mất đi ý nghĩa đại diện của nhân dân, mang hơi thở của cuộc sống vào việc xem xét, giải quyết các vụ án hình sự. Muốn vậy, pháp luật cần quy định đầy đủ, đồng bộ về các tiêu chí, biện pháp thực hiện từ quá trình lựa chọn, giới thiệu, bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm HTND; cần mở rộng đối tượng tham gia HTND để lựa chọn những người thực sự tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, có sự hiểu biết về pháp luật, đồng thời hàng năm phải tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng xét xử bắt buộc.
Thứ tư, để HTND thực sự phát huy vai trò đại diện nhân dân trong TTHS, cần nghiên cứu để đảm bảo cơ cấu, số lượng hội thẩm, đồng thời giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa HTND với các tổ chức, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ. Với việc tăng số lượng hội thẩm trong HĐXX và không để hội thẩm tham gia quyết định về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự không những sẽ làm cho tính đại diện nhân dân tăng lên, giảm áp lực cho hội thẩm, mà còn giúp cho phán quyết của tòa án được chính xác, hiệu quả; việc lựa chọn hội thẩm tham gia xét xử không còn quá nặng nề về cơ cấu, năng lực.
Thứ năm, gắn quyền lợi và trách nhiệm đối với hội thẩm bằng các quy định đầy đủ, rò ràng. Cần tăng cường công tác quản lý, giám sát, đánh giá năng lực đối với hội thẩm theo hướng giao cho HĐND chịu trách nhiệm quản lý chính và chú trọng kiện toàn công tác tổ chức, hoạt động của các Đoàn hội thẩm. Nghiên cứu để giải quyết hài hòa quyền lợi, chế độ cho hội thẩm, tăng mức tiền bồi dưỡng và bổ sung quy định về các khoản chi phí, công tác khác cho hội thẩm so với hiện nay. Có cơ chế phù hợp để bảo vệ hội thẩm và người thân của họ khi họ tham gia làm nhiệm vụ, tạo điều kiện để hội thẩm yên tâm và tích cực làm nhiệm vụ. Cùng với đó, cần sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của HTND; có quy định đầy đủ về trách nhiệm pháp lý, biện pháp xử lý khi hội thẩm sai phạm hoặc vi phạm pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
KẾT LUẬN
Người dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội nói chung và công tác xét xử của tòa án nói riêng là một trong những mục tiêu quan trọng của xã hội phát triển. Ở các nước theo hệ thống thông luật (án lệ), đại diện nhân dân tham gia xét xử có chế định bồi thẩm đoàn, còn ở một số nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa thì HĐXX có thể là thẩm phán chuyên nghiệp, thẩm phán không chuyên hoặc HTND. Tại Việt Nam, trải qua hàng nghìn năm dưới thời phong kiến, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động tố tụng về cơ bản không được chú trọng, việc xét xử do lực lượng cai trị xã hội nắm giữ, thực hiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, nhất là ở những giai đoạn “vua minh, tôi hiền” và do đặc trưng quan hệ cộng đồng làng xã, việc xét xử với vai trò đề cao tính nhân đạo, tôn trọng quyền con người khi xét xử các vụ án hình sự ít nhiều đã được thể hiện, duy trì. Tư pháp trở thành một trong các nhánh quyền lực riêng với phương thức tố tụng phương Tây xuất hiện ở nước ta vào những năm cuối thế kỷ XIX cùng với quá trình xâm lược của thực dân Pháp. Dẫu vậy, trong xã hội thực dân nửa phong kiến và trong chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam, hoạt động tư pháp, xét xử tồn tại luôn gắn liền mục đích, quyền lợi của lực lượng thống trị, đại diện nhân dân tham gia xét xử tuy được duy trì nhưng là sự du nhập, chấp vá, hình thức, không thực sự dân chủ.
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với việc thiết lập hệ thống chính quyền nhân dân, đã hình thành hệ thống tòa án kiểu mới. Ở đó, nhân dân với vai trò làm chủ đất nước đã tích cực tham gia quản lý nhà nước, tham gia vào hoạt động xét xử. Xét xử có HTND trở thành nguyên tắc hiến định, được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp và được áp dụng thực hiện từ năm 1946 đến nay.
Việc ghi nhận và thực hiện chế định hội thẩm ở Việt Nam mang nhiều ý nghĩa. Điều đó không chỉ thể hiện về quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động tư pháp, mà còn cho thấy sự ưu việt trong chính sách pháp luật của nhà nước ta.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả được ghi nhận thì đến nay việc quy định và áp dụng thực hiện chế định HTND đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu, khắc phục. Cùng với đó, trong bối cảnh hội nhập như hiện nay còn đặt
ra những yêu cầu mới, đòi hỏi ngành tư pháp nói chung và cơ chế HTND trong TTHS nói riêng cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, hoàn thiện pháp luật và áp dụng vào thực tế. Đó là việc xác định và quán triệt một cách đầy đủ, phù hợp về quan điểm, nhận thức vai trò của HTND, đồng thời tập trung nghiên cứu, sửa đổi các quy định của pháp luật, kết hợp với tuyên truyền và có những giải pháp hữu hiệu đối với chế định hội thẩm. Bên cạnh đó, cần sớm nghiên cứu để ban hành Luật Hội thẩm với tinh thần đổi mới, đáp ứng các yêu cầu đặt ra về công tác xét xử, đảm bảo dân chủ, công bằng và công lý. Các giải pháp do tác giả đề xuất bao gồm nhiều vấn đề, từ các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng, quá trình lựa chọn, bầu, quản lý, giám sát hội thẩm, đến các yếu tố đảm bảo thực hiện vai trò của HTND trong TTHS. Đây cũng là cơ sở để xem xét áp dụng khi xét xử các đối với án hành chính, dân sự. Điều này trước hết vẫn đảm bảo chủ trương, đường lối của Đảng, quan điểm cải cách tư pháp hiện nay; là sự kế thừa, phát huy chính sách pháp luật hình sự đã được áp dụng thực hiện hơn 70 năm qua ở nước ta, đồng thời chọn lọc từ kinh nghiệm của thế giới, khắc phục được những hạn chế thiếu sót hiện nay. Đặc biệt, nếu áp dụng theo các giải pháp như đề xuất, sẽ phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội mang những yếu tố đặc thù của Việt Nam, đội ngũ HTND ổn định, có chất lượng sẽ hạn chế tối đa sự tác động, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người, đồng thời sẽ tiết kiệm chi phí, công tác xét xử sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đây chẳng những là yêu cầu từ thực tế mà còn mục tiêu cải cách tư pháp để hoạt động xét xử nói chung và chế định HTND trong TTHS được đảm bảo như mục đích, ý nghĩa của chế định này ở nước ta hiện nay.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Quy Định Pháp Luật Về Hội Thẩm Nhân Dân
- Đảo Đảm Để Hội Thẩm Nhân Dân Thực Hiện Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Trách Nhiệm Trong Tố Tụng Hình Sự
- Đảm Bảo Các Chế Độ, Chính Sách Cho Hội Thẩm Nhân Dân Trong Tố Tụng Hình Sự
- Qiu Qunran, Yan Chen (2019), The People’S Assessors In China’S Legal System: Current Legal Structure For Their Duty And Its Justification, Tsinghua China Law Review, 12/2019 .
- Phân Biệt Giữa Bồi Thẩm Viên Và Hội Thẩm Nhân Dân
- Tình Hình Giải Quyết, Xét Xử Án Hình Sự Theo Thủ Tục Sơ Thẩm, Phúc Thẩm Cả Nước Năm 2018, 2019, 2020
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Liêu Chí Trung (2014), Kỳ án ở Thái Nguyên, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 6/2014.
2. Liêu Chí Trung (2015), Chế định hội thẩm trong xét xử hình sự, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 6/2015.
3. Liêu Chí Trung (2016), Người 4 lần bị tuyên tử hình được thả và nguyên cớ án oan, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 12/2016.
4. Liêu Chí Trung (2017), Kỳ án ở Thái Nguyên – “Cò quay” đến bao giờ?, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 4/2017.
5. Liêu Chí Trung (2018), Quan điểm và lịch sử quy định của pháp luật về Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam, Tạp chí Nghề luật, số 5/2018.
6. Liêu Chí Trung (2018), Vai trò của người dân tham gia xét xử vụ án hình sự ở các nước trên thế giới, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 7/2018.
7. Liêu Chí Trung (2020), Hội thẩm nhân dân theo quy định ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 8+9/2020.
8. Liêu Chí Trung (2020), Bồi thẩm, hội thẩm, thẩm phán không chuyên trong tố tụng hình sự hiện nay ở các nước trên thế giới, Tạp chí Nghề luật, số 10/2020.
9. Liêu Chí Trung (2021), Pháp luật về đại diện nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam trước năm 1945, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 4/2021.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
1. Huỳnh Công Bá (2017), Định chế pháp luật & tố tụng triều Nguyễn (1802-1885), Nxb Thuận Hóa.
2. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương (2013), Sổ tay công tác cải cách tư pháp, Hà Nội.
3. Trương Hòa Bình (2009), Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2+3/2009.
4. PGS. TS Nguyễn Hòa Bình (2021), Đổi mới và hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia hoạt động xét xử tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới, https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/media- story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/doi-moi-va-hoan-thien- co-che-nhan-dan-tham-gia-hoat-dong-xet-xu-tai-toa-an-dap-ung-yeu- cau-cai-cach-tu-phap-trong-giai-doan-moi, ngày 14/11/2021.
5. Mai Bộ (2000), Cần sửa đổi về pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm, Tạp chí Tòa án, số 2/2000.
6. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.
7. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
8. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
9. Bộ Chính trị (2008), Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
10. Bộ Nội vụ - Bộ Tư pháp (1956), Thông tư số 1671-HCTP, ngày 11/9/1956 chấn chỉnh việc thực hiện chế định HTND.
11. Bộ Nội vụ - Bộ Tư pháp (1959), Thông tư số 06-TT/LB, ngày 9/3/1959 về việc bầu cử HTND các cấp.
12. Bộ Tư pháp (2007), Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nêu cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân (Đề tài KX.04.06 - Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước 2001-2005, nghiệm thu năm 2007).
13. GS.TSKH Lê Cảm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên), Tư pháp trong nhà nước pháp quyền và những yêu cầu đặt ra đối với cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Nguyễn Ngọc Chí (2009), Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguyên tắc “thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2009.
15. Ths Nguyễn Hữu Chính (2012), Đổi mới mô hình tổ chức TAND đáp ứng yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tòa án, số 22/2012.
16. Chính phủ Việt Nam – Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2012), Dự án 00058492 Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam - Báo cáo khảo sát thực trạng quản lý hành chính tòa án nhân dân tại Việt Nam.
17. Trần Thị Kim Cúc (2015), Địa vị pháp lý của hội thẩm trong tố tụng hình sự, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
18. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) (2004), Thể chế tư pháp trong Nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
19. LS.TS Lưu Tiến Dũng (2012), Độc lập xét xử trong Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
20. Lê Thành Dương (2002), Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
21. Nguyễn Minh Đoan (2010), Bàn về mô hình tổ chức hệ thống tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tòa án số 4/2010.
22. Trần Minh Giang (2014), Chế định hội thẩm nhân dân: Tạo điều kiện cho nhân dân trực tiếp thực hiện quyền tư pháp (http://congly.com.vn/hoat-dong-toa- an/nghiep-vu/che-dinh-hoi-tham-nhan-dan-tao-dieu-kien-cho-nhan-dan-truc- tiep-thuc-hien-quyen-tu-phap-71248.html), ngày 23/11/2014.
23. Hoàng Hùng Hải (2005), Mấy ý kiến về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/2005.
24. GS.TS Lê Hồng Hạnh và TS. Đặng Công Cường (Chủ biên) (2015), Độc lập tư pháp ở Việt Nam và tiêu chí đánh giá, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
25. Vò Trí Hảo (2014), Cải cách tư pháp: Bồi thẩm đoàn hay vẫn là hội thẩm nhân dân? (http://www.thesaigontimes.vn/121969/Cai-cach-tu-phap-Boi-tham- doan-hay-van-la-hoi-tham-nhan-dan?.html)
26. Trần Thị Thu Hằng (2019), Địa vị pháp lý của hội thẩm ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.
27. TS Tô Văn Hòa (2007), Tính độc lập của tòa án – nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh lý luận, thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
28. HĐND TP. Cần Thơ (2016), Nghị quyết số 09/NQ-HĐND, ngày 30/6/2016 về việc xác nhận kết quả bầu cử hội thẩm TAND TP. Cần Thơ, nhiệm kỳ 2016-2021.
29. HĐND TP. Hồ Chí Minh (2016), Nghị quyết số 12/NQ-HĐND, ngày 28/6/2016 về việc xác nhận kết quả bầu cử hội thẩm TAND TP. Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2016-2021.
30. HĐND tỉnh Bắc Cạn (2016), Nghị quyết số 21/NQ-HĐND, ngày 24/6/2016 về việc xác nhận kết quả bầu cử hội thẩm TAND tỉnh Bắc Cạn, nhiệm kỳ 2016-2021.
31. HĐND tỉnh Bắc Giang (2016), Nghị quyết số 09/NQ- HĐND, ngày 03/7/2016 về việc xác nhận kết quả bầu cử hội thẩm TAND tỉnh Bắc Giang, nhiệm kỳ 2016-2021.
32. HĐND tỉnh Bến Tre (2016), Nghị quyết số 310/NQ-HĐND, ngày 27/6/2016 về việc xác nhận kết quả bầu cử hội thẩm TAND tỉnh Bến Tre, nhiệm kỳ 2016-2021.
33. HĐND tỉnh Bình Định (2016), Nghị quyết số 09/NQ- HĐND, ngày 24/6/2016 về việc xác nhận kết quả bầu cử hội thẩm TAND tỉnh Bình Định, nhiệm kỳ 2016-2021.
34. HĐND tỉnh Bình Thuận (2016), Nghị quyết số 10/NQ- HĐND, ngày 30/6/2016 về việc xác nhận kết quả bầu cử hội thẩm TAND tỉnh Bình Thuận, nhiệm kỳ 2016-2021.
35. HĐND tỉnh Gia Lai (2016), Nghị quyết số 12/NQ-HĐND, ngày 28/6/2016 về việc
xác nhận kết quả bầu cử hội thẩm TAND tỉnh Gia Lai, nhiệm kỳ 2016-2021.
36. HĐND tỉnh Hà Giang (2016), Nghị quyết số 11/NQ-HĐND, ngày 29/6/2016 về việc xác nhận kết quả bầu cử hội thẩm TAND tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2016-2021.
37. HĐND tỉnh Quảng Trị (2016), Nghị quyết số 10/NQ-HĐND, ngày 30/6/2016 về việc xác nhận kết quả bầu cử hội thẩm TAND tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2016-2021.
38. HĐND tỉnh Sóc Trăng (2016), Nghị quyết số 32/NQ-HĐND, ngày 6/7/2016 về việc xác nhận kết quả bầu cử hội thẩm của TAND tỉnh Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2016-2021.
39. HĐND tỉnh Thanh Hóa (2016), Nghị quyết số 12/NQ-HĐND, ngày 30/6/2016 về việc xác nhận kết quả bầu cử hội thẩm TAND tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2016-2021.
40. HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế (2016), Nghị quyết số 12/NQ-HĐND, ngày 29/6/2016 về việc xác nhận kết quả bầu cử hội thẩm TAND tỉnh Thừa Thiên- Huế, nhiệm kỳ 2016-2021.
41. HĐND tỉnh Tuyên Quang (2016), Nghị quyết số 13/NQ-HĐND, ngày 30/6/2016 về việc xác nhận kết quả bầu cử hội thẩm TAND tỉnh Tuyên Quang, nhiệm kỳ 2016-2021.
42. Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao (2004), Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP, ngày 02/10/2004 Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật TTHS năm 2003.
43. Phan Văn Hùng, Chính quyền Xô viết ở Nghệ Tĩnh 30-31 (http://btxvnt.org.vn/chinh-quyen-xo-viet-nam-30-31-o-nghe-tinh-post2109), ngày 31/3/2009.
44. TS. Phạm Mạnh Hùng (Chủ biên) (2019), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Nxb Lao động.
45. Phạm Quang Huy (2015), Tố tụng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ở Việt Nam, Hoa Kỳ và một số kiến nghị đối với Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) (http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208471), ngày 1/8/2015.