên TS. Lã Khánh Tùng – người đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội và các bạn sinh viên đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và quá trình hoàn thành bài khoá luận này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm và trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, Khoá luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để bài khoá luận được hoàn thiện hơn, giúp em có những kinh nghiệm quý báu trong những nghiên cứu sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2019
Sinh viên
Bùi Thị Phương Thảo
Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài 3
5. Bố cục của khoá luận 4
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ KẾT HÔN ĐỒNG TÍNH. 5
1.1 Khái niệm quyền con người 5
1.2 Sự phát triển của quyền con người 6
1.3 Quyền kết hôn trong luật nhân quyền quốc tế 11
1.4 Người đồng tính và quyền của người đồng tính 13
1.4.1 Khái niệm người đồng tính 13
1.4.2 Quyền của người đồng tính 15
1.4.2.1 Cơ sở lý luận về quyền của người đồng tính 15
1.4.2.2 Những văn bản là cơ sở của việc ghi nhận quyền của người đồng tính trên phương diện quốc tế 20
1.4.3 Hôn nhân đồng tính 23
Tiểu kết 1: 27
Chương 2: THỰC TRẠNG KẾT HÔN ĐỒNG TÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 27
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc công nhận quyền kết hôn của người đồng tính 27
2.1.1 Yếu tố tâm lí, xã hội 27
2.1.2 Yếu tố tôn giáo 30
2.1.3 Yếu tố chính trị 34
2.2 Vấn đề ghi nhận quyền kết hôn đồng tính của các nước trên thế giới và Việt Nam 38
2.2.1 Quy định pháp luật của một số quốc gia đã công nhận quyền kết hôn của người đồng tính 38
2.2.2 Quy định pháp luật của một số quốc gia không công nhận hôn nhân đồng tính 43
2.2.3 Quy định pháp luật của Việt Nam 46
2.3 Những khó khăn trong việc ghi nhận quyền kết hôn đồng tính 48
Tiểu kết 2: 52
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO VỆ QUYỀN KẾT HÔN ĐỒNG TÍNH Ở VIỆT NAM 53
3.1 Hệ quả khi pháp luật không công nhận hôn nhân đồng tính 53
3.2 Một số kiến nghị đối với các quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân đồng tính 57
KẾT LUẬN 59
Tài liệu tham khảo 60
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt | Thuật ngữ | Tiếng anh | |
1 | LGBT | Đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới | Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender |
2 | APA | Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ | AmericanPsychological Association |
3 | UDHR | Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền | Universal Declaration of Human Rights |
4 | ICCPR | Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị | International Covenant on Civil and Political Rights |
5 | ICESCR | Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa | International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights |
6 | HRC | Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc | The United Nations’ Human Rights Council |
7 | BLDS | Bộ luật dân sự năm 2015 | |
8 | iSEE | Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường | |
9 | Luật HN&GĐ | Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 | |
10 | XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
Có thể bạn quan tâm!
- Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người - 2
- Gia Đình Là Một Tế Bào Cơ Bản Và Tự Nhiên Của Xã Hội, Cần Phải Được Nhà Nước Và Xã Hội Bảo Hộ.
- Quyền Của Người Đồng Tính Cần Được Ghi Nhận Và Bảo Vệ Trong Pháp Luật
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sự tồn tại của người đồng tính trong xã hội là sự thật và không thể chối bỏ. Nhưng rất nhiều người trong số họ phải sống trong vỏ bọc để tránh sự kì thị, xa lánh của những người xung quanh. Mặc dù người đồng tính là một phần hợp thành nên xã hội loài người nhưng ở nhiều nơi trên thế giới họ vẫn là nạn nhân của những hành vi ngược đãi. Thậm chí, trước đây, đồng tính luyến ái được coi là một loại bệnh tâm thần được hình thành đồng thời dưới cả khía cạnh bệnh lý và tâm lý. Nhiều người cũng cho rằng, hiện tượng đồng tính luyến ái là sự phát triển lệch lạc, lệch chuẩn về cả đạo đức và lối sống, trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Trong nhiều năm trở lại đây, nhiều người không ngần ngại công khai mình là người đồng tính. Nhiều phong trào đòi quyền bình đẳng, đòi quyền được kết hôn cho những người đồng tính luyến ái đã xuất hiện ở khá nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, việc hai người đồng tính sống chung như vợ chồng cũng không còn xa lạ. Từ nhiều năm qua, vấn đề này vẫn không ngừng được quan tâm với hai quan điểm trái ngược nhau về việc công nhận hay không công nhận hôn nhân của cặp đôi đồng tính.
Trên thế giới đã có nhiều quốc gia thừa nhận hôn nhân đồng tính như: Hà Lan (năm 2001) là nước đầu tiên thừa nhận hôn nhân đồng tính, Bỉ (năm 2003), Na Uy (năm 2008), Đan Mạch (năm 2012), New Zealand (năm 2013), Mỹ (năm 2015) … và gần đây nhất là Úc (tháng 12/2017). Việt Nam chưa công nhận hôn nhân đồng tính. Tại điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính". Sau khi ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có quy định mới là: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2, Điều 8). Quy định này tuy có phần tiến bộ hơn và đã có bước thay đổi trong tư duy về việc kết hôn đồng tính, nhưng về mặt pháp lí thì quyền và nghĩa vụ của