III. ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT MẠNH VÀ MẶT YẾU CỦA TẬP ĐOÀN
1. Mặt mạnh
- Mô hình kinh doanh hiệu quả khi chuyển từ Tổng Công ty Than Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam vào cuối năm 2005. Sự khác biệt được thể hiện qua bảng 3:
Bảng 3: Bảng so sánh hai mô hình
Mô hình Tổng công ty TVN | Mô hình Tập đoàn TKV | |
Hình thức sở hữu | Sở hữu nhà nước (đơn sở hữu). | Đa sở hữu, là một tổ hợp gồm công ty mẹ - TKV và các công ty con được tổ chức dưới các hình thức: công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty liên doanh, công ty ở nước ngoài. |
Quy mô hoạt động | Quy mô nhỏ, chỉ chuyên về một ngành nhất định là ngành than. | Quy mô lớn, đa ngành đa nghề, bên cạnh than còn làm điện, vật liệu nổ công nghệp, cơ khí năng lượng và mỏ, đóng tàu và ôtô, khai thác và chế biến khoáng sản khác, dịch vụ du lịch… |
Cấu trúc | Doanh nghiệp lồng trong doanh nghiệp, pháp nhân lồng trong pháp nhân, đồng thời có cấu trúc 2 cấp: Tổng công ty và đơn vị thành viên. | Cả Tập đoàn, công ty mẹ và các công ty con trong tổ hợp đều có tư cách pháp nhân. Tuy vậy, Tập đoàn có cấu trúc đơn giản hơn và mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn lỏng lẻo hơn, nhờ vậy chúng có tính tự chủ cao hơn. |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 1
- Hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 2
- Khái Quát Về Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh Than Của Tkv Những Năm Gần Đây
- Tình Hình Ngành Công Nghiệp Than Của Một Số Nước
- Thị Trường Xuất Khẩu Than Qua Các Năm 2000 – 2006
- Sản Lượng Kim Ngạch Xuất Khẩu Trung Bình Từ Năm 2000 – 2006
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Mối quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty là mối quan hệ hành chính cấp trên - cấp dưới. Quyền chi phối của Tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên được xác lập trên cơ sơ nguyên tắc phân cấp vừa mang tính chủ quan áp đặt, vừa mang tính định tính. | Có 2 mối quan hệ: (1) Giữa công ty mẹ với tư cách là chủ sở hữu, cổ đông bên góp vốn với các công ty con với tư cách là các doanh nghiệp khác có cổ phần, vốn góp chi phối của công ty mẹ; (2) Giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp với nhau (công ty mẹ và công ty con đều là doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân như nhau). Quyền chi phối của công ty mẹ đối với các công ty con được xác lập trên cơ sở mức độ đóng góp các nguồn lực của công ty mẹ vào công ty con được thể hiện chủ yếu qua tỷ lệ vốn góp ở công ty con, như vậy có cơ sở khoa học và nguồn gốc kinh tế hơn. | |
Mối quan hệ bên ngoài | Không thống nhất, thiếu sự tập trung. | Là một thể thống nhất. |
Sự tập trung điều hòa vốn | Mối quan hệ tài chính giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên chủ yếu là giao vốn và trích nộp theo quy định mang tính hành chính là chủ yếu. | Công ty mẹ đầu tư các nguồn lực được nhà nước giao vào các công ty con và coi đó là cổ phần, vốn góp của công ty mẹ vào các công ty con; công ty mẹ giữ quyền chi phối công ty con tuỳ theo tỷ lệ vốn góp của mình tại công ty con và được chia lãi theo tỷ lệ góp vốn. |
Mối quan hệ bên trong
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Như vậy, so với TVN trước đây, TKV có sự khác biệt rõ ràng. Khi chuyển TVN sang thành TKV, có những lợi ích chủ yếu sau:
+ Khắc phục những tồn tại của mô hình tổng công ty và phù hợp với môi trường cạnh tranh, hội nhập kinh tế và tự do hoá thương mại đã, đang và sẽ hình thành ở nước ta.
+ Tạo cơ sơ pháp lý phù hợp cho những đổi mới về tổ chức và cơ chế quản lý đã được xác lập của TVN và tiếp tục phát triển chúng lên tầm cao mới của mô hình tập đoàn kinh tế.
+ Xoá bỏ được mối liên kết hành chính áp đặt giữa Tổng Công ty và các doanh nghiệp thành viên cũng như giữa các đơn vị thành viên với nhau và thay bằng mối liên kết kinh tế, tài chính, đầu tư chi phối nhau là chủ yếu trong mô hình tập đoàn, nhờ đó tạo điều kiện tự chủ cao hơn và hợp tác chặt chẽ hơn cho các công ty con trong hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển đã đề ra của tập đoàn.
+ Tạo sự bình đẳng và nâng cao tính trách nhiệm trong quan hệ kinh tế giữa công ty mẹ và các công ty con thông qua hợp đồng kinh tế thay cho quan hệ hành chính cấp trên - cấp dưới thông qua chỉ thị, mệnh lệnh hành chính và giao nhiêm vụ, kế hoạch trong mô hình tổng công ty.
+ Tạo động lực thoả đáng cho công ty mẹ và các công ty con trong việc không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh do xoá bỏ được cơ chế giao vốn và trích nộp mà thay bằng cơ chế đầu tư vốn và phân chia hiệu quả theo tỷ lệ vốn góp.
+ Tạo điều kiện để tăng cường tập trung, tích tụ vốn, trên cơ sở đó tăng cường sức mạnh kinh tế chung và khả năng cạnh tranh của Tập đoàn và các công ty con thông qua lợi thế về quy mô.
+ Chia sẻ rủi ro, khắc phục hạn chế của từng doanh nghiệp thành viên trong mô hình tổng công ty và hỗ trợ nhau nhờ mối liên kết thông qua lợi ích kinh tế, đầu tư chi phối nhau trong mô hình tập đoàn.
+ Tạo thế và điều kiện thuận lợi hơn cho Tập đoàn và các công ty con trong giao dịch làm ăn với các đối tác nước ngoài.
Mô hình tập đoàn đã tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững hiệu quả của một công ty có quy mô lớn trong thời đại hiện nay. Ngoài ra TKV còn có những lợi thế sau:
- Ngành than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, với tiềm năng sẵn có là các nguồn lực: tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất – kỹ thuật và điều kiện thực tế chính là động lực cho sự phát triển của Tập đoàn.
- Ngành Than luôn luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và chính quyền các địa phương, các ngành, các cấp. Bên cạnh đó, phẩm chất và sức sống của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức của Tập đoàn trong suốt chặng đường hình thành và phát triển là “Kỷ luật và đồng tâm”, là bề dày truyền thống đã được các thế hệ cán bộ, công nhân thợ mỏ kế tiếp giữ gìn và phát huy đã góp phần xây dựng Tập đoàn phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả và nâng cao vị thế của ngành trong thời đại mới này.
2. Mặt yếu
Những phân tích về hoạt động của TKV trong những năm qua cũng như thực trạng trong hiện tại chỉ ra rằng vẫn còn những vấn đề còn hạn chế kìm hãm sự phát triển của Tập đoàn như:
- Hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta vẫn chưa có quy định cụ thể về mô hình tập đoàn kinh tế cùng với cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của nó. Do đó TKV phải vừa đi vừa mở đường.
- Nhu cầu đầu tư phát triển của Tập đoàn là rất lớn nhưng khả năng đảm bảo vốn tự đầu tư còn hạn chế.
- Từ nhiều năm nay, giá bán than trong nước vẫn thấp hơn giá thành và thấp hơn giá than xuất khẩu. Ngành than phải lấy lãi xuất khẩu để bù đắp cho tiêu thụ trong nước. Với giá bán than trong nước chỉ bằng khoảng 1/3 so với giá than xuất khẩu, vô hình chung, chúng ta đã làm giàu cho các doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó thị trường thế giới và khu vực có nhiều biến động mạnh có thể có những tác động tiêu cực vào kết quả kinh doanh của Tập đoàn.
- Cũng do giá bán than quá thấp nên có rất ít tích lũy để có điều kiện đầu tư chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu lao động và ngành nghề.
- Lực lượng công nhân viên chức ngành than tuy đông, có truyền thống lao động sản xuất nhưng do cơ cấu lao động còn bất hợp lý, việc làm còn thiếu, thu nhập hạn chế nên chưa phát triển toàn diện được. Tập đoàn cũng thiếu những cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn đủ tầm ở các lĩnh vực kinh doanh mới.
- Điều kiện mỏ địa chất rất phức tạp, khai thác ngày càng xuống sâu, các hiểm hoạ thiên nhiên ngày càng tăng, năng suất đầu tư và giá thành ngày càng cao.
- Công nghệ khai thác than lạc hậu, đặc biệt là ở các mỏ hầm lò nên tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác cao, mức độ đảm bảo an toàn thấp.
- Tài nguyên than phân chia manh mún, có một số trường hợp một khoáng sàn than có nhiều đơn vị cùng khai thác.
- Các mỏ than có điều kiện khác nhau về trữ lượng, chất lượng, mật độ chưa tài nguyên, điều kiện kỹ thuật khai thác, mức độ đã đầu tư đòi hỏi phải tìm phương pháp điều hoà hợp lý.
- Điều chỉnh quan hệ cung cầu vẫn là một vấn đề phức tạp tồn tại đã nhiều năm chưa được giải quyết.
* * *
Tóm lại, chương mở đầu này đã đưa ra tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Trong đó, Tập đoàn được tìm hiểu với tư cách là
một trong những tập đoàn kinh tế đầu tiên của nước ta được thành lập bằng cách chuyển đổi từ tổng công ty nhà nước, qua đó thấy được hướng đi của Tập đoàn là phải phát triển theo hướng đa ngành đa nghề theo đúng định hướng của Nhà nước khi thành lập Tập đoàn và xứng đáng với vai trò là một tập đoàn năng lượng chủ chốt của quốc gia. Trong chương này, Tập đoàn được tìm hiểu trên những khía cạnh: quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ và cở cấu tổ chức, các ngành nghề kinh doanh, khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, qua đó rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của Tập đoàn để có những phát triển đúng đắn hơn về thực trạng xuất khẩu than của Tập đoàn ở chương sau.
Chương 2:
THƯC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
I. THỊ TRƯỜNG THAN THẾ GIỚI
1. Phân bổ trữ lượng than trên thị trường thế giới
Mảng màu than không bao giờ chìm khuất trong bức tranh năng lượng. Nhu cầu năng lượng của nhân loại, trong đó có nhu cầu về than luôn tăng song bao giờ cũng được thoả mãn đầy đủ. Sau đây là những nét đặc trưng về tình hình khai thác và tiêu thụ than trên thế giới.
Cung ứng 25% nhu cầu năng lượng của thế giới với trữ lượng dồi dào và rộng khắp trong khi giá cả lại tương đối rẻ, than đá được xem là nguồn nhiên liệu “tình thế” trong giai đoạn nhân loại đang cố gắng tách khỏi sự lệ thuộc vào dầu khí và chuyển dần sang các dạng nhiên liệu bền vững, thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời và gió.
Trước thực trạng dầu khí luôn biến động giá và nguồn cung không ổn định, than đá được dự báo sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới trong vòng 20 năm nữa. Để đảm bảo an ninh năng lượng, hiện nay không chỉ các nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ mà nhiều nước khác cũng đang tích cực nghiên cứu phát triển các công nghệ biến đổi than đá - vốn rất gây ô nhiễm cho môi trường - thành những dạng năng lượng sạch thay thế xăng dầu. Đi đầu trong xu hướng này là Trung Quốc. Theo kế hoạch phát triển khoa học công nghệ quốc gia của Trung Quốc công bố hồi tháng 2 năm nay thì trong vòng 15 năm tới nền kinh tế lớn thứ tư thế giới sẽ ưu tiên phát triển các công nghệ biến than đá - nguồn tài nguyên có trữ lượng dồi dào nhất hiện nay của nước này - thành nhiều dạng nhiên liệu sạch. Một trong số đó là công
nghệ hút khí carbon dioxide (CO2) sinh ra trong quá trình đốt than đá nhằm đạt mức thải CO2 gần bằng 0.
So với dầu khí, than đá là nguồn tài nguyên có ưu thế vượt trội hơn hẳn, chẳng hạn như phạm vi phân bổ rộng khắp các nước trên thế giới với trữ lượng có thể phục hồi ở khoảng 70 nước. Với mức khai thác như hiện nay, ước tính trữ lượng than đá trên thế giới sẽ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân loại trong khoảng 200 năm nữa. Trong khi đó, hơn 68% trữ lượng dầu và 67% trữ lượng khí đốt trên thế giới tập trung chủ yếu ở Trung Đông và Nga. Với đà sử dụng không có xu hướng giảm như hiện nay, nguồn dầu thô và khí đốt ước tính sẽ cạn kiệt trong vòng 45 - 65 năm nữa.
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ than đá lớn nhất trên thế giới trong khi Mỹ là nơi có trữ lượng than đá lớn nhất hành tinh, kế đến là Ấn Độ, Trung Quốc, Australia, Nga, Ukraina, Phần Lan, Nam Phi, Canada...
Thị trường xuất nhập khẩu than quốc tế có nhiều biến động trong những thập kỷ qua. Những năm 60 - 70 là thời kỳ Tây Âu mua nhiều than nhất (54,7%), tiếp đến là Đông Âu và thứ 3 là Nhật Bản. Kể từ đầu những năm 80 trở lại đây, Châu Á Thái Bình Dương và đứng đầu là Nhật Bản có tốc độ tăng nhập khẩu than hết sức nhanh chóng, chiếm tới 49% khối lượng than buôn bán trên toàn thế giới hiện nay. [Nguồn: (31)]. Tình hình xuất nhập khẩu than thế giới được thể hiện qua bảng 4.
Người ta dự báo rằng trong giai đoạn 2007 - 2020, nhu cầu than trên toàn thế giới có thể sẽ tăng với tỷ lệ trung bình năm là 2,2%. Trong đó nhu cầu than của khu vực Trung Đông dự báo tăng 5%/năm; ở châu Á, tỉ lệ tăng trung bình năm của Trung Quốc là 3,1%, các nước khác là 3,8%. Nếu nhận xét về khối lượng thì châu Á vẫn là khu vực tiêu thụ than nhiều nhất thế giới. Có nhiều dự báo trái ngược nhau về nhu cầu than của châu Âu trong những năm tới. Có dự báo nhu cầu than của châu Âu sẽ giảm 0,6% trong giai đoạn 1995 - 2020 còn bộ năng lượng Mỹ dự