thẩm). Việc bỏ phiếu này được tiến hành bằng hình thức viết, qua nhiều lượt bỏ phiếu riêng về từng vấn đề, như “có tội” hay “không có tội”, tình tiết tăng nặng, miễn giảm hình phạt,… Trong trường hợp có hai hoặc nhiều câu trả lời mâu thuẫn nhau thì thẩm phán có thể tiến hành đợt bỏ phiếu mới [26, tr.65].
Ở Nga, các bồi thẩm đoàn tiến hành họp kín, việc biểu quyết diễn ra công khai và bắt buộc, chủ tịch bồi thẩm đoàn là người biểu quyết cuối cùng. Nếu bồi thẩm đoàn biểu quyết thống nhất với từng vấn đề được nêu ra thì bị cáo bị coi như có tội. Nếu có từ 6 bồi thẩm viên trở lên (trong tổng số 12 thành viên) ủng hộ câu trả lời phủ định đối với bất kỳ vấn đề nào trong trong các vấn đề được nêu ra thì bị cáo được tuyên vô tội. Thẩm phán xét xử phải xem xét ý kiến của bồi thẩm đoàn khi quyết định hình phạt. Trường hợp bồi thẩm đoàn kết luận một bị cáo có tội, nhưng thẩm phán có đủ cơ sở cho rằng bị cáo vô tội, thì thẩm phán có quyền quyết định giải tán bồi thẩm đoàn và vụ án xét xử sơ bộ lại với HĐXX mới [26, tr.65].
Ở Đài Loan, đoàn HTND sẽ cùng thẩm phán xét xử đối với vụ án hình sự mà bị cáo có khung hình phạt từ 10 năm trở lên, tù chung thân hoặc tội cố ý gây chết người. HĐXX sẽ gồm 3 thẩm phán và 6 HTND. Bản án cuối cùng phải nhận được từ 2/3 trở lên số phiếu đồng ý từ HĐXX [133].
Tại Trung Quốc, theo Luật Hội thẩm nhân dân Trung Quốc, thẩm quyền của HTND tham gia ở HĐXX gồm 3 người và hội đồng xét xử gồm 7 người là khác nhau. Đối với HĐXX có 3 người thì hội thẩm có quyền phát biểu ý kiến độc lập và có quyền biểu quyết khi xác định sự thật vụ án và áp dụng pháp luật, nhưng với HĐXX có 7 người, HTND chỉ có quyền phát biểu ý kiến độc lập về xác định sự thật của vụ án và biểu quyết cùng với thẩm phán; về áp dụng pháp luật có thể phát biểu ý kiến nhưng không được tham gia biểu quyết [4]. Nhìn chung, thẩm phán và HTND ở Trung Quốc cùng tham gia xét xử, việc nghị án được quyết định theo đa số, ý kiến thiểu số phải được ghi vào biên bản. Trong trường hợp quá khó khăn để ra quyết định, HĐXX có thể đề nghị chánh án trình vụ án lên ủy ban thẩm phán để bàn bạc thêm và ban hành quyết định [139, tr.115].
Chế độ, chính sách bảo đảm hoạt động cho bồi thẩm, hội thẩm, thẩm phán không chuyên
Theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, bồi thẩm, bồi thẩm dự khuyết và ứng viên bồi thẩm có mặt tại tòa được hưởng thù lao. Ứng viên bồi thẩm có mặt tại
tòa vào ngày được chỉ định được trả 50.000 Won (tương đương 40 USD), trong khi đó những người thực hiện nhiệm vụ tham gia vào phiên tòa sau khi được chỉ định với tư cách là bồi thẩm viên và bồi thẩm dự khuyết được hưởng 100.000 Won (tương đương 80 USD) [139, tr.325]. Tại Đài Loan, HTND được trả chi phí đi lại và những chi phí có liên quan khác, được nhận 3.000 Đài tệ/1 ngày khi làm nhiệm vụ, được đảm bảo nghỉ phép không bị trừ lương. Cộng hòa Pháp, Úc, Liên bang Nga, Nhật Bản,… cũng đều quy định các bồi thẩm, hội thẩm được chi trả thù lao khi làm nhiệm vụ xét xử. Tại Trung Quốc, người được bổ nhiệm làm hội thẩm phải qua một lớp tập huấn và được thanh toán chi phí đi lại, được hưởng thù lao khi tham gia xét xử [26, tr.66], [153].
Cùng với đó, ở nhiều quốc gia còn có các quy định bảo vệ về thân thể, thu nhập, việc làm cho bồi thẩm, hội thẩm, thẩm phán không chuyên khi làm nhiệm vụ. Ở Mỹ, chủ lao động không được đuổi, dọa đuổi hoặc ép buộc người lao động dài hạn do người đó làm bồi thẩm, nếu vi phạm sẽ phải bồi thường tiền lương và các lợi ích khác, phục hồi quyền lợi cho họ và có thể bị phạt tới 5.000 USD. Tại Nhật Bản, pháp luật quy định cấm đối xử bất lợi đối với người lao động đã và đang làm bồi thẩm; không được tiết lộ thông tin cá nhân của bồi thẩm, người nào vi phạm quy định này có thể bị phạt tới 500.000 Yên hoặc bị phạt tù đến 01 năm, hoặc bị áp dụng cả hai hình phạt. Người xúi giục bồi thẩm, người ghi lại và đưa ra thông tin về quyết định của bồi thẩm với mục đích làm ảnh hưởng đến quyết định trong vụ án, người đe dọa bồi thẩm hoặc người thân của họ có thể bị phạt tới 200.000 Yên hoặc bị phạt tù đến 02 năm, hoặc bị áp dụng cả hai hình phạt này [26, tr.66].
Ngoài ra, luật pháp các nước cũng quy định rất rò về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với bồi thẩm viên, hội thẩm, thẩm phán không chuyên và phải chịu các biện pháp chế tài khi sai phạm. Tại Úc, nếu không có lý do chính đáng thì việc từ chối tham dự bồi thẩm viên có thể bị phạt tiền lên đến vài ngàn Đô la Úc (tùy bang). Tại Đài Loan, nếu người hiện đang đảm nhận hoặc đã từng đảm nhận vai trò HTND hoặc HTND dự bị tiết lộ bí mật đánh giá và xét xử mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tù dưới 1 năm, bị giam giữ hoặc kèm theo phạt tiền không quá
100.000 Đài tệ; nếu HTND hoặc HTND dự bị yêu cầu, thỏa thuận, nhận hối lộ hoặc các lợi ích bất hợp pháp khác thì sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm, kèm theo phạt tiền dưới 2.000.000 Đài tệ; người gợi ý, thỏa thuận, đưa hối lộ hoặc các lợi ích bất
Có thể bạn quan tâm!
- Thể Chế Hóa Bằng Pháp Luật Các Vấn Đề Về Hội Thẩm Nhân Dân Trong Tố Tụng Hình Sự
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Việc Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Hội Thẩm Nhân Dân Trong Tố Tụng Hình Sự
- Quá Trình Phát Triển Của Chế Định Bồi Thẩm Đoàn
- Quy Định Về Hội Thẩm Nhân Dân Trong Tố Tụng Hình Sự Dưới Chính Quyền Cách Mạng Ở Việt Nam Từ Năm 1945 Đến Hiến Pháp Năm 2013
- Quy Định Về Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Trách Nhiệm Của Hội Thẩm Nhân Dân
- Thực Tiễn Thực Hiện Quy Định Về Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Trách Nhiệm Của Hội Thẩm Nhân Dân Trong Tố Tụng Hình Sự
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
hợp pháp khác cho HTND hoặc HTND dự bị sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm, kèm theo phạt tiền dưới 1 triệu Đài tệ [133].
Xem xét một số mô hình TTHS có thể thấy, hầu hết pháp luật các nước đều quy định có đại diện nhân dân tham gia xét xử các vụ án hình sự. Mô hình xét xử thể hiện vai trò HTND mang tính đặc trưng hiện tồn tại ở một số nước như Việt Nam, Trung Quốc,…. Theo đó, HTND được lựa chọn và do HĐND địa phương bầu theo nhiệm kỳ, tham gia xét xử từ đầu đến khi kết thúc vụ án với các nguyên tắc “bình đẳng”, “ngang quyền” giữa HTND và thẩm phán trong HĐXX. Sự tham gia của đại diện nhân dân trong quá trình xét xử theo mô hình bồi thẩm đoàn hoặc thẩm phán không chuyên thường chiếm số đông. Họ là những công dân bình thường, không đòi hỏi trình độ pháp luật cao, với mục đích chính là căn cứ vào những chuẩn mực chung và quyết định mang tính tập thể của các bồi thẩm viên chỉ xác định một người có tội hay không còn việc xác định hình phạt thuộc về thẩm phán chuyên nghiệp. Theo đánh giá, bên cạnh những ưu điểm, mô hình này cũng bộc lộ không ít khuyết điểm, đó là sự nhiêu khê, phức tạp trong quá trình lựa chọn bồi thẩm đoàn và kéo theo sự lãng phí, tốn kém, làm ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều người mỗi khi có vụ án hình sự cần các bồi thẩm viên tham gia, thậm chí nhiều vụ án phải kéo dài do quy trình lựa chọn bồi thẩm đoàn.
Kết luận Chương 2
Đại diện nhân dân tham gia xét xử đã được hình thành và phát triển từ lâu trên thế giới. Đến nay luật pháp ở hầu hết các quốc gia đều quy định về sự tham gia của người dân vào hoạt động xét xử đối với các vụ án hình sự. Tùy theo quan điểm, điều kiện và mô hình tổ chức ở mỗi nước mà vai trò đại diện của người dân trong hoạt động TTHS được gọi là bồi thẩm, hội thẩm, thẩm phán không chuyên với việc tổ chức, hoạt động được biểu hiện khác nhau. Điều này một mặt thể hiện sự công bằng, công lý và tính nhân văn trong xét xử, mặt khác nó góp phần phát huy quyền làm chủ của người dân trong việc giám sát quản lý hoạt động của bộ máy nhà nước. Đại diện nhân dân tham gia xét xử án hình sự luôn chiếm số đông, họ là những công dân bình thường, không đòi hỏi trình độ pháp luật cao, với mục đích chính là căn cứ vào những chuẩn mực chung của xã hội và các điều kiện thực tế để đưa ra các quyết định và quyết định cuối cùng mang tính tập thể.
So sánh một số tiêu chí giữa bồi thẩm viên mà các nước theo hệ thống thông luật (Common Law) áp dụng chế định bồi thẩm đoàn và HTND của Việt Nam theo chế định hội thẩm (Xem: Bảng 2.1, Phụ lục, tr.1), cho thấy sự khác nhau cơ bản ở đây là, nếu như hội thẩm là người được bầu hoặc cử theo nhiệm kỳ, trực tiếp tham gia HĐXX và cùng thẩm phán đưa ra phán quyết cuối cùng thì bồi thẩm đoàn lại được lựa chọn ngẫu nhiên với số lượng đông (6-12 người) để tham gia xét xử theo mỗi vụ án và ý kiến của họ chỉ mang tính tham khảo hoặc kết luận bị cáo có tội hay không có tội, còn việc định tội, kết án thuộc về thẩm phán. Chế độ bồi thẩm đoàn, thẩm phán không chuyên, bên cạnh những ưu điểm chung được kế thừa từ lịch sử, tính đại diện rộng rãi của quần chúng, không trực tiếp xét xử từ đầu đến cuối vụ án thì mô hình này cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định.
Đại diện nhân dân trong xét xử nói chung và trong TTHS nói riêng ở Việt Nam hiện nay được kế thừa, phát triển trên cơ sở nền tảng lý luận Chủ nghĩa Mác– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mô hình tổ chức này được quy định và áp dụng thực hiện từ sau Cách mạng tháng Mười Nga, sau đó là tại các nước XHCN, trong đó có Việt Nam và đại diện nhân dân tham gia xét xử được gọi là hội thẩm. Hội thẩm gồm HTND và hội thẩm quân nhân là những người được bầu hoặc cử ra để tham gia xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật. Hội thẩm với tư cách là
người tiến hành tố tụng, không những trực tiếp tham gia xét xử mà còn đại diện cho nhân dân tham gia giám sát hoạt động tư pháp, góp phần vào việc tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật. Đối với HTND trong TTHS, do trực tiếp tham gia xét xử vụ án hình sự nên phải chịu nhiều áp lực và mang những đặc điểm riêng so với các lĩnh vực khác. Cùng với đó, trong quá trình tham gia xét xử, HTND trong TTHS còn có các mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân và chịu sự tác động từ nhiều yếu tố.
Trải qua hàng chục năm qua, mặc dù có những thay đổi nhất định, nhưng nguyên tắc xét xử có HTND trong TTHS ở nước ta luôn được duy trì và ngày càng được quan tâm, bổ sung, điều chỉnh. Sự tham gia của HTND trong TTHS mang lại nhiều kết quả, ý nghĩa quan trọng. Nhờ có chế định này mà nhiều vụ án phức tạp đã được giải quyết “tâm phục, khẩu phục”, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hoạt động của hội thẩm trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một số vấn đề liên quan đến vai trò, địa vị pháp lý và mô hình xét xử ở nước ta cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố và cần được xem xét từ góc độ thực tiễn quy định và áp dụng thực hiện để có sự đánh giá đầy đủ, đúng đắn hơn.
Việc hoàn thiện chế định HTND nói chung và HTND trong TTHS nói riêng trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được cùng với việc tiếp thu kinh nghiệm mô hình tổ chức, hoạt động từ nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế sẽ góp phần làm cho vai trò đại diện nhân dân trong xét xử án hình sự, đồng thời giúp cho ngành tòa án thực hiện tốt hơn quyền tư pháp, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và mục tiêu cải cách tư pháp tư pháp hiện nay ở nước ta.
Chương 3
THỰC TIỄN QUY ĐỊNH VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM
3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự
3.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về đại diện nhân dân trong tố tụng hình sự trước năm 1945
Trước hết, dưới các triều đại phong kiến ở Việt Nam, kể cả những giai đoạn bị các thế lực phương Bắc đô hộ, luật pháp chủ yếu chú trọng đến lĩnh vực hình sự. Hoạt động xét xử liên quan đến hình sự trải qua hàng nghìn năm chỉ tập trung vào hàng ngũ quan lại và vua chúa phong kiến. Tuy nhiên, với lịch sử văn hóa truyền thống riêng nên quy định về hình luật cũng như hoạt động TTHS nói chung của các chính quyền độc lập ở nước ta vẫn mang những đặc trưng. Đó là tính nhân văn và thể hiện sự quan tâm nhất định đến quyền lợi chính đáng của người dân so với pháp luật của Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực. Đặc biệt, thông qua các tài liệu còn được lưu giữ và truyền tụng, hoạt động xét xử các vụ án hình sự tại địa phương (làng xã) mặc dù pháp luật còn nặng nề về lễ giáo phong kiến và các tập tục cũ, nhưng được xem là đặc thù, thể hiện tính công khai, yếu tố cộng đồng cơ bản được tôn trọng.
Chế độ đại diện nhân dân (bồi thẩm, hội thẩm) trong xét xử ở nước ta được ghi nhận dưới thời Pháp thuộc. Sau khi quân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam vào năm 1858, chính quyền thực dân từng bước thiết lập bộ máy hành chính, tư pháp theo pháp luật của Pháp. Ngày 25/7/1864, Tổng thống Pháp ban hành Sắc lệnh về tổ chức tư pháp ở Nam Kỳ với hai hệ thống song song tồn tại: Hệ thống tòa Tây án chuyên xét xử người Pháp và hệ thống tòa Nam án chuyên xét xử người Việt và người Âu cư trú tại Nam Kỳ do các quan cai trị - chủ tỉnh của thực dân phụ trách, xét xử. Ngày 17/6/1889, Tổng thống Pháp ban hành Sắc lệnh cải tổ tổ chức tư pháp tại Nam Kỳ gồm 8 phần, 146 điều, trong đó quy định các vụ trọng án xẩy ra ở Nam Kỳ được xét xử tại tòa đại hình Sài Gòn, Mỹ Tho và Vĩnh Long [107].
Ở giai đoạn này, hệ thống xét xử thực dân quy định, tại tòa đại hình khi xét xử bị cáo người Âu có hai hội thẩm được chỉ định bằng hình thức rút thăm dựa trên danh sách 20 kỳ hào Pháp sống tại tiểu khu Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định; khi xét xử các bị cáo An Nam hoặc châu Á, hội thẩm viên phải là người bản xứ. Bên cạnh đó, việc hình thành hội thẩm được lập vào 2 tuần cuối cùng của tháng 12 hàng năm theo quy định tại Điều 32, Điều 33. Cụ thể: danh sách hội thẩm người Âu do một ủy ban gồm chánh sở địa phương hoặc phó toàn quyền, chánh án, chánh tòa sơ thẩm, 1 thành viên hội đồng thuộc địa và 1 thành viên hội đồng thành phố; danh sách hội thẩm viên bản xứ do chánh sở địa phương lập ra, theo đề nghị của biện lý xét xử. Sắc lệnh ngày 17/6/1889 cũng quy định, cùng với danh sách hội thẩm chính thức, còn có một danh sách bổ sung gồm 10 kỳ hào được lập trong cùng điều kiện trên cho mỗi loại bị cáo; trường hợp danh sách chính không đủ số kỳ hào quy định do chết, không đủ quyền hoặc vắng mặt tại thuộc địa, chánh án tòa đại hình sẽ thay thế danh sách đó bằng một quyết định bổ sung danh sách 20 kỳ hào theo thứ tự đăng ký. Văn bản này còn quy định, người được lựa chọn làm hội thẩm phải có đầy đủ quyền dân sự và chính trị, người giữ chức hội thẩm không được kiêm nhiệm chức ủy viên Hội đồng tư mật, uỷ viên tư pháp, linh mục hay quân nhân đang quân dịch trong lực lượng lục quân và hải quân. Khi xét xử việc hình thì chánh án phòng tiểu hình ngồi ghế chánh án và có hai hội thẩm [116, tr.418]. Trong khi đó, thành phần HĐXX của tòa đại hình bao gồm 06 thành viên (cố vấn tại tòa phúc thẩm giữ chức chánh án; một thẩm phán xét xử của tòa đại hình; một thẩm phán do chưởng lý chỉ định; hai hội thẩm; một lục sự), việc kết án có sự tham gia bỏ phiếu trực tiếp của các hội thẩm và kết quả phải đạt từ 3 phiếu trở lên [107].
Hoạt động tố tụng sau đó được sửa đổi, bổ sung theo Sắc lệnh ngày 16/2/1921 của tổng thống Pháp. Trong đó, một số vấn đề liên quan đến vai trò đại diện của người dân tham gia xét xử án hình sự được điều chỉnh, như “hội thẩm” được gọi là “bồi thẩm”. Chế định bồi thẩm giai đoạn này có nhiều điểm tương đồng với chế định bồi thẩm đoàn (jury) trong pháp luật Mỹ. Điều 18 Sắc lệnh ngày 16/2/1921 về “Bồi thẩm. Rút thăm bồi thẩm” quy định, ông chánh thẩm không được bỏ qua tên một vị bồi thẩm thiệt thọ vào bình rút thăm, nếu vị đó không ở trường hợp vắng mặt. Nếu có sự vắng mặt của bồi thẩm thiệt thọ, ông chánh thẩm sẽ làm
án lệnh cho thay thế bởi bồi thẩm dự khuyết thứ tự trong bảng danh sách phụ và bồi thẩm viên phải tuyên thệ trước khi xét xử [49]. Bị cáo cũng có quyền cáo tỵ (từ chối) các phụ thẩm do nghi ngờ phụ thẩm đó không vô tư trong việc xét xử để tòa án cử phụ thẩm khác. Phụ thẩm chỉ có quyền tham gia việc định tội mà không có quyền tham gia vào việc quyết định vấn đề bồi thường về dân sự [116, tr.418].
Thậm chí, Dụ số 4 ngày 18/10/1949, ngay Bộ thẩm cứu Hình sự Pháp, biên soạn từ thời chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) vẫn được áp dụng trước các tòa án Nam phần và ảnh hưởng rất nhiều đến các luật lệ Trung - Bắc. Hệ thống tòa án gồm tòa đệ nhất cấp (tòa sơ thẩm), tòa đệ nhị cấp, tòa đệ tam cấp. Tòa sơ thẩm chỉ xử tội vi cảnh, thường do tri phủ hoặc tri huyện, tri châu làm chánh án và có một lục sự giúp việc; tòa đệ nhị cấp đặt ở tỉnh do bố chánh hay án sát xử, ngoài ra còn có dự thẩm, lục sự, phụ thẩm giúp việc; tòa đệ tam cấp do chánh án người Pháp, ngồi ghế phụ thẩm là một thẩm phán người Pháp và một quan lại người Việt (Bắc Kỳ) hoặc ba phụ thẩm là quan lại người Việt (Trung Kỳ). Bên cạnh đó, hoạt động TTHS trong thời kỳ này còn áp dụng theo Bộ luật Hình sự tố tụng Bắc kỳ được ban hành ngày 2/12/1921 gồm 13 chương với 211 điều và Bộ luật Hình sự tố tụng Trung kỳ được ban hành năm 1935 [124, tr.419-423]. Những quy định về tố tụng hình sự này cơ bản sau đó vẫn được kế thừa trong thời kỳ đầu của chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh số 03-SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm
thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa8[77].
Đối với các tòa án Nam triều dưới thời Pháp thuộc không có ngạch thẩm phán riêng biệt với ngạch quan hành chính. Hoạt động tư pháp sau đó tuy được tách ra khỏi hành pháp nhưng mới ở mức độ hạn chế, các quan cai trị đứng đầu các địa phương vẫn kiêm chức năng chánh án.
8 Ngày 10/10/1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 03-SL. Theo đó, ấn định “Cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn còi nước Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với những điều thay đổi ấn định trong sắc lệnh này” (Điều 1). Đồng thời, Điều 11 quy định “Trước các tòa án ở Nam bộ và ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng sẽ áp dụng thủ tục ấn định trong Nghị định ngày 16 tháng 03 năm 1910 của nguyên Toàn quyền Đông Dương và những nghị định sửa đổi nghị định ấy. Bộ luật Dân sự tố tụng thủ tục Pháp (Code de Procédure civile francaise) không thi hành nữa”.