Sản Lượng Kim Ngạch Xuất Khẩu Trung Bình Từ Năm 2000 – 2006

năm 2005, TKV xuất khẩu 14,7 triệu tấn, trong đó theo tính toán gần 2 triệu tấn than để bù lỗ cho than tiêu thụ trong nước, khoảng 10 triệu tấn để thu lợi nhuận đáp ứng 30% tổng vốn đầu tư, số còn lại khoảng 2,7 triệu tấn là các loại than trong nước chưa có nhu cầu. [Nguồn: (8)]

Nguyên nhân thứ hai làm tăng xuất khẩu là do quản lý phần than tiêu thụ trong nước chưa chặt chẽ. Do giá than trong nước thấp và giá than xuất khẩu cao như đã nêu trên nên một khối lượng than gọi là tiêu thụ trong nước nhưng đã bị xuất khẩu lậu để ăn chênh lệch giá. Như năm 2006 có khoảng 2,7 triệu tấn than đã xuất khẩu lậu theo kiểu này.

* Giá than ảnh hưởng tới tổn thất than trong quá trình khai thác.


Tỉ lệ tổn thất than trong quá trình khai thác thời gian qua tuy phần nào đã được cải thiện nhờ có tích luỹ đầu tư áp dụng công nghê mới song vẫn ở mức cao, nhất là ở các mỏ hầm lò. Một trong những nguyên nhân làm cho tổn thất than còn ở mức cao là do giá than thấp nên trong nhiều trường hợp một phần than có giá thành khai thác cao bị doanh nghiệp bỏ lại trong lòng đất và ngoài bãi thải.

Rõ ràng qua những phân tích ở trên cho thấy nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm tăng cao xuất khẩu than là do giá bán than trong nước quá thấp. Việc duy trì cơ chế bán than nội địa thấp, nhất là giá bán cho các hộ tiêu thụ chính không những gây tiêu cực trong buôn bán và xuất khẩu than mà còn góp phần làm cho việc sử dụng than lãng phí, đồng thời cũng làm tăng đà suy thoái môi trường, gây thiệt hại cho ngành kinh tế, đẩy nhanh quá trình cạn kiệt nguồn “vàng đen” hữu hạn không thể tái tạo của đất nước.

3. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu

Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu càng ngày càng tăng, được thể hiện qua bảng 12. Bảng đã tính toán cho thấy trước năm 2004, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu là do sản lượng tăng nhanh, còn giá xuất khẩu lại giảm. Từ năm 2004 đến nay, giá đã tăng trở lại, sản lượng xuất khẩu còn tăng nhanh hơn nữa làm kim

ngạch xuất khẩu tăng vượt bậc, doanh thu xuất khẩu cũng có những bước tiến dài. Theo bảng ta cũng tính được mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân từ 2000 - 2006 là 49,03%/năm, trong đó giai đoạn 2000 - 2003 là 22,95% trong khi giai đoạn 2003 - 2006 tăng bình quân là 75,10%. Kim ngạch xuất khẩu tăng cao giúp Tập đoàn bù lỗ cho phần sản lượng than tiêu thụ trong nước, thu lợi nhuận để tái đầu tư.

Bảng 12: Sản lượng kim ngạch xuất khẩu trung bình từ năm 2000 – 2006



Năm

Số lượng xuất khẩu

(nghìn tấn)

Giá xuất khẩu trung bình

(USD/tấn)

Kim ngạch xuất khẩu trung bình

(triệu USD)

2000

3095

28,9

89

2001

4197

26,4

111

2002

5507

25,7

142

2003

6468

25,4

165

2004

10500

30,0

315

2005

14741

33,0

485

2006

21611

41,8

875

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 7

Nguồn: Số liệu báo cáo của Tập đoàn


V. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TKV‌

1. Thành công

Để đánh giá chính xác lợi ích kinh tế mà hoạt động xuất khẩu mang lại, chúng ta cần xem xét những khía cạnh trong xuất khẩu, đó là: chất lượng, chủng loại than xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu; giá cả; phương thức xuất khẩu; hiệu quả xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại.

1.1 Về chất lượng, chủng loại than xuất khẩu

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả xuất khẩu vì có thực hiện tốt khâu này thì than Việt Nam mới có thể được các nước biết tới, chấp nhận nhập khẩu than của Việt Nam và có thể nâng cao kim ngạch sang nước đó. Chất lượng sản phẩm than là kết quả của quá trình sản xuất trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, chất lượng than chính là yếu tố đánh giá cuối cùng của quá trình sản xuất. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cũng đặc biệt chú ý tới chất lượng than xuất khẩu.

Đầu tiên, mẫu mã, quy cách phẩm chất của các loại sản phẩm than đều được các khách hàng quy định rất cụ thể, rõ ràng trong các hợp đồng mua bán sản phẩm giữa hai bên. Chính vì vậy việc đáp ứng các nhu cầu khắt khe của khách hàng phải được thực hiện và tuân thủ một cách nghiêm túc ngay ở dưới các hầm mỏ khai thác than sao cho quá trình khai thác và sàng tuyển chọn ra được những loại than phù hợp với yêu cầu khách hàng. Thông thường việc xuất khẩu than của Việt Nam chỉ việc dựa vào những tiêu chuẩn kỹ thuật mà khách hàng đòi hỏi như về độ trơ, độ ẩm, chất bốc lưu huỳnh, cácbon cố định, nhiệt năng và cỡ hạt của than. Đây là những đặc tính kỹ thuật quan trọng nhất nói đến tính năng sử dụng cũng như khả năng đáp ứng tiêu chuẩn để có thể làm nguyên liệu cho quá trình cung cấp năng lượng và nhiệt lượng trong sản xuất. Tuy nhiên quá trình để than từ các mỏ đến tay người tiêu dùng còn phải trải qua một quá trình bao gồm nhiều công đoạn và những công đoạn này thường có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng than. Như trong quá trình vận chuyển có thể có sự va đập dẫn đến cỡ hạt của than nhỏ hơn so với quy định ban đầu hoặc khi trời mưa làm ảnh hưởng tới độ ẩm của than. Vì vậy trước khi tiến hành xuất khẩu than Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) đã thành lập Công ty cổ phần Giám định Than Việt Nam để thực hiện các khâu giám định như đo lường và giám định chất lượng. Đây là đơn vị trực thuộc Tập đoàn được thành lập để thực hiện nhiệm vụ giám định và kiểm tra xem các sản phẩm có phụ hợp với quy cách phẩm chất yêu cầu trước khi xuất khẩu hay không.

Bên cạnh việc thành lập Công ty cổ phần Giám định Than Việt Nam thì TKV còn thiết lập các mối quan hệ với hai trung tâm kiểm tra và giám định chất lượng khác là VINACONTROL và SGS. Đây là 2 trung tâm kiểm tra và giám định chất lượng sản phẩm tại Việt Nam và đều giám định chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Hai trung tâm này cũng thường là những trung tâm được các bên khách hàng của Tập đoàn chọn là cơ quan kiểm định than trước khi xuất khẩu. Việc hợp tác chặt chẽ và có những thông tin chính xác kịp thời từ những trung tâm này đã, đang và sẽ giúp cho Tập đoàn tránh được những sai lệch trong chính sách của mình.

Một trong những yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tơi chất lượng than xuất khẩu là quá trình vận chuyển than từ nơi sản xuất đến cầu cảng để xuất khẩu. Thường thì than được xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài có khối lượng lớn, do đó việc chuẩn bị hàng để xuất khẩu là rất quan trọng, vì vậy đây là một vấn đề mà Tập đoàn đặc biệt quan tâm tới khi ký kết hợp đồng mua bán với bất kỳ đối tác nào. Điều này được thể hiện qua việc Tập đoàn không ngừng tăng cường đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình sang tuyển, phân loại than. Cho đến nay Tập đoàn đã có ba cụm sang tuyển trung tâm tại Cửa Ông (Cẩm Phả - Quảng Ninh), Nam Cầu Trắng (Hạ Long - Quảng Ninh), và Nhà máy sàng Vàng Danh (Uông Bí - Quảng Ninh).

Việt Nam có cả than nâu, than bùn, than mỡ song lợi thế tuyệt đối của than Việt Nam trên thị trường thế giới là than Antraxit. Bể than Antraxit của Quang Ninh – Việt Nam được coi là chất lượng hàng đầu thế giới với những tính năng ưu việt, hoàn toàn có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác như: nhiệt lượng cac (7350 – 8200 kcal/kg), độ tro thấp và hàm lượng lưu huỳnh thấp, tỷ lệ cacbon ổn định (80 – 90%), rất phù hợp cho ngành sản xuất nhựa, ximăng, công nghiệp luyện kim, đóng tàu. Trữ lượng Antraxit tính từ độ vỉa đến độ sâu -300m thì hiện nay còn khoảng 3,3 tỷ tấn, nếu khai thác mỗi năm 20 – 25 triệu tấn thì chúng ta còn

khai thác được hơn 70 năm nữa. Ngoài ra theo thăm dò của ngành địa chất, tính từ độ sâu -300 đến -1000m trữ lượng còn khoảng 10 tỷ tấn2.

Than xuất khẩu của TKV hiện nay chủ yếu tập trung vào một số chủng loại có giá trị xuất khẩu cao như than cục, than cám 1, 2, 3. Đây là loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng nên TKV tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu…Ngoài ra, một số loại than chất lượng thấp mà trong nước chưa sử dụng hết như than cám 5, 6, 7, TKV sẽ tiếp tục xuất sang thị trường Trung Quốc. TKV sẽ thắt chặt hơn công tác quản lý, chỉ cung cấp than cho các công ty là đại lý của TKV cũng như giao than xuống tận cuối nguồn cho các hộ lớn để chống thất thoát nguồn than.

Trong điều kiện thương mại quốc tế ngày càng phát triển, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì yếu tố chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố cần được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Chất lượng tốt không những đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sản phẩm trên thị trường nội địa mà còn giúp doanh nghiệp vươn ra trên thị trường nước ngoài. Chính vì nhận thức được điều này, TKV đã không ngừng nâng cao chất lượng than xuất khẩu, điều đó góp phần giúp Tập đoàn mở rộng thị trường xuất khẩu của mình tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.

1.2 Về giá than xuất khẩu

Các năm qua trên thế giới, giá than giảm mạnh từ năm 2000 - 2003 và tăng trở lại từ năm 2004 đến nay. Ví dụ than Antraxit, năm 1998 có giá là 70 USD/tấn thì đến 2001 chỉ còn 54 USD/tấn và đến 2004 tăng trở lại là 74 USD/tấn. Khi giá cả giảm, nó không những ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tập đoàn mà còn gây khó khăn trong công tác dự trữ lượng than xuất khẩu của Tập đoàn để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhận thức được điều này, Tập đoàn đã xây dựng chế độ giá cả phù hợp có thể chấp nhận được như đã phân tích ở trên với những khách hàng có hợp đồng dài hạn, khối lượng hợp đồng lớn như Hàn


2 Theo số liệu báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng tài nguyên

Quốc, Bungary…Tuy nhiên giá cả ở đây phải đảm bảo kinh doanh không lỗ, chính sách giá cả này đã được khách hàng hưởng ứng và nó đã đem lại những kết quả rất khả quan.

1.3 Về kim ngạch xuất khẩu

Trong những năm qua, than đá là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nếu như cuối những năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm xuống (trung bình trong giai đoạn 1996 – 2000 mỗi năm giảm 4,7%, đến năm 2000 chỉ còn 94 triệu USD) thì từ năm 2001, xuất khẩu than không những đã phục hồi mà còn đạt được tốc độ tăng trưởng đáng chú ý. Trong giai đoạn 2000 – 2006, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 49%, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2004 đến nay. Năm 2005 đã vượt ngưỡng 500 triệu USD kim ngạch xuất khẩu giúp mặt hàng than trở thành một trong những “đại gia” xuất khẩu chủ lực của nước ta, đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu than đã là 875 triệu USD, gần đạt mức 1 tỷ USD chứng tỏ sự tăng trưởng vượt bậc của Tập đoàn những năm gần đây.

1.4 Về mặt phương thức xuất khẩu

Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm than, đề ra mức giá xuất khẩu hợp lý đã tạo những lợi thế cạnh tranh nhất định cho sản phẩm than trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên các lợi thế này chỉ có tác dụng trong thời gian nhất định. Khi chất lượng sản phẩm trở nên đồng đều ở tất cả các thị trường, khi mức giá xuất khẩu than trên thị trường nhỏ hơn hoặc bằng giá xuất khẩu than của Việt Nam, đồng thời hiện nay có nhiều đối thủ cạnh tranh quyết liệt trong hoạt động xuất khẩu than thì chính sách phân phối sản phẩm than sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cạnh tranh. Trong chính sách phân phối sản phẩm thì quan trọng hơn cả là duy trì kênh phân phối như thế nào để sản phẩm có thể xuất khẩu và đem lại lợi nhuận cho nhà xuất khẩu. Hiện nay TKV đã và đang tiến hành xuất khẩu than sang các thị trường trên thế giới thông qua hai kênh phân phối đó là: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp (tức là thông qua các tổ

chức kinh doanh độc lập trong nước, xuất khẩu thông qua trung gian). Nhìn chung thì kênh xuất khẩu trực tiếp là hiệu quả nhất vì không phải tốn phí, không phải thông qua trung gian, không mất phí uỷ thác và làm tăng thu nhập doanh nghiệp. Đối với kênh gián tiếp xuất khẩu thông qua tổ chức kinh doanh độc lập trong nước thì Tập đoàn cũng bán cho các công ty đó nhưng lượng hàng bán bị hạn chế do than là ngành kinh doanh độc quyền. Tập đoàn còn sử dụng kênh thông qua trung gian xuất khẩu như xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản qua Công ty Thống Nhất Coal, xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc thông qua Công ty Sam Sung.

Lượng tiêu thụ và doanh số tiêu thụ chủ yếu là từ kênh gián tiếp, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu than theo các hình thức xuất khẩu


Đơn vị: %


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Kênh gián tiếp

69.66

72,79

65,49

63,03

63,35

61,44

58,63

Kênh trực tiếp

30,34

27,03

34,51

36,97

36,65

38,56

41,37

Nguồn: Số liệu của Tập đoàn


1.5 Về thị trường xuất khẩu

Cho đến nay Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã xuất khẩu than được sang 30 thị trường, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan đều là những bạn hàng lớn và bền vững của thị trường than Việt Nam, có một số thị trường mà Tập đoàn đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD/ năm.

Những năm vừa qua Tập đoàn đã kế thừa và mở rộng thị trường tiêu thụ trên và một số thị trường khác như Philipins, Nam Mỹ, Nam Phi…nhờ vào chính sách bạn hàng đúng đắn, sự cung cấp ổn định về khối lượng, chất lượng với giá cả cạnh tranh cho khách hàng. TKV đã ký được hợp đồng dài hạn 3 năm, 5 năm và

thậm chí là 15 năm cho một số nhà tiêu thụ ở Nhật Bản, Philipins, Thái Lan và Trung Quốc.

1.6 Về hiệu quả xuất khẩu

Hiệu quả xuất khẩu của Tập đoàn được thể hiện trên hai khía cạnh, đó là hiệu quả về mặt kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội mà hoạt động xuất khẩu than đem lại.

Đánh giá về mặt kinh tế của việc xuất khẩu than chính là đánh giá những lợi ích nhất định về kinh tế cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu than nói riêng. Thông qua hoạt động xuất khẩu, chúng ta sẽ thu được nguồn vốn, nguồn ngoại tệ lớn góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thương mại, làm tăng dự trữ ngoại tệ. Cụ thể đối với hiệu quả về mặt kinh tế được đánh giá trên khía cạnh lợi nhuận xuất khẩu, mức đóng góp của kim ngạch xuất khẩu than trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Bảng 14: Lợi nhuận xuất khẩu của Tập đoàn qua các năm 2000 - 2006


Năm

Mức lợi nhuận (tỷ đồng)

Tốc độ tăng (%)

2000

128,892

-

2001

141,451

9,7

2002

157,010

11,0

2003

169,571

8,0

2004

186,528

10,0

2005

215,412

15,5

2006

279,174

29,6

Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2000 – 2006 của Tập đoàn


Hiệu quả xuất khẩu than Việt Nam trong những năm thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu và nhất là qua chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu. So với những năm đầu thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam đến nay là Tập đoàn Công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022