Tình Hình Ngành Công Nghiệp Than Của Một Số Nước

báo nhu cầu than của châu Âu sẽ tăng 21% trong giai đoạn này. Cũng theo bộ này, nhu cầu than của châu Á sẽ tăng 59% trong giai đoạn nói trên. [Nguồn: (27)]

Bảng 4: Tình hình ngành công nghiệp than của một số nước

Đơn vị: Triệu tấn



Tên nước

Sản lượng than khai thác

Sản lượng than xuất khẩu

Sản lượng than nhập khẩu

2003

2004

2005

2003

2004

2005

2003

2004

2005

Trung Quốc

1305

1238

1171

32

37

55

1

1

2

Mỹ

1014

994

975

72

56

53

7

8

11

Ấn Độ

321

314

332

0,33

0,79

0,85

15

18

24

Australia

287

291

305

162

169

177

-

-

-

Nga

232

249

257

23

27

43

14

16

25

Nam Phi

223

223

225

61

66

69

1

0,86

1,9

Đức

211

205

205

0,32

0,2

0,17

22

22,2

22,9

Ba Lan

178

171

161

28

24

23,7

4

2

1

Triều Tiên

90

91

91

352

356

356

-

-

-

Ucraina

76

81

81

-

-

-

-

-

-

Indonesia

61

72

78

46

54

56

-

-

-

Kazactan

69

58

74

-

-

-

-

-

-

Canada

75

72

69

34

33

31

-

-

-

Colombia

33

32

37

30

29

34

-

-

-

Anh

41

37

32

0,9

0,7

0,6

21

20

23

Tây Ban Nha

26

24

23

-

-

-

14

20

21

Thái Lan

20

18

17

-

-

-

-

-

-

Việt Nam

13

10

9

2,9

3,2

3,5

-

-

-

Pháp

6

5,7

4

0,06

0,07

0,08

18

17

18

Hàn Quốc

4,4

4,2

4,1

-

-

-

-

-

-

Nhật Bản

3,7

3,9

3,1

-

-

-

128

133

145

Thế giới

4483

4557

4532

-

-

-

-

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 5

Nguồn: Tạp chí Khoa học công nghệ Mỏ số 6/2006

Việt Nam cũng là quốc gia có tiềm năng than đáng kể, tổng tài nguyên than Việt Nam là trên 230 tỷ tấn (tính đến 2006, chưa tính tài nguyên than biến chất thấp ở thềm lục địa Việt Nam), trong đó:

- Than biến chất thấp (lignit-as bitum), tính tối đa dến -3500m: 211.424 triệu tấn (91,9%), phân bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng (210 tỷ tấn).

- Than biến chất trung bình (bitum), tính tối đa đến -400m: 79 triệu tấn (0,04%), phân bố chủ yếu ở Thái Nguyên và Tây Bắc.

- Than biến chất cao (antraxit), tính tối đa đến -1500m: 18.541 triệu tấn (8,06%), phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh.

2. Đặc điểm thị trường than thế giới hiện nay

Cạnh tranh than trên thị trường than thế giới hiện nay càng ngày càng trở nên gay go quyết liệt. Ngoài các nước từ trước đến nay vẫn cung ứng than cho thị trường than thế giới như Australia, Mỹ, Nam Phi, Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Canada…còn có nhiều nước xuất khẩu than mới trỗi dậy và đang có xu thế phát triển nhanh như Indonesia, Colombia, Việt Nam…Đây là những nước đang có xu hướng mở rộng lượng than xuất khẩu trong khi các nước kia lại chững lại trong xuất khẩu than.

Các nước hiện nay nhìn chung đều coi trọng mục tiêu tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó họ ra sức khống chế lượng than nhập khẩu. Mặt khác cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á cũng làm cho lượng than nhập khẩu các nước Đông Á và Đông Nam Á giảm mạnh, giá than cốc giảm khoảng 18%, than động lực có độ nhớt nhỏ giảm giá 15%. Những điều này đã cản trở không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu than của các nước. Trong tình hình như vậy, thị trường than thế giới hiện nay thể hiện những đặc điểm sau:

- Thị trường than thế giới đặt ra yêu cầu chất lượng, chủng loại than có xu hướng nghiêm ngặt hơn. Tiêu chuẩn than trên thị trường thế giới hiện nay bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu như: Nhiệt trị phải đạt được tiêu chuẩn của hộ sử dụng;

Lưu huỳnh cháy đạt 0,8 % trở xuống; Hàm lượng clorua đạt 0,03 % trở xuống; Trong than không được chứa tạp chất; Tính chất kết dính của than phải đạt được chỉ tiêu theo yêu cầu của hộ sử dụng; Độ trơ phải đạt trị số thấp.

- Các nhà xuất khẩu than phải đảm bảo cho lượng than cung cấp luôn ổn định. Các nhà xuất khẩu than phải tuân thủ đúng hợp đồng đã ký kết về các mặt số lượng, chất lượng than, thời gian, địa điểm giao hàng với các hộ sử dụng than thì mới chiếm được thị phần than trên thế giới một cách bền vững.

- Thị trường than thế giới có tính tập trung tương đối cao. Có 9 nước xuất khẩu than chính của thế giới là Australia, Mỹ, Nam Phi, Canada, Indonesia, Trung Quốc, Colombia, Nga, Ba Lan (các nước này chiếm tới 90% lượng giao dịch than xuất khẩu). Còn các nước nhập khẩu than chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và các nước khối Cộng đồng chung châu Âu.

- Tỷ trọng than cốc và than động lực trên thị trường than thế giới có xu hướng đảo ngược. Nguyên nhân chính là do các nước có nền gang thép lớn đã không ngừng áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu hao năng lượng hoặc áp dụng kỹ thuật công nghệ mới như công nghệ phun than nên họ đã dùng than không khói thay cho than cốc. Kể từ những năm 90 của thế kỷ 20, tỷ trọng than động lực trên thị trường than thế giới đã vượt quá 50%.

Nhu cầu than Antraxit trên thế giới là rất lớn và ngày càng tăng (điều này tạo thuận lợi cho Việt Nam vì sản lượng than chủ yếu ở nước ta là Antraxit). Ngày nay thế giới lại đang rất quan tâm đến vấn đề môi trường, ở nhiều nước chính phủ không cho phép xây dựng nhà máy điện nguyên tử, không có điều kiện xây dựng nhà máy thuỷ điện. Vì vậy người ta có xu hướng quay lại phát triển nhiệt điện, trong đó có nhiệt điện chạy than.

Ở các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, Mỹ việc kiểm soát môi trường được tiến hành hết sức chặt chẽ, do vậy có nhu cầu sử dụng than Antraxit nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh, photpho, nitơ và các

chất độc hại thấp được pha trộn với than cốc để luyện kim, xi măng hay hoá chất…Có thể nói nhu cầu trên thị trường thế giới về than Antraxit sẽ lớn hơn nhiều so với lượng cung trong tương lai.


II. MẶT HÀNG THAN TRONG CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Than là loại nhiên liệu quý không có khả năng phục hồi. Than là mặt hàng quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân như dùng để đun nấu (than cám, than tổ ong). Than còn được dùng rất nhiều làm nguồn nhiên liệu quan trọng trong các ngành chế biến vật chất khác như: luyện kim, điện lực, hoá chất. Trên thế giới có rất nhiều quốc gia cần sử dụng nguyên liệu này phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Như thị trường Tây Âu cần nhập khẩu than để phục vụ một số ngành công nghiệp sản xuất thép và titan, Châu Âu và Nam Phi lại cần nhập khẩu than để làm nhiên liệu đốt sưởi vào mùa đông. Các nước như Nhật Bản thì cần nhập khẩu than để phục vụ cho các ngành sản xuất công nghệp như thép, xi măng nên số lượng nhập khẩu tương đối ổn định.

Việt Nam là nước xuất khẩu ròng mặt hàng than đá với quy mô nhỏ nhưng tăng trưởng nhanh nên tiềm năng xuất khẩu cũng được xếp ở mức cao. Trong điều hành và thống kê xuất khẩu hàng năm, đến năm 2006, nước ta có 25 mặt hàng (hoặc nhóm hàng) xuất khẩu chủ yếu. Có 18 mặt hàng hiện đã đạt trên 100 triệu USD, đó là: (1) dầu thô; (2) dệt may; (3) giày dép; (4) thuỷ sản; (5) gỗ và sản phẩm gỗ; (6) điện tử, máy tính; (7) gạo; (8) cao su; (9) cà phê; (10) than; (11) dây điện và dây cáp điện; (12) hạt điều; (13) sản phẩm nhựa; (14) sản phẩm gốm sứ;

(15) rau quả; (16) sản phẩm mây, tre, cói, thảm; (17) hạt tiêu; (18) xe đạp và phụ tùng xe đạp. Như vậy là đã tăng 4 mặt hàng so với năm 2000 (than; sản phẩm mây, tre, cói, thảm; sản phẩm nhựa; xe đạp và phụ tùng xe đạp).

Có 12 mặt hàng xuất khẩu sau đây đạt trên 500 triệu USD, được các chuyên gia gọi là câu lạc bộ các mặt hàng xuất khẩu “đại gia”, tăng 5 thành viên so với năm 2000 (than, dây điện và cáp điện, cao su, hạt điều, sản phẩm gỗ).

Bảng 5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2006 của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta

STT

Mặt hàng

Tỷ trọng (%)

Tốc độ tăng bình quân 2001 – 2005 (%)

1

Dầu thô

22,7

16,1


2


Dệt may


14,9

20,7

(Hiện nay đã “qua mặt” dầu thô vượt lên vị trí đứng đầu trong danh mục mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch

xuất khẩu 9 tháng năm 2007 đạt trên 5,805 tỷ USD trong khi dầu thô đạt 5,78 tỷ USD)

3

Giày dép

9,4

15,6

4

Thuỷ sản

8,4

13,1

5

Gỗ, sản phẩm gỗ


4,8


38,1

6

Điện tử, máy tính


4,4


12,6

7

Gạo

3,9

1,1

8

Cao su

2,5

37,1

9

Cà phê

2,2

2,3


10


Than


2,1

48,1

(Cao nhất trong các mặt hàng)


11

Dây điện và dây cáp điện


1,7


32,2

12

Hạt điều

1,5

24,6

Nguồn: VDC2 Official Website - Saigon VNN


Đối tác nhập khẩu than chính của than Việt Nam là Nhật Bản (32%), Trung Quốc (27%), Thái Lan (11%), Hàn Quốc (9%), Hà Lan (8%). Tuy mặt hàng than

có tốc độ tăng bình quân từ 2001 – 2005 cao nhất trong các mặt hàng chủ lực nhưng để tiết kiệm nguồn tài nguyên, đảm bảo an ninh năng lượng trong nước, chúng ta không thể khai thác lớn hơn được, mục tiêu xuất khẩu chỉ ở mức khoảng 150 triệu USD.‌


III. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

1. Kim ngạch xuất khẩu và thị trường xuất khẩu


1.1 Kim ngạch xuất khẩu

Về sản lượng, trong những năm gần đây, sản lượng than xuất khẩu của Tập đoàn ngày càng tăng được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Sản lượng than xuất khẩu của TKV những năm gần đây


(Triệu tấn)

25000

20000

15000

10000

5000

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006


21611

14741

10500

3095

4197

5507

6468

Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của Tập đoàn 2000 – 2006


Qua biểu đồ trên, ta thấy sản lượng xuất khẩu của ngành than đã tăng từ 3076 nghìn tấn (năm 2000) lên 20940 nghìn tấn (năm 2006), tức là tăng 680%. Cho đến tháng 8/2007, sản lượng xuất khẩu của Tập đoàn là 15900 nghìn tấn, tăng 22% so cùng kỳ năm trước.

Có được kết quả đó là do Tập đoàn đã tăng cường hoạt động khai thác, sản xuất than, nhờ đó tăng được số lượng than thương phẩm. Ngành than đã chú trọng đến đầu tư cho công tác thăm dò cùng với đẩy mạnh sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại để tăng khối lượng than khai thác. Hiện tại, toàn ngành có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm, 15 mỏ lộ thiên vừa và công trường lộ thiên (thuộc các công ty than hầm lò quản lý) sản xuất với công suất từ 100.000 tấn - dưới 1 triệu tấn than nguyên khai/năm, trên 30 mỏ hầm lò đang hoạt động (trong đó 8 mỏ có trữ lượng huy động lớn, công nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, khai thác với công suất từ 1 triệu tấn/năm trở lên; các mỏ còn lại có sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm). Xuất khẩu hiện chiếm khoảng 30% tổng sản lượng than của tập đoàn, đó không phải là một con số nhỏ.

Về giá trị kim ngạch xuất khẩu của Tập đoàn, ta có thể thấy rằng trị này không ngừng tăng lên qua các năm theo biểu đồ sau:

(triệu USD)

Biểu đồ 2: Giá trị kim ngạch xuất khẩu than của TKV những năm gần đây


875

315

485

89

142

165

111



2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

1000

800

600

400

200

0

Nguồn: Số liệu báo cáo của Tập đoàn từ năm 2000 - 2006

Qua biểu đồ ta thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm 2000 – 2005. Nhưng đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu than tăng vụt, lần đầu tiên mặt hàng than được tham gia vào là câu lạc bộ các mặt hàng xuất khẩu “đại gia” (giá trị kim ngạch đạt trên 500 triệu USD). Sự tăng trưởng vượt bậc đó phần nhiều là do kết quả của việc chuyển đổi Tổng Công ty Than Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam vào cuối năm 2005 cùng với đó là những nỗ lực đổi mới cách thức quản lý điều hành hiệu quả hơn và ngày càng hiện đại hoá máy móc thiết bị trong khai thác chế biến than. Sự chuyển đổi thành Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam chính là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của ngành than Việt Nam.

1.2 Thị trường xuất khẩu

Thời kỳ trước đổi mới, thị trường xuất khẩu than của ta chỉ có Liên Xô, các nước thuộc Đông Âu và Cuba. Nhưng sau khi hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ cùng với giai đoạn đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, lúc khó khăn trong các thị trường truyền thống thì sau đó là những nỗ lực mở rộng sang các thị trường châu Á và châu Âu như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bungary, Ấn Độ, Cộng hoà Séc, Philipins, Thuỵ Điển…

Cuộc khủng hoảng tài chính tiện tệ ở châu Á vào cuối năm 1997 đã tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, trong đó có xuất khẩu than của nước ta. Nhận thấy rõ khó khăn trước mắt, Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là TKV) đã nỗ lực hết mình, chủ động tìm kiếm bạn hàng mới, cùng với kinh nghiệm và uy tín của mình, TVN đã tìm được hướng đi đúng đắn cho mình, thể hiện qua hai bảng 6 và 7.

Qua 2 bảng này ta thấy các thị trường tiêu thụ lớn của Tập đoàn là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Tây Âu; thị trường xuất khẩu than ngày càng mở rộng, đặc biệt là bắt đầu từ năm 2000 có thêm những thị trường mới đầy tiềm năng như Malaysia, Trung Quốc, Pháp, Cộng hoà Séc, Thuỵ Điển thể hiện trên bảng 6:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022