Quy Định Về Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Trách Nhiệm Của Hội Thẩm Nhân Dân

cạnh đó, Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT–TANDTC-UBTWMTTQVN ngày 01/3/2004 của TAND tối cao và y ban Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu hội thẩm TAND thì khi lựa chọn người để bầu làm hội thẩm phải là người chưa bao giờ bị kết án; người đang công tác tại các cơ quan tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, thi hành án, luật sư (kể cả những người đang làm việc tại các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp lý). Cùng với có sức khỏe để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, người được lựa chọn giới thiệu làm hội thẩm còn phải là người không có dị tật, dị hình ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ hội thẩm; tuổi của hội thẩm nam không quá 70, hội thẩm nữ không quá 65; chú ý lựa chọn người thuộc các tổ chức xã hội, đoàn thể,…[106].

Khoản 2 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn hội thẩm, quy định: “Tại TAND cấp tỉnh: cứ 2 thẩm phán thì có 3 hội thẩm, nhưng tổng số hội thẩm tại một TAND cấp tỉnh không dưới 20 người và tối đa không quá 100 người; tại TAND cấp huyện: cứ 1 thẩm phán thì có 2 hội thẩm, nhưng tổng số hội thẩm tại một TAND cấp huyện không dưới 15 người và tối đa không quá 50 người, trừ trường hợp đặc biệt có thể có dưới 15 người” [123].

Miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm nhân dân: Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với HTND được quy định tại Điều 86 Luật tổ chức TAND năm 2014. Cụ thể “Chánh án TAND sau khi thống nhất với y ban MTTQ Việt Nam cùng cấp đề nghị HĐND miễn nhiệm, bãi nhiệm HTND”. Cùng với đó, Điều 90 của Bộ luật này quy định: “1. Hội thẩm có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác. 2. Hội thẩm bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm hội thẩm” [75].

Ngoài ra, việc giới thiệu bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm còn được TAND tối cao quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-TANDTC ngày 05/3/2009 của TAND tối cao hướng dẫn việc giới thiệu bầu và đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm TAND huyện, quận nơi không tổ chức HĐND. Theo đó, đối với những nơi không tổ chức HĐND cấp huyện, việc bầu, đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm HTND cấp huyện vẫn dựa trên cơ sở đề nghị của chánh án TAND cấp huyện và sau khi thống nhất với y ban MTTQ Việt Nam cùng cấp sẽ báo cáo chánh án TAND cấp tỉnh. Chánh án TAND cấp tỉnh sẽ trao đổi với Ban thường trực y ban MTTQ Việt

Nam cùng cấp để HĐND cấp tỉnh tiến hành thủ tục bầu hoặc bãi nhiệm, miễn nhiệm. Điều đáng lưu ý ở đây là trong quá trình chuẩn bị nhân sự, chánh án TAND cấp tỉnh và chủ tịch y ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh ủy để bảo đảm việc bầu HTND cấp huyện theo đúng quy định của pháp luật [101].

3.1.3.2. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của hội thẩm nhân dân

Nhiệm vụ của hội thẩm nhân dân

Hội thẩm là một chức danh tư pháp, là người thực hiện hoạt động xét xử và tiến hành tố tụng. BLTTHS năm 2015 quy định hội thẩm là chủ thể “tiến hành” TTHS chứ không chỉ “tham gia” xét xử như trước đó. Cụ thể, Điều 46 Bộ luật này chỉ rò: “1. Hội thẩm được phân công xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn: a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa; b) Tiến hành xét xử vụ án; c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử. 2. Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình” [67].

Nhiệm vụ của HTND cũng được quy định tại Luật Tổ chức TAND năm 2014, Pháp lệnh thẩm phán và HTND năm 2002, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn hội thẩm và các văn bản pháp lý khác. Theo đó, khi được chánh án TAND phân công làm nhiệm vụ xét xử thì hội thẩm có nghĩa vụ nghiên cứu hồ sơ, trực tiếp tham gia xét xử vụ án, không được từ chối nếu không có lý do chính đáng, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định (Điều 45 Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm TAND năm 2002). Bên cạnh đó, hội thẩm còn phải giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật; phải tích cực tham gia bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng xét xử; giữ mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân; nghiêm túc thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chịu sự quản lý của các tổ chức, cơ quan liên quan; gương mẫu trong sinh hoạt và chịu sự giám sát của nhân dân [67], [125].

Mặt khác, theo quy định tại Điều 8 của Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn hội thẩm, HTND phải thực hiện các hoạt động của Đoàn hội thẩm theo sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

phân công của Trưởng đoàn; thông báo kết quả việc thực hiện cho Trưởng đoàn biết; giữ mối liên hệ thường xuyên với Đoàn hội thẩm thông qua Trưởng đoàn; kịp thời thông báo cho chánh án TAND, Trưởng đoàn HTND nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Khi có sự thay đổi vị trí, nơi công tác, làm việc hoặc nơi cư trú thì phải kịp thời thông báo với Trưởng đoàn HTDN và chánh án TAND cùng cấp [123].

Quyền hạn của hội thẩm nhân dân

Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay - 12

Tại Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Việc xét xử sơ thẩm của TAND có hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Tại Điều 254 BLTTHS năm 2015 nêu: “HĐXX sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì HĐXX sơ thẩm có thể gồm hai thẩm phán và ba HTND. Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì HĐXX sơ thẩm gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm”. Điều 288 Bộ luật này quy định về sự có mặt của thành viên HĐXX và thư ký tòa án xác định rò: “Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên HĐXX và thư ký tòa án. Các thành viên HĐXX phải xét xử từ khi bắt đầu đến khi kết thúc”. Điều này có nghĩa, hội thẩm có quyền tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐXX kể từ khi được phân công tham gia đến khi kết thúc xét xử vụ án [67].

Trong quá trình tiến hành xét xử, hội thẩm được đảm bảo độc lập mà không thể bị tổ chức, cá nhân khác can thiệp. Vấn đề này được quy định tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 4 Pháp lệnh về thẩm phán và HTND năm 2002 và Điều 23 BLTTHS. Cụ thể, “Thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm” [72], [125], [67].

Như vậy, sau khi được chánh án phân công tham gia HĐXX, HTND có quyền tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án; trong quá trình xét xử và nghị án, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán. Lúc này, hội thẩm với tư cách là thành viên HĐXX, người tiến hành tố tụng có quyền bình đẳng với thẩm phán trong việc thảo luận, giải quyết những vấn đề liên quan đến vụ án. HTND còn cùng với thẩm phán – chủ tọa

phiên tòa giải quyết các yêu cầu, khiếu nại, kiến nghị của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng. HTND cũng là người ký tên vào bản án, biên bản nghị án; kiến nghị với tòa án cấp trên, cơ quan, tổ chức những vấn đề vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc các cơ quan, tổ chức khác để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

HTND đồng thời cũng có quyền từ chối tham gia HĐXX vụ án nếu có lý do chính đáng, như điều kiện sức khỏe không đảm bảo, thấy rằng sự tham gia của mình là không khách quan, không vô tư khi giải quyết vụ án,... Thậm chí, hội thẩm còn có quyền yêu cầu giải quyết các chế độ, quyền lợi cho mình theo quy định và yêu cầu chánh án tòa án cho biết lý do khi một năm không được phân công làm nhiệm vụ xét xử; có quyền liên hệ với các cơ quan, tổ chức, công dân để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; trong thời gian làm nhiệm vụ, hội thẩm có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức nơi hội thẩm đang công tác không được điều động, phân công mình làm việc khác, trừ trường hợp đặc biệt [125], [103].

Trách nhiệm của hội thẩm nhân dân

Khoản 2 Điều 46 BLTTHS quy định Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình”. Pháp luật cũng quy định, hội thẩm “chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì tòa án nơi hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho tòa án theo quy định của pháp luật” (Điều 98 Luật Tổ chức TAND năm 2014). Đặc biệt, hội thẩm còn có thể bị xử phạt tù đến 15 năm nếu ra bản án trái pháp luật (Điều 370 Bộ luật Hình sự năm 2015). Quy định này cùng với các quy phạm xã hội nhằm gắn trách nhiệm của hội thẩm với nhiệm vụ, thể hiện sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, đồng thời góp phần phát huy bản lĩnh, nâng cao năng lực hoạt động cho hội thẩm.

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì HTND khi được phân công xét xử vụ án hình sự phải có mặt tại phiên tòa, tham gia xét xử từ đầu đến cuối phiên tòa. Là thành viên HĐXX, HTND phải thực hiện các quy định của pháp luật và tuân

thủ nội quy phiên tòa, đồng thời nắm bắt các thủ tục, trình tự phiên tòa để tiến hành đúng vai trò và nhiệm vụ. Khi tham gia xét xử, HTND cần căn cứ theo quy định để xem xét về tính hợp pháp của việc đưa vụ án ra xét xử, các thủ tục ở phần khai mạc phiên tòa để có ý kiến với thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Trong quá trình xét hỏi, HTND cần cân nhắc để đặt ra các câu hỏi phù hợp ở phần xét hỏi nhằm làm sáng tỏ nội dung vụ án; tập trung lắng nghe ý kiến từ những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng khác và xem xét các tài liệu, chứng cứ,…để có thêm thông tin, củng cố quan điểm xét xử. Trong khi nghị án, HTND cần thể hiện quan điểm, bản lĩnh để độc lập đưa ra ý kiến nhận định và có quyết định công tâm về vụ án.

Hội thẩm còn là thành viên của Đoàn hội thẩm và chịu sự quản lý, giám sát của các cơ quan, tổ chức (TAND, MTTQ, HĐND, nơi làm việc,…) nên còn phải có trách nhiệm báo cáo về công tác, hoạt động của mình với các cơ quan, đơn vị này. Với vai trò là người tiến hành tố tụng khi thực hiện nhiệm, trách nhiệm, nếu có vi phạm sẽ bị xử lý từ mức kỷ luật đến truy cứu trách nhiệm hình sự, kèm theo đó còn là việc phải bồi hoàn về thiệt hại cho tòa án do hành vi của mình gây nên.

3.1.3.3. Quy định về quản lý, giám sát hoạt động hội thẩm nhân dân

Các văn bản pháp luật hiện nay như Luật Tổ chức TAND năm 2014, BLTTHS năm 2015, Pháp lệnh về thẩm phán và HTND năm 2002,… đều quy định, việc miễn nhiệm, bãi nhiệm HTND do HĐND thực hiện sau khi được chánh án TAND thống nhất với y ban MTTQ cùng cấp đề nghị [75], [67], [123]. Đối với những nơi không tổ chức HĐND cấp huyện, thủ tục lựa chọn, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với HTND về cơ bản cũng được thực hiện theo quy trình trên, chỉ khác là do ở cấp huyện không có HĐND nên thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm HTND cấp huyện sẽ do HĐND cấp tỉnh thực hiện [101].

Cùng với đó, theo quy định tại thì “HTND làm nhiệm vụ theo sự phân công của chánh án nơi mình được bầu hoặc cử làm hội thẩm” (Điều 32 Pháp lệnh về thẩm phán và HTND) hay “HTND thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND theo phân công của chánh án tòa án nơi được bầu làm HTND” (khoản 2 Điều 84 Luật Tổ chức TAND). Qua đó có thể thấy, HTND trước hết phải chịu sự quản lý, giám sát của các tổ chức, cơ quan khác nhau, như: chánh

án TAND, y ban MTTQ Việt Nam, HĐND – nơi tiến hành lựa chọn, giới thiệu, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm HTND.

Song song với đó, Điều 91 Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định “hội thẩm được tổ chức thành Đoàn hội thẩm”. Ở đó, hội thẩm “1. Thực hiện các hoạt động của Đoàn HTND theo sự phân công của Trưởng đoàn. Thông báo kết quả việc thực hiện cho Trưởng đoàn biết. Giữ mối liên hệ thường xuyên với Đoàn HTND thông qua Trưởng đoàn. 2. Kịp thời thông báo cho chánh án TAND cùng cấp, Trưởng đoàn HTND nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 3. Khi có sự thay đổi vị trí, nơi công tác, làm việc hoặc nơi cư trú thì phải kịp thời thông báo với Trưởng đoàn HTND và chánh án TAND cùng cấp. Trường hợp vì lý do khách quan, chính đáng mà không thể thực hiện được nhiệm vụ xét xử của hội thẩm, thì phải thông báo ngay với Trưởng đoàn và chánh án TAND cùng cấp biết (Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn hội thẩm). Như vậy, HTND đồng thời còn chịu sự quản lý, giám sát của Đoàn hội thẩm nơi họ là thành viên [123].

Như vậy, hiện nay theo quy định, HTND chịu sự quản lý, giám sát của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Ngoài ra, với vai trò đại diện cho người dân tham gia xét xử và trong quá trình làm nhiệm vụ hội thẩm nên họ còn chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan, tổ chức nơi họ đang làm việc, sinh sống và của các cơ quan bảo vệ pháp luật, những người tham gia tố tụng và cộng đồng.

3.1.3.4. Quy định về chính sách, chế độ bảo đảm hoạt động cho hội thẩm nhân dân

Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm”. Cùng với các nguyên tắc, quy định khác, điều này cho thấy, quyền được bảo vệ, bảo đảm đối với thẩm phán, hội thẩm khi thực hiện vai trò xét xử rất được coi trọng.

Điều 33 Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm TAND năm 2002 chỉ rò “Hội thẩm là cán bộ, công chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị”. Điều 40 Pháp lệnh này quy định 1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân có người được bầu hoặc cử làm hội thẩm có trách nhiệm tạo điều kiện để hội thẩm làm nhiệm vụ. 2. Trong thời gian hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của chánh án toà

án thì cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân có hội thẩm đó không được điều động, phân công hội thẩm làm việc khác, trừ trường hợp đặc biệt” [125]. Đặc biệt, pháp luật còn quy định nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hội thẩm thực hiện nhiệm vụ (Điều 10 Pháp lệnh về thẩm phán và HTND năm 2002).

Hội thẩm được cấp trang phục, giấy chứng minh hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử (Điều 34 Pháp lệnh về thẩm phán và HTND năm 2002). Ngày 13/6/2016 y ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII ban hành Nghị quyết số 1214/2016/NQ- UBTVQH13 về trang phục của thẩm phán, HTND; Giấy chứng minh thẩm phán, Giấy chứng minh hội thẩm. Theo đó, “1. Hội thẩm nhân dân được cấp trang phục để sử dụng theo niên hạn gồm: - Trang phục xuân - hè là quần âu, áo sơ mi trắng; - Trang phục thu - đông là bộ comple, áo sơ mi dài tay. 2. Hội thẩm nhân dân được cấp: thắt lưng, giầy da, bít tất, cà vạt và cặp đựng tài liệu” (Điều 2). Cũng theo Nghị quyết 1214/2016/NQ-UBTVQH thì Giấy chứng minh HTND do Chánh án TAND tối cao cấp; trong giờ làm việc và khi thực hiện nhiệm vụ, hội thẩm phải mặc trang phục được cấp theo quy định và mang Giấy chứng minh HTND. Nội dung này được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 09/2001/TT-LT ngày 19/12/2001 của TAND tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện chế độ trang phục đối với hội thẩm TAND các cấp.

Hội thẩm đồng thời được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, được tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của tòa án. Theo quy định tại Luật Tổ chức TAND2014 và khoản 1 Điều 33 Pháp lệnh về thẩm phán và HTND năm 2002 thì Hội thẩm được bồi dưỡng về nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của tòa án. Kinh phí bồi dưỡng về nghiệp vụ cho hội thẩm được dự toán trong kinh phí hoạt động của TAND, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương” [125].

Để đảm bảo cho HTND làm nhiệm vụ xét xử, pháp luật còn quy định, hội thẩm có quyền tham gia ý kiến về công tác xét xử; trong một năm mà không được chánh án TAND cùng cấp phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu chánh án TAND cho biết lý do; đồng thời khi được phân công làm nhiệm vụ xét xử, trong thời hạn ít nhất 7 ngày làm việc trước khi mở phiên tòa, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm gửi giấy mời hội thẩm đến trụ sở tòa án

để nghiên cứu hồ sơ vụ án và trao đổi các vấn đề cần thiết về nghiệp vụ xét xử đối với vụ án đó [103].

Hội thẩm được hưởng phụ cấp khi làm nhiệm vụ. Theo đó, hội thẩm được hưởng chế độ bồi dưỡng phiên tòa với mức 90.000 đồng/ngày nghiên cứu hồ sơ hoặc xét xử (Quyết định số 41/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ)[86]. Ngày 13/6/2016, y ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết số 1213/2016/UBTVQH13 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn hội thẩm, trong đó quy định cụ thể về hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Đoàn hội thẩm gồm kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm để thực hiện trách nhiệm và quyền của Đoàn hội thẩm theo quy định tại Điều 5 và Điều 11 và phụ cấp hoạt động hằng tháng đối với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Đoàn hội thẩm.

Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng quy định, trong quá trình làm nhiệm vụ, HTND còn có quyền liên hệ với các cơ quan, tổ chức, công dân để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; trong thời gian làm nhiệm vụ theo sự phân công của chánh án TAND cùng cấp, hội thẩm có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức nơi hội thẩm đang công tác không được điều động, phân công mình làm việc khác, trừ trường hợp đặc biệt; đồng thời hội thẩm có thành tích xuất sắc được khen thưởng theo quy định [103].

Xem xét các quy định pháp luật về HTND trong TTHS từ năm 1945 đến nay có thể thấy, pháp luật nói chung và pháp luật về TTHS nói riêng ngày càng được hoàn thiện. Đó không chỉ thể hiện ở quan điểm, kỹ thuật xây dựng pháp luật, nội dung quy định nhằm tăng cường vai trò của người dân trong hoạt động xét xử, giám sát, bảo vệ công lý, mà còn là cơ sở đảm bảo cho việc triển khai áp dụng pháp luật trong hoạt động tư pháp và bảo vệ quyền con người, quyền công dân phù hợp với yêu cầu thực tế.

3.2. Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam

3.2.1. Thực tiễn thi hành quy định về các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự và điều kiện, tổ chức hội thẩm nhân dân

Việc thực hiện các quy định mang tính nguyên tắc “Thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm” (khoản 2 Điều 103 Hiến pháp 2013) không chỉ là cơ sở đảm bảo vai trò của thẩm phán, HTND trong xét xử, mà còn cho

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí