Đảo Đảm Để Hội Thẩm Nhân Dân Thực Hiện Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Trách Nhiệm Trong Tố Tụng Hình Sự

Giới thiệu, bầu HTND: TAND căn cứ theo quy định, yêu cầu thực tế, đề xuất số lượng kèm theo các tiêu chí chung về HTND. Trên cơ sở đó, y ban MTTQ Việt Nam địa phương thông báo công khai rộng rãi để các tổ chức thành viên MTTQ và người dân để họ tự ứng cử hoặc đề cử người làm HTND. y ban MTTQ Việt Nam tiến hành kiểm tra, lựa chọn (khi cần thiết có thể hiệp thương) và giới thiệu để HĐND bầu HTND với phương thức giống như bầu đại biểu HĐND. Quy định và thực hiện như vậy, không những vẫn đảm bảo về mục đích, yêu cầu chung, mà việc lựa chọn này sẽ rộng rãi, có được những người thực sự tâm huyết, đủ năng lực, trình độ và điều kiện để làm nhiệm vụ hội thẩm. Thông qua đó còn thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, tính công khai, thực chất được phát huy; quá trình quản lý hoặc khi xem xét khen thưởng, kỷ luật hay miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm sẽ tránh được yếu tố cảm tính, nể nang, hình thức.

Miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm: Cùng với việc miễn nhiệm theo đề nghị của hội thẩm, thủ tục xem xét bãi nhiệm, thay vì theo đề nghị của chánh án TAND như hiện tại, cần quy định do Đoàn hội thẩm. Cụ thể, Đoàn hội thẩm nơi HTND tham gia sinh hoạt căn cứ quy định và hoạt động thực tế của HTND đề nghị với y ban MTTQ, HĐND và các cơ quan chức năng khen thưởng, kỷ luật, bãi nhiệm HTND.

Tóm lại, cần xác định rò tính đại diện nhân dân của HTND trong xét xử và các khả năng thực tế của HTND trong xét xử án hình sự để quy định về yêu cầu quy trình giới thiệu, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với HTND. Đặc biệt, trong đó cần chú trọng hơn đến việc mở rộng đối tượng, thành phần tham gia làm nhiệm vụ hội thẩm và đề cao vai trò của Đoàn hội thẩm trong việc quản lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến HTND.

4.2.4. Đảo đảm để hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong tố tụng hình sự

Mặc dù pháp luật quy định, trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tỷ lệ hội thẩm cao hơn thẩm phán, HĐXX quyết định theo đa số, nhưng thực tế cho thấy, khi bản án bị kháng cáo, kháng nghị hoặc xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm, thậm chí oan, sai, thì chỉ thẩm phán được giao giải quyết vụ án là người phải chịu trách nhiệm, còn hội thẩm dường như “vô can”.

Các quy định thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HTND hiện vẫn chung chung và chưa thể hiện rò trách nhiệm của hội thẩm đối với quá trình giải quyết vụ án mà họ tham gia. Ngay việc thống kê chất lượng xét xử, TAND tối cao cũng mới chỉ đặt ra đối với thẩm phán chứ không đặt ra với hội thẩm. Có trường hợp vụ án phức tạp, hội thẩm không có đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ nên bị động, nhưng bên cạnh đó lại có nhiều hội thẩm từ chối tham gia xét xử với lý do cá nhân, hội thẩm tham gia xét xử vụ án không hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn, có khi phiên tòa phải hoãn nhiều lần do thiếu hội thẩm. Để khắc phục tình trạng này, cần quan tâm giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, rà soát lại các văn bản quy định, chú trọng đến việc chuẩn hóa các tiêu chí, thủ tục bầu, công tác quản lý hội thẩm, đồng thời quy định rò nhiệm vụ, trách nhiệm của HTND trong TTHS. Cụ thể, việc lựa chọn hội thẩm tham gia xét xử thực hiện theo quy trình: khi vụ án cần HTND tham gia, chánh án TAND đề nghị về số lượng, yêu cầu; Đoàn hội thẩm tiến hành lựa chọn theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên trong số các hội thẩm là thành viên của Đoàn để lấy hội thẩm chính thức và hội thẩm dự khuyết. Đoàn hội thẩm căn cứ theo năng lực chuyên môn (nghề nghiệp), điều kiện của các HTND để hình thành các nhóm hội thẩm theo lĩnh vực phù hợp, khi có yêu cầu của TAND mời hội thẩm tham gia xét xử án hình sự sẽ căn cứ vào tính chất vụ án để ưu tiên lựa chọn, bốc thăm đối với các nhóm phù hợp với tính chất đặc thù của vụ án.

Thứ hai, do phần lớn hội thẩm là kiêm nhiệm, do đó chánh án TAND các địa phương cần có mối quan hệ thường xuyên với cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức tham gia HTND. Cần có quy định về tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công chức là HTND trong nhiệm kỳ hoạt động để làm căn cứ kỷ luật, khen thưởng, tăng lương trước thời hạn. Sự phối hợp giữa TAND, Đoàn hội thẩm với cơ quan HTND đang làm việc góp phần tăng cường quản lý, tạo điều kiện để HTND làm nhiệm vụ, đồng thời giúp cho việc xem xét đánh giá công tác của hội thẩm chính xác, hiệu quả. Việc thay đổi vị trí công tác của HTND trong suốt nhiệm kỳ (5 năm) là khó tránh, do đó cần có sự phối hợp giữa thủ trưởng đơn vị nơi hội thẩm công tác và nơi sinh sống của HTND với TAND, y ban MTTQ Việt Nam, HĐND cùng cấp, Đoàn hội

thẩm để có sự linh hoạt, kịp thời, phù hợp trong việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật HTND.

Thứ ba, HTND là một trong những người tiến hành tố tụng, nhưng những hành vi tố tụng nào hội thẩm được làm hoặc phải thực hiện kèm theo các biện pháp xử lý trước, trong, sau phiên tòa như thu thập chứng cứ, tìm hiểu về vụ án, kiến nghị với các cơ quan, tổ chức ra sao vẫn chưa được quy định đầy đủ, cụ thể. Do đó, cần có quy định đối với những hành vi của HTND trong quá trình xét xử và tố tụng khác. Cùng với việc quy định về thời gian tối thiểu để HTND nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu về vụ án sau khi được phân công xét xử cần tạo điều kiện để HTND có phòng làm việc tại TAND, đồng thời giám sát khả năng HTND khi tham gia xét xử đối với mỗi vụ án. Để hạn chế tình trạng “chữa cháy” HTND cũng như do áp lực của cơ quan, đơn vị quản lý khiến hội thẩm từ chối tham gia xét xử vụ án hình sự, cần bổ sung quy định “HTND không được từ chối làm nhiệm vụ hội thẩm khi được phân công tham gia xét xử vụ án, trừ trường hợp bất khả kháng (do tình trạng sức khỏe, yếu tố khách quan hoặc phải thay đổi)”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Thứ tư, cần quy định cụ thể hơn về những việc hội thẩm không được làm, những trường hợp hội thẩm sẽ bị bãi nhiệm, kỷ luật (ví dụ: hội thẩm chưa đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ pháp luật, 1 năm không tham gia bồi dưỡng kiến thức bắt buộc sẽ không được tham gia xét xử; hội thẩm 2 năm liên tục không tham gia bồi dưỡng kiến thức bắt buộc, 6 tháng không tham gia danh sách lựa chọn xét xử hoặc quá 2 lần từ chối tham gia xét xử mà không có lý do chính đáng sẽ bị xem xét kỷ luật hoặc bãi nhiệm tư cách hội thẩm). Bên cạnh việc quy định đầy đủ hơn về hoạt động tố tụng đối với HTND, cần có cơ chế đảm bảo để HTND thực hiện nhiệm vụ của mình khi cần tìm hiểu về vụ án (thời gian, kinh phí, lực lượng hỗ trợ,…). Chú trọng, bổ sung vấn đề này không những sẽ thể hiện rò hơn vai trò của HTND trong TTHS, góp phần giúp tòa án giải quyết vụ án được khách quan, hiệu quả, mà còn tạo điều kiện để HTND có trách nhiệm và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.

Ngoài ra, hiện nay pháp luật cũng chưa quy định về việc HTND phải tuyên thệ sau khi được bầu và thực hiện vai trò “quan tòa”. Điều này không những làm cho phiên tòa có phần giảm đi sự nghiêm túc, mà còn khiến các hội thẩm coi nhẹ trách nhiệm của mình. Do vậy, pháp luật nên quy định và thực hiện thủ tục HTND phải tuyên thệ sau khi được bầu và HTND, thẩm phán phải tuyên thệ trước khi xét xử.

Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay - 18

4.2.5. Tăng cường năng lực, khả năng xét xử của hội thẩm nhân dân

Xét xử vụ án hình sự là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự và thi hành pháp luật TTHS, đồng thời là hoạt động tư duy, nhận thức của thẩm phán và HTND. Do vậy, để nâng cao hiệu quả xét xử, trong thời gian tới, cùng với việc quy định rò ràng, phù hợp hơn trong các văn bản pháp lý thì cần tăng cường năng lực, khả năng nghiên cứu hồ sơ, xét xử và tham gia tố tụng của HTND.

Hội thẩm là người trực tiếp tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, do đó cần chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn và các điều kiện cần thiết để hội thẩm thực hiện tốt vai trò của mình. Để khắc phục những hạn chế, vướng mắc đang diễn ra, cần nghiên cứu để có các yêu cầu cụ thể hơn về kiến thức pháp lý, năng lực, gắn trách nhiệm tương xứng với các quyền lợi họ được hưởng. Cụ thể, cùng với các yêu cầu, tiêu chí nhất định khi lựa chọn bầu hội thẩm (Xem tiểu mục 4.2.3), hàng năm các HTND phải thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về kiến thức pháp luật, kỹ năng xét xử ít nhất một ngày làm việc (8h)/năm, đồng thời phải tham dự đầy đủ các hội nghị, hoạt động chuyên môn do TAND, Đoàn hội thẩm nơi mình là thành viên. Thực tế cho thấy, ngay thẩm phán, kiểm sát viên là những người tham gia xét xử chuyên nghiệp nhưng một trong những tiêu chuẩn bắt buộc về trình độ pháp luật và các tiêu chí khác, trước khi được bổ nhiệm vẫn phải trải qua một thời gian đào tạo kiến thức và hàng năm vẫn có chương trình tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn. Rồi, luật sư là người trợ giúp pháp lý, bào chữa chuyên nghiệp nhưng theo quy định hiện nay, sau khi được cấp thẻ luật sư, hàng năm họ vẫn phải thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ bắt buộc 8h/năm (trước đây là 16h/năm). Do đó, việc trang bị kiến thức pháp lý trước hoặc sau khi trở thành HTND và duy trì bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử bắt buộc hàng năm đối với HTND là hết sức cần thiết.

Pháp luật hiện nay quy định chậm nhất là 15 ngày kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử (sơ thẩm) thì phải mở phiên tòa và trong thời hạn ít nhất 7 ngày làm việc trước khi mở phiên tòa, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm gửi giấy mời hội thẩm đến trụ sở tòa án để nghiên cứu hồ sơ vụ án và trao đổi các vấn đề cần thiết về nghiệp vụ xét xử đối với vụ án đó [103]. Nhưng thực tế thời gian để hội thẩm được tiếp cận hồ sơ vụ án và chuẩn bị tham gia xét xử thường ngắn hơn, bởi trong khi hầu hết các hội thẩm vẫn làm việc kiêm nhiệm hoặc đã

lớn tuổi (nam dưới 70, nữ dưới 65) và hiện chưa có quy định xử lý nếu HTND không đến tòa án để nghiên cứu hồ sơ, trao đổi nghiệp vụ. Do đó, cần có quy định cụ thể để trước khi khai mạc phiên tòa yêu cầu HTND phải có thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án mới được tham gia xét xử, đồng thời tránh trường hợp “chữa cháy” hội thẩm, TAND phải thay thế bằng hội thẩm khác khi họ chưa được chuẩn bị trước.

Đối với các vụ án có tính chất đặc thù (như: kinh tế, tài chính - ngân hàng, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, tài nguyên - môi trường, xây dựng cơ bản...) thì hội thẩm tham gia HĐXX phải là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực tương ứng. Đối với vụ án về lao động, hôn nhân - gia đình, vụ án có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng thì HTND được lựa chọn tham gia HĐXX phải là người hiểu biết về tâm lý của người dưới 18 tuổi, đại diện của tổ chức Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên. Đối với vụ án có người dân tộc thiểu số hoặc người nước ngoài, cần có HTND là người am hiểu về phong tục tập quán, điều kiện phù hợp,…

Trước khi phiên tòa diễn ra, hội thẩm cần được thẩm phán giải thích, cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến vụ án, chính sách pháp luật và cùng thảo luận, giải quyết những vướng mắc liên quan đến chuyên môn, pháp luật, nội dung vụ án. Đây là việc làm cần thiết nhằm tăng khả năng hiểu biết, tự tin cho hội thẩm, nhất là các hội thẩm mới tham gia xét xử án hình sự. Cụ thể, cùng với quy định như hiện tại cần bổ sung, trước khi mở phiên tòa, HTND tham gia xét xử (gồm cả HTND dự khuyết) phải có ít nhất một buổi đến trụ sở TAND để nghiên cứu hồ sơ vụ án, trao đổi về công tác xét xử với thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Mặt khác, cần quy định HTND khi được phân công xét xử phải có mặt đúng giờ và tham gia đầy đủ quá trình xét xử vụ án.

Pháp luật quy định khi xét hỏi, thẩm phán hỏi trước, rồi đến hội thẩm và khi nghị án hội thẩm được phát biểu trước, nhưng thực tế do thời gian, điều kiện nghiên cứu hồ sơ, quá trình tìm hiểu về vụ án và các yếu tố bảo đảm cơ chế hoạt động, bảo vệ hội thẩm vẫn chưa rò ràng nên việc hội thẩm không tích cực, chuyên tâm làm nhiệm vụ vẫn diễn ra khá phổ biến. Chưa kể, do pháp luật đang quy định hoạt động xét hỏi theo thứ tự, trước hết thuộc về HĐXX nên vai trò “trọng tài” của HĐXX không rò, nhiều khi có thiên hướng “lấn sân” của đại diện viện kiểm sát, thẩm phán hoặc tham gia mang tính hình thức.

Vấn đề bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử nên để các Đoàn hội thẩm chủ động thực hiện theo quy định và kế hoạch chung. Đoàn hội thẩm sẽ phối hợp với TAND và các tổ chức, cơ quan xây dựng bộ tài liệu bồi dưỡng, tập huấn cho hội thẩm, trong đó cần chú trọng đến những kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án, xét hỏi tại phiên tòa, phân tích tổng hợp tranh luận tại phiên tòa và nghị án; bố trí kinh phí, lựa chọn đội ngũ giảng viên chất lượng để các tòa án địa phương tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội thẩm theo một chương trình thống nhất.

Tóm lại, cùng với việc nghiên cứu, quy định về điều kiện lựa chọn hội thẩm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xét xử cho hội thẩm, cần có các quy định cụ thể hơn về quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, việc nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, cũng như trách nhiệm của hội thẩm trong quá trình xét xử. Bên cạnh đó, cần có những quy định để ràng buộc, gắn liền trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm xã hội của HTND khi thực hiện nhiệm vụ. Có như vậy mới phát huy được vai trò của hội thẩm, đồng thời xác định được trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân trong xét xử, góp phần nâng cao chất lượng xét xử và phán quyết của tòa án.

4.2.6. Đổi mới việc tổ chức quản lý, giám sát đối với hội thẩm nhân dân

Công tác quản lý đối với HTND hiện tại tuy đã được quy định nhưng còn khá lỏng lẻo, chưa có cơ quan nào đứng ra quản lý một cách toàn diện, thường xuyên. Đối với Đoàn hội thẩm ở các địa phương hiện nay, thực chất vẫn chỉ là nơi các hội thẩm tham gia sinh hoạt mang tính tự nguyện để hội họp, trao đổi những vấn đề liên quan đến kinh nghiệm, chuyên môn. y ban MTTQ Việt Nam và HĐND địa phương là nơi lựa chọn, giới thiệu, xem xét bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm HTND trên cơ sở đề xuất của chánh án TAND địa phương, nhưng HĐND và y ban MTTQ Việt Nam lại không thường xuyên quản lý, điều hành hoạt động của HTND.

Đối với TAND, theo quy định thì sau khi HTND được HĐND bầu, chánh án TAND nơi hội thẩm được bầu phải chủ động thực hiện đầy đủ các chính sách đối với HTND. Chánh án không chỉ phân công HTND trong hoạt động xét xử mà còn có trách nhiệm trong việc cấp giấy chứng nhận HTND, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp lý, kỹ năng xét xử; nghiên cứu, đề xuất và trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách đối với hội thẩm; xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoặc chính mình khen thưởng đối với HTND trong thực hiện nhiệm

vụ xét xử; đề nghị HĐND miễn nhiệm, bãi nhiệm HTND theo quy định của pháp luật. Thậm chí, ngay tên gọi hiện nay cũng có nới ghi “hội thẩm TAND” [125]; tại Điều 8 Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm TAND năm 2002 cũng quy định: Thẩm phán, hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì tòa án nơi thẩm phán, hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và thẩm phán, hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho tòa án theo quy định của pháp luật” – nghĩa là hội thẩm gây thiệt hại thì tòa án có trách nhiệm bồi thường sau đó hội thẩm bồi hoàn lại cho tòa án. Từ đó, có ý kiến cho rằng, hội thẩm sau khi được bầu sẽ do TAND cùng cấp là cơ quan trực tiếp tiến hành quản lý. Tuy nhiên, nếu để TAND trực tiếp quản lý dễ dẫn đến nhận thức HTND là “thẩm phán hóa”, mất đi tính chất “đại diện nhân dân”, hội thẩm rất dễ bị tác động, chỉ đạo từ phía tòa án, không phát huy được vai trò, bản lĩnh của mình theo nguyên tắc “độc lập xét xử”.

Trong khi, HĐND địa phương là nơi bầu và tiến hành việc miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với HTND. HĐND cũng là cơ quan đại diện của nhân dân, có đầy đủ thẩm quyền và điều kiện để quyết định những vấn đề liên quan đến việc giải quyết các chế độ, chính sách; thể hiện trách nhiệm quản lý đối với người do cơ quan bầu ra; tránh sự can thiệp từ các tổ chức, cá nhân đối với hội thẩm, góp phần đảm bảo để HTND thực hiện vai trò độc lập khi xét xử và giám sát hoạt động tư pháp. Điều này còn phù hợp với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN “của dân, do dân, vì dân” ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, để một cơ quan đủ chức năng, thẩm quyền tiến hành quản lý sẽ thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá, xử lý kịp thời, tập trung đối với những vấn đề liên quan đến HTND khi cần thiết. Từ đó, nên để HĐND địa phương - nơi bầu ra HTND là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát chính đối với HTND. Cùng với HĐND còn có sự phối hợp của các cơ quan khác, như TAND quản lý về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; Đoàn hội thẩm tham gia quản lý hoạt động nghề nghiệp, hoạt động;… Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận HTND, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp lý, kỹ năng xét xử; nghiên cứu, đề xuất và trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách đối với hội thẩm; xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoặc chính mình khen thưởng đối với HTND trong thực hiện nhiệm vụ xét xử; đề nghị HĐND miễn nhiệm, bãi nhiệm

HTND thay vì quy định thuộc thẩm quyền của chánh án TAND như hiện nay nên thay đổi là do HĐND quy định và Đoàn hội thẩm thực hiện. Cùng với đó, đối với những vấn đề quan trọng như bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm sẽ do HĐND quyết định trên cơ sở đề nghị của Đoàn hội thẩm và thống nhất của y ban MTTQ Việt Nam địa phương; trong trường hợp đánh giá, xem xét, khen thưởng, giải quyết những vấn đề liên quan đến HTND, tùy theo tính chất, mức độ, HĐND phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác. Chánh án TAND dựa vào tính chất, nội dung của vụ án, đề nghị thành phần, số lượng HTND để Đoàn hội thẩm lựa chọn, cử HTND tham gia xét xử, đồng thời phối hợp với Đoàn hội thẩm và các cơ quan liên quan trong việc quản lý, giải quyết các chế độ, chính sách, các vấn đề thuộc chuyên môn xét xử của HTND.

HTND đại diện cho nhân dân tham gia xét xử, tham gia vào công tác quản lý, giám sát hoạt động của tòa án và là nhịp cầu nối giữa tòa án và nhân dân, góp phần tuyên truyền, giải thích về pháp luật. HTND là những người có uy tín, gương mẫu, chịu sự giám sát của nhân dân. Nhưng thực tế những nội dung này ngày càng không được thể hiện và phát huy do HTND chủ yếu kiêm nhiệm hoặc là người đã nghỉ hưu nhưng hầu hết trước đó đã tham gia công tác quản lý, khi được bầu làm hội thẩm họ ít có quan hệ vệ quần chúng nhân dân, chưa kể trong điều kiện đô thị hóa mạnh mẽ, thời đại công nghiệp 4.0 phát triển như hiện nay. Do đó, để HTND thực sự là người đại diện, gắn bó với cho quần chúng nhân dân, nhất là khi họ được bầu theo nhiệm kỳ 5 năm (có những trường hợp làm nhiều nhiệm kỳ), pháp luật cần quy định “Người được bầu làm HTND không làm quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. HTND phải tham gia Đoàn hội thẩm tại địa phương, thực hiện chế độ báo cáo hàng quý và đột xuất theo yêu cầu với HĐND nơi bầu làm HTND”. Đồng thời với đó, cần quy định “HTND phải gắn bó và chịu sự giám sát của cộng đồng dân cư nơi mình sinh sống, làm việc. Ít nhất 6 tháng một lần HTND phải tiếp xúc và thông tin về công tác hội thẩm với nhân dân nơi mình sinh sống, làm việc. HTND không còn cư trú, làm việc ở địa phương nơi được bầu làm hội thẩm không tham gia xét xử và bị miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm”.

Bên cạnh việc xem xét, đánh giá để tôn vinh, khen thưởng kịp thời, cần quy định và áp dụng thực hiện các biện pháp xử lý khi hội thẩm thực hiện không đúng,

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí