Khái Quát Về Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh Than Của Tkv Những Năm Gần Đây


CÔNG TY CON

Hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ

1. Tổng công ty khoáng sản

2. Công Đông Bắc

3. Công

ty

ty

Than Nội Địa

4. Công ty Than Uông Bí

5. Công ty

TNHH một thành viên Vật liệu nổ công nghiệp

6. Viện Khoa học công nghệ

CÔNG TY MẸ

Tập đoàn công nghiệp than- khoáng sản VN

1. Công ty Cảng &Kinh doanh than

2. Công ty tuyển than Hòn Gai

3. Công ty tuyển than Cửa Ông

4. Công ty Tài chính Than - Khoáng sản VN

5. Công ty Địa chất mỏ

6. Trung tâm Cấp cứu mỏ

7. Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực quản lý

8. Ban Quản lý dự án than Việt Nam

9. Ban Quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Sơn Động

10. Trung tâm Y tế lao động ngành than

11. Tạp chí Than Việt Nam

CÔNG TY CỔ PHẦN

TĐ nắm giữ >50% vốn điều lệ

1. Cty Than Hòn Gai

2. Cty Than Hạ Long

3. Cty Xây dựng mỏ

4. Cty Than Dương Huy

5. Cty Than Hà Lầm

6. Cty Than Thống Nhất

7. Cty Than Khe Chàm

8. Cty Than Vàng Danh

9. Cty Than Quang Hanh

10. Cty Công nghiệp ôtô than VN

11. Cty Cơ khí đóng tầu than VN

12. Viện Cơ khí Năng lượng & Mỏ

13. Cty Than Núi Béo

14. Cty Chế tạo thiết bị điện Cẩm Phả

16. Cty Tư vấn đầu tư mỏ & công nghiệp

17. Cty Giám định Than Việt Nam

18. Cty Than Đèo Nai

19. Cty Than Cọc Sáu

20. Cty Than Cao Sơn

21. Cty Than Hà Tu

22. Cty Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ

23. Cty Khách sạn Heritage Hạ Long

24. Cty Nhiệt điện Na Dương

25. Cty Nhiệt điện Cao Ngạn

26. Cty Than Mạo Khê

27. Cty TNHH một thành viên Chế biến & Kinh doanh than miền Bắc

28. Cty TNHH một thành viên Chế tạo máy than Việt Nam

29. Cty CP Nhiệt điện Cẩm Phả

30. Cty CP Vận tải & đưa đón thợ mỏ

31. Cty CP Đại lý tầu biển than VN

32. Cty CP XNK than Việt Nam

33. Cty CP Du lịch & Thương mại Than Việt Nam

34. Cty CP Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ

35. Cty CP Chế biến và Kinh doanh than Cẩm Phả

36. Cty CP Than miền Trung

37. Cty CP Than miền Nam

38. Cty CP Than Tây Nam Đá Mài

Công Công Than

ty

-

do TĐ nghiệp Khoáng

sản Việt Nam nắm giữ <50% vốn điều lệ:

1. Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng

2. Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh

3. Công ty cổ phần Cơ khí Mạo Khê

4. Công ty cổ phần Cơ điện Uống Bí

Các trường đào tạo nghề:

1. Trường Đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm

2. Trường Đào tạo nghề mỏ Hữu Nghị

3. Trường Đào tạo nghề mỏ và xây dựng

Nguồn: Quyết định số 345/2005 của Thủ tướng Chính phủ và tác giả tự tổng hợp

3. Các ngành nghề kinh doanh

Là một tập đoàn kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, Tập đoàn Công nghiệp Than

- Khoáng sản Việt Nam hoạt động khá rộng với nhiều nhóm ngành kinh doanh như sau:

- Công nghiệp than: khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, sàng tuyển, chế biến, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm và khoáng sản khác đi cùng với than.

- Công nghiệp khoáng sản (bao gồm công nghiệp bô xít - alumin - nhôm và các khoáng sản khác): khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, làm giàu quặng, gia công, chế tác, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm alumin, nhôm, đồng, chì, kẽm, crôm, thiếc, đá quý, vàng, các kim loại đen, kim loại mầu khác và khoáng sản khác.

- Công nghiệp điện: đầu tư xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy thuỷ điện; bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

- Cơ khí: đúc, cán thép; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí, xe vận tải, xe chuyên dùng, phương tiện vận tải đường sông, đường biển, thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực và các thiết bị công nghiệp khác.

- Vật liệu nổ công nghiệp: đầu tư xây dựng, sản xuất, mua bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp; cung ứng dịch vụ khoan nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

- Quản lý, khai thác cảng biển, bến thủy nội địa và vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ chuyên dùng, xếp dỡ, chuyển tải hàng hoá.

- Vật liệu xây dựng: khai thác đá, sét, cát, sỏi, các loại phụ gia; sản xuất xi măng, gạch ngói và các loại vật liệu xây dựng khác.

- Xây lắp đường dây và trạm điện; xây dựng các công trình công nghiệp, luyện kim, nông nghiệp, giao thông và dân dụng.

- Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng và bất động sản.


- Cấp nước, xử lý nước thải, trồng rừng và sản xuất, dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Sản xuất kinh doanh dầu mỡ bôi trơn, nitơ, ôxy, đất đèn, hàng tiêu dùng; cung ứng vật tư, thiết bị.

- Các dịch vụ: đo đạc, bản đồ, thăm dò địa chất; tư vấn đầu tư, thiết kế; khoa học công nghệ, tin học, kiểm định, giám định hàng hoá; in ấn, xuất bản; đào tạo, y tế điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng; thương mại, khách sạn, du lịch; hàng hải; xuất khẩu lao động; bảo hiểm, tài chính.

- Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.


II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH THAN CỦA TKV NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Tổng Công ty Than Việt Nam TVN (nay là Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam TKV) đã dần thực hiện được nhiệm vụ chính mà Đảng và Chính phủ giao là: “Lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than; Thoả mãn các nhu cầu về than của nền kinh tế, Phát triển các ngành nghề khác trên nền công nghiệp than một cách có hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động”. Ngay từ năm 1995, Tổng Công ty Than Việt Nam đã xây dựng đế án 'Đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh'. Trên cơ sở tiềm năng sẵn có của các nguồn lực: tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất – kỹ thuật và điều kiện thực tế, Tổng Công ty Than đã nghiên cứu lựa chọn chiến lược phát triển 'Xây dựng Tổng Công ty Than thành tập đoàn kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than'. Từ mục tiêu chiến lược tổng quát đã đề ra, Tổng Công ty đã triển khai thực hiện các giải pháp và chiến lược cụ thể như: Chiến lược quản trị tài nguyên và môi trường; Đầu tư đổi mới công nghệ và Chiến lược thị trường.

Năm 2000, TVN vượt qua mốc sản lượng tiêu thụ 11 triệu tấn; năm 2001 vượt mốc 13 triệu tấn; năm 2002 vượt mốc 14,8 triệu tấn. Năm 2003, trong tháng kỷ niệm ngày hội truyền thống công nhân mỏ, TVN đã tiêu thụ tấn than thứ 16 triệu cho khách hàng, lần thứ 2 hoàn thành sớm truớc thời gian hơn 2 năm chỉ tiêu sản lượng than mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra, ghi tiếp mốc son mới trong lịch sử phát triển ngành than. Năm 2004, sản lượng than tiêu thụ đạt 25 triệu tấn (vượt mục tiêu quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) tuy giá cả đầu vào làm giá thành than tăng cao như sắt thép, xăng dầu tăng gấp 1,5 – 2 lần so năm trước.

Bảng 1: Bảng tổng hợp tình hình khai thác, tiêu thụ và xuất khẩu than của Tập đoàn những năm gần đây

Đơn vị: Triệu tấn


Năm

Than nguyên khai

Than tiêu thụ

Than xuất khẩu

2001

14,589

13,046

4,197

2002

16,467

14,843

5,507

2003

19,979

18,825

6,468

2004

27,100

24,000

10,500

2005

34,928

30,188

14,741

2006

40,644

37,667

21,611

6 tháng đầu 2007

22,800

20,000

12,700

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 3

Nguồn: Số liệu báo cáo SXKD của Tập đoàn


Năm 2005, 2006, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam sau khi được thành lập đã tiếp tục đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu than trong nước và xuất khẩu. Năm 2005 đã tiêu thụ 30,2 triệu tấn than, năm 2006 tiêu thụ 37,7 triệu tấn than. Các hệ số kỹ thuật, chi phí môi trường, trang bị kỹ thuật an toàn vệ

sinh lao động, hạ tầng cơ sở…tiếp tục làm tăng giá thành nhưng TKV vẫn đảm bảo cân đối tài chính. Giá thành tiêu thụ than năm 2006 thực hiện 429.498 đồng/tấn, tăng 4,9% so năm 2005 do các chi phí liên quan đều tăng như hệ số bóc đất đá trên mỗi tấn than, hệ số đào lò, cung độ vận chuyển, tỷ lệ nổ mìn, khấu hao tài sản, giá xăng dầu, giá vật tư, thuế tài nguyên, lương cơ bản…Nhưng do TKV đã áp dụng các biện pháp về điều hành tiêu thụ làm giảm vay vốn lưu động, các biện pháp tăng năng suất lao động, tiết kiệm các chi phí giúp giảm bớt giá thành làm giá thành năm 2006 chỉ tăng 20.000 đồng/tấn so với năm 2005. Chỉ tính riêng năng suất lao động sản xuất than năm 2006 của Tập đoàn đã đạt 491 tấn/người/năm, tăng 7% so với năm 2005 và bằng 205% so với năm 2001. [Nguồn: (27)]

Giá thành than 2007 cho đến nay là khoảng 435 đồng/tấn, bằng 101,3% so thực hiện năm 2006. Do điều kiện khai than ngày càng khó khăn, phải xuống sâu hơn và xa hơn nên giá thành sản xuất than ngày càng cao, dự kiến năm 2010 giá thành sản xuất than là 521,48 đồng/ tấn. [Nguồn: (27)]

Cho đến tháng 8/2007, TKV đạt tăng trưởng ổn định và khá, sản lượng than sạch đạt 26,6 triệu tấn tăng 15,5% so cùng kỳ năm trước, tiêu thụ khoảng 26,9 triệu tấn, tăng 17,0%, trong đó xuất khẩu khoảng 15,9 triệu tấn, tăng 22%, tiêu thụ trong nước khoảng 10,98 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. [Nguồn: (1)]

Năm 2006 với doanh thu đạt trên 27,5 ngàn tỷ đồng vượt 13,8% kế hoạch, và tăng 18,9% so với năm 2005. Trong đó, doanh thu tiêu thụ than đạt 17.642 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2005. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.250 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 1.500 tỷ đồng. [Nguồn: (1)]

Trong 6 tháng đầu năm 2007, doanh thu sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn l5.820 tỷ đồng, bằng 51,7% kế hoạch năm 2007 đã được Hội đồng quản trị phê duyệt và đạt 49,4% kế hoạch điều hành, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó doanh thu tiêu thụ than đạt 10.230 tỷ đồng, đạt 53,6 % kế hoạch năm

2007, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2006. Lương bình quân đạt 2,656 triệu đồng/người/tháng. Giá trị xuất khẩu đạt 31,486 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước 99,918 tỷ đồng, bằng 70,7% kế hoạch năm. [Nguồn: (1)]

Bảng 2: Một số chỉ tiêu chủ yếu từ năm 2000 – 2006


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tiêu thụ than

(1000 tấn)

11520

13046

14843

18825

24000

30188

37667

Xuất khẩu (1000 tấn)

3095

4197

5507

6468

10500

14741

21611

Trong nước (1000 tấn)

8425

8849

9308

12357

13500

15447

16056

Tổng doanh thu

(tỷ đồng)

4875

6485

7021

10422

13977

22788

27967

Doanh thu than

(tỷ đồng)

3115

3989

4441

6279

8350

15342

17743

Giá trị xuất khẩu

(tỷ đồng)

1239

1627

1930

2559

4828

9459

11907

Trong nước (tỷ đồng)

1876

2362

2511

3719

4522

5882

5837

Doanh thu từ sản xuất, kinh doanh khác

(tỷ đồng)


1759


1496


2579


4144


4627


7447


10224

Nộp ngân sách

(tỷ đồng)

203,2

264,6

342,2

439,0

537,8

1407,5

1532,7

Lợi nhuận trước thuế

(tỷ đồng)

20,3

114,5

290,1

437,9

750,0

3129,8

2481,9

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Tập đoàn TKV


Về thị trường tiêu thụ, ngay từ khi mới thành lập Tổng Công ty Than nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến công tác tiêu thụ sản phẩm. TVN đã xúc tiến ký hợp đồng cung ứng than giai đoạn 1995/1996-2000 với các hộ tiêu thụ: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Xi măng VN (CVN), Công ty Giấy Bãi Bằng, Công ty Phân đạm Hà Bắc, hợp tác với Tổng Công ty Đường Sông và tự đầu tư phương tiện vận tải thuỷ để chở than đến tận nơi tiêu dùng. TVN cũng phối hợp với các công ty thương

mại, các công ty vận tải của các tỉnh đưa than về tiêu thụ tại các địa phương. Cho đến nay, TKV không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng mối quan hệ dài hạn với các nhà tiêu thụ cuối cùng, các công ty thương mại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Châu Âu, châu Mỹ, Nam Phi…hợp tác với các công ty thương mại nước ngoài và tự mình xuất khẩu than đi hơn 40 nước, chiếm 25 - 30% thị phần than antraxit trên thế giới. Năm 2007, nhu cầu cũng như giá bán than trên thị trường tiếp tục tăng, đặc biệt là ở thị trường Nga và Đài Loan. Đây là yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu than ở nước ta.

Hiện nay, Tập đoàn đang đầ u tư mới, cải tạo, mở rộng các mỏ than để tăng thêm công suất khoảng 15 triệu tấn, đầu tư mới các nhà máy tuyển than với tổng công suất trên 10 triệu tấn; triển khai xây dựng tổ hợp bauxit – nhôm Lâm Đồng công suất 600.000 tấn Alumina/năm, tổng vốn đầu tư là 493 triệu USD; nhà máy Alumina Nhân Cơ - Đắc Nông 300 tấn Alumina/năm, tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn đang chuẩn bị dự án để tiến tới thành lập 2 công ty liên doanh khai thác bauxit, sản xuất Alumina tại tỉnh Đắc Nông hợp tác với công ty HH Cổ Phần Nhôm Trung Quốc (CHALCO) có công suất giai đoạn một là 1,9 triệu tấn Alumina/năm, tổng đầu tư khoảng 1.600 triệu USD.

TKV hiện còn triển khai xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy nhiệt điện than: Cẩm Phả (2x230MW), Sơn Động (220MW), Mạo Khê (220MW), Nông Sơn ( 30MW), hợp tác với công ty AES Mỹ xây dựng nhà máy nhiệt điện Mông Dương (1000MW), tham gia cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng và Nhiệt điện Quảng Ninh. Hiện nay đã có Nhà máy Nhiệt điện Nga Dương (110MW) vận hành thương mại từ tháng 11/2005, Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn (110MW) đang chạy ổn định.

Tập đoàn cũng đang đưa vào vận hành Nhà máy Kẽm Thái Nguyên (10.000 tấ n/năm), Nhà máy Luyện đồng Lào Cai (10.000 tấ n/năm), chuẩn bị xây dựng các dự án: Cromit Thanh Hoá, Phôi thép Cao Bằng, Phôi thép Lào Cai, tham gia cổ phần thành lập Công ty Khai thác mỏ sắt Thạch Khê (cùng Tổng Công ty Thép

Việt Nam, Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh); Xây dựng Nhà máy kính nối tại Khu kinh tế mở Chu Lai - Quảng Nam, công suất 700 tấn thuỷ tinh lỏng /ngày, Nhà máy Xi măng Quan Triều – Thái Nguyên 600.000 tấ n/năm.

Bên cạnh các dự án trong nước, Tập đoàn và các công ty con đang chuẩn bị các điều kiện xin phép các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam và các công ty nước ngoài để thăm dò, khai thác than và khoáng sản kim loại tại Lào với các công ty của Lào và các công ty khác (khai thác than phục vụ công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất điện tại Lào; khai thác khoáng sản và xây dựng nhà máy luyện kim tại Lào); thăm dò, khai thác khoáng sản tại Campuchia với mục đích hợp tác với các công ty Campuchia và các công ty khác để khai thác bauxit, sản xuất Alumina; khai thác chế biến quặng sắt và các khoáng sản khác. [Nguồn: (18)]

Với chiến lược đúng đắn phát triển đa ngành trên nền sản xuất than và với truyền thống "kỷ luật và đồng tâm", TKV đã vượt qua nhiều thử thách khắc nghiệt của kinh tế thị trường, từng bước đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả ngày càng cao. Cùng với phát triển sản xuất tăng nhanh sản lượng than, TKV còn phát triển các ngành nghề khác như cơ khí mỏ, các nhà máy nhiệt điện, vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu xây dựng, thương mại, dịch vụ...với cơ cấu kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than. Đời sống việc làm của người lao động được đảm bảo và từng bước được cải thiện. Thu nhập trung bình của 90 nghìn công nhân đã tăng từ gần 1 triệu đồng năm 1999 lên hơn 2 triệu đồng năm 2005, năm 2006, thu nhập bình quân của 109 nghìn công nhân là gần 2,7 triệu đồng/người/tháng, góp phần tích cực trong việc ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng mỏ. TKV từng bước khẳng định được vị thế thương hiệu VINACOAL trên thương trường. Ngành than là ngành kinh tế công nghiệp đầu tiên được Đảng và Nhà nuớc trao tặng hai phần thưởng cao quý nhất là Huân chương Sao Vàng (năm 1996) và danh hiệu "Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2004). [Nguồn: (15)]

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí