Thực Tiễn Quản Lý, Giám Sát Đối Với Hội Thẩm Nhân Dân Trong Tố Tụng Hình Sự

Điều này chứng tỏ khả năng xét xử nhìn chung vẫn còn có những thiếu sót, sai phạm, ở đó có nguyên nhân là do HĐXX vẫn yếu kém hoặc chưa phát huy đúng năng lực, nhiệm vụ.

Trong nhiệm kỳ 2016-2021, HTND cả nước đã tham gia xét xử sơ thẩm

998.257 vụ án; bình quân mỗi HTND tham gia xét xử 70,8 vụ án/nhiệm kỳ; có 35 lượt hội thẩm có quan điểm không thống nhất với thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi ra phán quyết; trong số này có 4 vụ án sau đó được tòa án cấp phúc thẩm ra phán quyết theo quan điểm của hội thẩm [4].

Khi trả lời câu hỏi khảo sát “Hầu hết các quyết định của hội đồng xét xử vừa qua, hội thẩm nhân dân đều thể hiện sự đồng tình với quan điểm của thẩm phán (chủ tọa phiên tòa), nguyên nhân vì?”, có 31% ý kiến cho rằng do “Tin tưởng vào thẩm phán”, 39% ý kiến cho rằng do “Ngại va chạm” và có 30% ý kiến đánh giá do “Yếu kém, thiếu trách nhiệm” (Biểu đồ 3.3, Phụ lục, tr.12). Điều này chứng tỏ, việc HTND đồng tình với thẩm phán trong hầu hết các phiên tòa xét xử vừa qua phần lớn do xuất phát từ yếu tố hạn chế từ HTND. Họ chưa thực sự thể hiện được năng lực, bản lĩnh trong xét xử và thường bị động, bị chi phối ảnh hưởng từ bên ngoài.

Xét xử vụ án hình sự luôn đòi hỏi cao về kiến thức, trình độ, kinh nghiệm của “quan tòa”, nó liên quan trực tiếp đến con người và kèm theo đó là các hệ lụy cho xã hội nếu việc xét xử không đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Ở các nước áp dụng chế chế bồi thẩm đoàn, tuy pháp luật không đòi hỏi các bồi thẩm viên phải có sự hiểu biết cao nhưng đó là cơ chế tập thể với số lượng bồi thẩm đoàn đông (thường là 12 người), họ chỉ tiến hành xem xét về bị cáo có tội hay không có tội, còn việc áp dụng hình phạt thuộc về thẩm phán. Trong khi đó, ở Việt Nam, hội thẩm chiếm tỷ lệ cao hơn thẩm phán trong HĐXX, trực tiếp xét xử từ đầu đến cuối và quyết định theo đa số. Thực tế đã có không ít vụ án hình sự phải giải quyết nhiều lần, thậm chí oan sai, trong đó chắc chắn có nhiều nguyên nhân xuất phát từ sự yếu kém, sai sót của HTND.

Do những hạn chế từ HTND nên khi tham gia HĐXX vai trò của nhiều hội thẩm chưa được thể hiện rò và đúng nghĩa đại diện của các giới, các ngành, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp để phản ánh một cách khách quan suy nghĩ, tâm tư của

quần chúng nhân dân, chứ chưa nói đến góc độ của một luật gia thuần túy. Dù biết rằng hội thẩm chỉ tham gia HĐXX tại tòa án cấp sơ thẩm, nhưng một bản án, quyết định được tuyên nếu không rò ràng, thiếu khách quan thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, họ vừa phải mất thời gian đeo đuổi vụ án theo vòng quay tố tụng, đó là chưa kể khi bản án đó nếu bị hủy giao lại cấp sơ thẩm xét xử lại từ đầu vừa phải bỏ ra những khoản chi phí cũng không nhỏ, nhưng quan trọng hơn đó là niềm tin của người dân vào tòa án và công lý chắc chắn sẽ bị giảm sút.

3.2.4. Thực tiễn quản lý, giám sát đối với hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự

Việc quy định lựa chọn, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và quản lý HTND chặt chẽ với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm cùng các điều kiện, tiêu chuẩn của HTND như hiện nay không chỉ cho thấy đội ngũ HTND được coi trọng, mà còn góp phần ổn định về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của hội thẩm, đồng thời hạn chế xáo trộn, gây ảnh hưởng, tốn kém cho cộng đồng xã hội. Điều này hoàn toàn khác với mô hình TTHS ở nhiều nước khi áp dụng chế độ bồi thẩm đoàn mỗi khi lựa chọn bồi thẩm đoàn để tham gia xét xử vụ án hình sự. Bởi, với số lượng bồi thẩm viên đông (chính thức và dự khuyết) cùng với quy trình thành lập bồi thẩm đoàn, việc lựa chọn ngẫu nhiên trong số những công dân trong địa bàn sẽ gây ảnh hưởng đến việc làm, cuộc sống của nhiều người.

Theo quy định HTND phải chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát cùng một lúc của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau. Trong quá trình đảm nhiệm vai trò HTND, họ chịu sự quản lý, phân công công tác của chánh án TAND, Đoàn hội thẩm, bên cạnh đó còn có sự tham gia quản lý của y ban MTTQ Việt Nam, HĐND địa phương – nơi lựa chọn, giới thiệu, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm tư cách hội thẩm. Cùng với đó, do HTND phần lớn kiêm nhiệm nên họ cũng chịu sự quản lý, giám sát của tổ chức, cơ quan và người dân nơi họ công tác và sinh sống. Ngoài ra, khi tham gia xét xử, HTND còn chịu sự giám sát của các cơ quan bảo vệ pháp luật, những cơ quan, người tham gia tố tụng và cộng đồng. Việc đan xen, quản lý, kiểm tra, giám sát diễn ra đồng thời như vậy giúp hội thẩm thường xuyên phải phấn đấu, giữ hình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

ảnh, thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tạo nên cơ chế mở để hội thẩm có điều kiện sinh hoạt, quan hệ, nâng cao trình độ, năng lực công tác.

Tuy nhiên, việc nhiều tổ chức, cơ quan, cá nhân tham gia quản lý, giám sát hoạt động của HTND nhưng không cụ thể như hiện nay dẫn đến tình trạng theo dòi đánh giá hay phát hiện, xử lý HTND khi vi phạm sẽ rất khó khăn.

Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay - 15

Ở nhiệm kỳ 2016-2021, HTND cả nước đã tham gia xét xử sơ thẩm 998.257 vụ án; bình quân mỗi HTND tham gia xét xử 70,8 vụ án/nhiệm kỳ [4]. Như vậy, mỗi năm, mỗi HTND tham gia xét xử trung bình 14,16 vụ án, đây không phải là số lượng lớn vì trong đó bao gồm cả án hình sự, hành chính, dân sự và HTND tham gia xét xử không giống nhau. Đơn cử, trong nhiệm kỳ 2016-2021, tỉnh Quảng Bình có 20 HTND cấp tỉnh, trong năm 2017 HTND tỉnh tham gia xét xử 179 vụ án, bình quân mỗi HTND tham gia xét xử 8,95 vụ/năm. Tuy nhiên, trong số 197 vụ án này, các HTND gồm: Nguyễn Xuân Thí 55 vụ; Trần Thị Ngọc Yến 27 vụ; Đặng Văn Hoàn 17 vụ; Lưu Hồng Anh 16 vụ; Mai Văn Ngọc 14 vụ; Vò Khắc Hoan 4 vụ; Nguyễn Văn Tuân 3 vụ; Nguyễn Thanh Lương 2 vụ; Nguyễn Hữu Thiện, Lê Xuân Ninh, Nguyễn Văn Sáu đều 1 vụ;... Thậm chí có HTND không tham gia xét xử được vụ án nào như ông Nguyễn Văn Duẫn. Điều đáng nói khác là, sau khi án tuyên, phiên tòa kết thúc, các HTND không còn biết gì đến thông tin tiếp theo, như: Bản án đã có hiệu lực chưa? Bị đơn, nguyên đơn kháng cáo, kháng nghị hay không; dư luận xã hội đánh giá về tính nghiêm minh của bản án như thế nào? [51].

Nguyên nhân hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, giám sát đối với HTND trước hết là do quy định của pháp luật về những vấn đề này còn chưa đầy đủ. Hiện nay chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm về hiệu quả và chất lượng hoạt động của HTND. Theo quy định, TAND chỉ quản lý HTND trong thời gian họ nghiên cứu hồ sơ, tham gia xét xử và có thể là khi bồi dưỡng kiến thức, dự hội nghị, còn toàn bộ thời gian khác, HTND sinh hoạt tại nơi làm việc hoặc nơi sinh sống. Hiện tại, dù các Đoàn hội thẩm đã được thành lập, nhưng nó lại mang tính chất tự nguyện, là nơi để họ hội họp, trao đổi và giúp đỡ nhau trong công tác. Trong khi xét xử các vụ án hình sự luôn nhạy cảm, HTND luôn chịu nhiều sức ép, dễ bị tác động và phát sinh tiêu cực. Cùng với đó, với các quy định về điều kiện, chế độ làm việc

và thực trạng quá trình tham gia tố tụng như hiện nay (hội thẩm chỉ thực hiện vai trò tố tụng từ khi được phân công xét xử đến khi kết thúc phiên tòa, mà thực chất là trong thời gian diễn ra phiên tòa), bản thân hội thẩm cũng sẽ tìm cách né tránh đối với những vấn đề được coi là phức tạp hoặc liên quan đến trách nhiệm pháp lý. Thực tế là ngay khi tham gia xét xử, trách nhiệm và năng lực, hiệu quả hoạt động của hội thẩm ra sao cũng rất khó đánh giá đầy đủ, chưa nói đến việc xem xét khen thưởng kỷ luật và những việc làm khác của HTND, kể cả việc họ viện lý do nào đó để không làm nhiệm vụ hội thẩm nhưng cũng không có tổ chức, cơ quan nào quản lý, kiểm tra để biết sự thật.

3.2.5. Thực tiễn chế độ, chính sách đảm bảo hoạt động cho hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự

Nhằm đảm bảo các điều kiện để hội thẩm làm nhiệm vụ, pháp luật nước ta đã có những quy định về chính sách, chế độ đối với hội thẩm. Trước hết, sau khi được bầu, HTND được cấp chứng minh, trang phục, được bồi dưỡng về nghiệp vụ, tham gia tổng kết công tác xét xử của tòa án; thứ hai, hội thẩm là cán bộ, công chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị; thứ ba, hội thẩm được hưởng thù lao trong quá trình tham gia xét xử. Thậm chí để đảm bảo cho hoạt động xét xử, pháp luật quy định, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Cùng với đó, hội thẩm còn có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước, y ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của MTTQ, các tổ chức và công dân khi làm nhiệm vụ. Ngoài ra, hội thẩm còn có quyền tham gia Đoàn hội thẩm, được tạo điều kiện trong quá trình công tác cũng như xem xét khen thưởng khi đạt thành tích,... Những quy định này không những tạo điều kiện để HTND làm nhiệm vụ mà còn góp phần bảo đảm để hội thẩm yên tâm công tác, thực hiện vai trò của mình.

Tuy nhiên, thực tế việc thực hiện chế độ, chính sách bảo đảm hoạt động cho HTND hiện nay vẫn có nhiều bất cập, gây khó khăn, vướng mắc. Có thể nêu ra một vài vấn đề như sau:

Thứ nhất, việc tạo điều kiện về thời gian hoạt động của hội thẩm vẫn chưa được bảo đảm. Khoản 2 Điều 32 Pháp lệnh về thẩm phán và HTND quy định “hội thẩm là cán bộ, công chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị”, nhưng thực tế phần lớn hội thẩm hiện nay ở nước ta đang làm việc kiêm nhiệm. Cơ cấu HTND cấp tỉnh tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhiệm kỳ 2016- 2021 cho thấy, chỉ có các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có HTND là người hưu trí chiếm tỷ lệ cao, còn lại đều dưới 10%. Cụ thể: trong nhiệm kỳ 2016- 2021, số HTND cấp tỉnh là hưu trí của các tỉnh chiếm tỷ lệ khá thấp, như Quảng Trị (2/15), Bình Thuận (2/22), Điện Biên (1/29), Thanh Hóa (1/32), thậm chí có các tỉnh không có HTND cấp tỉnh là hưu trí, như: Bắc Cạn, Bến Tre, Thừa Thiên-Huế. Trong khi đó, tỷ lệ HTND cấp tỉnh kiêm nhiệm nhiệm kỳ 2016-2021 ở Hà Nội 59/100, TP. Hồ Chí Minh 62/88, Cần Thơ 27/36, Bình Định 27/33, Gia Lai 28/32, Hà Giang 20/26, Tuyên Quang 18/23, Bắc Giang 23/26, Bình Thuận 20/22, Điện Biên 28/29, Thanh Hóa 31/32, còn HTND cấp tỉnh kiêm nhiệm chiếm tỷ lệ 100% gồm các tỉnh: Bắc Cạn (22/22), Bến Tre (27/27), Thừa Thiên – Huế (21/21) (Xem: Bảng 3.16, Phụ lục, tr.9-10). HTND là người đang công tác, làm việc chiếm tỷ lệ cao sẽ thuận lợi vì họ có sức khỏe, khả năng nhận thức, quan hệ, nhưng lại hạn chế về điều kiện, thời gian làm việc. Nhiệm vụ và công việc chính của các HTND kiêm nhiệm gắn liền với điều kiện làm việc, thu nhập, việc đánh giá liên quan đến chế độ lương thưởng, thăng tiến tại cơ quan, đơn vị họ đang công tác. Trong khi với mức thù lao làm việc của HTND thấp, các biện pháp xử lý đối với trường hợp không làm nhiệm vụ hội thẩm, những sai phạm của hội thẩm trong quá trình xét xử hiện vẫn chưa đầy đủ, rò ràng là điều điều khiến họ phải cân nhắc. Do đó, cùng với các cơ chế khác có phần chưa thuận lợi, nếu có lý do làm ảnh hưởng đến công tác chuyên môn hoặc cảm thấy phức tạp, hội thẩm sẽ tìm cách từ chối tham gia vụ án cho dù đã được chánh án tòa án phân công mà không có biện pháp xử lý cụ thể.

Thứ hai, đến nay việc đánh giá, tôn vinh của xã hội đối với những đóng góp của hội thẩm cho cộng đồng chưa thực sự được quan tâm, nhìn nhận đúng mức. Theo quy định thì HTND được cấp chứng minh HTND, trang phục và được bồi

dưỡng về nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của tòa án, nhưng những quy định này thường không được đáp ứng, thực hiện kịp thời, nhất quán nên chưa thể hiện sự tôn nghiêm của HTND trong HĐXX. Hội thẩm là những người có điều kiện, trình độ, hoàn cảnh làm việc, công tác khác nhau, trong khi các tài liệu tập huấn nhiều khi còn sơ sài hoặc dập khuôn, không sát với mong muốn và yêu cầu, đội ngũ giảng viên thường là các cán bộ chủ chốt của tòa án không phải ai cũng có nghiệp vụ sư phạm. Chưa kể, kinh phí tập huấn, bồi dưỡng của tòa án hạn chế, việc quản lý bồi dưỡng lỏng lẻo nên không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Điều này không những làm ảnh hưởng đến việc cập nhật kiến thức pháp lý, kỹ năng xét xử của hội thẩm mà còn làm giảm đi tính trang nghiêm, hiệu quả của công tác xét xử.

Thứ ba, pháp luật hiện nay quy định hội thẩm được hưởng chế độ bồi dưỡng khi làm nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ hoặc xét xử. Nhưng mức bồi dưỡng 90.000 đồng/ngày cho hội thẩm khi thực hiện nhiệm vụ hội thẩm hiện nay là quá thấp so với mặt bằng thu nhập chung. Trong khi, cùng là thành viên HĐXX, có quyền và nhiệm vụ ngang nhau, nhưng thẩm phán ngoài chế độ lương, còn được hưởng phụ cấp công vụ, phụ cấp trách nhiệm nghề,…. Chưa tính, ngay chế độ bồi dưỡng cũng vẫn chỉ quy định một mức chung, khá thấp so với mặt bằng thu nhập chung, mà chưa xem xét đến điều kiện sinh hoạt, làm việc của các hội thẩm ở những địa bàn, khu vực khác nhau giữa thành thị, miền núi; tính chất, mức độ phức tạp của hội thẩm khi tham gia xét xử vụ án hình sự so với hội thẩm khi tham gia xét xử án hành chính, dân sự. Đó là chưa kể đến việc nhận thù lao, các chế độ còn phiền hà, trải qua nhiều khâu, thủ tục. Các HTND được xem xét khen thưởng, tôn vinh, nhưng trong điều kiện làm việc kiêm nhiệm và cùng một lúc chịu sự quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức nên việc thực hiện còn chưa kịp thời, thống nhất. Do đó, có thể nói, các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần dành cho hội thẩm nói chung và hội thẩm trong TTHS chưa tương xứng và phù hợp với tính chất đặc thù nghề nghiệp khiến hội thẩm còn có cảm giác bị phân biệt so với nhiều nghề nghiệp, công việc khác.

Thứ tư, pháp luật cũng chưa quy định các biện pháp bảo vệ hội thẩm và những người thân của họ trong những trường hợp cần thiết. Thực tế đã có nhiều

trường hợp hội thẩm và những người thân của họ bị các đối tượng xúc phạm, đe dọa, trả thù. Tình trạng các đương sự và người thân của họ gây rối tại tòa án, rồi thẩm phán, hội thẩm bị đe dọa, xúc phạm, hành hung liên quan đến hoạt động xét xử diễn ra khá nhiều ở nước ta trong thời gian qua. Những bài viết đã được đăng trên các báo, đài, mà chỉ cần gò trên google.com là xuất hiện lập tức, như: “Tấn công chủ tọa gây náo loạn tòa án”; “Tấn công thẩm phán, đánh gãy tay nguyên đơn”; “Hàng chục đối tượng tấn công thẩm phán ngay tại phiên tòa”; “Khi thẩm phán bị “khủng bố” và tấn công”; “Khi thẩm phán tuyên án xong phải „hứng‟… mũ bảo hiểm”, rồi “Khởi tố người nhắn tin dọa giết thẩm phán”; “Đặt mìn nhà thẩm phán”,… phần nào cho thấy tính chất phức tạp của tình hình và việc bảo vệ an ninh cho thẩm phán, hội thẩm hiện nay vẫn chưa được đảm bảo.

Ngoài ra, còn phải kể đến những tồn tại, khó khăn về cơ sở vật chất hiện nay ở nhiều tòa án; nhận thức của xã hội và chính các cơ quan, tổ chức vẫn chưa đúng, chưa đủ về vai trò, nhiệm vụ của HTND trong xét xử và tố tụng. Cùng với đó, quy trình giải quyết, bảo đảm các chế độ, chính sách dành cho HTND, sự chồng chéo trong quản lý, việc đánh giá, tôn vinh, khen thưởng đối với hội thẩm nhiều khi cũng chưa phù hợp, do đó chưa trở thành một trong những yếu tố khích lệ, động viên hội thẩm làm nhiệm vụ.

Kết luận Chương 3


Trải qua hơn 70 năm, dù tên gọi là “phụ thẩm” trong giai đoạn đầu hay “hội thẩm” như hiện nay, nhưng chế định HTND ở nước ta luôn được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và duy trì thực hiện.

Trong thời gian qua, nhiều hội thẩm đã có những đóng góp quan trọng vào hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm; là cầu nối vững chắc giữa quần chúng nhân dân với tòa án, giúp cho quá trình tố tụng được thực thi. Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn hoạt động cho thấy, đến nay, các văn bản quy định về chế định HTND vẫn chưa thực sự đầy đủ, tập trung; việc thực hiện các quy định, giải quyết các cơ chế chính sách đối với HTND chưa tương xứng, kịp thời; vai trò hoạt động của đội ngũ hội thẩm nói chung và HTND trong TTHS bộc lộ những hạn chế, thiếu sót. Điều này không những làm cho mục đích, ý nghĩa của cơ chế đại diện nhân dân trong quản lý nhà nước, cụ thể là trong hoạt động tư pháp, xét xử chưa được phát huy như mong muốn. Có thể rút ra một vài nhận xét, đánh giá như sau:

Thứ nhất, theo thống kê, đến nay ngoài Hiến pháp, còn có 9 văn bản luật và dưới luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế định HTND, nhưng vẫn chưa được hệ thống, pháp điển để có một đạo luật riêng về hội thẩm. Chúng ta đã xây dựng được đội ngũ hội thẩm đông đảo, với 17.299 hội thẩm (trong đó có 16.913 HTND và 386 hội thẩm quân nhân) [4]. Tuy nhiên số lượng này chưa phải đã nhiều nếu so với số vụ án có HTND tham gia xét xử hàng năm. Chưa tính, do chủ yếu làm việc kiêm nhiệm, HTND được bầu theo nhiệm kỳ nên để đảm bảo các nguyên tắc xét xử theo quy định của Hiến pháp năm 2013 khó có thể đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Trong cơ cấu thành phần hội thẩm hiện nay có đến 99,95 % hội thẩm đại diện cho 7% dân số Việt Nam là cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng hưu trí, nhưng chỉ có 0,03% hội thẩm đại diện cho 93% dân số còn lại tham gia hoạt động xét xử của tòa án [4]. Mặt khác, khi tham gia xét xử, bên cạnh yếu tố thời gian, điều kiện làm việc, kiến thức pháp luật, chế độ đãi ngộ,... thì không phải hội thẩm nào cũng hội được các vấn đề về kiến thức xã hội, lĩnh vực chuyên môn hoặc hiểu biết về tâm lý, hoàn cảnh thực tế của người bị buộc tội cũng như các vấn đề liên quan đến vụ án. Do đó, không ít trường hợp HTND xem xét vấn đề và đưa ra quan điểm không sát thực, yếu tố đại diện cho người dân tham gia xét xử không được phát huy như mong muốn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022