Quá Trình Phát Triển Của Chế Định Bồi Thẩm Đoàn

Những năm gần đây, có nhiều văn kiện, tuyên bố quốc tế và công trình nghiên cứu nêu bật về tầm quan trọng của độc lập xét xử và sự công bằng của tòa án. Trong đó có thể kể đến: Các nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc về độc lập xét xử của ngành tòa án thông qua vào tháng 9/1985 tại Milan (Italia); Tuyên bố Bắc Kinh về các nguyên tắc độc lập xét xử ở khu vực Lawsia, thông qua tháng 8/1995, sau đó được sửa vào năm 1997 tại Manila (Philippin) và các tài liệu của Liên hợp quốc được gọi là Nguyên tắc Bangalore về ứng xử của cơ quan tòa án (2002) với phần bình luận về những nguyên tắc này (2007). Thậm chí, độc lập trong xét xử thể hiện qua hoạt động của con người còn được nhấn mạnh: “Tư pháp độc lập chính là tiền đề để pháp luật được hóa thân một cách trọn vẹn vào người làm công tác xét xử (tòa án)” [150, tr.17].

Qua đó để thấy, quan điểm tư tưởng về độc lập xét xử và sự tham gia của người dân vào hoạt động xét xử đã được nghiên cứu, phát triển từ lâu. Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa và thể chế chính trị khác nhau mà việc nhận thức, quy định đại diện nhân dân tham gia xét xử ở mỗi nước cũng khác nhau.

2.5.2. Quá trình phát triển của chế định bồi thẩm đoàn

Chế định bồi thẩm đoàn được xem là đã manh nha từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên ở Hy Lạp cổ đại dựa trên hai ưu điểm: toàn dân bình đẳng và ngăn ngừa tham ô hối lộ ở trong tòa án. Chế định này được điển chế vào thời Trung cổ ở nước Anh và sau đó đi dần vào định chế pháp quyền. Việc này được minh chứng trong trường hợp vua Henry II của nước Anh, khi ông không tự mình xét xử mà giao cho một số người khác với danh nghĩa nhà vua thực hiện. Cụ thể, năm 1178, vua Henry II đã bổ nhiệm 5 thành viên của hoàng gia, gồm 2 tăng sĩ và 3 bồi thẩm để “lắng nghe tất cả các khiếu nại của vương quốc và giải quyết ngay”. Theo Đại hiến chương Magna Carta được vua Anh ban hành năm 2015, do sức ép của giới tư sản “tòa án” này đặt thường trực ở “vài nơi nhất định”, nhưng thực chất là ở cung điện Westminster [135, tr.2].

Sau quá trình áp dụng và cùng với một số thay đổi ở Anh, cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, trong làn sóng dân chủ hóa tòa án bồi thẩm được áp dụng rộng rãi ở các nước khác nhau. Tại Bỉ, tòa án bồi thẩm được thành lập vào năm 1830, sau

đó được hình thành ở Bồ Đào Nha với việc áp dụng mô hình bồi thẩm đoàn gồm 6 thành viên và bản án được đưa ra phải được hai phần ba đồng ý. Tại Hy Lạp, mô hình xét xử mới được áp dụng trong năm 1834 và ở nhiều tổng thuộc Thụy Điển được thực hiện trong những năm 60 của thế kỷ XIX. Trong khi đó, ở Tây Ban Nha, chế định bồi thẩm đoàn được nêu trong các bản hiến pháp 1812, 1837, 1869 và được ghi nhận trong một đạo luật chuyên ngành vào năm 1888. Tòa án bồi thẩm đoàn thành lập năm 1848 tại Vương quốc Xácđenha, ở Italia sau khi thống nhất năm 1860 thủ tục này được áp dụng trên toàn quốc, còn tại các nước như Nga, Rumani là vào năm 1864. Riêng ở Anh, cùng với việc thực hiện chế định bồi thẩm ở trong nước còn cho áp dụng ở các thuộc địa, như ở khu vực châu Phi ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XVIII và XIX, ở Canada cuối thế kỷ XVIII và ở Australia vào những năm 1820-1830. Tại châu Mỹ, mặc dù chế định bồi thẩm đoàn được du nhập cùng với quá trình bành trướng của thực dân Anh, sau đó nó được quy định và áp dụng sau đó ngày càng mạnh mẽ. Những quan điểm về chế định bồi thẩm đoàn đã được tập hợp lại trong bản Hiến pháp của 12 bang đầu tiên cũng như trong Điều III của Hiến pháp liên bang và tu chính thứ IV của Hiến pháp Mỹ. Và thực tế, chế độ bồi thẩm đoàn không chỉ áp dụng trong các vụ án hình sự, mà còn trong cả các tranh chấp dân sự [132, tr.591-194].

Hệ thống tư pháp Nhật Bản đã tồn tại hình thức thẩm phán không chuyên, trong đó nổi bật nhất là cơ chế bồi thẩm đoàn hoàng gia tồn tại trong giai đoạn 1928

– 1943 và hệ thống saiban-in (hệ thống thẩm phán không chuyên). Mô hình này suốt một thời gian dài sau đó không tồn tại, tuy nhiên, trước yêu cầu thực tế, quốc gia này đã cho thí điểm lại vào tháng 8/2009 [139, tr.42-43].

Đến nay, bên cạnh các quốc gia thực hiện tương đối triệt để chế định bồi thẩm đoàn, còn có nhiều nước sử dụng xen kẽ giữa bồi thẩm đoàn hoặc các thẩm phán không chuyên cùng thẩm phán khi xét xử án hình sự. Tại Đức, các thành viên không chuyên tham gia xét xử thực hiện chức năng như bồi thẩm đoàn. Ở các tòa án khu vực, thẩm phán một mình xem xét và giải quyết các vụ án với mức hình phạt tối đa đến hai năm, còn các tòa án với một thẩm phán và hai người không chuyên xét xử các vụ án về các tội phạm bị tước quyền tự do đến bốn năm hoặc trong trường hợp vụ án phức tạp hay ở tòa án cấp bang, khi đó tòa án có thành phần gồm 3 thẩm

phán chuyên nghiệp và 2 người không chuyên nghiệp. Ở các nước châu Âu khác, như Áo, tòa án gồm 3 thẩm phán và 8 bồi thẩm xét xử các vụ án với hình phạt có thể có khung trên 10 năm tước quyền tự do và các tội chính trị. Ở Bỉ, bồi thẩm đoàn gồm 12 bồi thẩm tham gia về thực tế chỉ trong tố tụng với chế tài có khả năng có đến 20 năm hoặc cao hơn và quyết định thông qua bằng hình thức bỏ phiếu kín với tỷ lệ đa số không ít hơn 8 thành viên. Tại Đan Mạch, các vụ án có sự tham gia của các bồi thẩm được tuyên không nhiều, chỉ xuất hiện ở trường hợp hơn 4 năm tước quyền tự do hoặc giữ bị cáo trong bệnh viện tâm thần hoặc tội phạm chính trị. Ở Na Uy, các tòa ở cấp thấp nhất, những thẩm phán không chuyên nghiệp (HTND) được sử dụng, còn ở tòa án thượng thẩm bao gồm hội đồng với 10 bồi thẩm. Tại Thụy sĩ, tòa án bồi thẩm gồm 12 thành viên đã bị bãi bỏ ở tất cả các tổng, trừ tổng Geneva, còn tòa án liên bang sử dụng rất ít [132, tr.594-596].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Kể từ khi có sự xuất hiện của nhà nước, lĩnh vực tư pháp hay cụ thể hơn là việc tổ chức mô hình hệ thống xét xử sao cho phù hợp, hiệu quả, đồng thời phát huy quyền dân chủ vẫn luôn là mục tiêu nghiên cứu của các chuyên gia, giới cầm quyền ở các nước. Thậm chí, sau nhiều thế kỷ, ở các quốc gia tư sản phát triển hàng đầu với việc áp dụng khá triệt để thuyết “tam quyền phân lập” với mô hình tổ chức hệ thống tư pháp được coi là tiến bộ như Anh, Mỹ, Nhật Bản… thì chế định bồi thẩm đoàn hiện vẫn đang tiếp tục được mổ sẻ, nghiên cứu.

2.5.3. Hội thẩm nhân dân trong mô hình tố tụng hình sự xã hội chủ nghĩa

Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay - 9

Vai trò của quần chúng nhân dân trong quản lý nhà nước và hoạt động tư pháp với những biểu hiện đặc trưng trong chế độ XHCN. Trên cơ sở kế thừa các tư tưởng tiến bộ và từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, từ thế kỷ XIX, quan điểm về dân chủ, nhà nước pháp quyền, vai trò của người dân đã được xác lập theo một đường hướng mới trong Chủ nghĩa Mác–Lênin. Đại diện sớm nhất cho lý luận này là Karl Marx (Các Mác)7, khi ông cho rằng: “Dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại

vì pháp luật, mà pháp luật tồn tại vì con người; ở đây sự tồn tại của con người là luật pháp, trong khi đó thì dưới các hình thức khác khác của chế độ nhà nước, con


7 Karl Marx (Các Mác) (1818–1883) – nhà triết học người Đức. Ông là “cha đẻ” của Chủ nghĩa xã hội khoa học và cùng với F. Engels (Ph. Ăng-ghen) (1820-1895) khai sinh ra Chủ nghĩa Mác– Lênin.

người là tồn tại được quy định bởi pháp luật. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ là như vậy” [136, tr.350].

Mô hình nhà nước kiểu mới, do nhân dân làm chủ xuất hiện trong Công xã Pari ở Pháp vào năm 1871, nhưng nó chỉ hình thành đầy đủ từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây được coi là một trong những mô hình mới khi các tầng lớp nhân dân được tham gia rộng rãi, trực tiếp vào công việc quản lý nhà nước và hoạt động xét xử. Điều này được V.L Lênin khẳng định: “Sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, chúng ta phải tự mình xét xử. Toàn thể công dân không trừ một ai đều phải tham gia xét xử và quản lý nhà nước” [155, tr.66-67]. Thực vậy, ngay sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, ngày 22/11/1917, bằng Sắc lệnh số 1 về Tòa án của Hội đồng Dân ủy do V.L Lênin làm Chủ tịch đã được ban hành [79, tr.4]. Hệ thống tòa án cũ bị xóa bỏ và thay vào đó là hệ thống tòa án mới mang bản chất dân chủ và nguyên tắc HTND tham gia xét xử đã được thiết lập, như khẳng định của Lênin “Cách mạng tháng Mười đã hoàn thành và hoàn thành thắng lợi. Để thay đổi tòa án cũ, cuộc cách mạng đã thiết lập tòa án mới có tính chất nhân dân… Xây dựng trên nguyên tắc là các giai cấp bị bóc lột và chỉ có giai cấp ấy tham gia quản lý nhà nước” [155, tr.199].

Mô hình tòa án mới với sự tham gia rộng rãi của nhân dân sau đó phát triển ở nước trong phe XHCN ở Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam,… Pháp luật các nước XHCN đều quy định, bên cạnh hệ thống tòa án là hệ thống viện kiểm sát nhân dân, quá trình xét xử của tòa án thực hiện theo hai cấp, chế độ thẩm phán bầu. Cùng với các tòa án chuyên trách còn có các tổ chức quần chúng, như tòa án đồng chí ở các nước XHCN thuộc Đông Âu hay tổ chức hòa giải ở Việt Nam. Trong cuốn sách “Thuật ngữ pháp lý phổ thông” (tập 1) do I.A.Azovkin và tập thể các nhà khoa học pháp lý Xô viết khác thực hiện, được Nxb “Sách pháp lý” ấn hành năm 1973, được dịch và công bố ở Việt Nam năm 1986, ở mục “Hội thẩm nhân dân” ghi: “Việc xét xử các vụ án tại các tòa án cấp sơ thẩm do một thẩm phán và hai HTND tiến hành. Công dân Liên Xô có quyền bầu cử và đủ 25 tuổi có thể được bầu làm hội thẩm nhân dân” [17, tr.10]. Cụ thể, “Ở Liên Xô, HTND tòa án cấp thấp nhất do các công dân ở ở nơi họ làm việc hoặc cư trú bầu ra bằng cách biểu quyết công khai với nhiệm kỳ bằng nửa nhiệm kỳ của thẩm phán” [59, tr.23]. Theo đó có thể thấy chế

định hội thẩm tại Liên Xô (cũ) và các nước XHCN trước đây có những điều tương tự như ở Việt Nam hiện nay.

Tại Việt Nam, từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động xét xử với sự tham gia của nhân dân trong các vụ án hình sự đã được manh nha thực hiện. Trong thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, mặc dù chính quyền nhân dân mới hình thành và việc quản lý, điều hành ở cấp xã, thôn và do các đoàn thể quần chúng thực hiện, nhưng đã thể hiện rất rò vai trò của quần chúng nhân dân. Riêng ở Hà Tĩnh, theo số liệu điều tra của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng - Tỉnh ủy Hà Tĩnh (tiến hành trong thời gian từ năm 1967 đến năm 1970), toàn tỉnh có 170 làng có nông hội đỏ đứng ra trực tiếp hoặc gián tiếp đều hành, quản lý công việc ở làng xã. Lúc này các Xô viết vừa tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, vừa thực hiện các công việc hành chính, xử lý các vấn đề liên quan đến tư pháp, như mâu thuẫn, tranh chấp, trừ gian diệt ác với sự tham dự mạnh mẽ của quần chúng nhân dân [41].

Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, tuy chính quyền cách mạng chỉ tồn tại 49 ngày, nhưng Hội đồng Tòa án cách mạng đã được lập ra, ở Mỹ Tho đã có những bản án xét xử những kẻ phản động. Theo đó, các phiên tòa xử lưu động, công khai, tại mỗi phiên tòa, đại diện quần chúng phát biểu vạch rò tội ác của kẻ phản động rồi đề nghị mức hình phạt và quyền quyết định của đại diện nhân dân được tôn trọng [56, tr.6].

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng với việc thiết lập bộ máy chính quyền nhân dân, hệ thống tư pháp, xét xử mới chính thức được củng cố, hoàn thiện. Việc quy định và áp dụng thực hiện về tổ chức, hoạt động của tòa án ngày một đầy đủ, chặt chẽ hơn và sự tham gia của quần chúng nhân dân vào hoạt động xét xử trở thành nguyên tắc hiến định kể từ năm 1946 đến nay.

2.5.4. Bồi thẩm, hội thẩm, thẩm phán không chuyên trong tố tụng hình sự hiện nay

Điều kiện để trở thành bồi thẩm, hội thẩm, thẩm phán không chuyên

Về cơ bản, tuy có tên gọi khác nhau, nhưng điều kiện để trở thành bồi thẩm, hội thẩm, thẩm phán không chuyên ở các nước hiện nay đều có những điểm khá

tương đồng. Hầu như các nước đều quy định, họ là công dân ở phạm vi địa bàn tòa án xét xử trong các vụ án hình sự.

Những người được chọn làm hội thẩm, bồi thẩm, thẩm phán không chuyên phải là người trưởng thành, có điều kiện để thực hiện nhiệm vụ, như: ở Mỹ từ 18 tuổi trở lên, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lớn hơn 28 tuổi (trong Nghị quyết về củng cố hệ thống HTND của y ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc năm 2005 là 23 tuổi) [153]; Hàn Quốc từ 20 tuổi trở lên; Cộng hòa Pháp, Đài Loan từ 23 tuổi trở lên; Nhật Bản là người có quyền bỏ phiếu bầu vào hạ nghị viện; Liên bang Nga từ 25 tuổi trở lên,…. Cùng với đó, các nước cũng không quy định về kiến thức pháp lý và đòi hỏi quá cao về trình độ chuyên môn, sự hiểu biết về xã hội, như: ở Trung Quốc phải có trình độ tối thiểu là tốt nghiệp trung học (trong Nghị quyết 2005 là trung cấp) [153], ở Mỹ chỉ cần biết đọc và viết tiếng Anh, Nhật Bản chỉ cần học xong chương trình phổ thông bắt buộc (lớp 9), Liên bang Nga là người có năng lực hành vi pháp lý. Ngoài ra, ở các nước cũng đều quy định người được chọn làm bồi thẩm, hội thẩm, thẩm phán không chuyên cần phải có sức khỏe, không có nhược điểm về thể chất, tinh thần và không phải là người đang đảm nhận các vị trí trong các cơ quan tư pháp, luật sư, có quan hệ với bị cáo, đã bị kết án hình sự,… [115].

Về quy trình lựa chọn, tại Mỹ hay Úc, bồi thẩm đoàn được thực hiện ngẫu nhiên, thường là từ hồ sơ đăng ký cử tri. Tại Cộng hòa Italia, các thẩm phán nghiệp dư được lựa chọn từ một danh sách bất kỳ do chính quyền thành phố lập ra và xem xét thông qua một cơ chế phức tạp [139, tr.235]. Bồi thẩm đoàn ở Nga được lựa chọn ngẫu nhiên từ một ủy ban. Trong khi đó, ở một số ít các nước khác như Trung Quốc, Việt Nam, việc này được tiến hành theo hình thức bầu theo nhiệm kỳ.

Vai trò, nhiệm vụ của bồi thẩm, hội thẩm, thẩm phán không chuyên trong xét xử hình sự

Ở các nước, pháp luật thường quy định những người sau khi được lựa chọn để tham gia xét xử phải có mặt tại phiên tòa và tích cực tham gia vào hoạt động xét xử một cách khách quan, vô tư và phải tuyên thệ. Đối với các vụ án hình sự có tính chất nghiêm trọng, như: giết người, hãm hiếp, ma túy,… phải có sự tham gia xét xử của bồi thẩm, hội thẩm.

Tại Liên bang Nga, xét xử có bồi thẩm đoàn đã có từ năm 1864 và trong thời kỳ của nhà nước Xô viết được thay thế bằng hệ thống tòa án kiểu mới với sự tồn tại của HTND. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, việc thay đổi mô hình tố tụng với sự hình thành của chế độ bồi thẩm đoàn được thực hiện. Các bồi thẩm ở Nga nghị án độc lập với thẩm phán trong quá trình xét xử các vụ án hình sự, điều này có phần khác hơn so với các tòa án có tính chất pha trộn như trong thời kỳ Xô viết trước đây hay ở châu Âu lục địa [139, tr.177-178].

Trong khi đó, tại Cộng hòa Pháp, bồi thẩm được quy định tham gia xét xử trong các vụ án hình sự nghiêm trọng. Đối với những loại trọng tội (có thể phạt tù từ 10 năm trở lên) sẽ do tòa đại hình xét xử. Tòa đại hình (“cour d‟assises”) bao gồm các bồi thẩm, trong đó 9 bồi thẩm cho phiên tòa sơ thẩm và 12 bồi thẩm cho phiên tòa phúc thẩm [139, tr.468]. Tại Cộng hòa Italia, những vụ án nguy hiểm, mà bị cáo có thể bị kết án chung thân hoặc lên tới 24 năm tù giam và một số loại tội phạm cụ thể khác, thẩm quyền xét xử sẽ thuộc về một tòa án đặc biệt gọi là tòa đại hình (Corte d‟Assise). Tòa này gồm 2 thẩm phán chuyên nghiệp và 6 thẩm phán nghiệp dư. Bên cạnh đó, các vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án vị thành niên cũng được xét xử bởi một hội đồng gồm 2 thẩm phán chuyên nghiệp và 2 thẩm phán nghiệp dư. Các vụ vi cảnh chỉ có thể bị truy tố sau khi có khiếu nại của người bị hại, lại được xét xử bởi một thẩm phán sơ thẩm nghiệp dư của tòa hòa giải [139, tr.235].

Ở Mỹ và Úc, một bồi thẩm đoàn có 12 người và các thành viên dự khuyết. Khi xét xử, bồi thẩm đoàn thường bị động và không được hỏi ai bất cứ câu hỏi nào (có một số nơi có thí điểm khác). Cũng theo quy định, ở Mỹ, tòa án không có quyền ra lệnh cho bồi thẩm đoàn xem xét một tội danh lớn hơn với tội danh mà công tố viên và đại bồi thẩm đoàn đã buộc tội cho bị cáo [139, tr.242].

Tại Trung Quốc, xét xử vụ án hình sự có hội thẩm tham gia được quy định và áp dụng từ lâu. Thành phần HĐXX 3 người thường gồm 1 thẩm phán và 2 HTND; riêng HĐXX 7 người được quy định rò gồm 3 thẩm phán và 4 HTND. Ở tòa án cấp địa phương, phần lớn các vụ án hình sự được xét xử bởi một HĐXX gồm 3 thẩm phán chuyên nghiệp hoặc kết hợp giữa thẩm phán chuyên nghiệp và HTND. Ở cấp thứ ba là tòa án cao cấp, “HĐXX có thể bao gồm từ 3 đến 7 thẩm phán chuyên nghiệp hoặc kết hợp với HTND” [139, tr.109].

Xét xử và phán quyết

Ở Nhật Bản, các phiên xét xử của thẩm phán không chuyên thường được tiến hành theo hình thức một HĐXX hỗn hợp có 3 thẩm phán chuyên trách và 6 thẩm phán không chuyên, hoặc trong trường hợp ít phức tạp sẽ gồm 1 thẩm phán chuyên trách và 3 thẩm phán không chuyên. HĐXX hỗn hợp này sẽ quyết định đồng thời cả phần nội dung tuyên án và hình phạt. Các thẩm phán chuyên trách sẽ quyết định những vấn đề về luật pháp và các thẩm phán không chuyên có thể cho ý kiến về các vấn đề đó. Quyết định của hội đồng hỗn hợp được thông qua theo nguyên tắc đa số có sửa đổi, tức là phải có ít nhất một thẩm phán chuyên trách đồng ý với ý kiến đa số [139, tr.43].

Tại Hàn Quốc, trong các vụ án liên quan đến hình phạt tử hình, tù chung thân, đòi hỏi phải có 9 bồi thẩm, trong khi hầu hết các trường hợp khác có 7 bồi thẩm, trừ khi bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội thì chỉ cần 5 bồi thẩm. Phán quyết và ý kiến kết án của các bồi thẩm ở Hàn Quốc không có tính ràng buộc đối với tòa án.

Ở Mỹ, khi xét xử, sau khi kết thúc phần lập luận và thẩm phán chỉ dẫn cho bồi thẩm đoàn, bồi thẩm đoàn sẽ rời phòng xử án để đến phòng nghị án bàn bạc và ra phán quyết kín riêng. Trong quá trình nghị án, sau khi giải quyết tất cả các tranh cãi về tình tiết vụ án, bồi thẩm đoàn sẽ áp dụng luật theo chỉ dẫn của thẩm phán đối với các tình tiết đó. Với mỗi tội danh theo cáo buộc, bồi thẩm đoàn sẽ đưa ra phán quyết “có tội” hoặc “không có tội”. Nếu phán quyết tuyên bị cáo “không có tội” hoặc “vô tội chỉ vì bị can tâm thần”, công tố viên sẽ không có quyền kháng cáo, bồi thẩm đoàn được giải tán, vụ án kết thúc, bị cáo được thả. Nếu phán quyết “có tội”, bồi thẩm đoàn giải tán và phần quyết định bản án, tuyên án thuộc về thẩm phán [139, tr.437-438].

Giống như ở Mỹ và Pháp, tại Úc và Nhật Bản phán quyết của bồi thẩm đoàn cũng được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu và được quyết định theo đa số. Đối với quyết định về hình phạt, nếu các ý kiến quá khác biệt đến mức không chiếm được tỷ lệ đa số thì số phiếu của ý kiến bất lợi nhất cho bị cáo được cộng dồn vào số phiếu của ý kiến bất lợi liền kề cho đến khi đạt được đa số [26, tr.65].

Tại Cộng hòa Pháp, thẩm phán cùng các bồi thẩm sẽ thẩm vấn bị cáo và đưa ra phán quyết [139, tr.468]. Kết quả bỏ phiếu của bồi thẩm cũng được thực hiện theo nguyên tắc đa số với tỷ lệ 2/3 (tức 8/12 ở cấp sơ thẩm và 10/15 ở cấp phúc

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí