Thị Trường Xuất Khẩu Than Qua Các Năm 2000 – 2006

Bảng 6: Thị trường xuất khẩu than qua các năm 1998 - 2001


S T T

Năm


Thị trường

1998

1999

2000

2001

Giá trị (1000 USD)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (1000 USD)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (1000 USD)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (1000 USD)

Tỷ trọng (%)

1

Nhật Bản

8.220

16,32

-

-

-

-

-

-

2

Hàn Quốc

891

1,77

1.193

4,18

21.870

24,57

31.950

28,85

3

Bungary

24.945

49,52

19.800

43,30

27.524

30,92

33.054

29,84

4

Philipins

402

0,80

810

1,77

1.719

2,01

1.860,4

1,68

5

Cuba

6.340

12,59

11.007

24,07

-

-

-

-

6

Đài Loan

5.066

10,06

9.700

21,21

28.220

31,70

33.564

30,30

7

Thái Lan

4.512

8,96

1.500

3,28

6.816

7,66

2.466

2,23

8

Hy Lạp

-

-

994

2,17

-

-

-

-

9

Malaysia

-

-

-

-

927

1,04

1.750

1,58


10

Trung Quốc


-


-


-


-


650,8


0,73


1.181


1,07

11

Pháp

-

-

-

-

517

0,58

1.280

1,16

12

CH Séc

-

-

-

-

290

0,33

1.156

1,04


13

Thụy Điển


-


-


-


-


315,7


0,35


2.370


2,14

14

T.Trường khác

-

-

-

-

98

0,11

127

0,11

Tổng

50.376

100

45.723

100

89.019

100

10.758

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 6

Nguồn: Số liệu báo cáo của Tổng công ty


Đến năm 2006, Tập đoàn lại có thêm những bạn hàng mới như Ấn Độ, Indonesia, Lào (bảng 7) giúp mối quan hệ làm ăn ngày càng mở rộng. Hiện nay, TKV luôn duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng, không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường. Nếu như trước đây, than Antraxit ở Việt Nam dưới tên “Hongay Antraxit” rất nổi tiếng ở châu Âu, Nhật Bản dùng trong sưởi ấm thì ngày nay, Antraxit Việt Nam còn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công

nghệp của trên 30 nước trên thế giới: luyện thép, luyện niken, titan, xi măng, điện cực, hoá chất điện lực…ở cả châu Á, châu Âu, châu Phi, Châu Úc và châu Mỹ.

Bảng 7: Thị trường xuất khẩu than qua các năm 2000 – 2006


(Đơn vị: Triệu tấn)


ST T

Thị trường


2000


2001


2002


2003


2004


2005


2006

1

Nhật Bản


1037,465


1091,087

1418,22

1


1705,289


2261,440

2248,463


2091,788

2

Tây Âu

556,517

510,978

449,782

614,772

824,866

525,762

543,937

3

Brazil

-

-

-

-

-

-

142,398

4

Bungary

48,053

481,077

157,196

52,530

63,076

48,607

198,196

5

Trung Quốc

340,874

817,143

2058,65

1


1160,376


5232,461


10603,165


16747,781

6

Hàn Quốc

89,700

105,411

208,896

288,077

425,379

409,192

568,018

7

Đài Loan

62,512

100,803

173,586

95,797

193,231

41,144

47,147

8

Malaisia

14,610

12,085

15,109

26,200

94,089

73,799

137,361

9

Thái Lan

669,374

763,651

738,474

989,982

882,301

487,527

556,806

10

Philippin

259.352

259,325

248,088

377,275

396,668

255,112

442,415

11

Ấn Độ

-

-

-

-

-

-

109,249

12

Indonesia

-

-

-

-

-

-

43,406

13

Lào

-

-

-

-

-

-

1,925

14

TT khác

33,116

59,612

76,220

113,783

270,607

174,270

58,481


Cộng

3112

4237

5544

6524

10644

14867

21688

Nguồn: Số liệu báo cáo của Tập đoàn


Trên thị trường than thế giới, than Việt Nam là đối thủ tương đối nhỏ. Úc, Mỹ, Nam Phi là ba nước sản xuất than lớn nhất hiện nay. Indonesia, Colombia, Venezuela là những nước mới nổi trong xuất khẩu than hiện nay. Tuy nhiên, phần lớn trữ lượng than của Việt Nam là than Antraxit có chất lượng cao và loại than này đã được khai thác hết ở nhiều nước sản xuất than khác. Việt Nam là nước

đứng đầu về xuất khẩu than Antraxit, chiếm khoảng 25 – 30% tổng số than Antraxit xuất khẩu trên thế giới. Than Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường khoảng 30 nước, lớn nhất là thị trường Nhật Bản (chiếm khoảng 40% tương đương 2,5 triệu tấn than Antraxit). Ngoài ra thị trường châu Âu (Tây Âu và Bungary), các nước ASEAN và gần đây là thị trường châu Mỹ (kể cả Mỹ) và Nam Phi cũng trở thành điểm đến trong xuất khẩu than của Tập đoàn.

2. Giá cả than xuất khẩu

2.1 Tình hình giá than xuất khẩu thời gian gần đây

Giá than xuất khẩu của Việt Nam thời gian gần đây được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3: Giá than xuất khẩu của Tập đoàn từ năm 2000 – 2006


(USD/tấn)

Đơn vị: USD/tấn


45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

40.04

28.76

32.90

26.45

30.00

25.79

25.51

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

(năm)

Nguồn: Tác giả tự tính toán


Ta thấy giá than xuất khẩu từ năm 2000 đến năm 2003 giảm, nhưng từ năm 2003 đến nay giá than xuất khẩu của Việt Nam lại tăng trở lại. Năm 2003 giá than xuất khẩu mới là 25.51 USD/tấn thì đến năm 2006 đã là 40.04 USD/tấn.

Nguyên nhân của sự thay đổi đó là do giá than xuất khẩu của Tập đoàn do giá than thế giới quyết định. Trước năm 2003 trở lại, tuy nhu cầu tiêu thụ than thế giới tiếp tục tăng nhưng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than của thị trường thế giới, nhiều nước đã triển khai thực hiện các chính sách đẩy mạnh khai thác, sản xuất và xuất khẩu than. Như ngành than của Nga đẩy mạnh thực hiện chính sách tư nhân hoá. Chính phủ Trung Quốc thì có chính sách rõ ràng về phát triển ngành than nhằm đẩy nhanh việc xây dựng các mỏ than đá cỡ lớn và trung bình đồng thời xây dựng nhiều mỏ than đá hiện đại; sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong khâu tuyển, rửa than. Hỗ trợ các doanh nghiệp lớn hợp nhất thành các tập đoàn lớn, thiết lập mối quan hệ giữa các nhà máy than và nhà máy điện để sản xuất và tiêu thụ than có hiệu quả. Cùng với việc nhiều nước áp dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất than để hạ giá thành, cuộc cạnh tranh xuất khẩu than tiếp tục diễn ra gay gắt. Nổi lên trong cuộc cạnh tranh trên thị trường than thế giới là cuộc cạnh tranh xuất khẩu than của Ôxtrâylia với các nước Trung Quốc, Nga và Inđônêxia.

Còn từ năm 2003 đến nay, giá than thế giới cũng như Việt Nam lại tăng lên. Nguyên nhân là do các quốc gia dần hạn chế nguồn cung do nhận thấy nguồn tài nguyên than quý giá đang dần cạn kiệt và ưu tiên hơn cho tiêu dung nội địa tránh lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia trong khi nhu cầu than của thế giới vẫn không ngừng tăng lên và trong thời gian tới có lẽ giá than sẽ ngày càng tăng chứ không giảm nữa.

2.2 Chính sách giá than của Tập đoàn

Trong tình hình kinh doanh hiện nay, doanh nghiệp nào cũng muốn bán được sản phẩm của mình với giá cao, thu được lợi nhuận cao nhất có thể. Nếu không doanh nghiệp đó không thể tồn tại lâu dài được bởi vì hiện nay có rất nhiều đối thủ cạch tranh trên thị trường, họ sẵn sàng giảm giá để thu hút khách hàng. Vì vậy để có thể phát triển trong tương lai thì TKV phải có chính sách giá thích hợp để làm sao vừa có mức giá cạch tranh, vừa đảm bảo doanh nghiệp thu được khoản lợi nhuận xứng đáng trong dài hạn. TKV đã xác định rằng mình không thể chạy

theo lợi nhuận trước mắt mà phải tính tới lợi nhuận trong lâu dài. Do vậy, Tập đoàn thường rất linh động trong chính sách giá của mình, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà đề ra mức giá cho phù hợp nhất là đối với các thị trường khó tính và nhạy cảm.

Thông thường, Tập đoàn đề ra quy định đối với giá các loại than xuất khẩu là mức giá sàn. Giá than xuất khẩu được xác định thông qua chi phí sản xuất và giá cả các loại than đồng loại trên thị trường than thế giới. Còn mức giá đưa ra cho khách hàng thì còn tuỳ thuộc vào sự tính toán về chi phí hợp lý và các yếu tố khác. Khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, mức giá được Tập đoàn áp dụng là giá FOB và CIF. Sau khi đã tiến hành tính toán tất cả các chi phí như phí uỷ thác, phí kiểm định, phí chuyên chở…Tập đoàn sẽ đưa than ra bến cảng và đưa đi xuất khẩu, lúc này giá than xuất khẩu ở cảng sẽ là một trong hai loại giá trên (FOB hoặc CIF). Nhưng thông thường, Tập đoàn xuất khẩu theo giá FOB tức là khi hàng hoá được chuyển qua lan can tàu thì Tập đoàn sẽ không còn phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá nữa, quá trình chuyên chở từ cảng về đến điểm đích cuối cùng sẽ do phía khách hàng chịu mọi trách nhiệm. Hình thức này giúp cho Tập đoàn bớt phải lo một công đoạn khó khăn trong khâu giao hàng nhưng lại bỏ qua một lợi thế cạnh tranh. Tuy đối với tàu có trọng tải nhỏ hơn thì áp dụng theo giá CIF nhưng nhìn chung mức giá xuất khẩu của Tập đoàn chủ yếu là giá FOB, điều này chưa thực sự đem lại hiệu quả cho Tập đoàn vì chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh về chi phí vận chuyển và điều này cũng làm cho giá than xuất khẩu của Việt Nam thường cao hơn.

Tuy rằng các nước có nhu cầu lớn về nhập khẩu than của Việt Nam nhưng trên thế giới vẫn còn rất nhiều các nhà cung cấp than xuất khẩu khác như Nam Phi, Australia, Trung Quốc, Indonesia…khiến cho tình hình xuất khẩu than ngày càng quyết liệt. Hiện nay so với giá xuất khẩu các loại than cùng loại của các nước thì giá của Việt Nam là tương đối cao. Có thể lấy ví dụ về giá than cám và than đá

xuất khẩu bình quân của Việt Nam và của thế giới để thấy rõ hơn về mức giá than xuất khẩu của Việt Nam cao hơn như thế nào:


Bảng 8: Giá một số loại than xuất khẩu bình quân qua các năm 2000 - 2006


Đơn vị: USD/tấn


Chủng

loại than


Năm


2000


2001


2002


2003


2004


2005


2006


Than cám

Việt Nam

16,58

17,1

19

20

27

28,5

29

Thế giới

14,2

15

15,8

16

25

26,7

28,2


Than đá

Việt Nam

30,2

31,41

32,14

32,87

39,24

40,1

42,2

Thế giới

29,5

30,1

30,8

30,8

35,6

37,4

39,7

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam


Như vậy Tập đoàn vẫn phải tiếp tục hoàn thiện chính sách giá cho hợp lý để đảm bảo lợi nhuận cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong bối cảnh kinh tế thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.

2.3 Giá than nhìn từ góc độ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và phát triển bền vững

* Giá than ảnh hưởng xuất khẩu than tăng


Những năm gần đây xuất khẩu than liên tục giá tăng với tốc độ ngày càng cao, cụ thể như trên bảng sau:

Bảng 9: Sản lượng than xuất khẩu những năm gần đây



Đơn vị XK

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Sản lượng XK

(triệu tấn)

Sản lượng XK

(triệu tấn)

Tỉ lệ gia tăng (%)

Sản lượng XK

(triệu tấn)

Tỉ lệ gia tăng (%)

Sản lượng XK

(triệu tấn)

Tỉ lệ gia tăng (%)

Sản lượng XK

(triệu tấn)

Tỉ lệ gia tăng (%)

Sản lượng XK

(triệu tấn)

Tỉ lệ gia tăng (%)

Cả

4,3

6,0

39,5

7,3

21,7

11,6

58,9

18,0

55,2

21,3

18,3












TKV

4,2

5,5

31,0

6,5

18,2

10,5

61,5

14,7

40,0

20,9

42,2

Đơn vị khác

0,1

0,5

400,0

0,8

60,0

1,1

37,5

3,3

200,0

0,4

-87,9

nước

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2006


Theo bảng trên ta thấy trong 2 năm 2004 – 2005, sản lượng than xuất khẩu của cả nước có tốc độ tăng là 58,9% và 55,2%; trong đó của TKV là 61,5% và 40,0%, của các đơn vị khác là 37,5% và 200,0%. Việc tăng nhanh sản lượng than xuất khẩu đã khiến cho dư luận quan tâm lo ngại về sự mau chóng cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái tạo này và sự thiếu hụt trong việc đáp ứng nhu cầu than ngày càng cao của nền kinh tế trong tương lai. Vậy nguyên nhân làm cho xuất khẩu than ngày càng tăng nhanh là gì?

Trước hết, nguyên nhân căn bản là giá bán than trong nước thấp hơn so với giá thành và quá thấp so với giá xuất khẩu, đặc biệt là giá bán than cho các hộ tiêu thụ trọng điểm gồm: nhiệt điện than, xi măng, phân bón, hoá chất như bảng sau:

Bảng 10: Giá thành than tiêu thụ và giá bán than qua các năm 2000 - 2005


Đơn vị: 1000 đồng/tấn



2000

2001

2002

2003

2004

2005

(1) Giá thành than tiêu thụ

269,4

292,0

302,5

313,0

343,9

406,3

(2) Giá than nội địa bình quân


225,2


267,0


284,8


310,0


329,4


380,8

(3) Giá than xuất khẩu bình quân


403,1


386,4


387,5


395,7


482,2


641,7

(2) / (1) (%)

85,6

91,4

94,1

96,2

95,8

93,7

(2) / (3) (%)

55,9

69,1

73,5

76,1

68,3

59,3

Nguồn: Báo cáo tài chính của TKV từ 2000 – 2005


Như vậy giá than nội địa bình quân thời gian qua luôn thấp hơn giá thành tiêu thụ và chỉ bằng 3/5 – 3/4 giá than xuất khẩu bình quân. Trong đó giá than bán cho các hộ tiêu thụ trọng điểm so với giá than xuất khẩu cùng loại còn thấp hơn

nhiều. Có thể thấy rõ điều này qua tìm hiểu giá một số loại than được bán cho các hộ tiêu thụ trọng điểm trong bảng 11:


Bảng 11: Giá các loại than cho các hộ tiêu thụ trong điểm năm 2005



Giá than

Loại than dùng cho

Sản xuất ximăng

Sản xuất điện

Sản xuất phân bón

SX giấy

Cám 3a HG

Cám 3b HG

Cám 4b HG

Cám 5a HG

Cục xô HG1A

Cám 4b HG

Cám 4a HG

Giá XK

(USD/tấn)

56,0

51,8

37,0

31,5

76,0

37,0

40,0

(1000Đ/tấn)

890,4

823,6

588,3

500,8

1208,4

588,3

636,0

Giá nội địa

(1000Đ/tấn)

384,8

369,5

322,0

315,0

614,0

316,2

316,2

Tỷ lệ Giá nội địa/Giá XK (%)


43,2


44,9


56,4


62,9


50,8


53,7


49,7

Nguồn: Báo cáo tài chính của TKV


Qua số liệu 3 bảng trên ta thấy chênh lệch giữa giá than nội địa và giá than xuất khẩu càng lớn thì sản lượng than xuất khẩu càng tăng, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật thị trường. Tuy nhiên ở Trung Quốc thì ngược lại với ta: giá than nội địa cao hơn giá than xuất khẩu nên xuất khẩu than giảm xuống, chẳng hạn than xuất khẩu của Trung Quốc năm 2005 giảm xuống còn 71,8 triệu tấn, trong khi xuất khẩu năm 2003 đạt trên 90 triệu tấn.

Do giá than nội địa thấp nên trong thời gian qua TKV xuất khẩu than là để:

(1) Bù lỗ phần sản lượng than tiêu thụ trong nước; (2) Thu lợi nhuận để tái đầu tư duy trì và nâng cao sản lượng đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế ngày càng tăng cao; (3) Xuất khẩu một số chủng loại than mà trong nước tạm thời chưa có nhu cầu, trong đó có cả nguyên nhân nhu cầu than thực tế cho sản xuất điện và ximăng luôn thấp hơn nhu cầu dự kiến trong kế hoạch và quy hoạch. Chẳng hạn

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí